Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Tháng Sáu và Ngày Lịch Sử 17 tháng 6 - Lại Văn Lý

Người Tầu đô hộ người Việt một ngàn năm. Người Pháp đô hộ người Việt một trăm năm. Bây giờ là tháng Sáu ở Hoa Kỳ. Tháng Sáu trời Dallas hay mưa. Tháng Sáu là tháng buồn ở Texas. Tháng Sáu là tháng tôi thường hay nằm nhà đắp mền với nhiều nỗi nhớ...  So với tháng Sáu năm 1930, tôi Lại Văn Lý chỉ là một kẻ hậu sinh, với NGÀY SINH 25 THÁNG 5 NĂM 1951.   Một trong những nỗi nhớ trong tháng Sáu buồn của tôi là tiên sinh NGUYỄN THÁI HỌC, dính liền với 17 THÁNG 6, 1930, NGÀY TANG YÊN BÁI: hai mươi mốt năm trước khi tôi ra đời.
<!>
Lúc nhỏ, khi học môn Việt Sử, tôi đã được QUÝ THẦY như Thầy VÕ MINH KHAI dạy môn SỬ ĐỊA trong trường Trung Học Duy Tân Phan Rang giảng về tấm gương yêu nước sáng ngời của những anh hùng Việt Nam. Tôi và các bạn cùng lớp ngồi nghe quý Thầy giảng bài, rất thán phục quý ANH HÙNG DÂN TỘC ấy. Chính môn học Việt Sử đã hun đúc tôi tinh thần yêu nước. Anh hùng NGUYỄN THÁI HỌC và các tiên sinh khác trong VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG trong thời chống Pháp đã làm nên Ngày Lịch Sử 17 Tháng Sáu.
Tôi không luận ANH HÙNG qua sự thành công hay thất bại, mà tôi nhắm vào chí khí anh hùng của các vị ấy như trong một bài trước kia tôi đã viết, "một trong những ANH HÙNG đã 3 lần đánh bại "quân Tầu" để giữ được nước là ĐỨC THÁNH TỔ HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA TRẦN HƯNG ĐẠO".(BỖNG CÓ TIN VUI TRONG GIỜ TUYỆT VỌNG http://www.laivanly.com/ activities/ bongcotinvuitronggiotuyetvong. htm
Tôi đã tìm được một số sử liệu trong thư viện của trường, xin ghi lại. Quý độc giả kính mến có thể kiểm chứng trong các tài liệu lịch sử này:

Trong hồi ký “Từ Yên Bái Đến Côn Lôn”Nguyễn Hải Hàm tức Ký Thân, người bị kết án tử hình sau Khởi Nghĩa Yên Bái, nhưng sau giảm xuống chung thân nơi Côn Đảo, kể lại lời của vị Linh mục chứng kiến giờ phút cuối cùng của 13 ANH HÙNG YÊN BÁI“Ông Học thật tốt. Ông không hề tỏ ra một cử chỉ hay lời nói nào buồn trách Cha như những người kia. Trái lại, ông Học nói chuyện với Cha tự nhiên, bình thản như ngày thường… Quá vui tính… 12 anh kia bị chém trước, rồi sau mới là anh Học… Anh Học trước khi lên đoạn đầu đài, hô lớn câu “Việt Nam Vạn Tuế”, và khi hô lớn xong, đầu cũng lọt vào thùng mạt cưa bên cạnh. Anh nào cũng hô “Việt Nam Vạn Tuế”, có anh thì hô “Việt Nam Muôn Năm”… Nhưng đau lòng nhất là có một vài anh chưa hô hết câu, đầu đã rơi xuống thùng mạt cưa”.
Sau đây là thứ tự mười ba liệt sĩ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG đã lên máy chém tại Yên Bái từ 5 giờ sáng Ngày 17 Tháng 6 Năm 1930:

1. Bùi Tử Toàn, 37 tuổi, nông dân, sinh quán làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2. Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, thuộc binh đoàn Yên Bái (của Pháp)
3. Nguyễn An, 31 tuổi, thuộc binh đoàn Yên Bái
4. Hà Văn Lạo, 25 tuổi, thợ hồ
5. Ðào Văn Nhít, binh đoàn Yên Bái
6. Ngô Văn Du, binh đoàn Yên Bái
7. Nguyễn Ðức Thịnh, binh đoàn Yên Bái
8. Nguyễn Văn Tiềm, binh đoàn Yên Bái
9. Ðỗ Văn Sứ, binh đoàn Yên Bái
10. Bùi Văn Cửu, binh đoàn Yên Bái
11. Nguyễn Như Liên, tức Ngọc Tĩnh, 20 tuổi, học sinh, quán làng Cao Mại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
12. Phó Ðức Chính
13. Nguyễn Thái Học

Hình: Các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau khi bị xử chém ở Yên Bái. Trong vòng tròn là đầu của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Hình này đã được đăng trên các báo Pháp Việt sau ngày hành quyết 17-6-1930. Liệt sĩ Nguyễn Thái Học đã để lại câu nói cho hậu thế: "Không thành công thì thành nhân."


Đảng trưởng Nguyễn Thái Học

Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bước lên máy chém. Như hai tác giả Louis Roubaud và Hoàng Văn Đào viết, không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.
Đó cũng là điểm khác biệt chính giữa các đảng cách mạng thật sự chiến đấu vì tự do, độc lập của dân tộc và đảng Cộng Sản Việt Nam. Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua sông, trong khi với Cộng Sản Việt Nam chiếc ghe lại chính là dân tộc.
Ngày nay, sở dĩ đảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học chỉ vì ông đã hy sinh; tuy nhiên, nếu ông còn sống và tiếp tục lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong giai đoạn 1945, thì số phận của Nguyễn Thái Học cũng giống như Bùi Quang Chiêu, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước khác bị đảng Cộng Sản Việt Nam giết mà thôi.
Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh: “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang; lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học chỉ mới 28 tuổi.
Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách “Việt Nam”, xuất bản năm 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy, cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, NGƯỜI VỢ KHÔNG BAO GIỜ CƯỚI của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.

Không có nhận xét nào: