Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Giờ giấc uống thuốc trong ngày - Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được.
Nên uống thuốc khi nào cho tốt? Trong một bài viết trước, tôi đã trình bày, đa số thuốc có thể uống giờ nào trong ngày cũng được, vì phần nhiều thuốc được chia làm hai, hay ba lần mỗi ngày, chỉ trừ một số thuốc, mà phần nhiều liên hệ đến bệnh tim mạch, hay hội chứng “mỡ, đường, máu.” Thứ nhất, thuốc statin, giảm cholesterol, tốt nhất uống ban đêm, sau buổi cơm tối, vì 70% cholesterol được sản xuất ra trong khi ngủ. Kế đến là thuốc Metformin, trị bệnh tiểu đường, thường thì được chia ra làm 2 hay 3 cử, nên uống viên cuối cùng trước bữa cơm tối, nhưng đừng gần giờ đi ngủ quá, vì sẽ làm cho lượng đường trong máu xuống thấp khoảng 3, hay 4 giờ sáng, làm mất giấc ngủ.
<!>
Riêng thuốc trị bệnh cao huyết áp, “cao máu,” theo một nghiên cứu từ trường Bioengineering and Chronobiology Labs at the University of Vigo in Spain, dựa trên 19,084 bệnh nhân, so sánh uống thuốc vào buổi sáng và vào giấc tối, thì nên uống trước giờ đi ngủ sẽ có lợi hơn. Những người uống thuốc hạ huyết áp vào buổi tối, nguy cơ bị tử vong vì bệnh tim, đột quỵ tim, suy tim, hay bị tai biến não, sẽ giảm đi 45% đến 66%.
Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân uống thuốc vào buổi sáng vì áp suất thường tăng cao khi mới thức dậy, và chuẩn bị cho một ngày làm việc trước mặt, nhưng điều nầy không đúng, dựa trên nghiên cứu mới nầy.
Một lý thuyết cho rằng, áp suất thường tăng cao trong khi ngủ, nếu giấc ngủ không được sâu, nhất là cho những người bị bệnh mất ngủ. Đây là mối liên hệ giữa bệnh mất ngủ và bệnh cao huyết áp, phần nhiều huyết áp tăng cao, kéo dài trong ngày sau một đêm ngủ không ngon.
Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân giết người cao nhất, thường là thầm lặng. Vì thế, ngoài việc uống thuốc đều đặn, nên tìm cách giảm stress, thay đổi nếp sống càng sớm càng tốt.

Nên tránh tham khảo “bác sĩ Google”

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường sẽ dẫn ta đi lòng vòng như vào ma trận, tạo thêm những lo âu không cần thiết.
Ví dụ, để tìm nguyên do bị đau xương sườn, có thể dẫn tới những lo âu về bệnh tim mạch, bệnh ung thư, hay bệnh xuất huyết. Ví dụ khác, bị nhức đầu, hơi sốt vì bị cảm cúm, khi tham khảo Google, có thể tự đặt mình vào những trường hợp bệnh như nhiễm trùng máu, bướu não, hay xuất huyết não chẳng hạn.
Nghiên cứu cho thấy, tự tìm hiểu triệu chứng trên mạng thường dẫn đến những kết luận sai lệch. Do vậy, tham khảo triệu chứng với “bác sĩ Google” thường là nguy hiểm cho tính mạng, khi mà kiến thức y khoa căn bản không có.

Tự chẩn bệnh bằng cách tham khảo “bác sĩ Google” thường tạo thêm những lo âu không cần thiết. (Hình minh họa: Getty Images)
Tại sao nên tránh tra cứu Google về tình trạng sức khỏe?
Thường thường, có hai khuynh hướng: Có khi ta thường hay phóng đại các triệu chứng và tự chữa bệnh… trật. Ngược lại, có khi ta lại tự phủ nhận những triệu chứng có thật, đi tra cứu để tìm cách bỏ qua các triệu chứng báo trước của một căn bệnh nguy hiểm.
Thêm vào đó, là nguy cơ hình thành một tình trạng gọi là “sợ bị bệnh” và ngược lại, gọi là bị bệnh tưởng… tượng. Càng tra cứu trên mạng, dễ đưa đến tình trạng, sợ phải “chạm mặt” với bác sĩ.
Kiến thức y khoa trên mạng thuộc vào diện, thượng vàng hạ cám, không biết đâu là đúng, đâu là sai, phần nhiều là tin đồn hoảng. Cho dù đúng đi chăng nữa, phần nhiều lại vượt quá tầm hiểu biết của người trung bình.
Để tìm hiểu cho đúng mức độ chính xác của bài viết y khoa:
1-Nên chú trọng ở một số website có khả tín, ví dụ như Web MD chẳng hạn. Nhưng nên tránh wikipedia, vì ở đây, ai cũng có thể “đóng góp” mà không có kiểm chứng.
2-Khi đọc một bài viết y khoa, nên tìm hiểu về căn bản của người viết, trình độ y khoa của tác giả, xem có đáng tin cậy hay không.
3-Khi tác giả nêu một số nghiên cứu, cần nêu rõ nguồn của nghiên cứu ấy, từ trung tâm hay bệnh viện nào, đăng trên báo nào. Nếu cần, tìm đến nguồn xuất xứ của nghiên cứu ấy để đọc.
4-Khi đọc một nghiên cứu, cần phải biết thêm nghiên cứu ấy có nhận thêm nguồn tài trợ tài chánh của ai khác hay không. Ví dụ, một số hãng thuốc cho tiền đài thọ một nghiên cứu có lợi cho thuốc của họ, thì cũng nên cẩn thận chừng mực về mức độ khả tín.
5-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy có được sự phê chuẩn của các đồng nghiệp cùng ngành nghề hay không?
6-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu nầy đã được nghiều nghiên cứu khác nêu tên hay không?
7-Cần tìm hiểu xem nghiên cứu ấy cũ hay mới. Một nghiên cứu xảy ra hơn 10 năm có thể không còn đúng nữa.
Nói chung, khi mà chúng ta không chắc, thì nên đi tham khảo với bác sĩ, người thật, việc thật, là nhanh nhất và trung thật nhất. Bạn có thể hỏi bác sĩ về một số điều “học hỏi” được trên mạng, nhưng tránh không nên thách đố bác sĩ về những kiến thức được truyền xuống từ “thầy Google.” Nên nhớ, để trở thành một bác sĩ, phải trải qua nhiều năm học chứ không phải vài giờ hay vài ngày trên net.

BS.Hồ Ngọc Minh

Không có nhận xét nào: