Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2025

Chiều Thứ Sáu Này! Giới Thiệu Bữa Cơm Thân Mật Đặc Biệt Với Linh Mục Nguyễn Tự Cường, Từ VN Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải

Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thanh
Lời Mời - Tham Dự Bữa Cơm Thân Mật Với Vị Khách Quý, Linh Mục Nguyễn Tự Cường Từ VN. Cha Là Người Tiếp Tục “Con Đường Thập Giá Chúa Đi”, Đang Phục Vụ Tại Giáo Xứ Salloon, Kom tum, Nơi Mà, Sau Khi “Mục Tử Nhân Lành”, Là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Thanh, Bị Sát Hại Đâm Chết, Bởi 2 Vết Chém Vào Đầu!
<!>
Kính Thưa Quý Con Chiên của Chúa Tại Vùng Vịnh,
-Cách đây vài năm, một vụ giết người đẫm máu, đã làm rúng động người Công Giáo, trong và ngoài nước, đó là cái chết của Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh, khi Cha đang ngồi trong tòa giải tội, thì một thanh niên xông vào, dùng dao tấn công, chém Cha 2 nhát vào đầu! Cha đã qua đời trên đường đi cấp cứu!
Cái chết của Cha, khác gì Tử Vì Đạo! Sau đó tiếp tục con đường Chúa đi, chăm sóc xứ đạo Salloon, là Cha Cường. Thứ Sáu này, Ngài sẽ có mặt tại San Jose! Nên rất mong muốn được gặp các giáo dân Công Giáo tại đây, để tâm tình và chia sẻ những công tác mà Cha đang phục vụ.

Buổi cơm thân mật với Cha, sẽ được tổ chức:
Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu tuần này! ngày 21 tháng 2, năm 2025


Tại Nhà hàng Cao Nguyên. 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95122.
Tin vui! Đã có người bảo trợ chi phí bữa cơm, nên Quý Khách tham dự không phải đóng góp gì cả, chỉ cần gọi Chị Phương Hoa, số (209) 327-7547 thông báo số người tham dự là đủ.
Quý Vị muốn tìm hiểu thêm chi tiết vụ án giết một Linh Mục hiền lành, tàn bạo này, muốn tiếp xúc với Cha Cường, góp tay với Cha, trong công tác mục vụ. Rất hân hạnh gởi Lời Mời tham dự buổi cơm thân mật đặc biệt, hiếm có này.
Rất hân hoan được tiếp đón Quý Vị.
Kính thông báo và Chân thành cảm tạ.
LVHải

Sau Đây Là Bản Tin Cái Chết Của Linh Mục Trần Ngọc Thanh


(Lm. Giuse Trần Ngọc Thanh, OP)
“Đường Con Theo Chúa” Và Cái chết đẹp!
Những ngày cuối năm, bức màn đen, kéo ngang dòng tu Đa Minh, mà dường như cả với toàn thể dân Chúa, trên khắp địa cầu, khi nghe hung tin về cái chết của cha Giuse Trần Ngọc Thanh, O.P., tu sỹ dòng Đa Minh Việt Nam.
(Tiểu Hổ - Theo Bản Tin Vatican News Tiếng Việt)
-Hung thủ đã dùng dao chém thẳng vào đầu Cha 2 nhát. Cha gục xuống ngay khi đang thực thi lòng thương xót Chúa qua Bí Tích Hòa Giải. Tin được tràn lan, nhiều thành phần dân Chúa khắp nơi trên thế giới đưa tin và gửi lời phân ưu tiếc thương đến Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam cũng như gia đình cố linh mục Giuse.

Ngày 29/1, một linh mục Việt Nam bị sát hại tàn bạo!
Người trong cuộc, sau khi thất thần chứng kiến, đã kể lại sự việc bằng giọng đầy xúc cảm và xót thương. Những người đã từng cộng tác với Cha trong công cuộc truyền giáo, bồi hồi lật lại những trang ký ức đậm nét hình ảnh của vị mục tử hiền lành thánh đức.
Cổng thông tin nóng lên từng giây, với hàng loạt tin tức về những gì liên quan đến cái chết của Cha Giuse. Thế giới gọi Cha là “Vị tử đạo thời đại mới” cũng không sai!


(Hung thủ)

Chiếc áo dòng đẫm máu được cất giữ như lưu lại vết tích tử đạo. Người chết đã hưởng mùa xuân vĩnh cửu trong vòng tay nhân ái của Cha Chí Thánh. Người còn lại được chiêm ngắm một “Cái Chết rất đẹp”!
Tôi liên tưởng đến một cái chết khác từ đồi Cal-Vê. Cũng vì yêu, Đức Giêsu vô tội, đã bị hành hình treo trên thánh giá. Trước khi chết, Ngài đã “Xin cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm!”. Lòng vị tha ấy vẫn còn tồn tại đến muôn thuở, cho những ai biết bám sát chân Đức Giêsu, mà chọn đường chân lý ấy làm lẽ sống đời mình. Trước khi chết, cố linh mục Giuse Thanh, cũng đã nhắn gửi trong hơi thở yếu ớt, lời tha thứ cho hung thủ đã sát hại mình!
Một lần nữa minh định cho sự cao cả về tình yêu mục tử, yêu đến tận cùng, yêu đến quên mình, hiến mạng sống vì đoàn chiên! Yêu bao trùm nhân gian, ngay kẻ thù sát hại mình, cũng dang rộng lòng tha thứ!

Tình yêu đẹp quá!
Hiến mình yêu trọn vẹn!
Cái chết luôn sống mãi trong lòng thế giới!
Cái chết đẹp lòng Chúa!


Máu của Đức Kitô trên đồi Cal-Vê ngày xưa, đã được tái sinh trong dòng máu cố linh mục Giuse, ngay trên mảnh đất Kon-Tum, còn ít người vùng núi, chưa thấy ánh sáng Tin Mừng của Chúa. Máu của Cha đổ xuống, tưới gội mảnh đất còn khô cằn niềm tin này, với niềm hy vọng cái chết đẹp ấy, minh chứng cho tình yêu. Hạt giống đức tin, sẽ trở nên mạnh mẽ và sinh sôi nẩy nở. Máu tử đạo không làm cho tín hữu hoảng sợ, nhưng tăng thêm niềm tin và sự dấn thân mang ánh sáng Tin Mừng, rọi sâu xa vào ngõ ngách lòng người.
Trong giây phút đầy hoảng loạn, lòng căm thù đang dâng cao sẵn sàng báo trả, có một bàn tay nhân từ chen vào ngăn làn sóng ấy, chặn đứng nó lại. Hình ảnh cao đẹp của Thầy giúp, đã ngăn chặn không cho giáo dân đánh chết hung thủ! Hình ảnh Tỉnh Dòng Đa Minh phải nuốt sâu vào lòng đầy uất ức, khi mất đi người anh em hiền lương. Người ta nhìn thấy nỗi đau như gươm thấu xuyên qua tim mỗi người, nhưng vẫn thấy nét đẹp văn minh đầy tình thương của Mẹ Giáo Hội, bằng nhiều cách an ủi xoa dịu, chữa lành những vết thương của những người bị liên can.

Những tâm tình thăm viếng, an ủi, con chiên cũng như gia đình hung thủ, như nói lên lòng quảng đại không thể có ở con người, mà đến từ Thiên Chúa Cha. Như dấu chỉ được gửi xuống từ trời cao. Tha bảy mươi lần bảy!
Tin rằng cha cố Giuse rất đang hạnh phúc viên mãn nơi Thiên Quốc. Ngài đang dõi mắt đến đoàn chiên hoảng loạn nơi nhân gian. Ngài sẽ bầu cử, cũng Chúa xin ơn tha thứ và chữa lành cho những tâm hồn đang tan nát vì sự ác đập mạnh vào. Khi sống, ngài đã quảng đại cho đi, khi về cùng Cha trên trời, ngài cũng sẽ nối kết lòng thương xót từ trời cao, tuôn đổ xuống nhân gian.
Một cái chết đẹp như thế quá đủ, không cần phải kéo theo những hệ lụy đáng tiếc. Một cuộc tử đạo quá đẹp, đủ để mở lòng tha thứ cho những ai đang lầm đường sai lối, mong được ơn tỉnh thức mà quay về hướng theo đường chân lý.


Buổi cơm thân mật với Cha Cường, người Mục Tử tiếp tục cai quản Giáo xứ Salloon, Kom tum, nơi cha Thanh bị hạ sát, sẽ có mặt tại San Jose, trong bữa cơm thân mật, được tổ chức:
Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu tuần này! ngày ngày 21 tháng 2, năm 2025
Tại Nhà hàng Cao Nguyên. 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95122.
Quý Vi có thể tìm biết thêm chi tiết về vụ “tử đạo này!” khi tiếp xúc với Cha Cường,

(Tham dự hoàn toàn miễn phí! Hân hạnh Kính mời.)


Tin Quốc Tế Đó Đây
Do Thái Thảo Luận Giai Đoạn II của Thỏa Thuận Ngừng Bắn Với Hamas


(Hình AP - Oded Balilty: Người thân của các con tin vẫn còn bị Hamas giam giữ biểu tình tại Tel Aviv, Do Thái, ngày 17/2/2025.)
-Hôm 17/2/2025, Do Thái thông báo cử đại diện đến Cairo (Ai Cập), để đàm phán về việc tiếp tục thực hiện giai đoạn đầu của Thỏa thuận Ngừng bắn giữa nước này và Hamas. Còn ở trong nước, Nội các An ninh Do Thái tối 17/2 cũng sẽ họp tại Tel Aviv để bàn thảo về giai đoạn II của Thỏa thuận Ngừng bắn, nhằm tìm cách giải phóng tất cả con tin và chấm dứt chiến tranh một cách triệt để.
Các động thái này diễn ra ngay sau cuộc thảo luận tại Jerusalem giữa Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio. Ông Rubio nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ, đồng thời lên án "việc những kẻ khủng bố Hamas tiếp tục giam giữ con tin, thậm chí là thi thể của họ, chứng tỏ sự đồi bại của lực lượng này". Về phần mình, lãnh đạo Do Thái bày tỏ đồng tình và đe dọa sẽ mở ra "cánh cửa địa ngục" cho Hamas và "giải quyết xong công chuyện" với Iran. Từ thủ đô Jérusalem của Do Thái, thông tín viên Michel Paul của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Sau cuộc trò chuyện giữa Thủ tướng Do Thái và đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff, một phái đoàn Do Thái sẽ đến thủ đô của Ai Cập hôm nay. Cần phải nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của họ chỉ giới hạn trong việc tiếp tục thực hiện giai đoạn đầu của Thỏa thuận Ngừng bắn. Trong đó bao gồm việc đưa khoảng 60.000 nhà di động và thiết bị san lấp đất vào dải Gaza. Đổi lại, Do Thái muốn 6 con tin sẽ được giải phóng trong những ngày sắp tới.

Tối 17/2, một cuộc họp Nội các về an ninh sẽ được tổ chức tại Tel Aviv để thảo luận về giai đoạn thứ hai của thỏa thuận. Sau cuộc họp này, các nhà đàm phán của Do Thái có thể sẽ nhận được các chỉ thị mới để tiến tới đàm phán một giai đoạn mới. Xin nhắc lại rằng hôm 16/2, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã tuyên bố sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng Do Thái và Hoa Kỳ đã xây dựng một chiến lược chung, nhưng thông tin chi tiết về chiến lược này không thể được công khai hoàn toàn".
Cũng trong ngày 17/2, đáp trả cam kết của Do Thái và Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn tham vọng nguyên tử của Teheran, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei tuyên bốTeheran "sẽ không ngần ngại tiếp tục bảo vệ chương trình nguyên tử hòa bình của mình" và "sẽ không thể hiện bất cứ sự yếu đuối nào trong vấn đề này".


Thổ Nhĩ Kỳ-Kurdistan: Phái Đoàn Hòa Giải Đến Iraq Với Hy Vọng Chấm Dứt Xung Đột Hơn 40 Năm


(Hình AFP / Delil Souleiman: Một cuộc biểu tình ủng hộ lãnh đạo đảng Lao động Kurdistan PKK, Abdullah Ocalan, hiện bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1999, ngày 15/2/2025.)
-Hôm 16/2/2025, phái đoàn trung gian hòa giải - nhằm chấm dứt xung đột vũ trang hơn 40 năm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng du kích Kurdistan PKK - đã đến Erbin, thủ phủ khu tự trị của người Kurdistan ở miền Bắc Iraq. Phái đoàn bao gồm các Nghị sĩ đảng DEM thân người Kurdistan, lực lượng chính trị lớn thứ ba ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chuyển thông điệp của người sáng lập PKK Abdullah Ocalan, bị cầm tù từ năm 1999 đến thủ lĩnh người Kurdistan tại Iraq.
Chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK lan sang miền Bắc Iraq, nơi trú ẩn của nhiều đơn vị du kích PKK. Chuyến đi của phái đoàn các Nghị sĩ đảng DEM mở ra triển vọng chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 40 năm giữa Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng du kích PKK, có nhiều cơ sở tại miền Bắc Syria và miền Bắc Iraq. Thông tín viên Lucas Lazo của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Erbil:
"Massoud Barzani, nhà lãnh đạo lịch sử của người Kurdistan tại Iraq, đã chào đón các đại diện của Abdullah Ocalan, người sáng lập tổ chức PKK, vào ngày 16/2, tại Erbil. Phái đoàn này đóng vai trò trung gian giữa Ankara và thủ lĩnh Ocalan, bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1999, nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột giữa lực lượng du kích Kurdistan và nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Một tuyên bố mang tính lịch sử của Ocalan dự kiến sẽ được đưa ra trong những ngày tới. Người sáng lập PKK dự kiến sẽ kêu gọi lực lượng PKK giải giáp vũ khí. Viễn cảnh không chắc chắn này đang khơi dậy hy vọng trong cộng đồng người Kurdistan ở Iraq.
Trên thực tế, lực lượng du kích PKK được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tị nạn tại vùng núi Kurdistan thuộc Iraq từ năm 1982. Xung đột đã dịch chuyển đến khu vực này, kéo theo làn sóng di tản cưỡng bức và nạn nhân là dân thường, với tổng cộng 650 người, kể từ năm 2015, tức thời điểm đàm phán thất bại.
Kể từ đó, sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng ở miền Bắc Iraq, nơi các cuộc tấn công bằng drone diễn ra hàng ngày. Thông điệp của thủ lĩnh Ocalan được đón nhận nồng nhiệt tại Erbil, nơi đang chuẩn bị phản hồi với việc hoàn thiện các chi tiết của một vòng đàm phán có thể cho phép chấm dứt cuộc xung đột vũ trang đã kéo dài hơn 40 năm".


Âu Châu Họp Khẩn Cấp Để Đối Phó Với Nguy Cơ Bị Gạt Ra Bên Lề Trong Hồ Sơ Ukraine

(Ảnh REUTERS - Nicolas Tucat, tư liệu: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) hội đàm với đồng nhiệm Ukraine, Volodymyr Zelensky, tại thủ đô Brussels của Bỉ, ngày 18/12/2024.)
-Theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hơn một chục lãnh đạo các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp khẩn cấp tại Paris hôm 17/2/2025, bàn về an ninh Âu Châu và phản ứng chung trước việc Mỹ muốn nhanh chóng giải quyết hồ sơ Ukraine và nguy cơ Âu Châu bị gạt ra khỏi bàn đàm phán.
Tối 16/2, một Cố vấn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hãng tin AFP biết là "do hồ sơ Ukraine đang được đẩy nhanh và do những phát biểu của các lãnh đạo Mỹ, Âu Châu cần phải có nhiều hành động hơn, tốt hơn, và thống nhất vì an ninh chung của châu lục". Vị Cố vấn này cũng nhấn mạnh rằng các sáng kiến của Hoa Kỳ "là một cơ hội, và có thể cho phép đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nhưng Âu Châu vẫn cần đạt được một thỏa thuận và xem xét trong những điều kiện nào thì có thể chấm dứt chiến tranh".

Cuộc họp "không chính thức" diễn ra vào 4 giờ chiều nay, theo giờ địa phương, do Tổng thống Pháp chủ trì, với sự hiện diện của lãnh đạo chính phủ Đức, Anh, Ý Ðại Lợi, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Đan Mạch và Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, cũng như Tổng Thư ký khối Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).
Theo hãng tin AP, một số viên chức Pháp cho biết rằng "không mong đợi một quyết định cứng rắn nào" sau cuộc họp này, ngoài việc thể hiện tình đoàn kết.
Tuy nhiên, một số nước như Lỗ Ma Ni và Cộng hòa Czech lấy làm tiếc vì không được mời. Thủ tướng Slovenia, Nataša Pirc Musar, cho rằng danh sách các nước được lựa chọn lựa tham dự là bằng chứng cho thấy các thành viên Âu Châu không được đối xử bình đẳng.
Hung Gia Lợi, quốc gia thường dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn các quyết định của Âu Châu về hồ sơ Ukraine, thì chỉ trích cuộc họp "ủng hộ chiến tranh", cho rằng các lãnh đạo Âu Châu "đang cùng nhau ngăn chặn một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine".

Cựu Nghị sĩ Âu Châu, Sylvie Goulard, trả lời RFI Pháp ngữ sáng 17/2, hy vọng rằng "Âu Châu có thể thức tỉnh về mọi mặt, về chính sách đối ngoại và quốc phòng, mà không tạo ra những cuộc tranh luận tiêu cực. Ngay cả khi nhiều người làm việc rất tích cực nhưng tôi cho rằng Âu Châu không có sức nặng trên thế giới và không được tổ chức để có thể đọ sức.Thế giới hiện đã thay đổi và những nước trẻ hơn năng động hơn, đôi khi là hiếu chiến hơn, muốn có những người đối thoại rất rõ ràng, có khả năng, ví dụ, trong trường hợp của Ukraine, phải đưa ra các bảo đảm an ninh".
Cuộc họp diễn ra một ngày trước cuộc đàm phán giữa các viên chức cấp cao Nga và Mỹ, dự trù diễn ra tại Ả Rập Saudi vào ngày 18/2. Sáng 17/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khẳng định rằng "Âu Châu không có chỗ trong bàn đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh Ukraine" vì EU muốn tiếp tục chiến tranh, và Mạc Tư Khoa không có ý định nhượng bộ về lãnh thổ với Kyiv.


Hồ Sơ Ukraine: Để Không Bị Gạt Ra Bên Lề, Âu Châu Phải Lập Kế Hoạch Bảo Vệ Hòa Bình


(Ảnh AFP, minh họa: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson bên lề Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 15/2/2025.)
-Lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump về giải pháp chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine, được tung ra trước thềm Hội nghị an ninh quốc tế Munich cuối tuần qua, đẩy các nước vào chân tường. Chính quyền Trump một mặt để ngỏ khả năng, sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của Nga, mặt khác khẳng định Mỹ sẽ không gửi lực lượng bảo vệ hòa bình trong trường hợp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn, và đòi hỏi Âu Châu gia tăng gấp bội các nỗ lực hỗ trợ Ukraine.
Cho đến nay, nước Mỹ vẫn được coi là bên đóng góp chính để bảo đảm an ninh cho Âu Châu trong khuôn khổ Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Lập trường kiên quyết của tân chính quyền Mỹ đang đẩy các nước Âu Châu vào chân tường, buộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Anh Quốc phải có những quyết sách chưa từng có về quốc phòng, để không chỉ hỗ trợ hiệu quả Ukraine, mà còn bảo vệ chính nền an ninh của châu lục, trong bối cảnh đe dọa từ Nga ngày một gia tăng, và một cuộc tấn công vào một thành viên Liên Hiệp Âu Châu trong những năm tới là điều không thể loại trừ, theo cơ quan tình báo nhiều quốc gia Âu Châu.

Ngay sau hội nghị tại Munich 3 ngày, nước Pháp đã mời 7 quốc gia trụ cột của Âu Châu, gồm Đức, Anh, Ba Lan, Ý Ðại Lợi, Tây Ban Nha, Hòa Lan và Đan Mạch, cùng các lãnh đạo chủ chốt của Liên Hiệp Âu Châu họp tại Paris để khẩn cấp bàn thảo về các đóng góp của Âu Châu cho việc bảo đảm an ninh cho Ukraine trong trường hợp Ukraine và Nga đạt thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoài việc tăng mạnh các chi phí quân sự, kế hoạch bảo vệ hòa bình và an ninh cho Ukraine của Âu Châu bao gồm trước hết việc thành lập một lực lượng quân sự lớn, với hàng trăm ngàn binh sĩ, để bảo đảm an ninh cho đường chiến tuyến tại Ukraine, kéo dài khoảng một ngàn cây số, và chưa kể đến hơn 1.000 cây số biên giới Belarus-Ukraine, là nơi là quân Nga từng sử dụng để tấn công Ukraine hồi 2022, và dự kiến Mạc Tư Khoa sẽ sớm khai triển quân tại khu vực này.
Nhà cựu ngoại giao Pháp Michel Duclos, tác giả cuốn "Chiến tranh tại Ukraine và trật tự thế giới mới", trong một phát biểu trên Atlantico, nhấn mạnh đến ba kịch bản cho chiến tranh Ukraine. Thứ nhất là Mỹ và Nga đạt thỏa thuận riêng rẽ bất chấp chủ quyền của Ukraine. Kịch bản thứ hai là các điều kiện mà Tổng thống Trump đã chấp nhận với Nga – không để Ukraine gia nhập NATO và thừa nhận quyền kiểm soát với các vùng lãnh thổ đã chiếm – không thỏa mãn được tham vọng của Ðiện Cẩm Linh. Nga sẽ kéo dài chiến tranh cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng là lật đổ chính quyền hợp pháp của Ukraine, biến Ukraine thành chư hầu. Kịch bản thứ ba là Putin buộc phải chấp nhận một thỏa thuận hòa bình "không quá bất lợi cho Ukraine".

Ông Michel Duclos nhấn mạnh là, trong cả 3 trường hợp nói trên, Liên Hiệp Âu Châu đều phải nỗ lực vượt bậc để bảo đảm an ninh cho Ukraine. Ngay cả trong kịch bản thứ ba, tức một thỏa thuận không quá bất lợi cho Ukraine. Liên Hiệp Âu Châu và Anh Quốc cũng phải đảm nhiệm duy trì một lực lượng quân sự đủ mạnh tại Ukraine, "có đủ sức răn đe", sẵn sàng đáp trả quân Nga trong trường hợp bị tấn công. Đây là một lực lượng bảo vệ hòa bình "thực thụ", chứ không phải lực lượng kiểu mũ nồi xanh của Liên Hiệp Quốc.
Vị chuyên gia Pháp nhấn mạnh là vấn đề này có thể là nội dung chính được bàn thảo tại cuộc họp không chính thức của 8 nước Âu Châu hôm nay tại Paris, cùng với việc tăng cường hỗ trợ Ukraine về quân sự nói chung. Ít tiếng đồng hồ trước thềm hội nghị Paris về Ukraine, Anh thông báo sẵn sàng gửi quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên, trước mắt, theo tin giờ chót, Đức và Ba Lan, hai thành viên chủ chốt của Âu Châu cho biết trong hiện tại, còn quá sớm để thảo luận về việc Âu Châu thành lập lực lượng này.
Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin Âu Châu, việc thành lập một lực lượng trên bộ, để sẵn sàng gửi đến Ukraine trong trường hợp Nga và Ukraine đạt thỏa thuận đình chiến vẫn là một trong những thành tố cơ bản của một kế hoạch hòa bình cho Ukraine. Việc thành lập lực lượng này để bảo đảm thỏa thuận hòa bình được tôn trọng cũng là yêu cầu mà chính Tổng thống Mỹ nêu ra. Mỹ không tham gia gửi quân trên bộ, và lực lượng trên nếu được khai triển sẽ nằm hoàn toàn ngoài khuôn khổ NATO là điều mà ông Trump đã nhấn mạnh.
Hiện tại, các nước Âu Châu gần như không hề có một lực lượng quân sự chung như vậy, không kể các lực lượng quân sự Âu Châu nằm trong khuôn khổ NATO. Như vậy, thách thức trước mặt đối với Âu Châu là các thành viên Liên Hiệp Âu Châu phải đạt được một đồng thuận về việc cử các đơn vị quân đội tham gia lực lượng. Gửi quân đến Ukraine để duy trì hòa bình là điều mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng nêu bật hồi đầu năm 2024. Sáng kiến của Tổng thống Pháp lúc đó từng bị phản đối dữ dội. Tình thế hiện nay là hoàn toàn khác, nhưng để Âu Châu thống nhất được vấn đề này quả không dễ dàng. Liệu thách thức sống còn với châu lục và những áp lực đẩy Âu Châu vào chân tường của Tổng thống Mỹ mới đây có khiến Âu Châu kịp thức tỉnh hay không?


Anh và Thụy Điển Tuyên Bố Có Thể Gửi Quân Đến Ukraine "Trong Trường Hợp Cần Thiết"


(Hình AFP / Tetiana Dzhafarova: Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, trong buổi họp báo giới thiệu drone của quân đội Ukraine tại Kyiv, ngày 16/1/2025.)
-Hôm 16/2/2025, Thủ tướng Vương quốc Anh Keir Starmer cho biết sẵn sàng điều quân đến Ukraine "trong trường hợp cần thiết", để bảo đảm an ninh cho nước Anh và Âu Châu, dù biết rõ rằng điều này có thể "đưa các binh sĩ Anh vào hoàn cảnh nguy hiểm".
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tiếng đồng hồ trước cuộc họp các nguyên thủ nhiều nước Âu Châu tại thủ đô Paris của Pháp để thảo luận về hồ sơ Ukraine. Từ thủ đô Luân Đôn của Anh Quốc, thông tín viên Sidonie Gaucher của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Nếu muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh", đây có thể là phương châm của Thủ tướng Keir Starmer, khi tuyên bố rằng "Vương quốc Anh sẵn sàng đóng vai trò hàng đầu trong việc đẩy nhanh công tác bảo đảm an ninh cho Ukraine". Trong một bài báo đăng trên tờ Telegraph, ông khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ cho quân đội Ukraine, đặc biệt là qua việc viện trợ cho Kyiv "3 tỉ bảng Anh, tương đương 3,6 tỉ Euro, mỗi năm, ít nhất là từ nay cho đến năm 2030".

Keir Starmer giải thích rằng ông lo ngại cho tương lai của nước Anh nếu Putin lại tấn công, và ông sẵn sàng gửi quân đội tới chiến trường nếu cần thiết. Thủ tướng Anh cũng sẽ có mặt tại Paris hôm nay để tham gia cuộc họp an ninh khẩn cấp, nhằm "xác định những gì mà Âu Châu có thể làm cho chính họ", sau khi Tổng thống Trump đưa ra các sáng kiến về vấn đề Ukraine".
Không chỉ có Anh, Thụy Điển hôm 17/2 cũng lên tiếng về việc "không loại trừ" khả năng cử lính gìn giữ hòa bình đến Ukraine. Ngoại trưởng Thụy Điển phát biểu: "Trước hết chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Ukraine (...) Sau khi nền hòa bình này được thiết lập, chúng ta cần duy trì nó và để làm được điều đó, chính phủ của chúng ta không loại trừ bất cứ điều gì".
Ngược lại, Đức cho rằng vẫn còn quá "sớm" để thảo luận về việc gửi quân đến Ukraine. Phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết đã "nhiều lần bày tỏ rằng trước tiên cần phải chờ xem liệu hòa bình như chúng ta hy vọng có thể được thiết lập ở Ukraine hay không. Sau đó, mới có thể thảo luận về các điều kiện và cách thức tổ chức nền hòa bình này".


Nga, Mỹ Đàm Phán "Tái Lập Quan Hệ"


(Hình REUTERS - Craig Hudson: Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 17/2/2025 có cuộc gặp với đồng nhiệm Nga để thảo luận về Ukraine.)
-Đại diện cấp cao Nga và Mỹ gặp nhau ngày 18/2/2025, tại Ả Rập Saudi. Theo phía Nga, mục tiêu trước hết là "tái lập quan hệ" và có thể để "chuẩn bị cho các đàm phán" chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Thông báo của Ðiện Cẩm Linh, được thông tấn xã AFP trích dẫn, cho biết hôm 17/2/2025, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và ông Yuri Ushakov, Cố vấn Ngoại giao của Tổng thống Nga, sẽ tới Ryadh, thủ đô của Ả Rập Saudi. Theo phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, trong cuộc gặp ngày mai với phía Mỹ, hai bên có thể bàn chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước.

Ngày 16/2, trả lời báo giới, Tổng thống Mỹ bảo đảm là cuộc gặp với người đồng cấp Nga sẽ "sớm diễn ra".
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ tham dự cuộc họp với Nga tại Ả Rập Saudi, cùng đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông, Steve Witkoff, và Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc Mike Waltz, theo báo Mỹ Fox News. Về sự tham gia của Âu Châu, trái ngược với phát biểu trước đó của đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine, Keith Kellogg, tại Munich (Ðức) hôm 15/2, Ngoại trưởng Mỹ bảo đảm các nước Âu Châu và Ukraine sẽ được mời tham gia đàm phán.
Trong cuộc trả lời kênh truyền hình Mỹ CBS hôm 16/2, Ngoại trưởng Rubio nhấn mạnh: "Nếu có các đàm phán thực sự, điều chưa diễn ra, Ukraine sẽ phải tham gia, vì đây là quốc gia bị xâm chiếm, và các nước Âu Châu sẽ phải tham gia vì họ đang thực thi các trừng phạt chống Putin và Nga". Ông Rubio khẳng định: Những ngày tới sẽ cho thấy Tổng thống Nga "có thực sự" muốn chấm dứt chiến tranh tại Ukraine hay không. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm: "Một cuộc điện đàm (giữa hai Tổng thống Mỹ-Nga) không đủ để tạo lập hòa bình".


Nga Phạt Google Vì Video Trên Youtube Hướng Dẫn Lính Nga Cách Đầu Hàng


-Hôm thứ Hai (17/2/2025), hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin cho hay một tòa án Nga phạt Google thuộc công ty Alphabet 3,8 triệu Ruble (41.530 Mỹ kim), vì lưu trữ nội dung trên YouTube có chứa video hướng dẫn binh lính Nga cách đầu hàng.
Từ nhiều năm qua Nga đã ra lệnh cho các nền tảng kỹ thuật ngoại quốc xóa nội dung mà họ xem là bất hợp pháp, chẳng hạn như điều mà họ gọi là "thông tin giả" về cuộc chiến ở Ukraine, áp đặt các khoản tiền phạt nhỏ nhưng liên tục khi họ thấy các hành vi không tuân thủ.

Google không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email.
Những người chỉ trích cáo buộc chính quyền Nga cố tình làm gián đoạn tốc độ tải xuống của YouTube để ngăn người dân Nga xem những nội dung trên đó chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin và chính phủ của ông.
Nga phủ nhận điều đó, nói rằng các vấn đề là do chính Google không nâng cấp thiết bị, một cáo buộc mà công ty và các chuyên gia kỹ thuật bác bỏ.
Vào tháng 12, ông Putin cáo buộc Google là công cụ được chính phủ Mỹ sử dụng để ghi điểm chính trị.


Trung Quốc: Tập Cận Bình Họp Với Các Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Lớn, Nhằm Khuyến Khích Kinh Tế Tư Nhân


(Ảnh AFP - Adek Berry, minh họa: Trụ sở của Alibaba tại Bắc Kinh.)
-Hôm 17/2/2025, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một hội nghị chuyên đề với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, trong đó có tỉ phú Jack Ma, để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tại một nước theo chế độ Cộng sản. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, và đặc biệt là căng thẳng thương mại gia tăng với Hoa Kỳ.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc gặp diễn ra tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, dưới sự chủ trì của Vương Hỗ Ninh Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc chủ trì, cùng sự hiện diện của Thủ tướng Lý Cường.
Sau khi tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu. Ông Tập nhấn mạnh đến nguyên tắc và chính sách cơ bản của đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân "đã được đưa vào chế độ chủ nghĩa xã hội Trung Quốc", "sẽ được duy trì và không thể và sẽ không thay đổi ".

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định "trong thời đại mới, khu vực kinh tế tư nhân có tiềm năng lớn (...). Đảng Cộng sản và Nhà nước bảo đảm mọi loại hình sở hữu kinh tế đều được tiếp cận bình đẳng với các yếu tố sản xuất, tham gia công bằng vào cạnh tranh thị trường, được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật…. Những khó khăn, thách thức của kinh tế tư nhân hiện chỉ là tạm thời, không phải lâu dài và có thể khắc phục được.... Cần phải xây dựng mối quan hệ gần gũi, trong sạch giữa chính phủ và các doanh nghiệp".
Từ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, thông tín viên Cléa Broadhurt của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Một cuộc gặp cấp cao với những nhân vật chủ chốt như Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), nhà sáng lập Hoa Vi, Vương Truyền Phúc chủ tập đoàn xe hơi điện BYD, Tăng Ngọc Quần (Robin Zeng), lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới về bình điện CATL, hoặc Vương Hưng (Wang Xing), đồng sáng lập trang Meituan, chuyên về vận chuyển, cùng với các lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ trẻ, như Lương Văn Phong (Liang Wenfeng), nhà sáng lập DeepSeek, phát minh ra mô hình Trí tuệ Nhân tạo Trung Quốc.

Sự hiện diện của Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba cho thấy rằng ông ấy đang lấy lại vị thế của mình giữa những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, sau một thời gian dài ẩn danh do áp lực từ chính quyền.
Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang vất vả phục hồi kinh tế. Với mức tăng trưởng 5% vào năm 2024, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh tìm cách trấn an các nhà đầu tư và khuyến khích đổi mới trong thị trường nội địa.
Thông điệp của cuộc họp này rất rõ ràng: 'Sau nhiều năm áp đặt các hạn chế, chính phủ Bắc Kinh muốn tạo ra bầu không khí có lợi cho các doanh nghiệp. Tập Cận Bình đặt cược vào kỹ thuật để tăng cường tính độc lập của Trung Quốc, giảm phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, bằng cách chứng minh rằng Trung Quốc giữ vị trí chủ chốt trong sáng tạo, trong bối cảnh căng thẳng thương mại.


Chính Quyền Trump Cố Gắng Gọi Lại Các Nhân Viên Trong Chương Trình Vũ Khí Nguyên tử Bị DOGE Sa Thải


(Hình AP: Nhà máy Pantex gần Amarillo, Texas, chuyên lắp ráp và tháo dỡ vũ khí nguyên tử, hoạt động cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.)
-Tại Hoa Kỳ, Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), đứng đầu là tỉ phú Elon Musk, đã đột ngột sa thải hàng trăm nhân viên, làm việc trong các chương trình vũ khí nguyên tử, rồi sau đó lại hủy bỏ quyết định. Động thái bất ngờ này đã khiến nhiều cơ quan rơi vào cảnh hỗn loạn và loay hoay tìm cách liên lạc để mời họ quay lại làm việc. Trong khi đó, các chuyên gia lên án việc cắt giảm chi phí "mù quáng" của DOGE gây nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ.
Hãng tin AP phỏng vấn 3 viên chức Mỹ giấu tên, cho biết có tới 350 nhân viên thuộc Cơ quan An ninh Nguyên tử Quốc gia Mỹ (NNSA) đã bị sa thải vào tối 13/2/2025. Rồi chỉ 1 ngày sau, Giám đốc của cơ quan này là bà Teresa Robbins đã phải ra thông báo hủy bỏ quyết định sa thải đối với 322 người trong số này. Thông báo viết: "Đây là thông báo chính thức rằng quyết định sa thải được thông báo cho quý vị vào ngày 13 tháng 2 năm 2025 đã bị hủy bỏ. Thông báo có hiệu lực ngay lập tức".

Những người vừa bị sa thải nằm trong số 2.000 nhân viên bị nhắm tới trong chiến dịch "tinh giản" mà DOGE thực hiện với Bộ Năng lượng. Một trong những thực thể bị ảnh hưởng nặng nhất là Nhà máy Pantex gần Amarillo, Texas, nơi có khoảng 30% số nhân viên bị cắt giảm. Những người này phụ trách tái lắp ráp đầu đạn, một trong những công việc nhạy cảm nhất trong ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử, yêu cầu mức độ an ninh cao nhất. Tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ lại tuyên bố là chỉ có chưa tới 50 nhân viên của NNSA bị sa thải, và họ đều là "nhân viên thử việc, chủ yếu làm công việc hành chính và văn thư".
Ông Daryl Kimball, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, cho rằng những người trong Bộ Hiệu quả Chính phủ của Musk "hoàn toàn không hiểu gì" về trách nhiệm của các bộ phận mà họ đã sa thải, "họ dường như không nhận ra rằng đây thực chất là bộ phận vũ khí nguyên tử hơn là Bộ Năng lượng". Trong khi đó, một nhân viên cấp cao của NNSA cảnh báo rằng việc cắt giảm này quá "liều lĩnh", "làm suy yếu những hệ thống bảo đảm tương lai của quốc gia".

Không có nhận xét nào: