Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Đề xuất đổ thêm bùn thải xuống biển Bình Thuận


Image en ligne
Chuyên gia nói người dân "có quyền nghi ngờ" đề xuất đổ bùn thải xuống biển Bình Thuận

Tin cho hay sau vụ công ty điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải ra biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, lại có thêm vụ Tổng công ty phát điện 3 xin giấy phép đổ 2,4 triệu m3 bùn cát thải.<!>
Ông Trần Lê Trung Hiếu, Chánh văn phòng Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) được báo Thanh Niên hôm 9/7 dẫn lời: "Thủ tục của dự án đã trình Bộ Tài Nguyên - Môi Trường, dự kiến sẽ tiến hành trong năm nay."
"Vị trí xin đổ bùn cát thải cách điểm mà Vĩnh Tân 1 đổ khoảng 5 km về hướng bắc và cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 10 km."
"Đây là bùn cát thải trong quá trình nạo vét luồng cho tàu trọng tải 100.000 tấn ra vào để vận chuyển than nhập khẩu từ Úc và Indonesia."
Hôm 28/6, một thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi Trường ký giấy phép chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận.
Việc nhận chìm khối lượng lớn chất nạo vét để xây dựng một nhà máy nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư gây xôn xao dư luận, vì khu vực nhận chìm bùn cát nạo vét gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Image en ligne
 Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 "gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư"

'Quyền nghi ngờ'

Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam cho rằng những lời giải thích của thứ trưởng này là "không khoa học," "không hiểu gì về sự sống ở đại dương."
Thông cáo do Bộ Tài Nguyên - Môi Trường phát đi vào cuối tháng 6/2017 ghi: "Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 cam kết và trong Giấy phép nhận chìm quy định Vĩnh Tân 1 chịu mọi trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và hoạt động nhận chìm ở biển gây ra."
Trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nghiên cứu về kinh tế môi trường, nói với BBC: "Việc nhà máy điện Vĩnh Tân được cấp phép nhận chìm bùn thải gây quan ngại cho người dân là đương nhiên."
"Vì ở đây, khối lượng đất bùn lớn, có thể gây xáo trộn môi trường."
"Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, mà có gian lận trong việc này, chẳng hạn như đưa chất thải độc hại từ nguồn khác trộn lẫn vào bùn nạo vét để cùng thải ra biển thì hậu quả có thể tương tự như vụ Formosa."
Chuyên gia cho biết thêm: "Vì cơ chế quản lý kiểm tra môi trường của Việt Nam không khắt khe lắm nên người dân có quyền nghi ngờ những việc như vậy, điển hình là vụ Formosa."
Ông Phú đề xuất: "Việt Nam cần đưa ra yêu cầu nghiêm túc về các nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kinh tế trước khi triển khai."
"Trong đó cần tính đến chi phí phải bỏ ra để giải quyết hệ lụy mà hành vi của một doanh nghiệp có thể gây tác động tiêu cực lên cộng đồng xung quanh. Và nhất là ai là người phải trả chi phí đó."
"Người dân cũng có quyền nghi ngờ việc đổ bùn thải của nhà máy điện vì đã xảy ra tình trạng bụi than gây ô nhiễm khu dân cư lân cận."

Không có nhận xét nào: