Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Thổ Nhĩ Kỳ đánh vào Syria, Hội Đồng Bảo An họp khẩn nhưng chưa đạt đồng thuận - Mai Vân

media
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích vào một vị trí của quân Kurdistan ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.REUTERS/ReutersTV
Cuộc họp kín của Hội Đồng Bảo An về Syria, hôm qua 10/10/2019, rốt cuộc đã không dẫn đến điều gì cụ thể. Lời kêu gọi của các quốc gia châu Âu yêu cầu chấm dứt xung đột, đã không được Nga và Mỹ lắng nghe. Phía Mỹ chỉ nhắc lại rằng Washington “không bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong lúc Nga có thái độ rất thận trọng. Các cuộc thảo luận tiếp tục vào hôm nay. Thông tín viên RFI tại New York Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết : “Lúc đầu người ta tưởng là sẽ có bất đồng ở Hội Đồng Bảo An : chỉ có Mỹ và châu Âu là có phản ứng sau cuộc họp, nhưng trong hai thông cáo riêng rẽ.
<!>
Năm nước châu Âu thành viên HĐBA vốn đã yêu cầu triệu tập cuộc họp, cũng như là Estonia, đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc và kêu gọi Ankara ngưng cuộc tấn công.
Còn đại diện Mỹ, bà Kelly Kraft, thì không lên án Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đã tách rời Mỹ khỏi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ khi khẳng định rằng tổng thống Donald Trump không hề bật bất cứ đèn xanh nào cho tổng thống Erdogan. Có điều vài phút trước đó, trong cuộc họp kín, bà Kraft cũng đã đề nghị một văn bản kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ trở lại phương thức đàm phán ngoại giao, một giải pháp được hầu như toàn bộ các thành viên tán đồng.
Tuy nhiên, phía Nga đã yêu cầu thêm thời gian để hỏi ý kiến Matxcơva, như thế chỉ vào hôm nay, thứ Sáu, mới có thể biết được là có đạt được sự đồng thuận hay không. Trước mắt, đây là cách giải quyết mà châu Âu ủng hộ, vì không muốn làm tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất bình, và khiến ông thực hiện đe dọa đẩy 3 triệu rưỡi người tị nạn qua châu Âu”.
Phản ứng quốc tế
Tổng thống Mỹ vào hôm qua đã gợi lên việc trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Kurdistan. Ông Trump cũng cho là Thổ Nhĩ Kỳ chưa vượt qua lằn ranh đỏ của Mỹ và hy vọng hai bên ngưng bắn. Tuy nhiên, Washington có thể sẽ trừng phạt trong trường hợp xẩy ra hành động « vô nhân đạo » đối với thường dân.
Tổng thống Pháp Macron kêu gọi « kết thúc càng nhanh càng tốt » cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Paris cũng kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của liên minh quốc tế chống Daech.
Riêng Matxcơva thì lên tiếng kêu gọi đối thoại.

Dân quân Kurdistan phản công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ đất ở Syria

Thu Hằng
media
Khói bốc lên từ thành phố Tall Abyad, miền đông bắc Syria, ngày 10/10/2019.REUTERS/Murad Sezer
Ngày 11/10/2019, chiến dịch « Nguồn Hòa bình » do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành nhắm vào lực lượngKurdistan bước sang ngày thứ ba. Bị cộng đồng quốc tế phản đối, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỹ, cuộc tấn công do tổng thống Erdogan phát động lại được đa số người dân ủng hộ.
Trên thực địa, các cuộc giao tranh đã làm gần 70 người thiệt mạng, trong đó có 16 thường dân, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một quân nhân nước này bị thiệt mạng ngày 10/10 và 3 quân nhân khác bị thương. Lực lượng Kurdistan SDF đã phản công và đẩy lùi lực lượng bổ sung người Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một số khu vực bị chiếm trước đó.

Thông tín viên trong khu vực, Paul Khalifeh, tường trình :
« Lực lượng quân bổ sung người Syria của Thổ Nhĩ Kỳ (được gọi là « Quân đội dân tộc Kurdistan ») do Ankara vũ trang và yểm trợ đã tràn qua hai khu vực ở biên giới : Ras al Ain ở tỉnh Raqqa (phía bắc Syria) và Tall Abyad, ở tỉnh Hassaké (đông bắc).
Lực lượng này đã chiếm được khoảng 12 làng ở hai vùng trên, phần lớn là người Ả Rập. Họ được các nhóm quân địa phương ủng hộ.
Khu vực Ras al Ain bị chính lực lượng chiến binh ngay tại Syria tấn công. Điều này khẳng định các thông tin được một số nguồn tin thân cận với chế độ Syria công bố trước đó, cho rằng rất nhiều chiến binh người Ả Rập thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (FDS) gồm chủ yếu là người Kurdistan, đã đào tẩu.
Nhưng trong đêm thứ Năm (10/10), rạng sáng thứ Sáu (11/10), lực lượng Kurdistan đã phản công và chiếm lại được một phần đất bị mất ở Ras al Ain cũng như ở Tall Abyad, theo tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria và một số nguồn tin của chế độ Damas.
Các vụ tấn công đã khiến 60.000 người phải chạy lánh nạn, sơ tán đến thành phố Hassaké, thủ phủ của tỉnh cùng tên. Họ phải chen chúc nhau trong những chiếc xe tải nhỏ, giữa đống chăn đệm, bình ga và các túi bao bố, theo phóng sự của các phóng viên có mặt tại chỗ ».

Thượng đỉnh Ấn Độ - Trung Quốc mở ra trong bối cảnh khủng hoảng Cachemire

Trọng Nghĩa
media

(Ảnh minh họa) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Ấn Độ Modi gặp nhau tại Trung Quốc, ngày 27/04/2018.China Daily via REUTERS
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thành phố Chennai (Ấn Độ) vào hôm nay, 11/10/2019 để họp thượng đỉnh với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Theo bộ Ngoại Giao Ấn Độ, hai cuộc gặp đã được dự trù vào hôm nay và ngày mai để thảo luận về các vấn đề song phương và quốc tế.
Giới quan sát ghi nhận là thượng đỉnh Ấn-Trung lần này mở ra trong bối cảnh New Delhi không mấy hài lòng trước việc Bắc Kinh ủng hộ Pakistan trong việc phản đối Ấn Độ hạn chế quyền tự trị và phong tỏa vùng Cachemire đang có tranh chấp với Pakistan.
Trung Quốc ủng hộ Pakistan trong việc tố cáo các hành động của Ấn Độ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Đối với Bắc Kinh, New Delhi không nên đơn phương hành động đối với vùng Cachemire, mà một phần cũng đang nằm trong tay Trung Quốc.
Trước ngày ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ, New Delhi đã lên tiếng khẳng định trở lại chủ quyền của Ấn Độ trên vùng Cachemire, và cho rằng « các nước khác không nên bình luận về các vấn đề nội bộ của Ấn Độ ».
Theo hãng tin Anh Reuters, trong cố gắng giảm bớt căng thẳng trên hồ sơ Cachemire, hai ông Modi và Tập Cận Bình sẽ đồng ý với nhau về một số biện pháp an ninh mới dọc theo đường biên giới hai nước.
Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền trên khoảng 90.000 km2 lãnh thổ nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, trong khi New Delhi cho rằng Trung Quốc đã chiếm giữ 38.000 km2 lãnh thổ của Ấn trên cao nguyên Aksai Chin thuộc dãy Himalaya phía tây Ấn Độ.
Quan chức hai bên đã gặp nhau ít nhất 20 lần để thảo luận về vấn đề tranh chấp biên giới mà không đạt được tiến bộ đáng kể nào.
Ngoài ra, New Delhi cũng lo ngại trước những động thái của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng tại các láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka, Nepal, Bangladesh và Maldives.
Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh rất bực tức trước việc New Delhi bảo vệ đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ.

Hồng Kông lại chuẩn bị hàng loạt cuộc biểu tình cuối tuần

media

 - Cảnh sát Hồng Kông sử dụng hơi cay chống lại những người biểu tình che mặt. Ảnh chụp ngày 06/10/2019.REUTERS/Jorge Silva
Bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ, trưa ngày 11/10/2019, vài trăm người biểu tình Hồng Kông vẫn mang mặt nạ tuần hành tại khu trung tâm tài chính. Họ chiếm một trục đường quan trọng, làm rối loạn giao thông, trong bối cảnh hàng loạt cuộc biểu tình, được cho là căng thẳng, sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tuần.
Đến sáng ngày 11/10, công ty quản lý hệ thống tầu điện ngầm Hồng Kông, MTR Corp, đã mở cửa trở lại tất cả các bến tầu sau một tuần bạo lực, nhưng sẽ đóng cửa vào 22 giờ (sớm hơn hai tiếng so với thông thường). Trước đó, người biểu tình đã nhắm phá hệ thống tầu điện ngầm vì công ty MTR Corp cho đóng cửa một số bến, theo lệnh của chính quyền Kồng Kông, để ngăn chặn người biểu tình.
Bên trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hai phe dân biểu Hồng Kông, một bên ủng hộ Bắc Kinh, một bên ủng hộ dân chủ, đã thóa mạ nhau trước phiên họp ngày 11/10. Một số dân biểu đeo mặt nạ đen, một số khác mang tấm biển ghi : « Sự tàn bạo của cảnh sát vẫn còn, làm thế nào chúng ta có thể họp được ? ». Theo Reuters, điều này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội và chính trường Hồng Kông.
Trong khi đó, trên trang Facebook ngày 10/10, đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok đã cảnh cáo việc một số chính trị gia Thái Lan ủng hộ các nhà đấu tranh Hồng Kông có thể « gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước ». Trước đó, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), nhà đấu tranh trẻ Hồng Kông đã đăng bức ảnh chụp chung với nhà tỉ phú Thái Lan Thanathorn Juangroongruangkit, người sáng lập đảng Tương Lai Mới, đối lập với chính quyền quân sự. Phía Bangkok chưa đưa ra bình luận.

Bắc Kinh liên tục gây sức ép với các công ty công nghệ nước ngoài
Ngoài ra, Trung Quốc liên tục gây sức ép đối với các tập đoàn công nghệ nước ngoài bị chính quyền Bắc Kinh nghi ngờ ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông. Tập đoàn Apple của Mỹ đã phải chịu khuất phục trước sức ép của chính quyền Bắc Kinh khi xóa ứng dụng định vị cảnh sát ở Hồng Kông. Lý do được ông Tim Cook giải thích trong thư gửi nhân viên của Apple ngày 10/10, là để « bảo vệ người sử dụng », tránh để người biểu tình quá khích tấn công « những cảnh sát bị cô lập »« những cá nhân hoặc tài sản tại những nơi không có cảnh sát bảo vệ ».
Trước đó, Google cũng phải xóa ứng dụng trò chơi điện tử, được đặt tên là « Cuộc cách mạng thời đại chúng ta » theo một khẩu hiệu của người biểu tình Hồng Kông. Trong trò chơi này, người chơi có thể đóng vai một người biểu tình Hồng Kông. Theo trang thông tin Hong Kong Free Press, được AFP trích dẫn, « 80% doanh thu từ trò chơi, dường như được chuyển cho Spark Alliance, một quỹ hợp pháp hỗ trợ người biểu tình bị bắt ».

Không có nhận xét nào: