Trực
thăng và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trở về doanh trại sau một đợt tuần tra
chung với lính Mỹ ở miền bắc Syria, ngày 08/09/2019.REUTERS/Murad
Sezer/File Photo
Đồng
minh mất tin tưởng, nhiều khủng bố Daech được tự do, chế độ Damas kiểm
soát thêm lãnh thổ, đối thủ Nga và Iran mở rộng tầm ảnh hưởng. Quyết
định rút quân của Donald Trump mà ông cho là dựa theo « trực giác
» đã đưa đến các hệ quả trên. Theo giới phân tích, tổng thống thứ 45
của Mỹ đã chà đạp lên các nỗ lực truyền thống và quyền lợi của chính
nước Mỹ tại Trung Cận Đông. Sau
một tuần lễ đầy những tuyên bố mâu thuẫn, cuối cùng Washington xác nhận
quyết định rút hết toàn bộ 1000 quân bố trí ở miền bắc Syria, phó mặc
lực lượng Kurdistan-Syria FDS, đồng minh chống Deach, một mình đối phó
với Thổ Nhĩ Kỳ.
<!>
<!>
Châu Âu, nòng cốt là các đơn
vị biệt kích của Pháp, thiếu yểm trợ của Mỹ, cũng chuẩn bị rút quân bỏ
rơi các chiến hữu từng sát cánh ngăn chận Daech biến Syria thành bàn đạp
tấn công khủng bố châu Âu.
Robert Malley, chuyên gia chủ tịch tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế International Crisis Group ICG chỉ trích Washington và tổng thống Donald Trump đã « quản lý kém » đến mức để xảy ra kịch bản xấu nhất với những hệ quả tồi tệ nhất.
Bước ngoặt tháng 12 năm 2018
Để chuẩn bị tái tranh cử nhiệm kỳ hai trong điều kiện tối ưu, tổng thống Donald Trump thông báo thực hiện lời hứa rút hết quân ra khỏi Trung Cận Đông. Cuối năm 2018, ông ra lệnh rút lực lượng tại Syria.
Thế nhưng, lệnh của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải sự chống đối của các đồng minh phương Tây và trong khu vực không muốn Hoa Kỳ bỏ trống Trung Cận Đông. Không kể công luận Mỹ chê trách mà ngay trong chính quyền và quân đội cũng không tán thành sự lựa chọn này của Donald Trump. Theo Robert Malley, các đồng minh của Mỹ và lực lượng Kurdistan-Syria được các tướng lãnh, các nhà ngoại giao Mỹ trấn an là đừng quan tâm đến « tuyên bố thiếu suy nghĩ » của ông tổng thống tỷ phú.
Tiếp theo đó, các cố vấn « hạ hỏa » được tổng thống, thuyết phục ông nghĩ đến quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ : tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tuy đã tan rã nhưng vẫn còn khả năng gây rối, bảo vệ cộng đồng Kurdistan-Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là kẻ thù và nhất là nhu cầu ngăn chận Iran bành trướng thế lực.
Mười tháng sau, lần lượt bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis từ nhiệm, cố vấn John Bolton bị cách chức, tổng thống Donald Trump trở lại với quyết định « trực giác », để cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ tấn công người Kurdistan-Syria.
Theo AFP, tuy thông báo quyết định lần đầu vào cuối năm 2018 nhưng lệnh rút lần thứ hai được thi hành trong vội vã, thiếu tổ chức dẫn đến hệ quả tai hại cho chính những mục tiêu mà Hoa Kỳ hy sinh tính mạng binh sĩ và hàng tỷ đô la để bảo vệ.
Chuyên gia Elysabeth Dent, thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Đông giải thích : Lẽ ra, chính quyền Trump phải tỏ ra kiên định để không cho Thổ Nhĩ Kỳ ra quân. Còn nếu cản không được thì cũng phải tổ chức triệt thoái, đem tù binh Daech về nơi an toàn.
Donald Trump đánh mất tất cả
Hệ quả thứ hai là lực lượng Kurdistan-Syria FDS quay sang cầu viện quân đội Damas. Tổng thống Bachar al Assad, người mà Washington muốn trừ khử, không cần tốn một viên đạn, chiếm lại được một phần lãnh thổ ở phía bắc bị mất từ năm 2011.
Không chỉ mất địa bàn, Hoa Kỳ của Donald Trump còn đánh mất niềm tin trong « phe thân Mỹ » và « làm tăng tự tin » cho phe đối nghịch. Tại Syria, quân đội Mỹ vẫn duy trì căn cứ Al Tanf, với 150 biệt kích, ở tỉnh Homs, gần vùng tam biên Syria, Irak và Jordanie để chận Iran lập một « vòng cung Shia » đến tận Địa Trung Hải. Nhưng theo Robert Malley, cho dù có 2000 quân đi nữa, Mỹ cũng khó chận Iran nếu không có chiến lược xuyên suốt.
Quyết định của Donald Trump còn gây hoang mang cho các đồng minh truyền thống. Là kẻ thù của Iran, Ả Rập Xê Út trải thảm đỏ đón tiếp tổng thống Nga Putin, đồng minh của Iran, hôm thứ Hai (14/10/2019) tại Ryad.
Chuyên gia về chính trị Syria, Joshua Landis, đại học Oklahoma, phê phán với ít nhiều khiêu khích chủ nhân Nhà Trắng : « Uy tín Donald Trump sụp đổ tại Trung Đông trong khi Putin lên như diều gặp gió. Từ nay không còn ai tin ở tổng thống Trump, mọi người đều linh cảm Mỹ sẽ bỏ Trung Đông ».
Robert Malley, chuyên gia chủ tịch tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế International Crisis Group ICG chỉ trích Washington và tổng thống Donald Trump đã « quản lý kém » đến mức để xảy ra kịch bản xấu nhất với những hệ quả tồi tệ nhất.
Bước ngoặt tháng 12 năm 2018
Để chuẩn bị tái tranh cử nhiệm kỳ hai trong điều kiện tối ưu, tổng thống Donald Trump thông báo thực hiện lời hứa rút hết quân ra khỏi Trung Cận Đông. Cuối năm 2018, ông ra lệnh rút lực lượng tại Syria.
Thế nhưng, lệnh của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải sự chống đối của các đồng minh phương Tây và trong khu vực không muốn Hoa Kỳ bỏ trống Trung Cận Đông. Không kể công luận Mỹ chê trách mà ngay trong chính quyền và quân đội cũng không tán thành sự lựa chọn này của Donald Trump. Theo Robert Malley, các đồng minh của Mỹ và lực lượng Kurdistan-Syria được các tướng lãnh, các nhà ngoại giao Mỹ trấn an là đừng quan tâm đến « tuyên bố thiếu suy nghĩ » của ông tổng thống tỷ phú.
Tiếp theo đó, các cố vấn « hạ hỏa » được tổng thống, thuyết phục ông nghĩ đến quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ : tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tuy đã tan rã nhưng vẫn còn khả năng gây rối, bảo vệ cộng đồng Kurdistan-Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là kẻ thù và nhất là nhu cầu ngăn chận Iran bành trướng thế lực.
Mười tháng sau, lần lượt bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis từ nhiệm, cố vấn John Bolton bị cách chức, tổng thống Donald Trump trở lại với quyết định « trực giác », để cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ tấn công người Kurdistan-Syria.
Theo AFP, tuy thông báo quyết định lần đầu vào cuối năm 2018 nhưng lệnh rút lần thứ hai được thi hành trong vội vã, thiếu tổ chức dẫn đến hệ quả tai hại cho chính những mục tiêu mà Hoa Kỳ hy sinh tính mạng binh sĩ và hàng tỷ đô la để bảo vệ.
Chuyên gia Elysabeth Dent, thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Đông giải thích : Lẽ ra, chính quyền Trump phải tỏ ra kiên định để không cho Thổ Nhĩ Kỳ ra quân. Còn nếu cản không được thì cũng phải tổ chức triệt thoái, đem tù binh Daech về nơi an toàn.
Donald Trump đánh mất tất cả
Hệ quả thứ hai là lực lượng Kurdistan-Syria FDS quay sang cầu viện quân đội Damas. Tổng thống Bachar al Assad, người mà Washington muốn trừ khử, không cần tốn một viên đạn, chiếm lại được một phần lãnh thổ ở phía bắc bị mất từ năm 2011.
Không chỉ mất địa bàn, Hoa Kỳ của Donald Trump còn đánh mất niềm tin trong « phe thân Mỹ » và « làm tăng tự tin » cho phe đối nghịch. Tại Syria, quân đội Mỹ vẫn duy trì căn cứ Al Tanf, với 150 biệt kích, ở tỉnh Homs, gần vùng tam biên Syria, Irak và Jordanie để chận Iran lập một « vòng cung Shia » đến tận Địa Trung Hải. Nhưng theo Robert Malley, cho dù có 2000 quân đi nữa, Mỹ cũng khó chận Iran nếu không có chiến lược xuyên suốt.
Quyết định của Donald Trump còn gây hoang mang cho các đồng minh truyền thống. Là kẻ thù của Iran, Ả Rập Xê Út trải thảm đỏ đón tiếp tổng thống Nga Putin, đồng minh của Iran, hôm thứ Hai (14/10/2019) tại Ryad.
Chuyên gia về chính trị Syria, Joshua Landis, đại học Oklahoma, phê phán với ít nhiều khiêu khích chủ nhân Nhà Trắng : « Uy tín Donald Trump sụp đổ tại Trung Đông trong khi Putin lên như diều gặp gió. Từ nay không còn ai tin ở tổng thống Trump, mọi người đều linh cảm Mỹ sẽ bỏ Trung Đông ».
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Kurdistan : LHCÂ lên án nhưng bất đồng về trừng phạt
Thổ
Nhĩ Kỳ điều động binh sĩ và trang thiết bị tại thị trấn biên giới
Akcakale, tỉnh Sanliurfa, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 14/10/2019.REUTERS/Stoyan
Nenov
Mỹ quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do vượt qua « lằn ranh đỏ » tại Syria, đồng thời sẽ yêu cầu NATO có « những biện pháp »
tương tự. Trong khi đó, ngày 14/10/2019, Liên Hiệp Châu Âu lên án
Ankara can thiệp quân sự ở miền bắc Syria, nhưng lại không đạt được đồng
thuận về việc cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.
Do
không đạt được đồng thuận, nên bản tuyên bố chung của ngoại trưởng 28
nước Liên Hiệp Châu Âu, họp tại Luxembourg ngày 14/10 chỉ nêu « mỗi nước tự thể hiện lập trường cứng rắn về chính sách xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ ».
Theo một quan chức ngoại giao châu Âu, nguyên nhân là do Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, giống như đa số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, nên không thể áp đặt cấm vận. Liên Hiệp Châu Âu không thể đưa ra quyết định đối với những thẩm quyền thuộc về chủ quyền của các nước.
Phía ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cho rằng tổng thống Erdogan cũng « không cần đến châu Âu để mua vũ khí » và « Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại » vì « chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, được ủng hộ rộng rãi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ phe đối lập ».
Còn bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, nhấn mạnh đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, là « mộtđối tác quan trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu. Và không thể giữ im lặng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã gánh vác rất nhiều người Syria trốn nội chiến ».
Việc Mỹ rút hết quân khỏi Syria buộc các nước thành viên liên quân quốc tế, trong đó có Pháp và Anh, do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cũng sẽ phải rút quân. Sau cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng, điện Elysée ra thông cáo ngày 14/10, theo đó Pháp sẽ sớm đưa ra các biện pháp « để bảo đảm an ninh cho quân nhân và dân sự Pháp » tại chỗ. Có thể Pháp sẽ rút về phía Irak để tránh bị kẹt trong các đợt tấn công của quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo một quan chức ngoại giao châu Âu, nguyên nhân là do Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, giống như đa số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, nên không thể áp đặt cấm vận. Liên Hiệp Châu Âu không thể đưa ra quyết định đối với những thẩm quyền thuộc về chủ quyền của các nước.
Phía ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cho rằng tổng thống Erdogan cũng « không cần đến châu Âu để mua vũ khí » và « Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại » vì « chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, được ủng hộ rộng rãi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ phe đối lập ».
Còn bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, nhấn mạnh đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, là « mộtđối tác quan trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu. Và không thể giữ im lặng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã gánh vác rất nhiều người Syria trốn nội chiến ».
Việc Mỹ rút hết quân khỏi Syria buộc các nước thành viên liên quân quốc tế, trong đó có Pháp và Anh, do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cũng sẽ phải rút quân. Sau cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng, điện Elysée ra thông cáo ngày 14/10, theo đó Pháp sẽ sớm đưa ra các biện pháp « để bảo đảm an ninh cho quân nhân và dân sự Pháp » tại chỗ. Có thể Pháp sẽ rút về phía Irak để tránh bị kẹt trong các đợt tấn công của quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Syria : Donald Trump đổi thái độ, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngưng bắn
Đoàn xe quân đội Syria đổ về thị trấn Ain Issa, Syria, ngày 14/10/2019.SANA/Handout via REUTERS Tổng
thống Mỹ đột ngột cứng giọng với Ankara vào lúc chiến dịch quân sự đánh
vào miền bắc Syria bước sang ngày thứ bảy. Donald Trump kêu gọi tổng
thống Erdogan chấm dứt tấn công vào lực lượng Kurdistan - Syria.Lên án Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm « lằn ranh đỏ », chủ nhân Nhà Trắng thông báo một loạt biện pháp trừng phạt. Từ Istanbaul, thông tín viên Anne Andlauer tường thuật :Donald
Trump yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ʺkhông nên vượt qua các làn ranhʺ ở Syria.
Tổng thống Mỹ chưa bao giờ công khai định nghĩa những giới hạn đó là như
thế nào nhưng dường như tổng thống Erdogen đã ʺvi phạmʺ khi cho quân
tiến về phía tây, nhất là tiến đến thành phố ManbDo
vậy, tổng thống Mỹ ra lệnh trừng phạt các viên chức cao cấp trong chính
phủ Thổ Nhĩ Kỳ, phong tỏa tài sản, cấm chuyển ngân và cấm visa vào nước
Mỹ. Trong số những người bị trừng phạt có các bộ trưởng Quốc Phòng,
Năng Lượng và Nội Vụ.
Washington
còn tăng thêm 50% thuế đánh vào thép xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, đình chỉ
tiến trình đàm phán hiệp định thương mại song phương…. Donald Trump nói
đến ʺhành động xâm lấnʺ và ʺtội ác chiến tranhʺ. Để kết luận, tổng thống
Mỹ đe dọa ʺsẵn sàng đập nát nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳʺ.
Tuy nhiên, tại Ankara, tổng thống Erdogan dường như rất kiên định. Vài giờ trước khi Mỹ ban hành sắc lệnh trừng phạt, ông khẳng định là ʺsẽ hoàn tất công việc đã bắt đầuʺ.
Tuy nhiên, rủi ro đe dọa kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là chuyện thật. Mọi người còn nhớ cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2018, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam một mục sư người Mỹ. Chỉ một dòng ʺtweetʺ của Donald Trump và một số biện pháp trừng phạt tương tự đã làm cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chao đảo, đồng tiền quốc gia bị rớt giá đến 40% so với đồng đô la.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cho biết là nhiều tù binh Daech thuộc loại « nguy hiểm » đã đào thoát. Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hỏng nỗ lực của liên minh quốc tế diệt khủng bố.
Tuy nhiên, tại Ankara, tổng thống Erdogan dường như rất kiên định. Vài giờ trước khi Mỹ ban hành sắc lệnh trừng phạt, ông khẳng định là ʺsẽ hoàn tất công việc đã bắt đầuʺ.
Tuy nhiên, rủi ro đe dọa kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là chuyện thật. Mọi người còn nhớ cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2018, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam một mục sư người Mỹ. Chỉ một dòng ʺtweetʺ của Donald Trump và một số biện pháp trừng phạt tương tự đã làm cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chao đảo, đồng tiền quốc gia bị rớt giá đến 40% so với đồng đô la.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cho biết là nhiều tù binh Daech thuộc loại « nguy hiểm » đã đào thoát. Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hỏng nỗ lực của liên minh quốc tế diệt khủng bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét