Nối gót Phạm Duy, Khánh Ly và nhiều văn nghệ sĩ khác, nhà thơ Du Tử Lê đã trở về Việt Nam, đi Hà Nội, ra mắt sách, ngồi chiếu dưới với những người thuộc "bên thắng cuộc".
Có còn không một Du Tử Lê của thời "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"?
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn.
Bài thơ, là của Du Tử Lê hồi đó.. Du Tử Lê bây giờ, khi chết xin người đừng mang xác ông ra biển. Chở xác một người con thoái hóa, biển sẽ trào lên những đợt sóng gào thịnh nộ . Ông cũng không phải lo xác khó tan rã trong đất lạ. Chiếc lá Du Tử Lê đã rụng về "cội", sẽ mục rã trong lòng đất mẹ xót xa khi nghe tin con đã đầu hàng, bỏ cuộc. "Đứa con lạc lối" đã tìm về nhà. Một cái gì đó trong phút cuối đời đã làm ông khuất phục.
Có còn không một Du Tử Lê của thời "đêm, nhớ trăng Sài gòn"?
(gửi Trần Cao Lĩnh)
đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
tìm tôi đèn thắp hai hàng
lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
đêm về theo bánh xe qua
nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khíu tình
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
nhớ nghĩa trang quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào ?
1978
Bài thơ, của một Du Tử Lê thời "thanh niên vàng". Gần 40 năm sau, chất vàng của người thanh niên đã mờ nhạt. Có thể nó đang đỏ dần, đỏ dần. Hàng ngũ văn nghệ sĩ lưu vong chống cộng ngậm ngùi khi thấy thêm một chiến hữu mềm lòng, ngã quỵ.
Từ nay, tên du tử không còn phải lo đời lưu vong không cả một ngôi mồ nũa. Tên du tử năm xưa đã quỳ xuống van xin bọn người vẫn còn thù hằn với quá khứ của chính hắn để được trở về, nếu nằm xuống tại Việt Nam, sẽ được chế độ ban cho chút ơn. Sẽ có một nấm mồ hẳn hòi.
Dưới đây là những gì truyền thông tại Việt Nam đã viết về chuyến hồi hương của Du Tử Lê.
"Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh...đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ "Giỏ hoa thời mới lớn", một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người con lạc lối trở về quê Mẹ.
ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ
Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học Đại học Văn Khoa.
Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá, thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn.
MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ,
(viết về 30 tháng Tư/ 1975)
ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng
Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia
Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố
Và tiếng chân người như suối reo
Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi
Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?
Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa...đã ...mưa
Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng ai
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?"
Có thật Du Tử Lê đã viết bài thơ nói về 30 tháng 4 năm 1975, "ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng" không? (*) Nếu bài thơ này thực sự là đứa con chữ nghĩa của ông thì những gì Du Tử Lê viết trên đường tỵ nạn có lẽ đã là những quái thai sinh ra trong cơn hoảng loạn, như Phạm Duy đã từng nói về các nhạc phẩm chống cộng của ông ta?
Trở lại với bản tin nói về cuộc về của Du Tử Lê.
Như để khoe khoang đảng đã chiêu dụ được một nhân vật từng là sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, tên bồi bút nào đó đã thăng 2, 3 cấp cho Du Tử Lê, cho ông ta mang "quân hàm" "Trung Tá". Nên nhớ QLVNCH không dùng chữ "quân hàm", và cho đến năm 1975 Du Tử Lê vẫn còn mang cấp Uý. Trước những câu người khác nói về cá nhân mình như " Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình...", "thuộc Quân ngụy Saigon", "thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy)", chẳng hay nhà thơ từng một thời mang căn cước tỵ nạn cộng sản có nghĩ gì không? Hay ông sẽ vui vẻ chấp nhận để buổi cuối đời được chết trong vòng tay "từ ái" của đảng? Cuộc về của Du Tử Lê đã cho người bên kia sảng khoái, đắc thắng thốt lên rằng "Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người con lạc lối trở về quê Mẹ".
Đường đường là một tên tuổi lớn trên văn đàn tỵ nạn, nhà thơ nghĩ sao khi nghe người ta nói về mình như thế? Còn lời nào đau xót hơn "người con lạc lối trở về"?
Nhà thơ đã không có lời nào. Có lẽ ông mặc nhiên chấp nhận trong gần 40 năm qua ông đã lầm đường cho nên bây giờ ông đã bỏ con đường đó để theo một con đường khác, tự xa rời hàng ngũ những văn nghệ sĩ chống cộng, quay lưng lại với độc giả vẫn hằng yêu mến thơ văn ông. Từ nay, những gì ông viết sẽ không còn có ích lợi gì cho cuộc chiến đấu chống cộng. Những ai được ông ca tụng, giới thiệu, phải nên đề phòng. Con ma cà rồng cộng sản sau khi hút máu nạn nhân nào sẽ biến nạn nhân đó trở thành tay sai cho chúng.
Từ nay, với tôi, Du Tử Lê đã không còn nữa.
VĐT
(*) Chú thích của người viết:
Du Tử Lê có bài “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” rất giống với bài thơ trên.
Có lẽ ai đó đã sửa lời bài thơ này và đặt cho nó cái tên “Ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng”.
Đọc lại bài thơ, người ta có thể thấy những câu chắp vá, lời thơ trúc trắc, vần gieo sai một cách rất đáng nghi.
Nếu không phải chính Du Tử Lê đã sửa thơ ông (phù thuỷ chữ nghĩa đâu cần phải sửa, ông thừa sức viết cả trăm bài ca tụng việt cộng, nếu muốn!) thì có thể Việt cộng đã dùng hạ chiêu để lôi hẳn Du Tử Lê về phía họ. Cũng có thể người nào đó với ác ý đã làm như thế để bôi nhọ Du Tử Lê.
Dẫu thế nào đi nữa, hành động khuất phục trước kẻ thù của DTL đã xóa trong tôi hình ảnh đẹp của một nhà thơ tôi từng yêu thích. Và như vậy, từ nay, với tôi, Du Tử Lê dã không còn nữa.
ai nhớ ngàn năm một ngón tay
Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia
Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo
Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi
Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến sông
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?
Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa...đã ....mưa
Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?
Du Tử Lê
ĐÔI DÒNG GHI LẠI VỀ THI SĨ DU TỬ LÊ
Bà Phan Lạc Giang Đông ghi
Kính thưa Qúy vị ,
Gần đây... đọc một số bài Thi Sĩ DU TỬ LÊ viết. Tôi cũng xin ghi nhận ít dòng Về Thi Sĩ Du Tử Lê. Ghi nhận khi Ông còn sống... để nếu có gìsai thì Ông cho tôi hay để tôi còn kịp đính chính và xin lỗi.
Thưa....
Vào một buổi sáng sớm Sài Gòn, mưa rả rích...! Tôi không nhớ rõ ngày tháng năm. Nhưng năm đó là năm Thi Sĩ Du Tử Lê ra mắt tập Thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI.
Nghe tiếng gõ cửa, tôi ra mở xem ai thì... - một người đàn ông mặc quân phục - Hoa mai vàng đeo trên vai áo .. Dáng gầy gầy , nhỏ con . Ông đậu cái xe vespas ở sân. Ông rất lịch sự yểu điệu nữa là khác, ông tự giới thiệu:
"Thưa chị! Tôi là Du Tử Lê...- chắc chị có nghe tên ? ! "
Tôi vội vàng thưa :
"Dạ thưa anh, hân hạnh được gặp anh - gặp một Đại Thi Sĩ! - Thưa anh, nhà tôi đi vắng! "
Du Tử Lê :
"Phan Lạc Giang Đông - anh ấy về ngay bây giờ - anh đi cùng tôi về đây nhưng còn rẽ vào mua cái gì ở quán đầu ngõ - Anh về ngay bây giờ".
Rồi Du Tử Lê tiếp:
"Quả thực Giang Đông từ trại về qua tôi luôn nên tôi phải dạy sớm chưa kịp rửa mặt. Xin chị một thau nước ấm! Tôi cần đứng ngoài ngắm trời đẹp và đợi Giang Đông!" ..
Tôi quay vào lấy ngay cho Du Tử Lê một thau nước có pha ngay một bình thủy bự nước nóng.... Tôi để trên cái giá để Du Tử Lê rửa mặt - ngay tại gốc cây hoa đại. Thật đẹp.
Chờ Du Tử Lê rửa xong tôi sẽ dẹp ngay để còn Giang Đông có về đòi rửa mặt thì có thau! Nhưng Du Tử Lê, bê thau xuống đầu hè ngồi có vẻ trầm ngâm, hai tay vẫn thả trong chậu nước ấm mà chưa chịu vắt khô khăn rửa mặt. Tôi mở rộng cửa... thì Du Tử Lê mới sực tỉnh nói:
"Xin lỗi chị tôi làm mất thì giờ chị vì tôi đang tìm một Từ Ngữ thích hợp cho một câu thơ trong bài thơ tôi mới làm!".
Rồi Phan Lạc Giang Đông về tới.. Xe của Giang Đông máy nổ như sấm vì cái xe gắn máy cũ ấy mà. Giang Đông gặp Du Tử Lê khen ngay :
"Nè! Du Tử Lê giàu thế? - Cậu đi xe Vespas... mới - Nhất cậu đấy ".
Du Tử Lê:
"Xe này chị Tuệ mua đấy mà.. Khi chị Tuệ đi đâu thì mình chở dùm chị. Còn bình thường thì mình tự do xử dụng!"
Giang Đông:
"Chị Tuệ Mai - con gái của Cụ Trần Tuấn Khải... giúp cậu là hách lắm rồi- tiếng tăm sẽ bay vèo vèo".
Du Tử Lê và Giang Đông vào nhà ngồi uống cà phê. Hai chàng bàn tính chuyện này chuyện kia.
Du Tử Lê:
- Mình sẽ ra mắt tập thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI nay mai. Nhưng mình mời khoảng độ Hai Chục ANH EM VĂN NGHỆ SĨ thôi. Cũng không có tiền nhiều nên chỉ nấu Xôi Vò Chè Đường và Bánh Ngọt, cà phê. Mình thấy có thể nhờ chị đây nấu dùm mình được không.
Du Tử Lê quay qua tôi: "Chị giúp Du Tử Lê ?!"
Tôi ngần ngại trả lời:
- "Thưa anh! Con nhỏ mà người giúp việc mới ra - Tôi đi dạy học nữa nên rất tiếc không giúp anh được!".
Du Tư Lê bàn qua chuyện nữa là chuyện Cưới Cô Châu...
Du Tử Lê:
- "Cái khó là Mượn Ai đứng Chủ hôn?
Tôi bỗng hỏi thực thà:
- "Uả nghe anh có vợ hai con rồi mà sao lại cưới cô Châu nào nữa?!"
Nhà tôi, biết tính tôi GHEN Dàn Trời nên nghe chuyện này có vẻ tôi không đồng tình lắm. Nên hối Du Tử Lê uống nốt tách cà phê và đi cho lẹ.
Vừa đứng lên thì một Ông Thi Sĩ nữa tới - Ông cũng mặc đồ Quân Nhân... Đeo ba hoa mai vàng lận. Tôi nhớ (Ba hoa mai?!) Ông vừa dựng xe tính vào nhà tôi thì Giang Đông và Du Tử Lê bước ra cửa ngay. Giang Đông :
- "A! Mai Trung Tĩnh - Thôi mình đi chỗ khác bàn tiếp - Rồi mình còn ra nhà in coi báo lên khuôn !"
Sau đó ít ngày thì Giang Đông mang về tập thơ TAY GÕ CỬA ĐỜI - đề tặng của tác gia: DU TỬ LÊ .
Tôi cầm đọc và trân qúy như mình hân hạnh được biết một Đại Thi Sĩ vậy! Rồi Giang Đông kể là: Hắn (Du Tử Lê - gọi tính cách thân tình) đang tính cưới cô Châu - Cô này xinh đẹp - con nhà gia giáo, giàu có. Hắn mê lắm mà kẹt nỗi Hắn có vợ hai con rồi! Bây giờ không biết nhờ ai làm Cha Mẹ Gỉa hoặc Anh Chị Gỉa để Đứng Ra Xin Cưới cô Châu!
Tôi nghe mà bật ngửa vì Thần Tượng Đại Thi Sĩ đã Bê Bối! Tôi bảo Giang Đông:
"Anh dính vào chuyện này làm gì!"
Giang Đông:
"Anh không dính nhưng VĂN NGHỆ Là vậy - Thi Sĩ mà Em... Có vậy làm thơ tình mới hay!"
Bữa cơm hôm đó tôi ăn không ngon vì tôi nghĩ: "Bệnh Du Tử Lê sẽ lây qua Giang Đông mất! Giang Đông sẽ bắt chước!".
- RỒI...
Sau mãi đến năm 1995....- Khi Giang Đông đi sang Mỹ theo diện H.O. Tất nhiên vợ là tôi sẽ lòng thòng đi cùng chứ. Đúng vậy! Tôi đã theo Giang Đông đi Mỹ và định cư tại Seattle -
Giang Đông khoái làm báo lắm nên khi đến Seattle là vào ngay tờ báo Phương Đông Times - để Xả Hơi trên báo chí . Viết không có một xu teng cũng thức toét mắt mà viết! Độc giả khen chê. Rồi đấm đá tha hồ!
Rồi lại chính anh chủ báo này nhờ Giang Đông:
"Anh Giang Đông! Du Tử Lê sẽ lên đây ra mắt sách... Tụi em nhờ anh giới thiệu. Anh mới qua thì dứt khoát sẽ đông người tới. Nhất là GiangĐông là bạn cũ của Du Tử Lê từ Sài Gòn nữa!"
Tôi như cái đuôi của Giang Đông cũng theo đi dự buổi ra mắt sách này. Anh chàng chủ báo bảo tôi:
- "Cái khó cho tụi tôi là phải đài thọ tiền máy bay cho Du Tử Lê và Bà Vợ - một cô lấy từ CANADA sang (Tôi còn hình cô ta chụp hôm đó)!".
Cô ta độc thân gần ba chục tuổi - không đẹp - không có duyên! Trung bình! Tôi nhìn cô và bảo nhỏ ông chủ báo và Du Tử Lê:
"Bà này đâu có đẹp đâu mà Du Tử Lê đổi vợ?!"
Du Tử Lê:
- "Trông cũng được nhưng mà mình cuối đời rồi cần ổn định cuộc sống - Du Tử Lê mệt mỏi lắm chị ạ!"
Rồi buổi ra mắt sách đã bắt đầu tại một nhà hàng ở Seattle - Ôi hình ảnh nhiều quá chụp cho lắm vào nay tôi còn giữ cho ông chồng đã Ra Đi Vĩnh Viễn!
Quyển sách ra mắt có tựa đề:
CHỖ MỘT ĐỜI
EM VẪN ĐỂ DÀNH
Tùy Bút
DU TƯ LÊ
(Tủ sách Văn Học Nhân Chứng)
* Sách Tặng Phan Lạc Giang Đông - (tôi đang để cạnh đây).
Sau khi "Gáy" cho Du Tử Lê ra mắt sách rồi thì... Chia tay nhau, vợ chồng tôi lo đi cày để có tiền sinh sống và nuôi con cháu!
Đùng một cái, ít lâu sau tôi còn đang ở trong một căn hộ Public Housing thì Giang Đông lại bảo tôi:
- "Em, hôm nay em nấu bún riêu nha. Anh sẽ có bà Châu, chủ báo sài Gòn Nhỏ lên đây. Bà ấy mời anh làm đại diện cho báo bà ấy ở Seattle - Nhưng anh ngại cộng tác với PHỤ NỮ - Phụ Nữ làm Xếp nắm đầu mình?! Vả lại anh còn đi làm không có thì giờ đi lấy quảng cáo, viết tin nữa...- Nên anh để cho Cao Xuân Hùng nhận việc này! - Vậy là có cả bà Châu và Cao xuân Hùng sẽ đến đây vào chiều mai".
Tôi nói:
"Ra quán ăn đi , em nấu bún riêu dở lắm - Nhất là bà Châu - dân sang khó tính đấy!".
Nhưng ông xã tôi không đồng ý đi tiệm, Giang Đông bảo:
- "Em! Con cái, bà con, anh em đang nghèo đói ở Việt Nam kìa!"
... Rồi
Tôi đã gặp Bà Chủ báo Sài Gòn Nhỏ - và Cao Xuân Hùng tại căn hộ Public Housing mà vợ chồng tôi đang ở.
Bà Châu : Dáng nhỏ nhắn như tôi, nước da ngăm ngăm. Rất Có Duyên. Nói cười liên tục và kể chuyện về Du Tử Lê cùng Cuộc Đời làm Báo của Bà. Bà kể:
- "Khi Cộng Sản đánh chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư - 1975 - thì Du Tử Lê một mình đã Bay mất ! Tôi ở lại một mình với hai đứa con nhỏ . Tôi ở với cha mẹ tôi . Vì ba má tôi có Quốc Tịch Pháp nên chờ đi Pháp chứ không đi vượt biên - Khi toà Đại Sứ Pháp phải dọn về thì ba má tôi và mẹ con tôi đi Pháp . Khi sang Pháp ở được ít lâu thì tôi nhận được thư ông Du Tử Lê viết THA THIẾT mong tôi và Hai Con qua Mỹ ởcho có vợ có chồng , con cái đoàn tụ với anh - anh nhớ hai con và em lắm lắm . Tôi đọc thư riết nên đã quyết định đem hai con sang Mỹ . Khiđến Mỹ thì tôi về nhà Du Tử Lê - căn hộ hẹp ! Và Du Tử Lê đi làm . Cứ sáng đi tối về . Mỗi khi về tới nhà thấy Du Tử Lê mệt mỏi và tay chân , quần áo lốc thốc dơ dáy ! Mà tiền anh ấy cho đi chợ chả đủ . Nhìn chồng như vậy tôi mới hỏi : Anh à , anh làm nghề gì mà thấy có vẻ vất vả quámà tiền thì không có bao nhiêu . Nhưng Du Tử Lê không nói hiện đang làm gì ! Rồi Du Tử Lê không về nhà như mọi ngày sáng đi chiều về nữa mà một tuần mới về một lần ! Tôi mới thấy thế nào ấy nên đi ra ngoài khu Việt Nam thăm hỏi bạn bè anh ấy coi sao . Tôi được bạn anh Du TửLê cho hay là Du Tử Lê đang có Một Vợ Hai Con ! - Tôi đành chờ Du Tử Lê về và cũng nói thật là bạn anh cho hay như vậy . Tôi cũng nhỏ nhẹnói với Du Tử Lê : Anh à - Anh có vợ và hai con rồi sao còn cứ viết thư bảo em cho hai con qua đây ? ! Bây giờ thì đành chia tay nhau để em lo tương lai cho hai con . Em nói thật chứ ngồi đây mà chết đói sao .
Du Tử Lê suy nghĩ và quyết định : Nếu em bỏ anh thì em phải làm một cái giấy xác nhận là HAI ĐỨA CON KHÔNG PHẢI CON ANH .
Tôi đau khổ dến tái mặt vì nghĩ KHÔNG NGỜ DU TỬ LÊ ĐÃ TỒI ĐẾN NHƯ VẬY . Nhưng tôi chợt nhận ra rằng : DU TỬ LÊ Sợ NHẬN HAI ĐỨA CON thì Sẽ Phải CHIA TIỀN để Nuôi ! Tôi liền trả lời : Đây tôi viết ngay trước mặt anh . Khi đưa cho Du Tử Lê cái giấy cho CHÀNG YÊN TÂM là không Phải Chu Cấp cho hai con ! Tôi dẫn hai con tôi ra khỏi nhà , trong tay có đúng HAI ĐÔ LA . Tôi tìm đến một chỗ Bán Fast Food xin việc . ( Bà Châu còn nhấn Mạnh : Cao Xuân Hùng thấy hồi mới sang chị em mình khổ ? - Cao Xuân Hùng cũng làm nghề đó ) Cứ phải chạy theo xe đưa đồ ăn cho khách ! Có lúc muốn đứt ruột ! Nhưng thấy CUỘC ĐỜI THẤM THÍA và Ý VỊ .
Rồi đi học tiếng Anh - Con cái đi học ! - Một thời gian đi chợ thấy Báo Việt Ngữ ở chợ nhiều quá .. Tôi mới nghĩ ra : Mình Làm Báo như họ nè . Dễ chứ khó gì . Tôi đổi nghề quay ra làm nghề CHỦ BÁO và Viết ... - Không ngờ cái nghề này kiếm ăn được . Báo mình bán chạy hơn nhiều báo khác . Thế là bắt đầu họ ganh ghét . Họ chửi : " Nào là Hàng Dược Thảo nói phét - Làm gì có bằng Dược Sĩ ... ! " Thì tôi trả lời : Làm báo như mấy người , cần gì phải cái bằng Đại Học - mà khoe Dược Sĩ - Chỉ cần học hết lớp Năm thôi - Vì Báo Cắt Dán Không mà - Có viết đâu màcần học cho cao ! " .
Bà khoe tiếp : Tôi đã đứng lên được và bây giờ bên phía Mỹ họ quen cho hay là nếu Phát Hành mỗi lần trên 8 ngàn ( hay 10 ngàn ? ! ) số thìhọ giúp giảm tiền chuyên chở phát hành xuống còn 40 % thôi .. Tôi mừng quá nên cần nhiều đại diện ở các tiểu bang Mỹ . Con tôi các cháu đãlên đại học chúng chẳng cần sự giúp đỡ của tôi nhưng có một điều là Cái Tờ Giấy Bố chúng nó yêu cầu tôi xác nhận là Hai Đứa không phải làcon cuả Du Tử Lê ! !!!!!!!!!!!!!!!! " đã làm cho chúng nó bị va chạm tình cảm .
Bà tiếp : Tôi đã mua một biệt thự MỘT TRIỆU ĐÔ LA và Trồng Hoa Lan kiếm lời nữa .
- Cao Xuân Hùng đã nhận làm Đại Diện cho Báo Sài Gòn Nhỏ . Sau Hùng lại đi làm nghề khác ...
Từ đó đến nay Tôi không gặp lại Bà CHỦ BÁO SÀI GÒN NHỎ và cũng Không gặp Du Tử Lê !
Tôi viết lại không có tính cách vì ... Bới Móc mà GHI NHẬN và Chúc Mừng Bà Sài Gòn Nhỏ quá Tài Giỏi - giàu Sang Quá rồi .
Chuyện THI SĨ Lắm Vợ NHIỀU ĐÀO thì thiếu gì nhưng chuyện KHÔNG NHẬN CON MÌNH chỉ vì Sợ Chia Ít Đồng Nuôi Con thì thật Hiếm Quá!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!
Cuối cùng tôi cũng XIN LỖI THI SĨ DU TỬ LÊ và Bà HOÀNG DƯỢC THẢO (Chủ báo Sài Gòn Nhỏ) - nếu có gì sai Xin CHO ĐÍNH CHÍNH ngay..
Xin cám ơn Qúy Vị
(Viết xong lúc 1: 44PM tại Seattle - ngày 3- 16- 2010)
THƯ KHANH (tức bà Phan Lạc Giang Đông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét