Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Động vật hoang dã - Con Nhím rừng

Inline image 1
Đặc điểm đặc sắc nhất của nhím là bộ lông. Khi mới sinh ra, các lông của nhím trông như những sợi tơ bao lấy cơ thể còn mọng nước của chúng. Sau đó, nước mất dần, da khô lại và các sợi lông dựng đứng lên. Dần dần, các sợi lông đó cứ dài ra và cứng hơn. Tới lúc, cái lông đó sẽ biến thành những cái gai khổng lồ, vừa cứng, vừa sắc nhọn. Có cái lông gai dài tới 30cm. Các lông ở phía sau thường dài hơn. Ở phần bụng, lông biến thành các sợi cứng, ngắn hơn và có màu đen. Phía sau gáy nhím chỉ là một dải lông trắng thường dựng ngược lên như một cái bờm khiến chúng trở nên hung dữ. 
<!>
Còn phần ở đuôi, có những cái lông lại phình to phần đầu mút như một cái cốc. Khi gặp kẻ thù hoặc muốn hăm dọa con khác, nhím sẽ rung đuôi. Các “cốc” đó sẽ va vào nhau và phát ra âm thanh rào rào để đe dọa đối phương. Bộ lông của nhím là vũ khí tự vệ lợi hại.
Khi gặp kẻ thù nhím thường và dựng lông lên như một quả cầu gai khủng khiếp. Có người cho rằng, nhím có thể bắn các lông đó đi. Điều đó không phải. Nó chỉ có thể rũ lông ra xung quanh một cách dễ dàng với cự ly rất ngắn. Khi lông mất rồi, nó có thể mọc ra lông khác.
Nhím hầu như không có dịch bệnh. Hệ tiêu hóa của chúng khác với nhiều loài. Nó có buồng gan rất lớn, chiếm tới 1/3 thể tích của khối nội tạng. Nhím không có mật riêng. Tuyến mật nằm trong gan và trực tiếp mật dạ dày. Vì vậy, dạ dày và ruột nhím rất đắng. Ta khử đắng bằng cách nào cũng không được. Có lẽ, cũng vì vậy mà giun, sán không thể sống nổi trong đường tiêu hóa của nhím. Đây là một ưu thế tuyệt vời so với các động vật hoang dã. Do không bị giun, sán nên chúng rất khỏe mạnh và lớn nhanh. 
Bộ lông dày của nhím cũng góp phần cản trở ruồi, muỗi tấn công. Do đó, chúng không bị các bệnh truyền nhiễm. 
Quan sát chúng ta thấy, nhím có một tuyến hôi dạng vòng xoắn nằm quanh hậu môn. Chúng tiết ra một chất màu vàng da cam và có mùi rất hôi. Chính nhờ tuyến này mà giữa đại ngàn bao la, chúng có thể xác định được nơi ở của con đực hay con cái qua phân và nước tiểu. Chúng sẽ tìm đến nhau nhờ loại “nước hoa” đặc sắc đó. 

Inline image 2
Trong tự nhiên, nhím thường sống riêng lẻ. Chỉ tới mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau để cặp đôi. Nhím đực chủ động đi tìm nhím cái. Khi đã gặp được “người tình”, nó mất rất nhiều công để ve vãn. Nó thường chạy lăng xăng quanh nhím cái, đuôi vẫy liên tục. Thỉnh thoảng nó dừng lại, dùng chân cào cao mặt đất. Đôi khi nó tiến sát và vỗ nhẹ lên mình nhím cái rồi lại chạy vòng quanh. Nhím cái không chịu. Nhím đực lại tiếp tục tỏ tình. Phải mất hàng giờ để nhím cái bằng lòng, xếp các lông xẹp xuống và nằm im trên mặt đất để chờ đón cuộc giao hoan diễn ra trong đêm tối mịt mùng. 
...

Không có nhận xét nào: