Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi.. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại. Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai ! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không ?”… Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ !” Người cha lại hỏi tiếp : “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại : “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống ?”<!>Người cha đáp : “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống, thì âm thanh sẽ càng to.”Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình : “Xe ngựa càng trống thì âm thanh sẽ càng to.”
Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được…Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống thì tiếng động càng lớn. Làm người cũng nên như vậy !Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ trách được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình !
Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn ?Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.
TRẦM TĨNH SỐNGCuộc sống không nhất thiết chuyện gì cũng phải phân rõ trắng đen.Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.”Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi. Tính toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt. Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn…Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình. Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.
Rũ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc ; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân :- Không có người lo lắng thì càng phải mạnh mẽ- Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên- Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết.
Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc. Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe - Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghỉ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống. Chỉ cần trong lòng luôn nhớ đến mục tiêu của kiếp sống, và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ không bị lạc đường !Nửa đời người khi tỏ ngộPhân trần đen, trắng mà chi !Thế gian mỉm cười đối diện
Sống với cõi lòng vô vi.
Như Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét