Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Lời Cám Ơn và Kêu Gọi Kiên Trì Cho Tới Cùng - LM, Vũ Minh

[​IMG]
Thưa Quý Ông Bà và Anh Chị Em (ÔB-ACE),
Hôm nay, ngày 23 tháng 10 năm 2019, nghĩa là chúng ta còn một tuần nữa là chúng ta chấm dứt Chiến Dịch Xin Chữ Ký yểm trợ cho Thỉnh Nguyện Thư (TNT) Xin Tổng Thống Trump Tái Cứu Xét Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973.   Hiện nay chúng ta mới có được gần 5,000 chữ ký… Nhưng... Vũ Minh rất cảm động vì những chữ ký này là kết quả của những cố gắng cá nhân.  Quý Vị đúng là những “Người Việt Yêu Nước”.  Quý vị đã ký tên vào TNT và cũng đã vận động người thân nữa.  Nếu không có Quý Vị thì chúng ta không có được con số này. Vũ Minh xin Quý Vị đi thêm một bước nữa là cố gắng kêu gọi tiếp bằng cách mở rộng lời mời đến cả những người Mỹ trong địa phương mình… Vũ Minh xin kèm theo đây TNT bằng tiếng Anh. Vũ Minh cũng xin các đoàn thể yêu nước và các tổ chức đấu tranh chống cộng cùng góp sức với Nhóm Vận Động cho Việt Nam Cộng Hòa (RoVNAG – NVĐVNCH) tham gia ký tên vào TNT này.
 <!>
 Xin Quý Vị dùng link dưới đây để vào thẳng webpage “We the People Petitioning System” của Tòa Bạch Ốc:

Chỉ cần 4 Clicks là xong:
1. Click vào link ở trên là vào trang TNT, rồi điền tên gọi, tên họ, và email address
2. Click Sign now
3. Click vào email phản hồi từ Tòa Bạch Ốc với chủ đề: “Action Needed: Verify your signature”
4. Click vào hàng chữ này: Confirm Your Signature by clicking here.

Chú Ý:
1. Người muốn ký tên phải có một địa chỉ email thật và đang dùng, vì sau khi ký xong người đó sẽ nhận một email phản hồi từ Tòa Bạch Ốc với chủ đề: “Action Needed: Verify your signature” để xác nhận là mình đã bấm nút ký tên vào TNT này.  Và người đó phải bấm vào hàng chữ này: Confirm Your Signature by clicking here.  Sau đó thì chữ ký này mới là hoàn tất và được coi là xong (counted).
2. Tòa Bạch Ốc nói tất cả những ai trên 13 tuổi mà có email cũng có thể ký tên.
3. Người ở các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ cũng có thể ký tên.  Người ở VN và Âu Châu đã cho Vũ Minh biết là họ đã làm xong và chữ ký đã được chấp nhận.
4. AN TOÀN: Mọi chi tiết cá nhân của Quý Vị sẽ được bảo toàn vì hệ thống computer này do Tòa Bạch Ốc quản lý.

Chúng ta hãy kiên trì cho tới cùng.  Xin Trời Phật cứu giúp chúng ta, và xin Hồn Thiêng Sông Núi phò hộ chúng ta.

Chân thành cám ơn Quý ÔB-ACE.

Lời Chào Bình Yên
LM Vũ Minh
Trung Tá, Tuyên Úy Hồi Hưu, Không Quân Hoa Kỳ

[​IMG]

Hiệp định Paris được ký‎ kết ngày 27.1.1973, cách đây 45 năm,
 giữa 4 bên: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSBV), 
Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam VN.

 Ngoài bốn bên tham chiến k‎ý kết, bản hiệp ước còn được
 Liên Hiệp Quốc và 12 nước cùng ký tên “bảo đảm” sự thi hành.


Theo các điều khoản của thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp định Paris, một lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 1.
 Ngoài ra, toàn bộ tù nhân chiến tranh của các bên sẽ được trao trả trong vòng 60 ngày và đổi lại, mọi binh sĩ Mỹ và các nước khác sẽ rút khỏi Việt Nam cũng trong 60 ngày.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris 1973 vô giá trị vì CSVN lợi dụng thời gian ngưng bắn để lấn chiếm những vùng hẻo lánh. Những vi phạm này được xác nhận trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ ngày 10-4-1973 và công hàm của Hoa Kỳ gửi 12 nước yểm trợ Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam.

.Cả thế giới làm ngơ trước sư vi phạm trắng trợn này. Hoa Kỳ cũng không có một phản ứng nào mặc dù Điều 7 (b) của Đạo Luật về Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam (Act of The International Conference of Vietnam) ký ngày 2-3-1973 bởi 12 nước bảo đảm Hiệp Định Paris 1973 qui định rằng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Định Paris 1973

Ngày 23-1-1973,  Lê Đức Thọ và Kissinger đồng về một thỏa hiệp sơ bộ. 
Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ky kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam,

 Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nằm trong vòng 60 ngày,
 quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại 
miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đă chiếm đoạt,

 và tất cả tù binh Hỏa Kỳ được hồi hương. 

 Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm
(Hinh ben duoi Le Duc Tho va Henry Kissinger )
Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.
Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều
này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. 
Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công  miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. 
Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. 
Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.
Do  những cuộc mật đàm, mật ước và hiểu ngầm với Lê Đức Thọ, Kissinger đã đẩy tới việc ký kết Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 với bất cứ giá nào. Đối với ông, Chiến Trường Đông Nam Á đã thu dọn xong với sự tiếp tay của Bắc Kinh. 
kissinger-and-tho

Tổng thống Nixon 
Theo các điều khoản của thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp định Paris, một lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng ngày 27 tháng 1. Ngoài ra, toàn bộ tù nhân chiến tranh của các bên sẽ được trao trả trong vòng 60 ngày và đổi lại, mọi binh sĩ Mỹ và các nước khác sẽ rút khỏi Việt Nam cũng trong 60 ngày.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris 1973 vô giá trị vì CSVN lợi dụng thời gian ngưng bắn để lấn chiếm những vùng hẻo lánh. Những vi phạm này được xác nhận trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ ngày 10-4-1973 và công hàm của Hoa Kỳ gửi 12 nước yểm trợ Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam.

.Cả thế giới làm ngơ trước sư vi phạm trắng trợn này. Hoa Kỳ cũng không có một phản ứng nào mặc dù Điều 7 (b) của Đạo Luật về Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam (Act of The International Conference of Vietnam) ký ngày 2-3-1973 bởi 12 nước bảo đảm Hiệp Định Paris 1973 qui định rằng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Định Paris 1973
 
[​IMG]

Không có nhận xét nào: