Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đồng Hương: “Ta Ôm Nhau Mắt Lệ Nghẹn Ngào!”, “Quảng Trị Mảnh Đất Tình Người.” Tiệc Hội Ngộ Mừng Tết Ất Tỵ 2025! -Cả miền Nam, người dân ai cũng biết ca khúc: “Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu!…” Đó là tỉnh địa đầu giới tuyến, Quảng Trị quê hương thân yêu. Trên 20 năm, trước 1975, Quảng Trị là vùng đất chịu ảnh hưởng chiến tranh nặng nặng nề nhất, được xem như là vùng đối đầu giới tuyến với Bắc Việt, có nhiều trận chiến ác liệt, lớn nhất, đã xảy ra tại nơi này, như Khe Sanh, Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị…
<!?
“Ngày xưa, Quảng Trị chỉ là một tỉnh nhỏ bé nghèo nàn, đất đai cằn cỗi chịu nhiều thiệt thòi về khí hậu địa dư, cũng như sự tàn phá khốc liệt của bom đạn chiến tranh. Nhiều địa danh ở đó đã vào lịch sử Việt Nam, như Dinh Ái Tử, Thánh Địa La Vang, Cổ Thành Quảng Trị… Vì điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nên người Quảng Trị, lại có tình người đậm đà, hơn những vùng đất khác. Phải “sống chết có nhau!” thì mới mong tồn tại! vì thế, cũng tại mảnh đất này, cho ra đời, rất nhiều nhân tài phục vụ cho quốc gia dân tộc…
Nhà thơ Hoàng Gia Đô có viết: “Quảng Trị quê hương quá tuyệt vời/ Vang danh mảnh đất của tình người/ Gánh bao oan nghiệt thời chia cắt/ Chịu lắm tang thương cuộc đổi đời/ Tối lửa tắt đèn tình ấm lạnh/ Chén cơm manh áo nghĩa đầy vơi/ Qua bao thế hệ dòng nhân kiệt/ Giữ nếp nhân văn mãi sáng ngời.”
Nổi danh là “Quảng Trị mảnh đất tình người!” giữ vững truyền thống hằng năm, năm nay, Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Trị Bắc Cali, sẽ tổ chức Tiệc Hội Ngộ Mừng Tết Ất Tỵ vào:
Lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật tuần này! ngày 2 tháng 3 năm 2025
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122
Vùng đất Quảng Trị thời tiết rất khắc nghiệt và phải chịu nhiều trận bom đạn của chiến tranh. Vì thế, trong thời chiến, phần nhiều cuộc sống của đồng bào tại đây rất chật vật và nghèo khó. Tuy vậy, người dân Quảng Trị rất hãnh diện có những danh tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, cựu tư lệnh Quân Đoàn I; Trung Tướng Lữ Lan, cựu tư lệnh Quân Đoàn II; ông Lê Bá Khiếu, cựu đại tá tỉnh trưởng Quảng Ngãi, … và còn nhiều người khác.
Về thành phần văn nghệ sĩ, Quảng Trị cũng là nơi sinh ra của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, cố ca nhạc sĩ Duy Khánh, danh ca Như Quỳnh; và nữ xướng ngôn viên Leyna Nguyễn của đài truyền hình Mỹ KCAL 9, và nhiều người khác nữa.
Chính vì vùng đất đậm đà tình người như thế, nên không thể bỏ qua Buổi Hội Ngộ Mừng Xuân kỳ thú này nhé! Xin được nhắc lại:
Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Trị Bắc Cali, sẽ tổ chức Tiệc Hội Ngộ Mừng Tết Ất Tỵ vào:
Lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật tuần này! ngày 2 tháng 3 năm 2025
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, Can Jose, Ca 95122
Trân Trọng Kính Mời.
Du Lịch Quảng Trị Quê Tôi
-Quảng Trị thuộc dải đất miền Trung đất nước và là nơi sở hữu những điểm tham quan rất đáng để đến khám phá, mà không phải ai cũng biết đến. Nơi đây có cảnh quan yên bình với những con người chân chất, mộc mạc cùng những ký ức lịch sử vẫn còn in dấu. Đến Quảng Trị, bạn sẽ không chỉ được nghỉ ngơi và tham quan mà hơn hết, bạn sẽ học và hiểu ra rất nhiều điều, được đong đầy trải nghiệm cuộc sống quý giá, mà không phải điểm đến nào cũng mang lại cho bạn.
Những địa điểm du lịch Quảng Trị đáng để đi không phải ai cũng biết
Làng cổ Bích La
Làng cổ Bích La với 500 tuổi thuộc xã Triệu Đông, huyện Triệu La nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây là quê hương của rất nhiều nhân tài của nước ta từ thời xưa tới nay. Đến thăm làng cổ Bích La, bạn sẽ được khám phá những câu chuyện thú vị, những điều mà chưa bao giờ bạn tìm thấy ở các tài liệu trong sách hay các trang báo. Ngoài ra, lễ hội đình Bích La được tổ chức vào đêm mồng 2, rạng sáng ngày mồng 3 Tết cũng là một hoạt động văn hóa rất đáng để bạn khám phá.
Vẻ đẹp huyền ảo của làng cổ Bích La vào mùa lễ hội
Chợ phiên Cam Lộ
Chợ phiên Cam Lộ nằm ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, sát bên bờ sông Hiếu. Đây là khu chợ có tuổi đời 5 thế kỷ và từ thế kỷ 16 thì nơi đây đã trở thành một trong những trung tâm giao thương sầm uất nhất khu vực Bắc Trung. Chợ chỉ họp 6 phiên một tháng, vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28 Âm lịch. Tuy nhiên, những phiên chợ Tết thì không khí tấp nập, nhộn nhịp, sầm uất hơn rất nhiều.
Chợ phiên Cam Lộ sầm uất
Chợ bán những mặt hàng rất phong phú như vàng, bạc đến mắm, muối, dưa, cà…Đặc biệt, dù chỉ là một khu chợ phiên miền quê nhưng các gian hàng được trưng bày rất đẹp và riêng biệt hàng Cau, hàng Trầu, hàng Nếp…Đến với khu chợ phiên này, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh sôi động mua bán của một phiên chợ quê đồng thời được nghe những người bán hàng hát vè hay đối đáp rất thú vị và đây là địa điểm du lịch Quảng Trị được trải nghiệm phiên chợ bình dị của người Việt.
Khung cảnh một góc chợ phiên ngày Tết
Bãi biển Cửa Tùng
Biển Cửa Tùng thuộc địa phận xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Bạn phải xuất phát từ thành phố Đông Hà, đi theo quốc lộ 1A rồi theo tỉnh lộ 70 để tới xã Vĩnh Quang là sẽ được người dân nơi đây chỉ cho đường đến Cửa Tùng.
Biển Cửa Tùng bình yên
Một điểm du lịch Quảng Trị đến thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, tắm biển vào mùa hè bởi làn nước trong xanh, cát trắng phau và mịn. Ngoài tắm biển, bạn còn có thể thưởng thức rong biển tuyệt ngon, đặc biệt nếu đi vào tháng 10, dẫu nước không được trong lắm vì có nhiều rong biển, tuy nhiên, rong biển mùa này là món ăn mà bạn buộc phải thưởng thức khi ghé thăm Cửa Tùng.
Cửa Tùng đẹp không thua kém các bãi biển nổi tiếng khác
Đảo Cồn Cỏ
Từ Cửa Tùng, bạn đi về phía Tây sẽ thấy một hòn đảo xinh đẹp hiện lên giữa biển Vĩnh Linh, đó chính là đảo Cồn Cỏ. Hòn đảo này nằm ở độ cao từ 5-30m so với mực nước biển và chỉ cách đất liền chưa đến 30km.
Khung cảnh thơ mộng của Cồn Cỏ
Ngày nay, Cồn Cỏ đã được nâng cấp rất nhiều để thu hút số lượng lớn hơn khách đến tham quan điểm du lịch ở Quảng Trị bằng các dịch vụ du lịch hấp dẫn hay mở ra các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn cho du khách tiếp cận. Đến thăm Cồn Cỏ, bạn sẽ thực sự được đắm mình trong không gian yên bình, hoang sơ của thiên nhiên.
Cồn Cỏ tinh khôi và bình yên
Thành cổ Quảng Trị
Nằm ở phường 2, thị xã Quảng Trị và cách Quốc lộ 1A 2km về phía Đông là khu vực thành cổ Quảng Trị. Thành cổ này có chu vi gần 2km, chiều cao khoảng 4m và đã từng phải hứng chịu tàn phá nặng nề của khối bom đạn khổng lồ trong chiến tranh.
Một cổng của thành cổ
Thánh địa La Vang
Thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị, thánh địa La Vang là trung tâm Thánh mẫu của giáo hội Công giáo Việt Nam. Cái tên La Vang bắt nguồn từ một câu chuyện rất thú vị, đó chính là việc đạo Công giáo bị chống lại dưới thời vua Cảnh thịnh, nhà Tây Sơn nên dân Công giáo ở Quảng Trị đã di dời lên đây để tránh bị trừng phạt, do đặc điểm hẻo lánh của vùng đất này mà người dân giao tiếp với nhau bằng việc “la lớn” lên và tiếng la ấy luôn vang ra xa.
Thánh địa La Vang
Ngày nay, đây là nơi mà người Công giáo trên khắp đất nước ta đều hành hương về vào mỗi dịp quan trọng.
Nơi hành hương của rất nhiều người dân Công giáo
Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải
Sông Bến Hải bắt nguồn dòng chảy từ dãy Trường Sơn đến biển Cửa Tùng khoảng 100km. Đây là con sông tiêu biểu nhất gắn liền với mảnh đất Quảng Trị như nhắc đến Huế, người ta nghĩ đến sông Hương, nhắc đến Nghệ An người ta nghĩ về sông Lam vậy.
Cầu Hiền Lương là cây cầu bắc qua sông Bến Hải chia con sông này làm đôi. Cây cầu này được xây dựng cho người đi bộ vào năm 1928. Đây là địa điểm quan trọng trong lịch sử Hiệp định Geneve 1954 đã chọn sông Bến Hải và cầu Hiền Lương làm giới tuyến quân sự tạm thời và cho đến mùa Xuân năm 1954 thì giới tuyến này mới chính thức được phá bỏ. Do đó, đây là một nơi đóng vai trò cột mốc quan trọng in dấu những năm tháng chia cắt bắc CS, Nam VNCH
Cầu Hiền Lương trong những năm tháng chiến tranh
Khe Sanh
Nằm trên Quốc lộ 9, thuộc huyện Hướng Hóa, cách Đông Hà 63km về phía Tây chính là Khe Sanh, một địa điểm được nhắc tên nhiều vô cùng trong các bài học lịch sử. Khe Sanh là căn cứ quân sự được xây dựng bởi quân đội Mỹ phối hợp với Việt Nam Cộng hòa xây dựng nên năm 1965-1966.
Khe Sanh ngày nay là nơi trưng bày các chiến tích chiến tranh ác liệt trong quá khứ
Tại Khe Sanh, những trận đánh lớn năm 1968 và 1971.
Bức ảnh tư liệu ghi lại cuộc chiến ác liệt diễn ra ở Khe Xanh
Cửa khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa, là một cửa khẩu quan trọng của Việt Nam – Lào. Đây là một trong những khu kinh tế – thương mại đặc biệt quan trọng của hai nước và cũng là một trong những khu vực được cho là sầm uất nhất Quảng Trị. Đến đây, bạn có thể sang thăm nước bạn Lào một cách dễ dàng, hơn nữa, bạn cũng có thể thoải mái mua sắm các mặt hàng có xuất xứ từ Thái Lan với giá cả vô cùng phải chăng mà chất lượng vô cùng đảm bảo.
Điểm hấp dẫn khác nữa chính là từ cửa khẩu này, bạn có thể đi sang tỉnh Savanakhet của nước bạn Lào dễ dàng. Đây là cơ hội để bạn khám phá khung cảnh xinh đẹp của những ngôi chùa ở Savanakhet mà không phải lo lắng quá nhiều về các thủ tục hay chi phí.
Cửa khẩu này giúp du khách dễ dàng sang thăm tỉnh Savanakhet của nước bạn Lào
Sông Đakrông
Sông Đakrông bắt đầu dòng chảy từ dãy Trường Sơn rồi hợp với sông Rào Quán chảy dọc theo Đường 9 sau đó xuôi về Ba Lòng và cuối cùng là đổ ra Cửa Việt. Đến đây, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non bạt ngàn, kỳ vĩ và được nghe những câu chuyện về cô gái Đakrông do người dân sinh sống quanh đây kể lại.
Sông Đakrông
Cầu treo Đakrông
Cầu treo Đakrông được sự xây dựng để trở thành một địa điểm trung tâm của khu thắng cảnh Đakrông. Cây cầu khá quy mô này nhìn từ xa tạo nên điểm nhấn cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây, nhiều người đã gọi chiếc cầu treo Đakrông này là “nét chấm phá nổi bật của một bức tranh toàn bích”.
Cây cầu treo nằm trên sông Đakrông
Núi Talung, núi Klu
Nằm hai bên đường 9 và đường 14, hai dãy núi Ta lung, Klu đứng sừng sững tạo nên một khung cảnh khá hùng vĩ. Hai dãy núi này sở hữu những thảm rừng giá rất quý hiếm trên đất nước ta hiện nay. Những cây rừng ở đây đa dạng, phong phú về chủng loại, kích thước, tuy nhiên, đa phần là những cây có đường kính 0,5 – 0,7m. Du khách đến đây vì thế sẽ có cơ hội được du lịch sinh thái với một một loại rừng còn tồn tại rất ít trên đất nước ta và tìm hiểu về những huyền thoại lịch sử liên quan đến địa điểm này còn lưu lại.
Hai ngọn núi nằm ngay hai bên cầu treo Đakrông
Bản dân tộc Vân Kiều
Cách cầu treo không quá 1km là bản dân tộc Vân Kiều với hai bản Xa Lăng và Klu cư trú. Người dân ở bản có truyền thống anh hùng từ lâu với những hoạt động đấu tranh Đến địa điểm du lịch này và khám phá văn hóa, nếp sống nơi đây thực sự cũng sẽ mang lại những kiến thức mới bổ sung cho trải nghiệm sống của bạn thêm phong phú.
Nhớ Tham Dự: Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Trị Bắc Cali, sẽ tổ chức Tiệc Hội Ngộ Mừng Tết Ất Tỵ vào:
Lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật tuần này! ngày 2 tháng 3 năm 2025
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122
Tin Cộng Ðồng
Sư Minh Tuệ và 5 Vị Đồng Tu Được Thái Lan Gia Hạn Thời Gian Lưu Trú Thêm 30 Ngày
Trước đó đã có nhiều đồn đoán về việc không thể gia hạn và nguy cơ bị trục xuất.
(Minh Phước)
(Ảnh chụp màn hình Youtube Dan's stories/ RFA edited: Sư Minh Tuệ (thứ hai từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm với cảnh sát Thái Lan vào trưa 24/2/2025, sau khi gia hạn thời gian lưu trú.)
(Cập nhật lúc 10 giờ 20 phút ngày 24/2/2025, giờ miền Đông Hoa Kỳ.)
Văn phòng Di trú tỉnh Phichit, Thái Lan, vừa gia hạn thời gian lưu trú cho các sư Minh Tuệ, Tuệ Minh, Minh Nhuận, An Lạc, Chơn Chí, Minh Tạng hôm 24/2/2025.
Thông tin được ông Phước Nghiêm và Nguyễn Thành An cho biết trên các kênh truyền thông mạng xã hội của mình.
Trong video được đăng tải trên Facebook Nguyen Dan, nhà báo độc lập Nguyễn Dân hỏi sư Minh Tuệ khi ông vừa bước ra khỏi cổng cơ quan về thời gian được gia hạn, sư Minh Tuệ đáp: "Bao lâu cũng tốt đẹp. Ngắn cũng tốt đẹp mà dài cũng tốt đẹp".
Phóng viên Ðài Á Châu Tự Do (RFA) gọi điện cho Văn phòng Di trú tỉnh Phichit để xác minh thông tin nhưng không có người nhấc máy.
Chiều 24/2, cư sĩ Phước Nghiêm - người nhận hỗ trợ làm thủ tục pháp lý cho đoàn của sư Minh Tuệ xác nhận thông tin với RFA:
"Mình có nói trên Youtube lúc mới ra (khỏi Văn Phòng Di trú tỉnh Phichit-PV) đó, theo luật là nó cho mình 30 ngày mà anh. Luật nó cho mỗi lần gia hạn là 30 ngày, nên khi nhờ người làm cho sư gọi cho họ là làm 30 ngày".
Ông Phước Nghiêm, một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo, cũng phủ nhận thông tin "gia hạn 14 ngày" ông nói trên một đoạn video phát trực tiếp vào trưa 24/2, ông cho rằng mình chỉ đang phủ nhận thông tin của một Youtuber trước đó đưa ra.
Hôm 31/12/2024, sư Minh Tuệ và các vị đồng tu gồm Minh Tạng, Minh Trí, Chơn Chí, An Lạc và Vô Sanh qua cửa khẩu Vang Tao của Lào đến cửa khẩu Chong Mek của Thái Lan, với sự tham gia hỗ trợ của Youtuber Lê Khả Giáp và cựu thượng tá an ninh Đoàn Văn Báu - người tự nhận là trưởng đoàn.
Ngày 4/2, ông Báu, Giáp và một phiên dịch viên tiếng Thái tên Hùng xin rời bỏ đoàn ở tỉnh Phetchabun vì các mâu thuẫn nội bộ, sau đó ông Lê Quang Hà, Phước Nghiêm, Nguyễn Thành An và Thành Trung xin hỗ trợ đoàn về công tác an ninh trật tự, thủ tục gia hạn lưu trú ở Thái Lan và xin thị thực các nước.
Hiện cả đoàn của sư Minh Tuệ gồm khoảng 20 người tu theo 13 hạnh đầu đà đang hướng về biên giới của Thái Lan và Miến Ðiện trên hành trình đến Ấn Độ, còn cách cửa khẩu Mae Sod khoảng 250 cây số.
Hôm 22 tháng 2, truyền thông nhà nước lần đầu tiên nhắc đến đoàn bộ hành của sư Minh Tuệ sau hơn 3 tháng ông rời khỏi Việt Nam để đi đến Ấn Độ.
Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội cho đăng tải bản tin trên kênh YouTube của họ với tiêu đề "Youtuber náo loạn cuộc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ".
Bản tin xoáy vào hoạt động đưa tin của các Youtuber đi theo tăng đoàn, và cáo buộc những người này đưa tin "giật gân", "gây chia rẽ", nhằm mục đích "chuộc lợi". Nội dung của bản tin còn đề cập tới điều mà họ cho là "sự mâu thuẫn nội bộ" của tăng đoàn, và gọi đó là xung đột "lợi ích nhóm".
Bản tin cũng khéo léo quy trách nhiệm cho sư Thích Minh Tuệ về tình trạng Youtuber đưa tin mất kiểm soát, khi cho rằng chính sư Minh Tuệ đã bác bỏ cách làm việc của ông Báu rồi dẫn đến "mâu thuẫn nội bộ", hệ quả là ông Đoàn Văn Báu ra đi còn các Youtuber bắt đầu đưa tin một cách hỗn loạn.
Hệ quả, theo Đài Hà Nội, là đoàn sư Minh Tuệ đã "gây mất an ninh trật tự" tại khu vực họ đi qua ở Thái Lan, và bị cảnh sát địa phương đưa về trụ sở "để giải quyết".
"An ninh trật tự" cũng là lý do được nhà nước vin vào khi giải tán tăng đoàn tại Huế hồi tháng 6 năm 2024.
Bản tin kết thúc bằng lời kêu gọi các cơ quan quản lý "vào cuộc kiểm tra, giải quyết" các Youtuber.
Phóng viên liên lạc với một số Youtuber đang theo đoàn ở Thái Lan để hỏi về phóng sự của đài HTV, và được ông Trần Nguyên trả lời rằng ông và các Youtuber khác đang tuân thủ luật pháp ở Thái Lan, nên không ảnh hưởng gì đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Còn về cáo buộc đưa tin "giật gân", và đề nghị "xử lý" của đài Hà Nội, ông nói:
"Có việc các YouTube đi theo đoàn giật câu like nhưng không phải là tất cả các YouTube ờ đều như vậy. Tôi không có ý định bình luận về phóng sự của đài Hà Nội. Tôi ko biết đài định kiến nghị cơ quan nào - giải quyết những ai bởi vì không phải tất cả youtuber đều câu view giật tít và tôi thấy nhà đài ko nên đánh đồng như vậy. đài Hanoi có thể phân tích kỹ hơn để chỉ tên những youtuber bẩn để cảnh báo khán giả. Như vậy tôi thấy công tâm hơn".
Còn nhà báo độc lập Nam Việt từ Sài Gòn thì nhận định:
"Thật may mắn, nhờ vào đài truyền hình Hà Nội lên tiếng thì mọi người mới sáng tỏ mọi chuyện: rằng ông Đoàn Văn Báu đi đến Thái Lan, thực sự là để áp giải sư Minh Tuệ theo nhiệm vụ, bao gồm luôn độc quyền thông tin để thao túng, và kể cả được phần bảo kê cứu nguy từ hệ thống truyền hình nhà nước lúc này.
Trong lời trách móc của Đài truyền hình Hà Nội về chuyện những youtuber đưa tin không đủ nghiệp vụ và làm hỗn loạn truyền thông chung quanh sư Minh Tuệ, thì cũng cần đặt một câu hỏi rằng vì sao Đài truyền hình Hà Nội lại không cử một phóng viên đi và đưa tin một cách chuyên nghiệp hơn, như cách họ chỉ trích về những người khác?"
Đài Nhà Nước Kêu Gọi "Xử Lý" Youtuber Đi Theo Sư Minh Tuệ!
Đây cũng là lần hiếm hoi truyền thông nhà nước đưa tin về cuộc bộ hành.
(Trường Sơn)
-Hôm 22/2/2025, Đài Hà Nội cho đăng tải bản tin trên kênh YouTube của họ với tiêu đề "Youtuber náo loạn cuộc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ".
Bản tin xoáy vào hoạt động đưa tin của các Youtuber đi theo tăng đoàn, và cáo buộc những người này đưa tin "giật gân", "gây chia rẽ", nhằm mục đích "chuộc lợi". Nội dung của bản tin còn đề cập tới điều mà họ cho là "sự mâu thuẫn nội bộ" của tăng đoàn, và gọi đó là xung đột "lợi ích nhóm".
Ông Đoàn Văn Báu, người trước đó tự nhận được nhà nước trao tư cách trưởng đoàn, và kiểm soát mọi hoạt động của sư Minh Tuệ cũng như nắm giữ độc quyền truyền thông về hoạt động của tăng đoàn, được Đài truyền hình của thủ đô Hà Nội nhắc đến như là người mang lại sự ổn định về mặt thông tin.
Bản tin cũng khéo léo quy trách nhiệm cho sư Thích Minh Tuệ về tình trạng Youtuber đưa tin mất kiểm soát, khi cho rằng chính sư Minh Tuệ đã bác bỏ cách làm việc của ông Báu rồi dẫn đến "mâu thuẫn nội bộ", hệ quả là ông Báu ra đi còn các Youtuber bắt đầu đưa tin một cách hỗn loạn.
Hệ quả, theo Đài Hà Nội, là đoàn sư Minh Tuệ đã "gây mất an ninh trật tự" tại khu vực họ đi qua ở Thái Lan, và bị cảnh sát địa phương đưa về trụ sở "để giải quyết".
"An ninh trật tự" cũng là lý do được nhà nước vin vào khi giải tán tăng đoàn tại Huế hồi tháng 6 năm 2024.
Bản tin kết thúc bằng lời kêu gọi các cơ quan quản lý "vào cuộc kiểm tra, xử lý" các Youtuber.
Trao đổi với Ðài Á Châu Tự Do (RFA), một Youtuber đi theo sư Minh Tuệ, ông Nguyễn Dân cho biết lý do ông tới Thái Lan:
"Lúc ở Việt Nam tôi cảm thấy bất bình vì không biết thông tin nào mới đáng tin, và nguồn nào mới trung thực, chính vì vậy mà tôi qua đây để kiểm chứng, và truyền tải lại những thông tin mà tôi nắm bắt được".
Nói về sự kiện cảnh sát Thái Lan đưa các Youtuber và các sư về trụ sở, ông Nguyễn Dân cho biết phía cảnh sát nhắc nhở các Youtuber không được kiếm tiền từ các video đăng tải trên Youtube, bởi như vậy được coi là lao động bất hợp pháp, ngoài ra không có vấn đề nào khác.
"Các vị sư, các phật tử, và những người đi theo thì hoàn toàn không gặp vấn đề. Họ rất lịch sự, họ đưa chúng tôi đến để kiểm tra giấy tờ và cho đi. Điều đó không ảnh hưởng gì".
Như RFA đã đưa tin trước đó, truyền thông trong nước được yêu cầu không đăng tải tin tức về chuyến đi Ấn Độ của sư Thích Minh Tuệ. Khiến những người có nhu cầu theo dõi cuộc bộ hành phải hoàn toàn dựa vào thông tin từ các Youtuber đi theo đoàn.
Tin Quốc Tế Đó Đây
Lãnh Đạo Nhiều Nước Đến Kyiv Bày Tỏ Sự Ủng Hộ Ukraine Nhân 3 Năm Ngày Bị Nga Xâm Lược
(Hình AP - Efrem Lukatsky: Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen tại nhà ga tàu hỏa ở Kyiv, Ukraine, ngày 24/2/2025.)
-Hôm 24/2/2025, đánh dấu đúng 3 năm Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine, nhiều lãnh đạo ngoại quốc đã tới Kyiv tham dự một cuộc họp thượng đỉnh nhằm tái khẳng định những cam kết ủng hộ Ukraine vào thời điểm trên mặt trận ngoại giao cũng như chiến trường đang có những chuyển biến bất lợi cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky cho biết, tổng cộng có 13 lãnh đạo đã tới Kyiv, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau, lãnh đạo các nước Baltic, Scandinavia và Tây Ban Nha. 24 lãnh đạo khác tham dự qua video,
Hôm 24/2, Liên Hiệp Âu Châu thông báo một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt được tổ chức vào ngày 6/3 tới đây, vẫn với mục đích huy động mạnh mẽ sự ủng hộ đối với Kyiv.
Thông tấn xã AFP nhận định, trước mối đe dọa từ Nga và sự thay đổi thái độ của Mỹ, các nước Âu Châu dù đang suy yếu vẫn nỗ lực huy động sự đoàn kết để ủng hộ Ukraine kháng cự giữ nước.
Trong một thông điệp trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi "ba năm kháng chiến" và "chủ nghĩa anh hùng tuyệt đối của người dân Ukraine" kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu cách đây đúng ba năm.
Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, bà von der Leyen tuyên bố: "Trong cuộc chiến vì sự tồn vong, không chỉ có số phận của Ukraine được đặt ra. Đó còn là số phận của Âu Châu".
Vào lúc này, Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị một hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin và cho rằng việc Ukraine gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) là không thực tế. Sự thay đổi đột ngột của Hoa Kỳ sau 3 năm liên tục hỗ trợ quân sự đã khiến nhiều người Ukraine sửng sốt, lo ngại đất nước của họ sẽ buộc phải chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy lệnh ngừng bắn.
Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine đã diễn ra hôm 23/2, như ở Paris, Prague và Hoa Kỳ. Hôm 24/2, các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại Luân Đôn, Sydney.
Về phần mình, Nga không che giấu sự hài lòng khi thấy Donald Trump phá vỡ sự cô lập của Vladimir Putin mà phương Tây mong muốn. Hôm qua phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmytri Peskov nhấn mạnh: "Cuộc đối thoại đang diễn ra giữa hai Tổng thống thực sự đáng chú ý. Đây là điều hứa hẹn. Điều quan trọng là không có gì cản trở việc thực hiện quyết tâm chính trị của họ". Mạc Tư Khoa cũng thông báo một cuộc gặp giữa các nhà ngoại giao Nga và Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Tổng Thống Pháp Gặp Donald Trump Để Trình Bày Các Đề Xuất Hòa Bình Cho Ukraine
(Ảnh AP - Ian Langsdon, tư liệu: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và đồng nhiệm Hoa Kỳ Donald Trump trong buổi lễ kỷ niệm 75 năm D-Day tại nghĩa trang Mỹ Normandy ở Colleville-sur-Mer, Pháp, ngày 6/6/2019.)
-Đến Hoa Thịnh Ðốn từ tối Chủ Nhật (23/2/2025), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nguyên thủ Hoa Kỳ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc vào hôm sau, 24/2, để đề xuất những hành động ứng phó với "đe dọa Nga" tại Âu Châu, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài tại Ukraine, vào thời điểm đánh dấu 3 năm Nga xâm lược Ukraine.
Ông Emmanuel Macron được Donald Trump tiếp tại Tòa Bạch Ốc vào lúc 12 giờ trưa hôm 24/2, theo giờ địa phương. Sau đó, hai lãnh đạo ăn trưa và tổ chức họp báo chung vào lúc 3 giờ chiều.
Trên mạng xã hội X, nguyên thủ Pháp khẳng định nỗ lực hành động để tái lập "một nền hòa bình" "công bằng", "vững chắc" và "lâu dài" cho Ukraine, cũng như "an ninh Âu Châu sẽ được tăng cường trong cuộc đàm phán trong tương lai".Một Cố vấn của Tổng thống Pháp, được thông tấn xã AFP trích dẫn, cho biết, ông Macron muốn thuyết phục ông Trump rằng "Nga là mối đe dọa hiện hữu" và Vladimir Putin "sẽ không nhất thiết tôn trọng" lệnh ngừng bắn nếu đạt được thỏa thuận. Lãnh đạo Pháp có thể sẽ đề xuất với Hoa Thịnh Ðốn "tiếp tục hỗ trợ Ukraine", tôn trọng chủ quyền của nước này và bảo đảm lợi ích của Âu Châu.
Trước khi đến Hoa Thịnh Ðốn, ông Macron đã có cuộc trao đổi với Thủ tướng Anh Keir Starmer – dự trù cũng đến Tòa Bạch Ốc vào thứ Năm (27/2) tuần này. Theo nguồn thạo tin được thông tấn xã AFP trích dẫn, Anh và Pháp đã thảo luận về việc điều binh sĩ đến Ukraine, nhưng không phải để chiến đấu chống Nga. Hai lãnh đạo Âu Châu cũng sẽ đề xuất với Tổng thống Hoa Kỳ về việc bảo đảm an ninh cho lực lượng được khai triển tại Ukraine.
Hiện chính quyền Trump vẫn bác bỏ việc khai triển quân đội Hoa Kỳ đến Ukraine, nhưng Âu Châu vẫn hy vọng Mỹ có thể hỗ trợ về hậu cần, tình báo, cũng như đáp trả lại Nga nếu bị tấn công.
Binh Lính Ukraine Kiệt Quệ Sau Ba Năm Chiến Đấu
(Ảnh AP - Bram Janssen, minh họa: Binh lính Ukraine nạp một quả lựu pháo ở ngoại ô Lyman, Ukraine, ngày 15/8/2023.)
-Tương lai của Ukraine vẫn mập mờ từ 3 năm qua. Trên chiến tuyến chống Nga, quân đội Ukraine thiếu nguồn lực. Những quân nhân đã chiến đấu kể từ khi Nga tiến hành xâm lược, nay trong trạng thái mệt mỏi, kiệt quệ, nhưng vẫn phải đối mặt với các áp lực chiến tranh ngày càng gia tăng.
Đặc phái viên Anastasia Becchio và Boris Vichith của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đã đến Ukraine, gặp một trong số những quân nhân này:
Bộ râu dài không che nổi những dấu hiệu mệt mỏi trên khuôn mặt của trung sĩ Oleksii, và ông ấy cũng không che giấu việc mình đã kiệt sức. Ông nói: "Tôi rất mệt mỏi, lưng đau, đầu đau, khắp cơ thể đều mệt mỏi. Từ năm 2021, tôi không có kỳ nghỉ bình thường nào mà tôi có thể tắt điện thoại đi".
Từng là nhà báo, Oleksii đã gia nhập quân đội để chiến đấu chống lại lực lượng ly khai ở Donbass vào năm 2019. Ông chấp nhận trả giá cho sự dấn thân này.
Ông cho biết: "Tôi đã trải qua một phần ba cuộc đời mình trong chiến tranh. Tôi không có nhà, cũng không có cơ sở kinh doanh riêng, hay xe hơi riêng, như những người cùng tuổi tôi. Tôi cũng không có vợ, không con cái. Bởi vì nếu những người như tôi không lựa chọn chiến đấu cho độc lập của Ukraine, cho tương lai của Ukraine, thì sẽ chẳng có gì tồn tại. Cần phải có một số người hy sinh. Đó là cuộc chiến thiêng liêng".
Nhiều người giống như Oleksii đều mong đợi cuộc chiến kết thúc, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. "Rõ ràng là trong quân đội, có những kẻ khát máu, nhưng phần đông đều không thích chiến tranh, không thích những phi đạn phát nổ. Tôi đã chán ngấy cuộc chiến này, nhưng khi đã bắt đầu thì phải chiến đấu đến cùng. Trong cuộc chiến này, tôi đã phải chôn cất bố tôi và nhiều người bạn khác. Danh bạ điện thoại của tôi hiện giờ giống như là một danh sách những người đã mất. Trong những điều kiện này, thì làm sao tôi có thể ngừng chiến đấu".
Ba Năm Chiến Tranh Ukraine, Nga Trả Giá Đắt Về Kinh Tế
(Ảnh AFP - Kirill Kudryavtsev, minh họa: Đồng tiền Rúp của Nga.)
-Hôm 24/2/2025 là đúng 3 năm chiến tranh Ukraine bùng phát. Nước Nga, bên phát động cuộc chiến, trong 3 năm qua, hứng chịu một loạt các trừng phạt kinh tế và phong tỏa tài sản trị giá 270 tỉ Euro do phương Tây ban hành.
Nếu như Nga đã chuyển hướng thành công phần lớn các trao đổi thương mại với Liên Hiệp Âu Châu sang các nước khác, nhất là Trung Quốc, thì các biện pháp trừng phạt và bùng nổ chi tiêu quân sự đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế Nga. Tuy vẫn có thể chống chọi được với các trừng phạt, nhưng giá phải trả cũng tương đối cao và ngày càng đè nặng lên đời sống người dân Nga. Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Anissa El Jabri của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào con số 4,1% tăng trưởng cho năm 2024, vốn dĩ đã được chính phủ Nga loan báo ầm ĩ cách nay hai tuần, đúng là tăng thêm nửa điểm so với 2023, và nếu chúng ta không tính đến sự phục hồi sau đại dịch Covid năm 2021, thì đây thậm chí là một trong những kết quả tốt nhất từ năm 2010 đối với Nga, hiện đang bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới kể từ năm 2022. Một hiệu quả kinh tế ngoạn mục.
Tuy nhiên, kết quả này không chắc kéo dài và nhất là con số hào nhoáng này che giấu nhiều điểm yếu đáng kể. Andrei Nechaev, Bộ trưởng Kinh tế đầu tiên của Nga hậu Xô Viết, và là người đưa ra những cải cách đầu tiên mở cửa thị trường và là người phản đối chiến tranh tại Ukraine nhận định:
"Thành thật mà nói, vào đầu cuộc xung đột, tôi là một trong số các chuyên gia dự báo GDP của Nga sẽ bị giảm trong khoảng từ 8-10% và tình hình tồi tệ sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Nhưng trên thực tế, mức giảm này chỉ là 2% và chỉ có trong năm 2022.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng tất cả các dữ liệu được công bố đến từ Viện Thống kê Quốc gia Rosstat. Có rất nhiều chuyện đùa cũ về việc số liệu thống kê Liên Xô là hoàn toàn dối trá trắng trợn. Thống kê của Liên Xô không còn nữa, nhưng thói quen tô vẽ thực tế vẫn còn.
Đúng là có tăng trưởng kinh tế từ năm 2022. Họ thông báo tăng trưởng 4% trong năm 2024, nhưng dự báo năm 2025 kinh tế sẽ giảm và chỉ ở mức 2,5%, và nhất là, mức tăng trưởng này có một nhược điểm quan trọng: Khi cơn mưa vàng từ chi tiêu quốc phòng được đổ vào nền kinh tế, GDP sẽ tăng lên. Nhưng vì chúng ta sản xuất xe tăng, phi đạn, đạn dược, và một khi phi đạn được phóng đi, chúng rơi xuống và thế là hết. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang tự phá hủy một phần GDP của mình".
Theo các số liệu công bố gần đây, lạm phát đã tăng lên mức 21% trong một năm và ngân hàng trung ương vất vả kềm hãm, trong khi lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng cản trở các hoạt động đầu tư tư nhân. Trái với mong đợi của phương Tây, Nga đã phần nào thành công tránh được các trừng phạt trong nhiều lĩnh vực. Nếu như Nga luôn tuyên bố rằng kinh tế không bị các đòn trừng phạt tác động, thế nhưng đứng đầu danh sách các yêu cầu để ngưng chiến là đòi dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Bầu Cử Quốc Hội Đức: Liên Minh Bảo Thủ Về Đầu, Nhưng Đảng Cực Hữu Đạt Gấp Đôi Số Phiếu
(Hình REUTERS / Fabrizio Bensch: Ông Friedrich Merz (trái) và vợ Charlotte Merz sau khi kết quả cuộc tổng tuyển cử được công bố tại thủ đô Bá Linh của Đức, ngày 23/2/2025.)
-Cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức đã cho kết quả không có gì bất ngờ so với các tham dò dự định bỏ phiếu. Liên minh Dân chủ-Thiên Chúa giáo (CDU-CSU) về đầu với gần 29% phiếu.
Để thành lập chính phủ, đảng này sẽ phải tìm kiếm một liên minh, nhưng từ chối mọi thỏa hiệp với đảng cực hữu AfD, về thứ 2 trong cuộc bầu cử. Thông tín viên Pascal Thibaut của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Bá Linh cho biết thêm thông tin:
Đúng là không có gì bất ngờ, đảng Dân chủ-Thiên Chúa giáo (CDU) của ông Friedrich Merz thắng cử, nhưng chiến thắng không mấy vẻ vang, với 28,6% tức là tỷ lệ phiếu bầu vẫn dưới ngưỡng 30%. Đây là lần thứ 2 kể từ sau chiến tranh, đảng này giành được kết quả xấu như vậy. Tuy chính phủ mãn nhiệm và nhất là Thủ tướng Olaf Scholz đã bị mất lòng dân ở mức kỷ lục, nhưng đảng CDU đã không tận dụng được nhiều lắm tình hình này. Đảng Xã Hội-Dân chủ (SPD) chịu thất bại kỷ lục, chỉ đạt 16% phiếu bầu, thấp hơn gần 10% so với kỳ bầu cử trước. Olaf Scholz như buộc phải dừng bước.
Thắng lớn trong nỗi bất mãn đồng loạt trong dân chúng ở Đức là phe cực hữu. Đảng AfD đạt được gấp đôi tỷ lệ phiếu bầu so với hồi tháng 9/2021 với hơn 20%. Mặc dù có được thành công lịch sử này, đảng Dân chủ-Thiên Chúa giáo vẫn loại trừ mọi cả năng liên minh với đảng cực hữu. Vì thế, AfD sẽ vẫn chỉ là đảng đối lập.
Friedrich Merz sẽ phải lãnh đạo chính phủ cùng với đảng thất bại SPD. Đảng Dân chủ-Thiên Chúa giáo và Xã Hội Dân chủ gộp vào có đủ đa số ghế. Đảng cánh tả, bị suy yếu, đã chìa tay với ông Merz, vẫn sẽ đặt điều kiện cho sự ủng hộ cho dù tỷ lệ phiếu bầu của họ thấp. Ông Friedrich Merz hy vọng từ nay đến lễ Phục Sinh, giữa tháng 4 sẽ hoàn tất các cuộc thương lượng....
Ngay sau khi có kết quả liên minh CDU-CSU thắng cử, lãnh đạo nhiều nước Âu Châu đã lên tiếng chúc mừng ông Friedrich Merz, Thủ tướng tương lai. Hôm 23/2, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã đăng trên mạng xã hội X: "Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Đức để bảo vệ sinh mạng, tiến gần tới hòa bình thực sự ở Ukraine và củng cố Âu Châu".
Sau khi phe bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc tuyển cử tại Đức, đồng thời với sự trỗi dậy ngoạn mục của phe cực hữu, trên mạng Truth Social, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi đây là "một ngày tuyệt vời cho nước Đức và Hoa Kỳ".
Lãnh Đạo Khối Bảo Thủ Đức Đối Mặt Với Các Cuộc Đàm Phán Khó Khăn Với Đồng Minh Liên Minh Tiềm Năng
(Hình AFP: Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ-Thiên Chúa giáo bảo thủ của Đức (CDU), phát biểu trước những người ủng hộ sau khi kết quả thăm dò ý kiến cử tri đầu tiên trong cuộc tổng tuyển cử của Đức được công bố trên TV trong cuộc bầu cử hôm 23/2/2025.)
-Friedrich Merz, người nhiều khả năng là Thủ tướng tiếp theo của Đức, sẽ bắt đầu tìm cách thành lập một chính phủ liên minh vào ngày 24/2 sau khi khối bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc, vốn chứng kiến các đảng cực hữu và cực tả giành được sự ủng hộ từ những cử tri bất mãn.
Ông Merz, người chưa từng có kinh nghiệm làm Thủ tướng, sẽ nắm quyền khi nền kinh tế lớn nhất Âu Châu đang suy yếu, xã hội chia rẽ về vấn đề di cư và an ninh bị kẹt giữa một nước Mỹ đối đầu với một nước Nga và Trung Quốc quyết đoán.
Nhà lãnh đạo 69 tuổi này phải đối mặt với các cuộc đàm phán liên minh kéo dài sau khi đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) vươn lên vị trí thứ hai với một bước tiến mang tính lịch sử trong một cuộc bỏ phiếu đầy chia rẽ, sau sự sụp đổ của liên minh ba bên không được ủng hộ của Thủ tướng Olaf Scholz.
Trong một dấu hiệu ban đầu cho thấy ý định về chính sách của mình, ông Merz cũng nhắm vào Hoa Kỳ sau chiến thắng của mình, chỉ trích những bình luận "hoàn toàn vô lý" từ Hoa Thịnh Ðốn trong suốt chiến dịch, so sánh chúng với các cuộc can thiệp thù địch từ Nga.
"Đối với tôi, ưu tiên tuyệt đối sẽ là củng cố Âu Châu càng nhanh càng tốt để chúng ta có thể đạt được độc lập thực sự khỏi Hoa Kỳ, từng bước một", ông Merz phát biểu hôm 23/2.
Theo kết quả tạm thời, khối bảo thủ CDU/CSU của ông Merz đã giành vị trí đầu tiên với 28,6% số phiếu bầu, trước đảng cực hữu Alternative for Germany với 20,8%, một kết quả tốt nhất từ trước đến nay của đảng này.
Tuy nhiên, các đảng chính thống loại trừ khả năng hợp tác với AfD, một đảng bị các cơ quan an ninh Đức giám sát vì nghi ngờ có chủ nghĩa cực đoan nhưng đã được các nhân vật ở Hoa Kỳ, bao gồm cả tỉ phú Elon Musk, ủng hộ.
Điều đó có nghĩa là ông Merz sẽ phải đàm phán với đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Thủ tướng Scholz để thành lập liên minh trong các cuộc đàm phán có khả năng mất nhiều tháng sau một chiến dịch đầy khó khăn vốn đã nêu bật những khác biệt về chính sách.
Tuy nhiên, ông Merz sẽ không phải dựa vào sự ủng hộ của đảng Xanh để giành được đa số ghế trong Quốc hội, sau khi đảng BSW mới do Sahra Wagenknecht, cựu lãnh đạo đảng Cánh tả, thành lập, chỉ thiếu 5% số phiếu cần thiết để vào Hạ viện.
Dân Bắc Hàn Bị Cưỡng Bách Lao Động Trên Các Tàu Đánh Cá Trung Quốc
(Ảnh AP - Wong Maye-E, tư liệu. minh họa: Một ngư dân đứng trên thuyền tại Wonsan, Bắc Hàn)
-Tổ chức phi chính phủ Anh Quốc, Quỹ Công lý Môi trường (EFJ), trong một báo cáo công bố ngày hôm nay, 24/2/2025, tố cáo nạn lao động cưỡng bách đối với những lao động Bắc Hàn trên các tàu đánh cá Trung Quốc. Nhiều người trong số này phải đi biển trong vòng 10 năm.
Theo thông tấn xã AFP, đây là kết luận của cuộc điều tra về điều kiện làm việc của lao động Bắc Hàn trên các tàu đánh cá Trung Quốc do tổ chức EFJ, có trụ sở tại Luân Đôn, thực hiện qua thu thập lời chứng từ nhiều ngư dân như Nam Dương và Phi Luật Tân cũng làm việc trên các tàu đánh cá Trung Quốc, hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương giai đoạn 2019-2024.
Những người này khẳng định các lao động Bắc Hàn có vẻ căng thẳng do phải làm việc nhiều năm trên tàu. Ngoài việc bị cưỡng bức làm việc, các lao động Bắc Hàn còn bị chửi mắng và hành hung thể xác.
Bắc Hàn, quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử, từ lâu đã cho phép công dân nước này được làm việc ở ngoại quốc, đặc biệt là tại các nước láng giềng như Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, chính quyền Bình Nhưỡng giữ lại đến 90% lương của người lao động ở ngoại quốc, theo như một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2024.
Nhằm tránh việc Bình Nhưỡng sử dụng nguồn thu trên để tài trợ cho chương trình phát triển nguyên tử và phi đạn-đạn đạo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, năm 2017, đã thông qua một Nghị quyết với sự ủng hộ của Bắc Kinh, yêu cầu trục xuất tất cả các lao động Bắc Hàn ở ngoại quốc.
Nhưng giới chuyên gia cáo buộc Trung Quốc và Nga đã vi phạm Nghị quyết. Bộ Ngoại giao Mỹ trong báo cáo công bố năm 2024 ước tính, có khoảng từ 20 đến 100 ngàn người Bắc Hàn còn làm việc tại Trung Quốc, chủ yếu trong các nhà hàng và nhà xưởng.
Trước những lời tố cáo "lao động cưỡng bách có quy mô lớn trong ngành công nghiệp đánh bắt cá toàn cầu" từ tổ chức EFJ, chính quyền Bắc Kinh, thông qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lâm Kiếm (Lin Jian) hôm nay đã có phản ứng, cho rằng "không biết rõ các tình tiết" về sự việc này, đồng thời khẳng định Bắc Kinh yêu cầu các hoạt động trên biển của tàu bè Trung Quốc "phải tuân thủ các luật lệ và quy định địa phương cũng như luật quốc tế".
Tân Tây Lan Cảnh Báo: Trung Quốc Sử Dụng Vũ Khí "Cực Mạnh" Trong Cuộc Tập Trận
(Hình AP - Vincent Thian: Bộ trưởng Quốc phòng Tân Tây Lan Judith Collins họp báo bên lề Đối thoại Shangri-la quy tụ Bộ trưởng Quốc phòng các nước FPDA tại Tân Gia Ba, ngày 31/5/2024.)
-Hôm 24/2/2025, Bộ trưởng Quốc phòng Tân Tây Lan, Judith Collins, cảnh báo rằng chiến hạm Trung Quốc tập trận ở ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Úc Ðại Lợi được trang bị vũ khí "rất mạnh", có thể bắn đến nước Úc Ðại Lợi.
Trên đài phát thanh RNZ, bà Judith Collins nêu rõ, trong cuộc tập trận bắn đạn thật, chiến hạm Trung Quốc được trang bị "112 ống phóng phi đạn thẳngg đứng và phi đạn-đạn đạo chống hạm có tầm bắn 540 hải lý". Bà Collins cho biết "chưa bao giờ thấy một nhóm tàu tác chiến có năng lực như vậy" tham gia tập trận.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Tân Tây Lan cũng khẳng định rõ là các chiến hạm tham gia tập trận của Trung Quốc không chạy bằng năng lượng nguyên tử và không có vũ khí nguyên tử hoặc phi đạn có khả năng mang đầu đạn nguyên tử.
Trang mạng báo Anh The Guardian nhắc lại, trong hai ngày 21 và 22/2, Trung Quốc điều 3 chiến hạm trong "Nhóm tác chiến 107", thực hiện hai cuộc tập trận bắn đạn thật tại vùng biển Tasman nằm giữa Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan buộc nhiều chuyến bay thương mại phải chuyển hướng.
Theo Bộ trưởng Collins, nhóm tàu tác chiến này hôm nay hiện cách biển Tasman 280 hải lý (tức khoảng 518 cây số) về phía Đông và đang được Hải quân Tân Tây Lan theo dõi chặt chẽ.
Ngoại trưởng Tân Tây Lan Winston Peters, hôm nay, đến Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm kéo dài ba ngày và hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị cùng nhiều viên chức cao cấp khác. Theo thông tấn xã Reuters, lãnh đạo ngoại giao Tân Tây Lan sẽ chất vấn Bắc Kinh về các cuộc tập trận Hải quân đang diễn ra tại vùng biển Tasman.
Cả Tân Tây Lan và Úc Ðại Lợi cùng chỉ trích Trung Quốc đã không đưa ra cảnh báo sớm về cuộc tập trận theo quy định, khiến lưu thông hàng không bị xáo trộn trong những ngày qua.
Nhật Bản và Phi Luật Tân Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng Trước Đe Dọa Trung Quốc
(Hình AP - Aaron Favila: Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro (phải) và đồng nhiệm Nhật Bản Gen Nakatani sau khi ký sổ lưu bút tại Makati, Phi Luật Tân, ngày 24/2/2025.)
-Hôm 24/2/2025, Nhật Bản và Phi Luật Tân đã nhất trí tăng cường hơn nữa các hợp tác về quốc phòng và thảo luận về việc bảo vệ các thông tin được chia sẻ, trước mối đe dọa chung: Trung Quốc. Bắc Kinh đã gia tăng các hành động gây hấn gần đây, không chỉ tại khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà cả biển Hoa Đông.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, lãnh đạo quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro đã bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Tokyo, để "chống lại những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc và các nước khác, nhằm thay đổi trật tự quốc tế.".
Về phần mình, ông Nakatani, sau cuộc họp, cho biết hai bên nhất trí "tăng cường hợp tác với các cuộc huấn luyện quốc phòng chung và đa quốc gia, với việc chia sẻ thông tin, cũng như tổ chức và nhất trí thảo luận về cơ chế bảo vệ thông tin quân sự".
Lãnh đạo quốc phòng Nhật cũng khẳng định "hai bên đều nhận thức rằng môi trường xung quanh trở nên nghiêm trọng và hai nước với tư cách đối tác chiến lược, cần tăng cường hợp tác hơn nữa, và phối hợp về quốc phòng để duy trì hòa bình, ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương".
Trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Phi Luật Tân mà hãng tin AP tham khảo được, cũng đề cập đến việc mở rộng hợp tác song phương, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận tiếp cận quân sự tương hỗ (Reciprocal access agreement).
Theo NHK, hai nước cũng thúc đẩy hợp tác về thiết bị quân sự. Tokyo sẽ gửi cho Manila hệ thống kiểm soát và cảnh báo, cũng như một đội ngũ chuyên gia đến Phi Luật Tân.
Nếu Tokyo từ lâu đã có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại một số hòn đảo ở biển Hoa Đông, thì Phi Luật Tân những năm gần đây phải đương đầu với nhiều cuộc khiêu khích, gây hấn bạo lực tại Biển Đông (mà Phi Luật Tân gọi là biển Tây). Vào tuần trước, theo thông tấn xã AFP, Tuần duyên Phi Luật Tân đã lên án một trực thăng Trung Quốc đã bay đến gần một máy bay giám sát của Manila, trong khu vực bãi cạn Scarborough mà hai nước tranh chấp chủ quyền.
Vào năm 2024, Thượng viện Phi Luật Tân đã thông qua một thỏa thuận với Nhật Bản, cho phép Tokyo khai triển quân đội đến nước này.
Chuyến Bay của American Airlines Từ New York Đến Delhi Hạ Cánh An Toàn Tại Rome Sau Lo Ngại Về An Ninh
(Hình AP: Chuyến bay AA292 của American Airlines trên đường từ New York đến Tân Ðề Ly đã quay đầu lại trên Biển Caspi hôm 23/2/2025, đậu trên phi đạo của Phi trường Quốc tế Leonardo da Vinci ở Rome, thủ đô của Ý Ðại Lợi.)
-Một chuyến bay của American Airlines từ New York của Mỹ đến Tân Ðề Ly của Ấn Độ đã hạ cánh an toàn tại Rome của Ý Ðại Lợi vào chiều ngày 23/2/2025, sau khi phải chuyển hướng do lo ngại về an ninh, nhưng sau đó được chứng minh là mối lo "không đáng tin cậy", theo hãng hàng không cho biết.
American Airlines cho biết Chuyến bay 292 "đã được cơ quan thực thi pháp luật kiểm tra" sau khi hạ cánh tại Phi trường quốc tế Leonardo da Vinci và "được phép khởi hành lại".
Hãng hàng không Mỹ không nêu rõ nguyên nhân gây ra lo ngại về an ninh, nhưng cho biết thêm rằng theo quy trình, chuyến bay phải được kiểm tra trước khi có thể hạ cánh tại Tân Ðề Ly.
"Chuyến bay sẽ ở lại Rome qua đêm để phi hành đoàn có thời gian nghỉ ngơi cần thiết trước khi tiếp tục đến Delhi sớm nhất có thể vào ngày mai", American Arlines cho biết.
Một phóng viên của hãng thông tấn AP đã quay được cảnh hai máy bay chiến đấu bay ngang qua phi trường ngay trước khi hạ cánh ngoài kế hoạch. Có thể nhìn thấy xe cứu hỏa trên phi đạo ở một bên máy bay sau khi hạ cánh.
Phát ngôn viên của phi trường Rome cho biết phi trường vẫn hoạt động bình thường.
Hoa Kỳ: Công Chức của FBI và Ngũ Giác Đài Được Kêu Gọi Không Trả Lời Thư của Elon Musk
(Hình AP - Mark Schiefelbein: Biểu tình ủng hộ các nhân viên liên bang bên ngoai Bộ Y tế Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 14/2/2025.)
-Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và nhiều cơ quan khác của chính phủ liên bang đã thông báo cho các nhân viên của mình không trả lời thư yêu cầu của Elon Musk, phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Nhà tỉ phú dọa là nếu không trả lời qua thư điện tử trước tối nay 24/2/2025, các nhân viên sẽ bị sa thải.
Cuối tuần vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Elon Musk mạnh bạo hơn trong việc cắt giảm chi phí, thông qua Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) mà tỉ phú Hoa Kỳ được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo.
Đội ngũ của Elon Musk, theo hãng thông tấn AP, vào ngày 22/2, đã gửi email đến hàng trăm ngàn nhân viên liên bang, yêu cầu họ trong vòng 48 tiếng đồng hồ, phải gửi báo cáo về 5 hoạt động cụ thể mà họ đã làm trong tuần, ngoại trừ những thông tin mật. Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Elon Musk nêu rõ là "bất cứ nhân viên nào không trả lời đúng hạn, trước 23h59 (EST) tối thứ Hai, có thể sẽ mất việc".
Tuy nhiên các nhân viên của nhiều cơ quan như Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và nhiều cơ quan khác rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan", do lãnh đạo của họ yêu cầu không trả lời thư điện tử của đội ngũ Musk.
Lãnh đạo của FBI, Bộ Quốc phòng khẳng định sẽ trả lời thay, họ có thẩm quyền đánh giá nhân viên của mình theo quy trình, thủ tục riêng của mỗi bộ.
Các nhân viên tại Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan tình báo, bộ Giáo dục và Thương mại, cũng như tại Viện Y tế Quốc gia... cũng được yêu cầu có hành động tương tự, bất chấp nguy cơ bị sa thải, trong khi chờ đợi hướng dẫn thêm.
Động thái này cho thấy căng thẳng giữa chính quyền của đảng Cộng hòa và tỉ phú Elon Musk trong chiến dịch cắt giảm nhân sự liên bang, lên đến hàng triệu người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét