Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Clip: Nhiều trẻ em bị bắt cóc rồi ướp thùng đá chuẩn bị lấy nội tạng

                                                                 
Theo đoạn clip cho thấy, một người phụ nữ đang nhặt từng viên đá lạnh trong thùng xốp ra, những giọt nước mắt những tiếng gào thét trong đau đớn khi chứng kiến cảnh tượng xé lòng này.
<!>
Một hành động mất nhân tính và dã man của những kẻ máu lạnh khiến nhiều người phẫn nộ. Đoạn clip được cộng đồng “nhân bản” liên tục, kèm theo đó là những lời chỉ trích, bất bình đối với vụ việc trên. Một phần cộng đồng lo sợ sự an toàn của con trẻ mình đang bị đe dọa, họ mong rằng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để làm rõ vụ việc và ngăn chặn kịp thời những hậu quả đáng tiếc như vừa rồi xảy ra.
**Làm sao để bảo vệ con trẻ, các bậc phụ huynh nhất định phải đọc những điều này:
– Xin hãy chia sẻ để ai củng được biết làm sao để con em chúng ta không bị bắt cóc ? Hải xin gợi ý như sau : Để phòng, chống nạn bắt cóc, các bậc cha mẹ nên đề cao cảnh giác, không nên đưa thông tin quá chi tiết về con và gia đình lên mạng xã hội, không nên cho con đi chơi ở những nơi vắng vẻ. Khi chở con ở lứa tuổi mẫu giáo đi ngoài đường bằng xe máy nên đeo đai an toàn cho bé, loại đai buộc bé vào người cha, mẹ.
– Nên gắn đủ hai gương cho xe máy, đi chậm và liên tục quan sát qua gương xem có đối tượng nào khả nghi không, nếu thấy nguy hiểm cần dừng xe lại ở chỗ đông người. Nên thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo trong quản lý các con ở trường, nắm chắc các mối quan hệ bạn bè của con, nhắc nhở con cảnh giác với những hiện tượng, tình huống bất lợi và đặc biệt chú trọng việc trau dồi những kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi của con.
Ảnh cắt từ clip
– Đặc tính của con trẻ là ngây thơ, dễ tin người nên rất dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lừa gạt. Bởi vậy, khi con bước sang tuổi thứ 3, cha mẹ nên dạy con học thuộc thông tin liên lạc của gia đình như: tên, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Nên thường xuyên đặt ra những tình huống “thử thách” rồi lắng nghe cách giải quyết của bé, sau đó hướng dẫn con ứng phó hợp lý nhất. Ví như khi bị lạc bố mẹ ở siêu thị, công viên, khu vui chơi thì con phải làm gì? Khi người lạ chủ động bắt chuyện, giới thiệu là bạn của bố mẹ, rủ đi chơi, con có nên nhận lời không?…
– Cha mẹ nên dạy con về những “người lạ an toàn” có thể tin tưởng, nhờ cậy giúp đỡ khi cần, đó là cảnh sát giao thông , công an, bộ đội, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị. Đối với “người lạ không an toàn” thì khuyên bé nên tránh trò chuyện khi không có cha mẹ ở bên, đặc biệt phải cương quyết không đi theo và từ chối những món quà tặng đầy hấp dẫn. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng các đối tượng bắt cóc thường dùng chiêu dụ dỗ, mua chuộc trẻ thông qua đồ chơi, bánh kẹo… đã được tẩm thuốc mê gây mất lý trí khi ngửi hoặc ăn phải, rất nguy hiểm nếu trẻ nhận chúng. Ngay cả những lời gạ gẫm nhờ giúp đỡ cũng khuyên trẻ phải cảnh giác. Cha mẹ nên phân tích cho trẻ hiểu rằng nếu thật sự cần giúp, họ sẽ tìm đến người lớn hơn chứ không phải là trẻ em.
Ảnh cắt từ clip
– Dạy trẻ hét thật to khi cảm thấy không an toàn để có thể nhận lại sự trợ giúp từ mọi người xung quanh. Nếu chẳng may bị lạc, hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh, sau đó nhớ những lời căn dặn trước đó của cha mẹ, tìm tới những “người lạ an toàn” để sớm liên lạc được với người thân. Nếu bị khống chế, trẻ có thể vùng vẫy, cắn, cấu véo, đạp vào chân, tay, đầu gối, vùng nhạy cảm của kẻ xấu. Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng các tình huống thiếu an toàn mà trẻ gặp phải khi không đi cùng bố mẹ mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi để con chọn phương án giải quyết, đồng thời giải đáp những thắc mắc của trẻ nhằm giúp con hình thành ý thức phòng vệ, phản kháng trong những tình huống tương tự có thể xảy đến.
– Nếu con em bị bắt cóc, phụ huynh cần tránh tuyệt vọng, nôn nóng, hãy khẩn trương nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, mật báo với cơ quan công an qua số điện thoại đường dây nóng 113 nếu không sẽ gây nguy hiểm cho chính con em mình và khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt thủ phạm, giải cứu cháu bé. Một số trường hợp vì quá lo sợ sự đe dọa của đối tượng đã không khai báo hoặc báo chậm, thiếu hợp tác với cơ quan công an nên đã phải trả giá đắt.
Nguồn FB: Lê Như Ngọc

1 nhận xét:

Unknown nói...

đây là vấn nạn lớn không phải chỉ có cảnh giác mà phải có sự quyết tâm của chính quyền
việc bào vệ trẻ em hay nói chung là người dân chính quyền phài có trách nhiệm . Dân bầu cho cán bộ để làm gì ? do vậy tôi nghĩ chính quyền bất cứ nước nào cũng phải có bổn phận bảo vệ người dân . Biện pháp nghiêm minh đối với tội phậm là cần thiết . Đề nghị tên nào bị sa lưới thì xử bắn tại chỗ hay ít ra cũng phãi mổ nội tạng hắn và bỏ tù chung thân . Như vậy tôi tin chắc là không kẻ nào dám làm điều này nữa . Cũng như quan chức tham nhũng ăn cắp của công nếu phát hiện thì bị tịch thu tài sản , cách chức và cho vào tù thử hỏi có ông cán bộ nào dám tham nhũng hay không ? Nói chung tôi trông cậy vào chính quyền , nếu chính quyền không làm được thì từ chức để người khác làm có như vậy quốc gia mới ổn định và người dân mới sung sướng hạnh phúc và đất nước mới phát triển và bình an được .