Nhà thơ chống Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lẫy lừng và gang thép nhất Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thiện, Tác gỉa Tập thơ nổi tiếng Hoa Địa Ngục, đã gĩa từ Thế giới ở Santa Ana, California ngày 02/10/2012 sau 17 năm được sống với tự do ở hải ngọai. Ông thọ 73 tuổi nhưng đã phải nằm tù 27 năm qua nhiều trại giam cơ cực ở miền Bắc Việt Nam vì Cộng sản không kiềm chế được tư tưởng và chí khí muốn bảo vệquyền làm người của ông. Ông cho biết Cộng sản đã bỏ tù ông về tội “ăn bám nhân dân” !Ông đến Mỹ năm 1995 sau khi Nhà cầm quyền CSVN phải nhượng bộ đòi hỏi trả tự dođể ông ra nước ngòai của các Tổ chức Nhân quyền, các Tổ chức Văn Hoá và các Chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu.<!>
Chặng dừng chân dừng chân đầu tiên của ông khi đến Mỹ ở vùng bắc Virginia là nơi sinh sống của gia đình người anh ruột, ông Nguyễn Công Giân, một cựu Sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Giân cũng đã bị bắt vào tù được gọi là “học tập cải tạo” 13 năm, sau khi quân Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30/04/1975.
Tập Thơ Hoa Địa Ngục, còn có tên là “Tiếng vọng từ đáy vực” do Ủy ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam và cơ sở Thời Tập ấn hành,hay “Bản chúc thưcủa một người Việt Nam” do bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong phát hành vào thập niên 80.
Cả hai ấn bản này đều không đề tên Tác gỉa vì vào thời điểm ấy ở hải ngọai không ai biết nguồn gốc của tuyệt tác này.
Tập thơ được chuyển đến tay người Việt Nam, sau khi Giáo sư Patrick J. Honey,một cố vấn của Bộ Ngọai giao Anh và là chuyên gia về Việt Nam nhận được, sau khi Nhà thơ Nguyễn Chí Thiệu liều mình vào Tòa Đại sứ Anh ở Hà Nội ngày 16-7-1979 để trao Tập thơ của ông cho nhân viên sứ qúan.
Tôi được gặp ông qua trung gian của Nhà báo Ngô Vương Tọai, sau một thời gian ngắn ông đến Mỹ.
Những mẩu chuyện đầu tiên chỉ để biết nhau, nhưng càng về sau, ông và tôi hiểu nhau hơn. Ông là người suy tư nhiều hơn nói, nhưng khi ông nói thì ai cũng muốn nghe, nhất là những chuyện tàn bạo của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với người dân ở miền Bắc.
Có điều mà đến bây giờ, sau khi ông đã qua đời, tôi vẫn còn ngạc nhiên không hiểu nổi là vẫn còn có người “không tin” ông là Tác gỉa của tập Thơ chống Cộng mãnh liệt và sâu sắc nhất Việt Nam.
Thậm chí có người còn lên án ông đã “mạo nhận” để lừa bịp dư luận khiến một vị Giáo sư Đại học người Mỹ , Bà Jean Libby ở San Jose phải tự ý đứng ra tìm hiểu và giúp các chuyên viên giảo nghiệp chữ viết và hình dạng của ông.
Cuộc giảo nghiêm khoa học này đã bảo vệdanh dự cho ông. Nhưng Nhà Thơ không một chút phiền muộn gì.
Có lần tôi hỏi, ông chỉ cười bảo: “Ở đời là thế đấy. Cộng sản nó gian ác, tàn bạođến biết bao nhiêu mà vẫn còn có người nghe và đi theo chúng thì hiểu làm saođược ?”
Sau khi ông rời Virginia sang định cư ởmiền Nam California để tránh tuyết lạnh mùa đông, tôi và ông vẫn có dịp trò truyện với nhau, khi ngắn, khi dài.
Câu chuyện của chúng tôi thường liên quan đến tình hình Việt Nam và chuyện của Cộng đồng người Việt ở Mỹ mà ông đã có công đóng góp rất nhiều cho các nỗ lựcđấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do cho Việt Nam.
Có hai chuyện luôn bám sát theo ông như hình với bóng làm ông không có thời giờsống cho riêng mình.
Chuyện thứ nhất là ngày tàn của chế độ Cộng sản Việt Nam có thể xẩy đến khi ông“không còn sống nữa”, và điều này đã khiến ông băn khoăn và ít vui. Ông rất muốn được còn sống và thấy chế độ Cộng sản ở Việt Nam thay đổi để ông có thể trở về quê hương.
Chuyện thứ hai là ông “rất buồn” khi thấy người Việt tị nạn Cộng sản, nhất là những người Việt đã từng bị tù Cộng sản trong nhiều năm bây giờ được sống tự do ở nước ngòai, nhất là ở Mỹ, mà không thể “đòan kết thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ” để tranh đấu !
Đem cả hai chuyện này gom lại, đối với một người độc thân như ông, cuộc sống đã mất đi nhiều ý nghĩa.
Nhưng tôi không nghĩ những sáng tác của ông sẽ mờ đi khi ông không còn ở cõi nhân gian nữa. Thơ ông tuy chưa được khắc lên đá nhưng đã nằm sâu trong tâm tư của không riêng nhiều người Việt Nam mà còn trong tim của nhiều dân tộc trên Thế giới vì Thơ văn của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước khác. -/-
Phạm Trần
(Kỷ niệm ngày Nhà thơ qua đời)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét