Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Hai phụ nữ VN vào nhóm ‘có ảnh hưởng nhất thế giới’

Hai phụ nữ Việt Nam được chọn vào danh sách 100 phụ nữ ảnh hưởng thế giới của BBC năm 2019 Trong danh sách vừa công bố có bà Nguyễn Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Nghị Lực Sống giúp đỡ người khuyết tật ở Hà Nội  Nguyễn Thị Vân thành lập trung tâm giúp đào tạo kỹ năng cho người khuyết tật ở thủ đô Hà Nội. Trả lời BBC, bà nói bà bị khuyết tật bẩm sinh, không đi lại được, và "sức khoẻ nay ngày càng giảm, cơ teo dần đi, mọi sinh hoạt cá nhân từ nhỏ đều cần giúp đỡ". Tuy thế, trung tâm của bà thành lập từ 2003, từ ý tưởng của anh trai bà Vân, "dạy nghề cho các bạn khuyết tật, và dạy cách dùng công nghệ thông tin, tiếng Anh để kết nối với thế giới". "Hiện đã có trên 1000 bạn tốt nghiệp, 80-90% có việc. Nhiều bạn nay còn là trụ cột của gia đình về thu nhập", bà Vân nói với BBC.
<!>
Nói thêm về giáo dục, nhất là giáo dục cho người khuyết tật, Việt Nam chưa thực sự đi vào nghiên cứu nhà tuyển dụng, và còn nhiều khó khăn dạy nghề, tạo cơ hội cho người khuyết tật.
"Việt Nam cần thực hiện các cam kết, thực hiện nghiêm túc những gì đã có trong Luật về người khuyết tật, như thế đã là quá tốt."
Ai thương các em khuyết tật, muốn giúp đều đến, cho từ chai nước mắm, vài chục ngàn đồng qua gây quỹ.
Bà Nguyễn Thị Vân nói về ngày đầu lập Trung tâm Nghị lực
"Các cơ sở đào tạo người khuyết tật ở Việt Nam nhiều nhưng không liên hệ với nhau, không làm đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nên học xong ra vẫn thất nghiệp".
"Ngoài kỹ năng công việc còn cần kỹ năng giao tiếp, biết tiếng Anh để làm việc với người nước ngoài", bà Vân nêu ý kiến về cách giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật.
BBC chọn Nguyễn Thị Vân là ‘phụ nữ truyền cảm hứng thế giới’
Mục tiêu của bà là tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả. Bà cũng điều hành doanh nghiệp xã hội Imagator, thuê 80 nhân viên mà một nửa trong đó là người khuyết tật.
Bà cũng nói trong lĩnh vực này, Việt Nam cần học từ thế giới, để đem về các bài học, rồi xem áp dụng cho hoàn cảnh Việt Nam thế nào.
Một phụ nữ Việt Nam khác là bà Trang Nguyễn, nhà bảo tồn.
Bà từng du học tại Anh, bắt đầu học đại học (Undergraduate), chuyên ngành Bảo Tồn Động Vật Hoang dã (Wildlife Conservation).
Tốt nghiệp bằng cử nhân tài năng (Bachelor of Science with Honors) năm 2011 sau đó làm bằng [?] ở ĐH Cambridge.
Các nghiên cứu vào hoạt động của Trang Nguyễn tập trung vào loài linh trưởng, thú lớn, nghiên cứu và điều tra về buôn bán động vật hoang dã, nghiên cứu về vấn đề thay đổi thái độ của người dân trong việc săn bắn, buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Châu Á và Châu Phi.
Trang Nguyễn là nhà bảo tồn thiên nhiên được BBC nêu trên trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019
100 Phụ Nữ là chương trình hàng năm của BBC, giới thiệu các gương mặt gây cảm hứng. Năm nay, chương trình đặt câu hỏi: Thế giới sẽ ra sao nếu do phụ nữ điều hành?
Danh sách có những người như nhà hoạt động Greta Thunberg, dân biểu Brazil Tabata Amaral…
1) Precious Adams- nghệ sĩ ballet, Mỹ
Khi mới lên 8, Precious Adams ham nhảy múa đến nỗi mẹ đăng ký cho cô đi học.
Lên 16, cô đã được nhận vào học ở ba trường ballet hàng đầu, trong đó có Học viện Bolshoi của Nga.
2) Parveena Ahanger – nhà hoạt động nhân quyền ở Kashmir, phần do Ấn Độ kiểm soát
Con trai của Parveena biến mất năm 1990, vào lúc xảy ra nổi dậy chống Ấn Độ ở Kashmir.
Thế là Parveena thành lập Hội Cha mẹ người Mất tích.
Bà nói vẫn hy vọng tìm lại con trai.
18) Dhammananda Bhikkhuni – ni cô, Thái Lan
Có khoảng 300.000 nhà sư ở Thái Lan. Nhưng ni chúng, bhikkhunis, không được thừa nhận.
Năm 2003, Dhammananda Bhikkhuni bay sang Sri Lanka để làm lễ, rồi trở về Thái Lan, là ni cô đầu tiên.
Nay có khoảng 100 người như bà.
Bà là trụ trì ngôi chùa Songdhammakalyani, toàn ni giới đầu tiên của Thái Lan.
49) Hiyori Kon – vận động viên sumo, Nhật Bản
Kon, 21 tuổi, là thần đồng sumo tại Nhật, nơi phụ nữ vẫn bị cấm tham gia thi đấu chuyên nghiệp.
53) Erika Lust- nhà làm phim, Thụy Điển
Bà làm phim khiêu dâm [?], để giúp phụ nữ tham gia định hình tương lai ngành này.
57) Jamie Margolin – nhà hoạt động biến đổi khí hậu, Mỹ
Ở tuổi 16, Jamie đồng thành lập phong trào Zero Hour, dùng mạng xã hội để tổ chức tuần hành cho thanh niên ở 25 thành phố.

Không có nhận xét nào: