Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 4 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Tưởng Năng Tiến – Năm Ngàn & Năm Cắc
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà… (không rõ nhời)! 
Lão Nông 
Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam, tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi: 
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
<!>

Tuấn Khanh - Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng

26/4/2020


Trải qua cuộc nội chiến, phía Bắc vẫn ca ngợi những anh hùng của mình. Miền Nam cũng có những anh hùng trong trí nhớ của người dân. Đó là lịch sử. Và lịch sử thì sừng sững, có thể được nhìn từ nhiều hướng nhưng không ai có thể vin vào lý lẽ nào để xóa đi.

Dưới đây là chuyện kể của bà Kim Hoàng, vợ của tướng Lê Văn Hưng, mở ra một góc khuất của lịch sử. Xin đặt lại nơi đây, nhân tưởng niệm 45 năm cuộc tương tàn.

Hoàng Long Hải - Chữ Tâm của một ông Tướng
28/4/2020
... Hôm tôi về VN, nói chuyện với người bạn còn “kẹt” ở Saigon, người bạn nói, bà Chị của Tướng Nam đã bốc mộ cho ông và đem về thờ ở chùa Quảng Hương Già Lam ở đường Lê Quang Định (cũ) Gia Định. Trong nước, cũng có người đến thăm nhưng không nhiều, còn ở hải ngoại về mà ghé thăm thì rất ít.
Tôi nói: “Hoàn cảnh nầy, dù ba bốn mươi năm rồi, Cộng Sản còn xoen xoét cái mồm: “Thống nhất đất nước”, “chiến thắng vẻ vang”, “đảng vinh quang”, còn lắm hận thù thì việc thăm mộ những người chế độ cũ không dễ đâu. Công An còn theo dõi dữ lắm. Nhưng tinh thần thì còn đó, chưa chết đâu. Tinh thần ấy không bao giờ chết! Hôm đám ma Đại Tá Nguyễn Văn Đông, khi xe tang đi ngang, bỗng một số cựu quân nhân đưa tay chào theo kiểu nhà binh, khiến người xem xúc động dữ!
Đó là những tình cảm chân thật, thương yêu kính trọng chân thật. Những người “chế độ cũ”, có ai vào chùa Quảng Hương để viếng tro cốt của Tướng Nam, đứng nghiêm và đưa tay chào ông Tướng, mắt nhìn vào hình ông, đó cũng là tình cảm chân thật.
30/04: Trí thức HN nói 'Làm gì viết gì cũng phải nghĩ đến miền Nam'
Vương Trí Nhàn Nhà phê bình văn học
27 tháng 4 2020
Trên đường tìm hiểu và nghiên cứu văn học, tôi có chú ý tìm hiểu thêm tới các ngành khác như văn hóa giáo dục, nhất là tìm cách bao quát được những vấn đề lớn của nền giáo dục ở ta sau 1945, vì nó liên quan tới cả hiện tại lẫn tương lai.
Lúc đầu tôi chỉ lấy kinh nghiệm bản thân và những quan sát trước mắt ra để viết. Sau khôn hơn một chút, đi tìm tài liệu của những người khác đã viết. Nhưng các loại tài liệu này ở Hà Nội thường quá hiếm.
... Trong khi ở miền Bắc, chúng ta hiểu văn hóa giáo dục chỉ là co gọn lại trong phạm vi lãnh thổ và những tài liệu hết sức ít ỏi và cổ lỗ viết bằng tiếng Việt thì ở miền Nam, các đồng nghiệp của chúng tôi đã luôn luôn hướng về thế giới để tiếp nhận một cách nhìn một sự soi sáng, rồi từ đó tự mình mày mò nghiên cứu và áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.
Lê Đăng Doanh - Kinh tế Việt Nam hậu Covid
27/4/2020
Trả lời câu hỏi về kinh tế Việt Nam trong hội thảo online mới đây, tôi cho rằng năm nay chúng ta sẽ mất khoảng 1% GDP.
Trong những ngày dịch bệnh, tôi nhận được nhiều câu hỏi phỏng vấn của các nhà báo. Tôi cũng phân tích và chia sẻ rằng, khả năng Chính phủ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 được Quốc hội giao là rất khó khăn. Theo tôi, sắp tới các mục tiêu, chỉ tiêu này có thể phải điều chỉnh.
Bản tin đặc biệt về dịch cúm Vũ Hán
Cập nhật trưa ngày 27 tháng 4 năm 2020
Vũ Linh tóm lược
Đại Dương  - “Liên Minh Nga-Tàu” đối đầu Hoa Kỳ?
28/4/2020

Vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã long trọng tuyên bố đến năm 2020 thì GDP của Trung Cộng (TC) sẽ tăng gấp đôi đang bị Virus Vũ Hán quét sạch làm lộ ra khuôn mặt ác quỷ.
Chiến dịch rửa mặt của Tập đã thất bại thê thảm khi nhân loại rọi kính chiếu yêu vào nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC).
Tờ Hoàn cầu Thời Báo, chiếc loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Hoa, đăng bài “China: U.S. a ‘Primitive Society, American Democracy Is Dying’” ngày 20/04/2020 để chê hệ thống y tế sơ khai của Mỹ không bằng TC khi đối diện với đại dịch. Và “một số người tin rằng nền dân chủ Mỹ đang chết dần dịch.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 28 tháng 4 năm 2020


Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 28 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Kim Jong-un ‘giả chết’ tránh dịch? Cô gái đào thoát Triều Tiên tiết lộ nội tình
TT Trump nói biết tình trạng của Kim Jong Un
Vũ Dương
ĐKN 
28/4/2020
Mới đây, Park Yeon-mi – cô gái trẻ nổi tiếng may mắn đào thoát khỏi Triều Tiên – tiết lộ rằng Kim Jong-un đang “giả chết”. Ông ta hiện đang ở Wonsan để tránh dịch, theo NTDTV.
Mấy ngày nay, các tin đồn liên quan đến tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, thu hút sự quan tâm của người dân thế giới. Đến nay, truyền thông chính thức của Triều Tiên vẫn chưa công bố hình ảnh mới nhất của nhà lãnh đạo nước họ. Điều này đã dấy lên nhiều đồn đoán từ giới quan sát bên ngoài.
Nguồn Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 4 năm 2020

Không có nhận xét nào: