Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

Tùy Bút: Hoài Niệm 50 Năm Mất VNCH. - Việt Hải * Khánh Lan.

Forewords:
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm nước VNCH vong mệnh, tôi được tin một đài TV Hoa Kỳ (a major United States broadcast television network) sẽ phỏng vấn hai mẹ con nhà văn Khánh Lan, cháu Kim Lưu là một kiến trúc sư thành đạt tại Mỹ, nhà văn Khánh Lan là một chuyên gia cố vấn tâm lý (psychiatric consultant), nhìn lại khúc phim nửa thế kỷ mất miền Nam Việt Nam đã lặng chìm vào dĩ vãng, nhưng vết thương lòng vong quốc ngày xưa vẫn còn đau lâm râm cay đằng. 
<!>
Thực vậy, 30 tháng Tư là một chắn thương tâm lý khôn nguôi đối với những ai mang niềm u uất vì có người thân ra đi trong cuộc chiến. Tôi và Khánh Lan cùng nhau co-write viết lại những nhận định, những tâm tư của mình. Xin mời đọc. VHLA.


===============================================================

50 NĂM NHÌN LẠI

Ngày hôm nay, sau nửa thế kỷ nhìn lại và so sánh hai cuộc chiến: cuộc chiến giữa cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng hòa và cuộc nội chiến của Hoa Kỳ, chúng ta thấy gì? Cuộc nội chiến Hoa Kỳ do nhu cầu giải phóng người da đen, và sau cuộc chiến, Hoa Kỳ có chính sách hòa giải đất nước, người dân hòa giải và cùng phát triển quốc gia. Còn cuộc chiến ở Việt Nam là do chiến tranh ủy nhiệm do thâm ý phe miền Bắc mang lý tưởng cộng sản và tình nguyện cụ cho Cộng Sản quốc tế. Sau khi chiến thắng, chính sách của kẻ chiến thắng chủ trương trả thù, triệt tiêu kẻ chiến bại, mang đến nhiều khổ lụy, bi thương cho người con Việt miền Nam điển hình qua viên Tổng Bí Thư Đỗ Mười với một câu nói thất nhân tàn ác, người dân Miền Nam không thể nào quên, khi ông ta còn là ủy viên ban bí thư Trung ương Đảng phụ trách đánh tư sản, kiểm kê và tịch thu tài sản người dân miền Nam. Đỗ Mười đã từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút rằng:“Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó (ám chỉ người dân miền Nam, xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.


Nhìn lại cuộc chiến Quốc Cộng, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã can trường dù chiến bại do yếu tố Đồng Minh tháo chạy. Sau biến cố 30/04/1975, kẻ chiến thắng như chủ trương sang đoạt tài sản và trả thù tàn tệ người dân miền Nam. Khi vào miền Nam để tóm thu của cải tài sản của miền Nam và để trả thù dân quân miền Nam. Người lính sống phải đi tù, người lính bị thương bị hất hủi ra khỏi bệnh viện, và người lính chết thì bị cầy mộ đào mả trong kế sách tiêu diệt và trả thù.

"Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người...
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn.
Dấu binh lửa nước non như cũ.
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.
Phận trai già ruổi chiến trường."

Những câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc ai oán năm xưa của Đặng Trần Côn phiên bản hán văn, được Đoàn Thị Điểm diễn nôm hóa khi hồn tử sĩ gió ù ù thổi, chinh phu tử sĩ hỏi bao người, rằng ai mạc mặt rằng ai gọi hồn. Để rồi dấu binh lửa nước non như cũ, kẻ hành nhân qua đó chạnh thương tâm. Những ngày tháng Tư năm cũ, những người chiến binh tại mặt trận hơn thua sôi bỏng nhất, những Phước Long, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn vẫn chịu đựng, vẫn chiến đấu. Ngừời lính có thể vong mạng hay bị thương, bị loại khỏi vòng chiến, nhưng tinh thần uy vũ bất khuất ấy diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa "Anh hùng tử khí hùng bất tử", hay ý tưởng "Xưa nay chinh chiến mấy ai đã trở về lại". Những câu cổ thi trong bài “Lương Châu Từ” của thi nhân Vương Hàn của thời nhà Đường đã diễn tả về bổn phận của người chiến binh, sự sống và chết là vì lòng trung trinh với đất nước, thơ rằng:

“Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường, quân mạc tiếu?
Cổ lai chinh chiến, kỷ nhân hồi”

Hồn Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, nên niềm đau thương của Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bị phá nát bi thảm khi đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa bị đầy đọa, bạc đãi như cảnh ấy người đây luống đoạn trường. Phải chăng Hồn Việt Nam Cộng Hòa trong ký ức ngày xưa một thuở huy hoàng kiêu hãnh? Để rồi sau 1975 đất nước đã chìm sâu trong tình huống lắm bể dâu ô nhục.

Tội ác quẳng thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ra đường

Ngay trước, trong, và sau ngày 30/4/1975, hằng chục ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang điều trị trong Tổng Y Viện và cả hệ thống Quân Y Viện, Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện lòng hận thù tột độ ngang qua hành động vô cùng tàn nhẫn khi ra lệnh quẳng tất cả anh em thương phế binh chúng tôi ra ngoài đường sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Đây là lá thư viết vào cuối tháng 11/2013 của thương binh Phạm Trình Viên đang điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa (Sài Gòn), hiện định cư ở Australia, gởi cho bạn Cường cùng khóa 4/72 Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang, như lời than của Người Thương Binh thua trận, như sau :

Xin trích lá thư viết vào cuối tháng 11/2013 của Thương binh Phạm Trinh Viên từ Sydney (Australia), gởi bạn Cường (ở Mỹ) cùng khóa 4/72 sĩ quan trừ bị Trường Đồng Đế Nha Trang, để thấy sự tàn nhẫn của Đảng cộng sản Việt Nam ngay khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa :

"...Sáng ngày 1/5/1975, từ trên lầu 3 khu tổng quát, tao đã chứng kiến bọn cộng sản Việt Nam chạy vào cổng Tổng Y Viện bằng 2 xe Jeep treo cờ Mặt Trận Giải Phóng, ngừng trước cửa văn phòng của Chỉ huy trưởng Tổng Y Viện Cộng Hòa, dẫn vị Y sĩ Chuẩn tướng (Phạm Hà Thanh. PB Hoa) lên xe Jeep và chở đi mất tiêu. Sau một thông báo bằng loa phát thanh, tất cả các thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi bệnh viện trong thời hạn một ngày… Thế là một quang cảnh hoảng loạn đã xảy ra… Các thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa, bạn nào còn đi được hoặc may mắn còn chút sức tàn, dắt díu các thương binh bạn khập khiễng rời khỏi nơi điều trị… Còn lại, là thương bệnh binh bị thương nặng, cảnh các bạn này rời đi mới chính là cảnh thê thảm nhất mà tao đã nhìn thấy trong suốt cuộc chiến chống cộng sản. Các bạn bò lê bò lết dưới đất, bông băng dính đầy máu mủ, quét trên mặt đất, dính đầy bùn đất, vết thương lở lói, máu mủ vẫn còn rỉ ra ngoài, nhưng tất cả đều cố gắng trong sự tuyệt vọng, cố bò lết từng tấc đất ra cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa… Đến đây, tao thật không dám nghĩ đến cuộc sống của các bạn ấy ra sao, nếu như ra khỏi được Tổng Y Viện, và sống dưới một chế độ đầy thù hận... !".

Nét nhìn này chỉ mới một Quân Y Viện, trong khi trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa có cả một hệ thống Quân Y Viện, cùng với một hệ thống bệnh viện và cơ sở y tế góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, liệu bao nhiêu nước mắt mới dựng lại được "chân dung Thương Bệnh Binh & Bệnh Nhân Dân Sự" trong những ngày bất hạnh trên quê hương Việt Nam, trước kẻ chiến thắng mà nhà văn nữ cộng sản Việt Nam Dương Thu Hương gọi là "chế độ man rợ đã thắng chế độ văn minh! Đây là sự hàm hồ của lịch sử!".

GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1975

Dựa theo những nhận định của Giáo Sư Tiến Sĩ Stephen Young, một người từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì trong một buổi họp bí mật , Henry Kissinger, Cố vấn phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miền Nam VN. Hậu quả là đã tạo ưu thế quân sự cho Hà Nội cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện kể từ ngày ký hiệp định Paris 27/1/1073 để rồi cắt đứt hoàn toàn vào năm 1975 đưa đến thảm nạn 30/4 năm đó.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, ngày 02 tháng 05, 1975 Peter Kahn chủ bút Wall Street Journal, ông được giải báo chí Pulitzer, đã viết bài truy điệu Nam Việt Nam đăng trên báo này như sau: “Quả thật sau cùng, quân lực VNCH đã rã ngũ vì tuân theo lệnh của tổng tư lệnh quân đội lúc đó, là tổng thống Dương Văn Minh. Nhưng đó không phải là một quân lực hèn nhát hoặc vô dụng, vì có một vài phần tử quan quyền đào ngũ chạy theo Mỹ. Sự thật, QDVNCH rất vững mạnh và chiến đấu dũng cảm khắp các mặt trận, đăc biệt là từ mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định và An Lộc. Đó là một quân đội xứng đáng được biết ơn, ca tụng vì đã giữ được từng mảnh đất quê hương trước cuộc xâm lăng của cộng sản quốc tế, trong nhiều năm qua. Và cuối cùng vào những tuần lễ chót của tháng tư, khi người Mỹ đã chấp nhận đầu hàng giặc, thì người Lính VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu khắp nơi, và mặt trận Xuân Lộc đã trở thành mồ chôn tập thể của những kẻ xâm lăng, bạo tàn.”

Về chính sách Hoa Kỳ, chính quyền Nixon đã cho thấy rõ qua chủ trương của Nixon và Kissinger. Qua chính sách “Việt-Nam-Hóa Chiến Tranh” (Vietnamization of the War), Mỹ hứa tiếp tục viện trợ, đồng thời chuyển giao căn cứ quân sự và chiến cụ cho QLVNCH từ 1969 song song với việc rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, để cho Hoa Kỳ khỏi bị mang tiếng là bỏ rơi đồng minh VNCH.

Moshe Dayan đã nhận xét người Mỹ sẽ thất bại tại Việt Nam do các sai lầm chiến lược và sự kiêu ngạo, ông tiên đoán: "Muốn thắng cộng sản phải thua cộng sản trước!". (Trích lời tướng độc nhãn Moshé Dayan). Trung tướng Moshe Dayan (gốc Do Thái) là Bộ trưởng quốc phòng, là cựu tổng tư lệnh các lực lượng phòng vệ Israel và là người được xem là biểu tượng sức mạnh chiến đấu của dân tộc Do Thái. Dayan đã nhận lời mời từ phía Hoa Kỳ đến Việt Nam để giúp đồng minh VNCH trong cuộc chiến chống lại cộng sản tại Miền Nam Việt Nam. Sau 3 ngày thị sát chiến trường Việt Nam (25/5-27/5/1966) vị tướng độc nhãn đã nhận định trong một bản báo cáo:"Chiến trường Trung Đông có qui ước rõ địch và ta đối diện nhau và trận địa thẳng tắp, còn chiến trường Việt Nam địa thế sông ngòi chằng chịt, núi non hiểm trở, lại còn người dân vùng nông thôn miền Nam Việt Nam chứa chấp quân địch Cộng Sản nằm vùng. Các anh không bao giờ thắng nổi Việt Cộng, mà chỉ có một cách duy nhứt là các anh rút ra khỏi Việt Nam để cho người dân họ nếm mùi Cộng Sản một thời gian, sau đó các anh trở lại khỏi cần đánh cũng thắng!"Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước.”

GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975: SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM

Theo tài liệu trong hồi ký “Những Người Tù Cuối Cùng” của tác giả Phạm Gia Đại về ngày Sài Gòn sụp đổ (The Fall of Saigon), sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, Dương Văn Minh, người được đưa lên thay thế ông Trần Văn Hương trong chức vụ Tổng Thống lâm thời đã tuyên bố đầu hàng và ra lệnh cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thành phố Sài Gòn sau đó đã bị đổi tên. Tại hải ngoại, cộng đồng người Việt chống Cộng gọi đó là Ngày Quốc Hận - Tháng Tư Đen.

Chiến dịch Gió lốc di tản bằng trực thăng tất cả các người Mỹ cùng hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam ra khỏi Sài Gòn là chiến dịch di tản lớn nhất trong lịch sử. Tưởng cũng xin nhắc lại nguyên nhân chính của sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã diễn tiến như thế nào? Một lý do quan trọng mà chúng ta cần hiểu rõ là sự viện trợ về quân sự của Hoa Kỳ rất cần thiết cho Việt Nam Cộng Hòa để chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt mà đứng đàng sau lưng là cả khối Cộng Sản gồm Liên Xô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, và Cu Ba. Chính sự cắt giảm viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và chính sách Việt Nam hóa chiến tranh nhằm có lý do biệc bạch cho sự rút 500.000 quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam đã đưa đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Sự viện trợ quân sự của Hoa Kỳ từ 1 tỷ US$ đã giảm xuống 700 triệu, rồi 300 triệu và đến đầu năm 1975 thì cắt toàn bộ viện trợ. Tuy nhiên quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn can cường chiến đấu, không lùi bước, và không đầu hàng quân địch.

Ngày 30 tháng 4, 1975 sau khi Tổng Thống lâm thời Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng và 3 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc Tòa Đại Sứ, quân Bắc Việt bắt đầu được lệnh tiến vào thành phố Sài Gòn. Về số phận của người tỵ nạn, khởi đầu họ được tiếp nhận tại căn cứ Subic và Clark ở Phi Luật Tân, kế tới là đảo Guam. Tại nội địa Hoa Kỳ, 4 trại tiếp cư được tạo dựng cấp tốc tại căn cứ Subic và Clark để chuẩn bị đón người tỵ nạn từ miền Nam Việt Nam. Đó là Camp Pendleton, California (April 29); Fort Chaffee, Arkansas (May 2); Eglin Air Force Base, Florida (May 4); và Fort Indiantown Gap, Pennsylvania (May 28). Quốc Hội lần thứ 94 của Hoa Kỳ chấp thuận Đạo Luật Indochina Migration and Refugee Assistance Act vào ngày 23 tháng 5 năm 1975, chấp thuận cho 130,000 người ty nạn Việt Nam đầu tiên được vào Mỹ và trở thành thường trú nhân.

GIAI ĐOẠN 1975-1976: SAU CUỘC CHIẾN TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM

Nhìn lại cuộc chiến Quốc Cộng, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã can trường dù chiến bại do yếu tố Đồng Minh thay đổi chính sách quân sự và chánh trị vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ. Sau biến cố ngày 30 tháng 04, 1975 kẻ chiến thắng vào miền Nam Việt Nam thu góp tài sản của dân chúng, sự lừa đảo và uy hiếp đã đưa hàng trăm ngàn quân dân cán chính của miền Nam vào trại tù, những thương binh bị hất hủi và đuổi ra khỏi bệnh viện, những nghĩa trang quân đội bị phong tỏa. Phải chăng đó là kế sách tiêu diệt và trả thù của kẻ thắng trận?

Ngay trước, trong, và sau ngày 30 tháng 04, 1975, hằng chục ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang điều trị trong Tổng Y Viện và hệ thống Quân Y Viện. Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện lòng hận thù tột độ qua hành động vô cùng tàn nhẫn khi ra lệnh đuổi tất cả các thương phế binh VNCH ra ngoài đường.

CHIẾN DỊCH PHÁ HỦY NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

Ngay sau ngày 30 tháng 04, 1975, hơn 16.000 ngôi mộ của các anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (Năm 1965, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được thành lập, trên diện tích 125 mẫu tây.), bị Đảng cộng sản Việt Nam "biệt giam" một cách nghiêm ngặt, không cho phép nhang khói, thăm viếng. Một hàng rào kẽm gai bao bọc, với tấm bảng "khu quân sự, cấm lai vãng, cấm chụp hình". Ngày 27/11/2006, Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 1568/QĐ bàn giao khu đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, (Nghĩa Địa Bình An) cho tỉnh Bình Dương.

THÀNH LẬP TRẠI TÙ CẢI TẠO


Các trại “cải tạo” của Hồ Chí Minh tại miền Bắc được rập theo đúng khuôn mẫu các trại “lao cải” (laogai hay laojiao) của Mao Trạch Đông... Theo lệnh của Hồ Chí Minh, quốc hội cộng sản đã “ban hành” một Nghị Quyết về “học tập cải tạo” mang số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961. Căn cứ vào nghị quyết này, hội đồng chính phủ đã ra Thông Tư (General Circular) số 121-CP ngày 8-9-1961 để áp dụng trong toàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Dựa theo tài liệu Wikipedia, chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu trên đã được áp dụng tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954 với tội phạm, tù binh, và tù nhân, bị kết án chống đối nhà cầm quyền, một lần nữa được áp dụng tại miền nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 04, 1975. Nhóm chữ "học tập cải tạo" chỉ là một sự trá hình của chương trình tập trung để cải tạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với những người phục vụ trong quân đội và trong ngành hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hệ thống trại tập trung này cũng là sự rập lại của trại cải tạo lao động mà Liên Xô đã sử dụng.

Tháng 6, 1975, Đảng cộng sản Việt Nam ra thông cáo bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi học tập cải tạo. Hơn 1,000,000 người thuộc diện trên phải ra trình diện. Riêng Sài Gòn có 443,360 người gồm nhiều cấp bậc khác nhau. Sau một năm giam giữ trong các trại tập trung trên phần lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ, Đảng cộng sản Việt Nam chuyển phần lớn ra các trại mới lập tại các khu rừng già vùng Tây Bắc và phía Bắc Hà Nội, do Bộ Quốc phòng cộng sản Việt Nam giam giữ. Trại giam AH 2 và AH 3 thuộc Đoàn 776, tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn dành cho "tù chính trị" được sử dụng để ám chỉ quân đội, nhân dân, cán bộ, viên chức hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ trong các trại tập trung mà cộng sản Việt Nam gọi là trại cải tạo. Riêng Đoàn 776 trú đóng tại Yên Bái, quản trị 82 trại đánh số từ AH1 đến AH82 rải rác trong các tỉnh chung quanh. Trên toàn quốc, theo lời kể của tù chính trị, ít nhất cũng hơn 200 trại tập trung từ Mũi Cà Mau cực Nam đến trại Cổng Trời cực Bắc Việt Nam. Những trại tập trung này chưa nói đến con số những trại tù do Công an cai quản. Những nạn nhân bị chi phối bởi cái nghị quyết trên gồm những thành phần sau đây:

· Tất cả những gián điệp, những biệt động, những quân nhân và viên chức hành chánh.
· Tất cả những nhân vật nòng cốt của các tổ chức và đảng phái đối lập.
· Tất cả những thành phần ngoan cố thuộc giai cấp bóc lột và những kẻ chống phá cách mạng.
· Tất cả những kẻ chống phá cách mạng đã bị tù và hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.

Bốn thành phần trên cộng sản gọi là “những thành phần ngoan cố, chống phá cách mạng.” (obstinate counter-revolutionary elements). Thời gian “cải tạo” được ấn định là 3 năm, nhưng sau 3 năm mà chưa “tiến bộ” thì “cải tạo” thêm 3 năm nữa và cứ như thế tiếp tục tăng thêm 3 năm nữa… cho đến khi nào “học tập tốt, cải tạo tốt” thì về, thực tế là vô thời hạn. Không ai biết được số nạn nhân bị đưa đi “cải tạo” là bao nhiêu; nhưng có thể ước tính là nhiều triệu người, căn cứ vào con số nạn nhân chết trong các “trại cải tạo” là 850,000 người do Tổ Chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản đưa ra. (The Victims of Communism Memorial Foundation).

CHIẾN DỊCH NHÂN ĐẠO-HUMANITARIAN OPERATION (HO)

Trong lá thư ngày 10/6/1997 bằng Anh ngữ của cựu Đại tướng John W. Vessey, gởi anh Hội trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. Lá thư được dịch sang Việt ngữ bởi Bà Nguyễn T. Ngọc Châu. Xin trích 3 đoạn quan trong trong lá thư:

1. "...Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà tôi được Tổng thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là "trại cải tạo". Tôi cũng được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Hoa Kỳ".

2. "Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, chúng tôi không hy vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều mang danh "chiến dịch nhân đạo" -Humanitarian Operations- gọi tắt Anh ngữ là H.O. Do vậy mà danh từ H.O. được Cộng đồng Việt - Mỹ sử dụng, để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ.

3. "Riêng với tôi, H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hi sinh. Tất cả những ai được gọi là H.O. đều là những anh hùng thực sự trong thời đại chúng ta".

Trong khi ấy, Đảng cộng sản Việt Nam huênh hoang rằng: "Với chính sách khoan hồng nhân đạo, lãnh đạo nhà nước trả tự do cho ngụy quân ngụy quyền về với gia đình, sau khi họ học tập cải tạo tốt". (trích trong Wikipedia). Nhưng trên thực tế thì Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng tù chính trị để trao đổi với chánh phủ Hoa Kỳ, với hy vọng là được thiết lập bang giao và được Hoa Kỳ giúp đỡ nền kinh tế Việt Nam đang suy sụp. Bởi trại tù cải tạo của Việt Nam chính là sự rập khuôn hệ thống trại tập trung của Liên Xô -cộng sản quốc tế, nên họ không cần có ngành tư pháp trong hệ thống công quyền. Đến tháng 4/1992, hơn trăm người tù cuối cùng mới ra khỏi trại tập trung.

CHÍNH SÁCH ĐÌNH CHỈ SINH HOẠT VĂN HÓA: ĐỐT SÁCH, GIAM CÁC GIỚI NGHỆ SĨ, VĂN THI SĨ, KIỂM DUYỆT TÁC PHẨM, CẤM XUẤT BẢN SÁCH, ĐÓNG CỬA CÁC NHÀ XUẤT BẢN SÁCH-1976-1982

Dựa theo tài liệu Wikipedia, sau khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động văn hóa, gồm: Rạp hát, rạp chiếu phim, nhà xuất bản, nhà in, và báo chí phải ngưng hoạt động và chờ lệnh. Với mục đích tiêu hủy văn hóa phẩm truyền thống, các tác phẩm của 800 tác giả như Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan, v.v. bị cấm lưu hành. Các tác phẩm có nội dung chống cộng sản đều bị loại bỏ. Theo lệnh của Đảng cộng sản Việt Nam, tất cả phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều là tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam, quảng bá đường lối và chính sách của đảng.

Ngày 20 tháng 08, 1975, Bộ Thông tin và Văn hóa ra thông tri 218/CT75, ra lệnh cấm lưu hành các loại sách phản động. Tháng 09, 1975, qui định danh mục sách bị cấm lưu hành, buộc các nhà bán sách báo và các nhà xuất bản thời chế độ cũ phải đem đốt tất cả. Tháng 05, 1977, Ban quân quản Sài Gòn ra thông tri 1230/STTVH/XB, bắt dân chúng phải tiêu hủy hoặc mang nộp toàn bộ các ấn phẩm văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Công an mở chiến dịch càn quét truy lùng sách báo cũ, chặn bắt người mua bán, vào nhà dân lục soát tịch thu bất cứ lúc nào họ muốn. Tháng 06, 1981, trong cuộc truy lùng càn quét của Công an, đã tịch thu khoảng 3,000,000 (3 triệu) ấn phẩm sách và báo. Riêng tại Sài Gòn, tịch thu được 60 tấn sách vở các loại (theo tường trình của tạp chí cộng sản.). Tất cả có năm chiến dịch ở Miền Nam vào cuối 1975, đầu 1976, giữa 1977, giữa 1981, và giữa 1985. Ai lưu trữ ấn phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa đều bị truy tố dưới điều luật 82. Năm 1978, Giám đốc Thư Viện tỉnh ra lệnh tiêu hủy và đốt sách ở Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm ở Phan Rang hàng trăm tấn sách. Các văn nghệ sĩ Miền Nam cũng bị bắt, tính đến năm 1980, đã có 200 nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, trước năm 1975 đã bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo. Lệnh của Bộ Văn hóa và Thông tin cộng sản Việt Nam buộc mọi người phải tiêu hủy toàn bộ văn hoá phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa mà họ gọi là văn hóa phẩm đồi trụy và phản động. Họ mở chiến dịch truy lùng bắt giữ những ai tàng trữ, buôn bán, bắt giữ, và truy tố ra "tòa án nhân dân". Chính sách này giống chính sách của vua Tần Thỉ Hoàng thời Trung Hoa phong kiến, và thời Mao Trạch Đông cộng sản trong Cách Mạng Văn Hóa.

Sách giáo khoa lại càng bị siết chặt hơn. Trong chiến tranh chống Trung Quốc hồi tháng 2/1979, theo Giáo sư sử học Vũ Dương Ninh, người phụ trách bên soạn sách giáo khoa sử học lớp 12, đã thu gọn trong 4 trang, cũng bị cắt bỏ chỉ còn vỏn vẹn 11 dòng. Còn tình trạng mất một số Đảo và Đá Ngầm trên Biển Đông, cho đến năm 2016 cũng không có một trang nào, thậm chí không có một dòng nào trong sách giáo khoa về môn sử. Theo blogger Phạm Viết Đào, giới sử học chỉ được viết môn sử trong bản thảo sách giáo khoa, còn xuất bản như thế nào là quyền của Ban Tuyên giáo trung ương và nhà xuất bản.

CHÍNH SÁCH ĐỔI TIỀN 1975-1978-1985

Chính sách đổi tiền lần thứ nhất: 1975-1978

Sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30 tháng 04, 1975, Đảng cộng sản Việt Nam ngụy trang bộ máy cầm quyền dưới tên gọi Chánh phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Lúc ấy, tổng số tiền giấy lưu hành là 615 tỷ đồng, và tồn trữ trong Ngân Hàng Quốc gia hơn 1,000 tỷ đồng. Trong khi toàn bộ các ngân hàng bị niêm phong ngay chiều 30 tháng 04, 1975. Và ngày 01 tháng 05, 1975- cộng sản ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng. Ngày 6 tháng 6, 1975, chính quyền cộng sản thành lập ngân hàng Quốc Gia Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, và thông qua danh nghĩa này để thừa kế vai trò hội viên của Ngân Hàng Quốc gia thời Việt Nam Cộng Hòa trong các tổ chức tài chánh quốc tế.

Ngày 22 tháng 09, 1975, tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa đang lưu hành với mệnh giá từ 50 đồng trở lên bị cấm lưu hành, và đổi sang tiền mới. Thời gian đổi tiền mới, từ 11 giờ sáng đến cuối 10 giờ tối ngày 22 tháng 09, 1975, chỉ có trong 12 tiếng đồng hồ. Có hai loại hối suất:

· Từ Đà Nẵng vào cực Nam, thì 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 1 đồng tiền mới.
· Từ Huế ra cực Bắc, thì 1.000 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 3 đồng tiền mới.

Căn bản: Mỗi gia đình, cứ 100,000 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi được 200 đồng tiền mới. Nếu là tiểu thương, cứ 200,000 đồng tiền cũ đổi được 400 đồng tiền mới. Và nếu hảng xưỡng, cứ 500,000 đồng tiền cũ, đổi được 1,000 đồng tiền mới. Trong số tiền đem đến đổi tiền mới theo căn bản nói trên, nếu số tiền còn lại tối đa là 100,000 đồng tiền cũ của mỗi gia đình, và tối đa là 1,000,000 đồng tiền cũ đối với mỗi hảng xưỡng, bắt buộc ký thác vào ngân hàng. Nhưng sau khi nhận tiền ký gởi số tiền còn lại thì ngân hàng đóng cửa. Đầu năm 1976, ngân hàng mở cửa lại, nhưng mỗi tháng gia đình chỉ được rút tối đa là 30 đồng tiền mới, nhưng phải làm đơn gởi cho nhà cầm quyền địa phương và chờ cứu xét. Nhưng, đến cuối năm 1976, gia đình cũng như hãng xưởng, dù còn bao nhiêu tiền trong ngân hàng đều vuột khỏi nắm tay, vì tất cả thuộc tài sản của Đảng cộng sản Việt Nam. Về tỷ giá hối đoái với đồng mỹ kim lúc ấy: 1,51 đồng tiền mới, đổi được 1 mỹ kim.

1- Chính sách đổi tiền lần thứ hai: 1978-1985

Ngày 03 tháng 05, 1978, lệnh đổi tiền trên toàn cõi Việt Nam, theo căn bản:

1 đồng tiền cũ miền Bắc đổi được 1 đồng tiền mới. 1 đồng tiền mới năm 1975 của miền Nam đổi được 0.80 đồng tiền mới cả nước.

Tiêu chuẩn số tiền tối đa được đổi tiền như sau: Thành phố: 100 Đồng cho gia đình 1 người. 200 đồng cho mỗi gia đình 2 người. Gia đình 3 người, thì người thứ 3 trở lên, mỗi người được 50 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 500 đồng, bất kể số người là bao nhiêu. Miền quê: 100 đồng cho gia đình 2 người. Gia đình trên 2 người, thì mỗi người từ người thứ 3 trở lên được đổi 30 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 300 đồng, bất kể số người là bao nhiêu.

Số tiền được đổi, nếu trên mức tối đa phải khai báo và bắt buộc gởi ngân hàng, khi cần sử dụng phải xin phép nếu có lý do chính đáng. Một điều kiện bắt buộc, người dân phải chứng minh số tiền trên mức tối đa là do đâu mà có.

2- Chính sách đổi tiền lần thứ ba: 1985-ngày nay

Năm 1985 là chính sách đổi tiền lần thứ 3. Cứ 10 Đồng tiền của năm 1978, đổi được 1 Đồng tiền mới năm 1985.

Tóm lại, qua những lần đổi tiền, nhà nước cộng sản đã nhân danh nhà cầm quyền mà cướp một khoản tiền của người dân Việt Nam Cộng Hòa cũ khi bắt buộc gởi vào ngân hàng và chỉ cho rút tiền rất giới hạn với có lý do gọi là "chính đáng" trong đơn xin, và một năm sau tổng số tiền của đồng bào còn lại trong ngân hàng đều biến mất. Phải chăng đó là bản chất của sự cướp đoạt tài sản của dân chúng. Chính sách đổi tiền nhằm vào mục đích phá giá đồng bạc Việt Nam, đến ngày 11/2/2011, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá mới là: 21,693 đồng Việt Nam, đổi được 1 Mỹ kim. Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa đồng bạc Việt Nam với đồng mỹ kim Hoa Kỳ sẽ là:

· Năm 1975: Sau khi đổi tiền thì 1.53 Đồng Việt Nam, bằng 1 Mỹ kim.

· Năm 1985: Đồng bạc Việt Nam tự phá giá: 10 D0ồng của năm 1975, đổi được 1 Đồng của năm 1985, tức đồng bạc 1975 mất giá đến 10 lần.

CHÍNH SÁCH TỊCH THU TÀI SẢN CỦA DÂN

Ngày 04 tháng 09, 1977, Quyết Định số 111/CP do Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Hùng ký. Ngày 16/2/1976, Đỗ Mười (về sau là Tổng bí thư) là Trưởng ban Cải Tạo trung ương, trực tiếp chỉ huy chiến dịch dánh tư sản mại bản trong cả 3 đợt.

· Đợt 1: Từ 1975-1976, tịch thu nhà cửa đất đai tài sản của người Việt Nam Cộng Hòa cũ, trong đó có người Việt gốc Hoa, nhưng giấu kín đến ngày 11 tháng 09, 1975 đồng loạt thực hiện tại 17 tỉnh từ Quảng Trị trở xuống đến Cà Mau và thành phố Sài Gòn.

· Đợt 2: Từ 1976-1979, tịch thu toàn bộ tài sản của người Việt gốc Hoa, và bắt buộc phải đến sống tại các nơi gọi là “khu kinh tế mới.”

· Đợt 3: Từ 1979-1984, tịch thu toàn bộ tài sản của các tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ, cơ sở kỹ nghệ nhẹ, và các công ty giao thông đường bộ, đường thủy.

Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn sau khi bị cướp toàn bộ tài sản, còn bị cưỡng bức đi khu kinh tế mới vào khoảng 600,000 người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các thời kỳ trong dòng sử Việt. Chính sách tịch thu tài sản của dân tại miền Nam Việt Nam đã rập theo đường lối cai trị của chính phủ Bắc Việt đã áp dụng cho người dân còn ở lại miền Bắc sau năm 1954. Trong chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” đã có 700,000 nạn nhân và cho tới đầu năm 1960 toàn thể xã hội Miền Bắc đã bị “cào bằng,” không còn giai cấp xã hội (social class). Các giai cấp trí, phú, địa, hào đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ. Không ai có quyền tư hữu và mọi người đều nghèo khổ, đói rách như nhau.) Tổng kết trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ, vào khoảng 950,000 người bị đẩy đến các khu kinh tế mới. Vì thế, Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đến kiệt quệ hoàn toàn. Hơn 14,000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp bị Đảng cộng sản Việt Nam tịch thu, cùng lúc khoảng 270,000 công nhân vừa mất việc vừa trắng tay vì bị đẩy đến các khu kinh tế mới. Sau khi tịch thu nhà cửa Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa khoảng 150,000 cán bộ cùng gia đình của họ từ Hà Nội vào chiếm giữ hằng trăm ngàn ngôi nhà của những người dân bị đầy đi vùng kinh tế mới.

Riêng về tổng số vàng và nữ trang tịch thu từ các nhà tư bản tại Sài Gòn từ tháng 05, 1977 đến tháng 02, 1978, được đảng thừa nhận lên đến 4,000 lượng vàng. Tính chung số vàng và nữ trang tịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ lên đến khoảng 35,000 lạng vàng. Tư sản mại bản ngã quỵ, kinh tế xã hội dẫn đến mức lạm phát lên 80%, cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực. Đảng cộng sản Việt Nam sợ Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc, trong khi người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Hoa. Hành động này làm cho Đảng cộng sản Việt Nam lo lắng đến nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài, vì e ngại Trung Quốc can thiệp dưới danh nghĩa bảo vệ dân của họ. Theo nhận định của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về kinh tế: "Việt Nam đang tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế sau chính sách đánh tư sản Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới năm 1985, tính từ cuối bảng lên trên".

NHỮNG CHUYẾN VƯỢT BIÊN KINH HOÀNG (1975-1995)


Vẫn theo tài liệu Wikipedia, Trong những năm 1978-1979, có khoảng 250,000 người Việt gốc Hoa trở về Trung Hoa qua biên giới phía Bắc mà Trung Quốc gọi đây là vấn đề "nạn kiều". Dưới chế độ cai trị khắc nghiệt, kinh tế khó khăn, người Việt gốc Hoa cùng với người Việt chính thống thời Việt Nam Cộng Hòa cũ, đã vượt biên vượt biển đến quốc gia thứ ba để sinh sống. Công an cộng sản Việt Nam lừa người Việt gốc Hoa để cướp vàng, bằng cách bảo mỗi người phải nộp vàng thì Công an cho lên tàu chở ra biển, chờ tàu buôn ngoại quốc nhận và chuyển tiếp đến nước thứ ba. Chỉ có những chuyến tàu đầu tiên là trót lọt, sau đó là họ được đưa ra biển rồi hôm sau quay vào, viện dẫn là sắp có bão, hoặc nói tàu bị hư, v.v. Không đi được mà vàng đã nộp thì mất trắng. Tuy nhiên, đến tháng 11, 1978, "Bộ Công an trách nhiệm thực hiện lệnh của Đảng cộng sản Việt Nam, cho phép các Sở Công an tổ chức những chuyến vượt biển cho thành phần người Việt gốc Hoa, với 3 lượng vàng mỗi đầu người. Lệnh này có mục đích vừa đẩy thành phần Hoa Kiều ra khỏi Việt Nam. Từ năm 1978 đến năm 1982, Bộ Công an thu được 700,000 lượng vàng". Đây là bản tin chúng tôi ghi nhận được trên internet do một tổ chức chính trị bên Germany phổ biến.

Trong những năm từ 1976-1995 là những chuyến vượt biên kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Hằng triệu người Việt Nam Cộng Hòa cũ tìm mọi phương cách để trốn khỏi quê hương, để tìm đất sống tại các quốc gia tự do. Chính bởi sự hà khắc của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã thúc đẩy người dân trải qua nhựng chuyến vượt biên kinh hoàng, bất kể sự nguy hiểm, cướp bóc và hiếp dâm của hải tặc. Hình ảnh và tin tức tràn lan trên báo chí ngoại quốc, giúp cho thế giới nhìn thấy tình cảnh người Việt Nam đã xuyên rừng vượt biên giới, bỏ xác giữa rừng sâu, vượt biển trên những chiếc tàu thuyền nhỏ và đã để lại những dòng sông đẫm máu và xác người nhấp nhô trên đại dương. Thế giới đã phải kinh hoàng trước sự can đảm tột cùng của người Việt Nam vượt lên sự chết để tìm sự sống dân chủ tự do.

Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 06, 2000 thì từ năm 1975 đến năm 1995, đã có 839,200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400,000 đến 500,000 người đã chết trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! (Sự kiện này nhắc lại khi 868,672 ngưởi từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn trong 300 ngày, từ sau Hiệp định Đình Chiến ngày 20 tháng 07, 1954 có hiệu lực. Lại từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102,861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa để tị nạn đưa đến tổng số là 971,533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 "bầu chọn" Dân Chủ Tự Do.)

NỀN GIÁO DỤC VNCH – NHÂN BẢN, DÂN TỘC VÀ KHAI PHÓNG

Vào năm 1958, một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng.

a. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;

b. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;

c. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.

Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.

Đến năm 1975 thì mọi thứ thay đổi, đất nước thay đổi và chương trình học cũng theo đó mà đổi thay theo chính thế của thời ấy. Theo RFA, đài Á Châu Tự do thì nền giáo dục phía Bắc vĩ tuyến 17 những năm trước 1975 đã có những dấu hiệu thiếu vắng tính nhân bản, tập trung vào tính chiến đấu trong giáo dục. Những bài thơ, những truyện ngắn có nội dung tiêu cực được áp dụng triệt để trong các giáo trình văn học miền Bắc. Từ thơ Tố Hữu, Phùng Quán, nhạc hòa âm của Văn Cao, cho đến truyện ngắn của Nguyên Ngọc và nhiều nhà văn, nhà thơ khác đều bị cấm lưu hành. Các tác phẩm văn học miền Bắc đều lấy tinh thần kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam làm kim chỉ Nam.

Sau 30 tháng 04, 1975, trận gió giáo dục mang tính chiến đấu của miền Bắc đã xô dạt những thư viện giáo dục nhân bản miền Nam. Những quan chức giáo dục bị hạ cấp thấp và bị quản lý. Khi một nền giáo dục không có triết lý, không coi trọng dân chủ và không đề cao nhân cách sẽ đưa đến một xã hội rối loạn và tội lỗi. Một nền giáo dục chỉ lấy vật dục làm kim chỉ Nam và không coi trọng tính nhân bản, tính dân chủ, cộng thêm với sự thiếu thành thật và phiến diện sẽ không bao giờ là một nền giáo dục có khả năng hoàn thiện con người.

50 NĂM NHÌN LẠI-1975-2025

Giai đoạn lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Hòa trong 20 năm (1955-1975) chống làn sóng Cộng Sản quốc tế với đạo quân công cụ là quân đội Bắc Việt, thực hiện sách lược “dùng người Việt giết người Việt,”. Phải chăng vai trò bảo vệ Miền Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa được lương tâm của thế giới thẩm định lại một cách khách quan và công bình sau những oan khiên. Giờ đây, ngọn gió đã đổi chiều, Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đại nghĩa Việt Nam đã hùng dũng phất phới tung bay trên bầu trời, trên nhiều quốc gia và đặc biệt nhất tại Hoa Kỳ, từ Tây sang Ðông, từ Nam lên Bắc.

KẾT LUẬN:

Cám ơn người dân Mỹ, còn chính sách Mỹ,... còn tùy,...



Chính sách triệt tiêu văn hóa miền Nam sau năm 1975 qua chiến dịch đốt sách, cầm tù trí thức, quân nhân, người cầm bút và độc chiếm xuất bản mở đầu chiến dịch hủy diệt ngành xuất bản tư nhân đang phát triển ở miền Nam với kỹ thuật xuất bản hiện đại (Vào năm 1974, ông Lê Bá Kông, Chủ tịch Hội Các Nhà in và Xuất bản thời Việt Nam Cộng hòa cho biết miền Nam có khoảng 180 nhà xuất bản lớn nhỏ. Trong khi đó, miền Bắc chỉ có 21 nhà xuất bản.) là những hành động trả thù quy mô của Chính phủ Bắc Việt, một di chứng đời đời không phai mờ trong lịch sử.

Còn tình trạng giáo dục Bắc Việt & Việt Nam sau ngày 30/4/1975 thì sao?

Về giáo dục ở nông thôn trước năm 1975, trình độ trung bình của thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ 14 đến 25 tuổi là lớp 7.5 theo thông kế của UNESCO. Cũng trong thời điểm nầy, trình độ của lớp tuổi trên ở Đồng bằng sông Hồng là 5.5. Hiện tại, tình trạng đã đảo ngược, trình độ ở ĐBSCL là 5.0 và ĐBSH là 7.0 vào năm 1985.


Phải chăng đây là một chính sách san bằng và triệt hạ miền Nam? Trường học, ngoài việc thiếu thốn phòng ốc, tài liệu học tập ngoài các sách giao khoa từ chương và một chiều hoàn toàn hạn chế tinh thần suy nghĩ độc lập và sáng tạo của học sinh, thậm chí không có nơi cho học sinh tiểu tiện. Học sinh phải nín tiểu, nín tiêu…tạo thành một hiện tượng trường ốc có một không hai trên thế giới.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã trở thành một biến cố quan trọng và đau thương trong lịch sử của dân tộc và đã mang lại nhiều cảm xúc ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau tại hai miền Bắc và Nam Việt Nam: chiến thắng – thất bại, hạnh phúc – đau buồn, vui cười – nước mắt…Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ. Đất nước thống nhất dưới lăng kính của người cộng sản, nhưng người Việt Nam vẫn mang trong mình bao vết thương bi thảm của một cuộc chiến đẫm máu. Một trang sử đen tối nhất của dân tộc Việt để củng cố niềm tin vào một tương lai tươi đẹp hơn mai sau. Trong ấy không còn những chia rẽ, rạn nứt giữa con người hai miền Nam và Bắc, không còn sự chênh lệch giữa giai cấp giàu và nghèo, những bất công, tham nhũng, bạo quyền đối với cuộc sống của người dân. Một xã hội thực sự tự do và dân chủ. Trước khi chết, tổng thống Lincoln đã nói một câu bất hủ:

"Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai bỏ được lịch sử.”

Khánh Lan & Việt Hải, 
California, 30 tháng Tư, 2025










Không có nhận xét nào: