Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2025

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 25/2/2025 - Duke Nguyên


Newt Gingrich: Tháng mang tính cách mạng nhất của bất kỳ nhiệm kỳ tổng thống hiện đại nào Chắc chắn, đây là tháng mang tính cách mạng nhất của bất kỳ nhiệm kỳ tổng thống hiện đại nào. Điều này vượt xa tốc độ 100 ngày đầu tiên làm việc nổi tiếng của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Tổng thống Trump đã chiêu mộ một nội các đặc biệt, có tinh thần khởi nghiệp gồm những người thông minh, thành đạt. Họ biết cách hoàn thành công việc. Với nỗ lực của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune và sự quan tâm chu đáo của Phó Tổng thống J.D. Vance đối với các Thượng nghị sĩ và các vị trí được đề cử, 18 trong số 22 đề cử viên do ông Trump chọn đã được Thượng viện chấp thuận chỉ trong 31 ngày.
<!>
Chính quyền này đã thực sự nhổ tận gốc việc áp đặt DEI (đa dạng, bình đẳng và hòa nhập), chủ nghĩa thức tỉnh, chủ nghĩa chuyển giới và các kiểu ý thức hệ khác của phe cánh tả mà hầu hết người Mỹ đều phản đối sâu sắc. Tốc độ ban hành các sắc lệnh hành pháp và cắt giảm ngân sách là lịch sử. Trong một tháng, chính quyền Trump đã chấm dứt hoạt động của nhiều cơ quan mà trong đó phát hiện ra hàng tỷ USD chi tiêu điên rồ và tham nhũng.

Sau nhiều thập kỷ các chính trị gia hứa sẽ thu hẹp chính phủ lớn nhưng không làm được, Tổng thống Trump đã tuyển dụng tỷ phú Elon Musk để dứt điểm việc này. Ông Musk là người giàu nhất thế giới – và là một thiên tài về kỹ thuật, công nghệ và thành tựu kinh doanh. Họ đã cùng nhau tạo ra Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Ông Musk đã tuyển dụng một nhóm chuyên gia công nghệ thông tin trẻ tuổi tài năng. Những tài năng trẻ này biết cách phân tích các hoạt động của chính phủ bất chấp sự phản kháng và cản trở của bộ máy quan liêu.

Quan hệ đối tác Trump-Musk bắt đầu đạt được hai bước đột phá lịch sử rõ rệt. Đầu tiên, DOGE xác định rõ ràng sự lãng phí, gian lận và chi tiêu cực đoan của cánh tả. Điều này khẳng định niềm tin của người Mỹ bình dân rằng chính phủ có thể bị cắt giảm đáng kể. Thứ hai, lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ có một hệ thống trách nhiệm giải trình, đảm bảo các sắc lệnh hành pháp được thực hiện kịp thời.

Mỗi bước đột phá đều mang tính cách mạng theo cách riêng của nó.

Tổng thống Trump cũng quyết đoán như vậy về vấn đề nhập cư bất hợp pháp và biên giới. Trong vòng ba tuần, tình trạng vượt biên trái phép ở biên giới phía Nam đã giảm đáng kể. Các con số hiện nay giống với biên giới an toàn của 60 năm trước.

Về vấn đề đối ngoại, Tổng thống Trump đã gửi đi một tín hiệu cứng rắn mang tính quyết định. Việc này đã làm rung chuyển giới tinh hoa châu Âu và gây chấn động đến các chính phủ trên khắp hành tinh. Tổng thống Trump đang thay thế hệ thống tinh hoa toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, mỗi quốc gia sẽ đột nhiên phải tập trung vào lợi ích của riêng mình mà không mong đợi sự bố thí, cứu trợ hoặc các biện pháp can thiệp khác. Điều này đã gây xôn xao giới tinh hoa thượng lưu trên khắp hành tinh.

Để minh chứng cho sự tự tin và tính quyết liệt của mình, Tổng thống Trump đã cử Phó Tổng thống Vance đến phát biểu tại Paris và Munich. Các bài diễn văn của ông Vance tương đương với những gì người Gruzia gọi là “khoảnh khắc đến với Chúa Jesus“. Hầu hết giới tinh hoa châu Âu đều cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc – và thực sự thù địch. Mặc dù vẫn có một số người, chẳng hạn như nhà lãnh đạo Phần Lan, đã chỉ ra rằng có rất nhiều sự thật trong những lời cảnh báo của vị Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Cuối cùng, Tổng thống Trump đã tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine. Ông cam kết rõ ràng đạt được hòa bình – nhưng ông thừa nhận rằng mỗi cuộc xung đột đòi hỏi một cách tiếp cận riêng. Những nỗ lực của ông trong những tình huống này thách thức mọi giáo điều chính sách đối ngoại của giới tinh hoa kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Cơn lốc các hoạt động và thay đổi mang tính cách mạng này không thể được hiểu một cách riêng lẻ.

Đằng sau tất cả những đột phá này là chín năm rưỡi làm việc. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 15 tháng 6 năm 2015, khi ứng cử viên tổng thống tiềm năng Donald Trump và phu nhân Melania Trump đi xuống bằng thang cuốn tại Trump Tower.

Ông Trump đã phát triển phong trào MAGA (Làm nước Mỹ Vĩ đại Trở lại) và đấu tranh về vấn đề nhập cư bất hợp pháp trên con đường đánh bại 15 ứng cử viên khác của Đảng Cộng hòa và sau cùng là Ngoại trưởng Hillary Clinton của Đảng Dân chủ để trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Ông đã kiên trì trước vô số lời bôi nhọ, quấy rối, thù địch và khinh miệt. Ông đã đứng vững trước các cuộc tấn công của truyền thông tin giả cánh tả, các cuộc điều tra, kiện tụng và hai vụ ám sát. Hãy nhớ lại khoảnh khắc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã công khai xé nát Diễn văn Liên bang của ông Trump khi ông phát biểu tại lưỡng viện. Hãy nhớ lại bức ảnh chụp chân dung tội phạm đầy thách thức của Tổng thống Trump tại Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Fulton (bây giờ nó được treo một cách tự hào ngay bên ngoài Phòng Bầu dục). Và tất nhiên, hãy nhớ đến lúc khi ông đứng lên ở Butler, Pennsylvania với khuôn mặt đầy máu, dũng cảm kêu gọi những người ủng hộ ông “chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu”.

Các phương tiện truyền thông, các chính trị gia (từ cả hai phía), chính phủ và một đội quân các nhóm lợi ích đã thông đồng để phá hoại ông. Họ đã thất bại. Sự chống phá đó chỉ khiến Tổng thống Trump ngày càng tin rằng hệ thống thể chế chính quyền đã bị tha hóa và cần phải được thay thế hoàn toàn.

May mắn thay, bà Linda McMahon và bà Brooke Rollins đã thành lập Viện Chính sách Nước Mỹ Trên Hết. Trong bốn năm, họ đã làm việc để chuẩn bị cho sự trở lại của Tổng thống Trump – và những thay đổi táo bạo, sâu sắc, mạnh mẽ mà nước Mỹ cần.

Gần một thập kỷ làm việc của ông Trump đã đạt đến đỉnh cao là tháng đầu tiên phi thường nhất của bất kỳ nhiệm kỳ tổng thống hiện đại nào – và vẫn còn nhiều điều hơn thế nữa sắp diễn ra.
Ông Trump và ông Macron cam kết hợp tác về vấn đề Ukraine


Hôm thứ Hai (24/2) tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington D.C, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tìm cách xoa dịu rạn nứt xuyên Đại Tây Dương về Ukraine. Trong đó, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tại Ukraine sau khi cuộc chiến tranh kéo dài ba năm này kết thúc.

Đón tiếp Tổng thống Macron tại Nhà Trắng vào đúng ngày kỷ niệm ba năm bùng phát cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, Tổng thống Trump cũng cho biết ông mong đợi lãnh đạo Volodymyr Zelensky của Ukraine sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào tuần này hoặc tuần tới để ký một thỏa thuận cho phép Washington tiếp cận tài nguyên khoáng sản của Kiev.

Ông Trump ca ngợi ng Macron là “một người đàn ông rất đặc biệt” khi họ bắt tay nhau theo phong cách nam tính đặc trưng tại Phòng Bầu dục. Về phần mình, tổng thống Pháp đã đang tìm cách sử dụng mối quan hệ gần gũi với ông Trump kể từ nhiệm kỳ trước để củng cố sự ủng hộ dành cho Ukraine.

“Tôi nghĩ chúng ta có thể chấm dứt điều đó trong vòng vài tuần — nếu chúng ta thông minh. Nếu chúng ta không thông minh, điều đó sẽ tiếp tục“, ông Trump nói về mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Tổng thống Hoa Kỳ nói thêm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng “chấp nhận” quân đội châu Âu được triển khai tại Ukraine làm lực lượng đảm bảo cho một thỏa thuận chấm dứt giao tranh.

Ông Trump cũng đã chia sẻ đoạn video họp báo chung của ông với người đồng cấp Pháp trên mạng xã hội Truth Social, cùng dòng bình luận rằng: “Pháp là đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác trân quý của chúng ta đã là động lực cho TỰ DO, THỊNH VƯỢNG và HÒA BÌNH ngay từ đầu…“

Ông Macron, nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến thăm ông Trump kể từ khi ông giành lại quyền lực cách đây một tháng, đã gọi các cuộc thảo luận với người đồng cấp Hoa Kỳ là “bước ngoặt” trong nỗ lực hướng tới một cách tiếp cận thống nhất hơn.

Dù vậy, về kết thúc chiến tranh Ukraine, ông Macron đã thúc đẩy một cách tiếp cận thận trọng hơn, có thể bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn và sau đó là một thỏa thuận hòa bình bao gồm các đảm bảo an ninh.

“Chúng tôi muốn hòa bình, ông [Trump] muốn hòa bình. Chúng tôi muốn hòa bình nhanh chóng, nhưng chúng tôi không muốn một thỏa thuận yếu kém“, ông Macron nói với các phóng viên khi họp báo chung cùng người đồng cấp Hoa Kỳ.

Ông Marcon nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải được “đánh giá, kiểm tra và xác minh“.

Tổng thống Pháp cho biết châu Âu đã sẵn sàng “tăng cường” chi tiêu quốc phòng và nhắc lại rằng châu Âu đã sẵn sàng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình. Nhưng ông cũng nói ông muốn Hoa Kỳ tham gia “mạnh mẽ” vào bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

Cả Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer đều cho biết quốc gia của họ sẵn sàng đóng góp quân gìn giữ hòa bình ở Ukraine nếu có một thỏa thuận kết thúc chiến tranh. Ông Starmer dự kiến sẽ tới Nhà Trắng gặp ông Trump vào thứ Năm (27/2).

Ông Macron và ông Starmer dự kiến sẽ yêu cầu ông Trump cung cấp “bảo đảm an ninh vững chắc” cho các lực lượng được triển khai tại Ukraine hậu chiến tranh, và có thể là hậu cần hoặc tình báo.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz đã nói với các phóng viên vào thứ Hai (24/2) rằng “chúng tôi dự kiến sẽ thảo luận khá nhiều về các bảo đảm an ninh mà ông Macron đã đưa ra“.

Ông Waltz cho biết ông Trump và ông Macron cũng sẽ thảo luận về vấn đề thương mại nhạy cảm với Liên minh châu Âu, trong đó tổng thống Hoa Kỳ đe dọa áp thuế toàn diện đối với khối này.

Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về ‘đất hiếm’


Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẵn sàng hợp tác với Washington để phát triển các mỏ khoáng sản đất hiếm, bao gồm cả ở Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye.

Thỏa thuận ‘đất hiếm’ mà chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang thúc đẩy với Ukraine “không liên quan” đến Moskva, ông Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Pavel Zarubin của kênh truyền hình Russia 1 vào thứ Hai (24/2).

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng giá trị thực tế của các mỏ khoáng sản đất hiếm của Ukraine vẫn chưa được biết rõ.

Ông Putin cho biết Moskva sẽ tập trung vào việc phát triển khoáng sản đất hiếm của riêng mình, vì tầm quan trọng của chúng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

“Chúng ta sẽ sẵn sàng mời chào các đối tác Hoa Kỳ của chúng ta … nếu họ thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác cùng nhau“, ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh rằng ông muốn nói đến cả các công ty tư nhân và công ty của chính phủ.

Là một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tài nguyên khoáng sản đất hiếm, Nga sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế để phát triển các mỏ khoáng sản của mình, ông Putin nêu rõ.

“Điều này bao gồm các vùng lãnh thổ mới. Các vùng lãnh thổ lịch sử mới của chúng ta, được trả lại cho Liên bang Nga, cũng có trữ lượng đáng kể“, ông Putin nói thêm.

Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye được sáp nhập Liên bang Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào năm 2022. Kiev và các quốc gia phương Tây ủng hộ nước này cho rằng đó là các cuộc trưng cầu dân ý gian lận, trong khi Moskva khẳng định người dân ở các khu vực này muốn là một phần của nước Nga.

Forbes vào năm 2023 ước tính tổng giá trị các mỏ khoáng sản của Ukraine là gần 15 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay gần một nửa tổng tài nguyên khoáng sản đó nằm ở các Donetsk và Lugansk do Nga kiểm soát.

Nhà lãnh đạo ngoại giao EU ủng hộ việc ông Zelensky từ chối tổ chức bầu cử


Nhà ngoại giao cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU), bà Kaja Kallas tuyên bố ủng hộ việc nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối tổ chức bầu cử tổng thống.

Mặc dù nhiệm kỳ tổng thống năm năm của ông Zelensky đã kết thúc vào tháng 5 năm 2024, nhưng không có cuộc bầu cử mới nào được tổ chức. Ông Zelensky tuyên bố rằng “không phải thời điểm thích hợp” và trích dẫn thiết quân luật để từ chối tổ chức bầu cử. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng ông không còn coi ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia hợp pháp của Ukraine nữa.

Phát biểu vào thứ Hai (24/2) trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brussels, bà Kallas tuyên bố, “không cần phải tổ chức bầu cử” trong thời chiến.

Bà Kallas lưu ý đến cuộc đấu khẩu công khai vào tuần trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố ông Zelensky là “một nhà độc tài không có bầu cử” và cáo buộc ông này đổ tiền viện trợ của Hoa Kỳ vào một “cuộc chiến không thể giành chiến thắng“. Tuần trước, ông Trump cũng tuyên bố rằng tỷ lệ ủng hộ đối với ông Zelensky là 4%, và đề xuất nên tổ chức một cuộc bầu cử.

“Ông ấy từ chối tổ chức bầu cử. Ông ấy [có tỷ lệ ủng hộ] thấp trong các cuộc thăm dò thực tế của Ukraine. Làm sao ông ấy có thể [nhận được tỷ lệ ủng hộ] cao khi mọi thành phố đều bị phá hủy?” ông Trump nói, đồng thời cho biết thêm rằng trong khi ấy, Hoa Kỳ đang “đàm phán thành công để chấm dứt chiến tranh với Nga”.

Ông Zelensky đáp trả bằng cách tuyên bố rằng ông Trump đang “sống trong một không gian thông tin sai lệch” do Moskva tạo ra.

Đồng tình với ông Zelensky, bà Kallas tuyên bố rằng “rõ ràng là ngôn từ của Nga được thể hiện rất mạnh mẽ” trong tuyên bố của ông Trump. Bà Kallas nhấn mạnh rằng để bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào có hiệu lực, nó sẽ cần phải có sự tham gia của người châu Âu và người Ukraine.

Bà Kallas đã đề cập đến các cuộc đàm phán cấp cao gần đây giữa Hoa Kỳ và Nga tại Ả Rập Saudi, sự kiện đã khiến EU thất vọng. Các quốc gia thành viên EU chỉ trích Washington vì đã gạt Brussels và Kiev sang một bên trong các cuộc đàm phán.

“Bạn có thể thảo luận bất cứ điều gì bạn muốn với Putin, nhưng nếu liên quan đến Ukraine và châu Âu, thì Ukraine và châu Âu cũng phải đồng ý với thỏa thuận này”, bà Kallas nói với các nhà báo.

Tuần trước, các báo cáo của các hãng truyền thông đưa tin rằng EU đang chuẩn bị một gói viện trợ quân sự trị giá ít nhất 6,2 tỷ USD cho Ukraine. Gói viện trợ này dự kiến sẽ bao gồm 1,5 triệu quả đạn pháo và hệ thống phòng không – một trong những cam kết viện trợ quân sự lớn nhất của khối kể từ khi chến tranh Nga-Ukraine leo thang vào cuối tháng 2 năm 2022.

Nga coi ông Zelensky là “bất hợp pháp” và chỉ công nhận quốc hội Ukraine và chủ tịch quốc hội. Các quan chức Nga đã cảnh báo rằng bất kỳ hiệp ước nào mà ông Zelensky ký, đều có thể bị thách thức và đặt câu hỏi về khả năng ký kết các thỏa thuận lâu dài của ông Zelensky.

Không có nhận xét nào: