
Vợ chồng Chennault và hai con
Anna Chennault, tên con gái Chen Xiangmei (Trần Hương-Mai), là người vợ gốc Hoa của Thiếu tướng Không Quân Mỹ Claire Chennault (1890-1958), nguyên Tư lệnh Thập Tứ Không Lực Hoa Kỳ (14th Air Force) đóng ở Côn Minh trong Đệ nhị Thế chiến, và cũng là người thành lập các phi đội cảm tử Phi Hổ (Flying Tigers) lừng danh, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc thành lập Không Lực Trung Hoa Dân Quốc, một nhân vật nổi tiếng mà ngày ấy Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để được “ra mắt”!
<!>
Trần Hương-Mai ra chào đời tại Bắc Kinh năm 1923 (giấy tờ ghi năm 1925), là con gái lớn của một viên chức ngoại giao của Cộng Hòa Trung Hoa (tức Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch).
Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng Hoa Lục, mặc dù sống thiếu thốn cơ cực ở “vùng tự do” (do quân của Tưởng Giới Thạch kiểm soát) Hương-Mai cũng lấy được bằng Cử nhân Hoa ngữ vào năm 1944 tại Đại học Lĩnh Nam (Lingnan University, từ Hương Cảng di tản về “vùng tự do”).
Sau đó, Hương-Mai trở thành phóng viên chiến trường của Trung ương Thông tấn xã (Central News Agency) của chính phủ Dân Quốc.
Năm 1946, Hương-Mai được cử tới Côn Minh để phỏng vấn Thiếu tướng Claire Chennault và cả hai đã bị... tiếng sét ái tình, mặc dù lúc đó vị thiếu tướng đã có vợ + 8 con và hơn Hương-Mai 30 tuổi!
Qua năm sau, Claire Chennault ly dị vợ và cưới Hương-Mai. Hai người có với nhau hai con gái.
Sau khi lấy tướng Chennault (lúc đó đã về hưu), Hương-Mai đã trở thành cánh tay mặt của ông trong việc thành lập, điều hành, quản trị công ty hàng không dân sự CAT (Civil Air Transport) do ông thành lập cho chính phủ Dân Quốc; phi công đa số là các cựu “Phi Hổ” trước kia phục vụ dưới quyền ông.
Năm 1950, sau khi quân cộng sản của Mao Trạch Đông chiếm Hoa Lục, chính phủ Dân Quốc của Tướng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, CAT được bán lại cho Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), vợ chồng Chennault vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn hàng không cho Thống chế Tưởng Giới Thạch.
[CAT được CIA sử dụng trong những công tác bí mật tại vùng Đông Nam Á; tới năm 1959, được đổi tên thành Air America, hoạt động cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, giải thể vào giữa năm 1976.
Phi cơ của Air America thường được sơn màu trắng hoặc màu nhôm bạc và không có cờ, phù hiệu gì cả. Tháng 4/1975, trong những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn, nhiếp ảnh gia người Hòa-lan Hubrt van Es đã chụp được một tấm hình để đời: một chiếc trực thăng UH-1 của Air America đáp xuống sân thượng ngôi nhà số 22 đường Gia Long để bốc các nhân viên CIA và USAID còn lại, nhưng đã bị một đoàn người Việt Nam tràn lên. Tấm hình này về sau đã bị những người thiếu hiểu biết chú thích sai là “trên sân thượng Tòa đại sứ Mỹ ở Đại lộ Thống Nhất”]

Trong những năm tháng nói trên, gia đình Chennault chia đôi thời gian, vừa ở Louisiana, quê của chồng, vừa ở Đài Bắc.
Năm 1958, sau khi Claire Chennault qua đời vì ung thư, Trần Hương-Mai đưa hai con gái về Mỹ sống ở thủ đô Washington, ngụ tại một apartment rộng lớn ở tầng trên cùng khách sạn Wartergate (là nơi sau này sẽ xảy ra vụ xì-căng-đan nghe lén “Watergate” dẫn đưa tới việc TT Nixon phải từ nhiệm).
Là góa phụ của một vị tướng nổi tiếng, lại là một phụ nữ gốc Hoa xinh đẹp, tài giỏi, thông thạo tiếng Anh, với lý lịch chống Cộng triệt để, Anna Chennault – mau chóng trở thành một nhân vật quen thuộc trong giới “tinh hoa chọn lọc” ở thủ đô Washington, nhất là với các chính khách thuộc đảng Cộng Hoà.
Năm 1960, khi ông Richard Nixon ra tranh cử tổng thống lần đầu, Anna Chennault đã vận động giúp ông lấy được nhiều phiếu của cử tri gốc Hoa. Tuy lần đó Nixon thua Kennedy nhưng ông vẫn không quên công lao của vị mệnh phụ gốc Hoa mà ông tặng biệt danh “Dragon Lady” (Long-Nữ).
Để rồi 8 năm sau, “Hương Mai Long-Nữ” trở lại và giúp ông Nixon đắc cử tổng thống với số phiếu sát nút (hơn nhau 0.7%)!
Nguyên vào năm 1968, sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân, Tổng thống Johnson của đảng Dân Chủ đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến Việt Nam nên quyết định không tái tranh cử, nhường chỗ cho Phó tổng thống Hubert Humphrey đương đầu với ông Nixon của đảng Cộng Hòa (ra tranh cử lần thứ hai).
Lúc đầu, ông Nixon ra vẻ được nhiều người ủng hộ nhưng rồi càng ngày càng bị thất thế trước sự lớn mạnh của phong trào phản chiến và các nỗ lực chấm dứt chiến tranh của đảng Dân Chủ, trong đó có các cuộc đi đêm của Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Johnson, vận động cho một cuộc hòa đàm tại Ba-lê đã đạt kết quả quan: không chỉ có các nước Tây Âu mà cả chế độ cộng sản Liên Xô cũng ủng hộ giải pháp hòa đàm, VNCH thì dĩ nhiên phải ủng hộ lập trường của đàn anh Hoa Kỳ, chỉ có Trung Cộng chống lại, riêng đàn em Cộng Sản Bắc Việt thì theo lập trường của Trung Cộng vì bị áp lực của “bá quyền phương Bắc”.
Lúc đó, CSBV đang lâm vào tình trạng cực kỳ bi đát do cuộc oanh tạc dữ dội chưa từng thấy trong suốt chiều dài cuộc chiến - có tên Chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền) - do Hoa Kỳ thực hiện để trả đũa việc Việt Cộng vi phạm lệnh ngưng bắn, mở cuộc tổng tấn công trên toàn cõi miền Nam trong Tết Mậu Thân.
Vì thế, vào cuối tháng 10 năm 1968, sau khi được Thủ tướng Liên Xô Kosygin thuyết phục, bảo đảm nếu Hà Nội chịu ngồi vào bàn hòa đàm, Hoa Kỳ sẽ ngưng toàn bộ mọi cuộc oanh tạc trên lãnh thổ miền Bắc, các lãnh tụ CSBV đã đồng ý tham dự hòa đàm bất chấp sự “bực bội” của đàn anh Trung Cộng.
[Sở dĩ Thủ tướng Kosygin “sốt sắng” với TT Johnson như thế là vì xưa nay cộng sản Liên Xô luôn luôn muốn đảng Dân Chủ, vốn có truyền thống “bồ câu”, nắm quyền ở Hoa Kỳ]
Sau khi được Thủ tướng Kosygin thông báo kết quả, Tổng thống Johnson lập tức ra lệnh ngưng oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt vào ngày 2/11/1968.
Nhưng trong khi ở miền Bắc dứt tiếng bom thì trong Nam lại phát nổ một trái bom tấn: Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Chính phủ của ông sẽ không tham gia cuộc hòa đàm Ba-lê, viện lý do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là công cụ của CSBV trong cuộc xâm lược miền Nam, và cái gọi là “Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN” của Huỳnh Tấn Phát không đủ tư cách pháp nhân để nói chuyện với phía VNCH.
Trong thời gian vỏn vẹn ba ngày trước khi cử tri Mỹ đi bầu tổng thống, ông Nixon đã lợi dụng cơ hội bằng vàng này để chứng minh cho người dân Mỹ thấy đảng Dân Chủ không có khả năng kết thúc cuộc chiến.
Ba ngày sau, ông đắc cử tổng thống Mỹ!
Chỉ tới khi các hồ sơ được giải mật 30 năm sau đó, người ta mới biết ngày ấy không phải tự ý ông Thiệu bác bỏ việc tham dự hòa đàm Ba-lê mà chính ông Nixon đã nhờ bà Anna Chennault thông qua Đại sứ Bùi Diễm thuyết phục vị Tổng thống VNCH tuyên bố tẩy chay cuộc hòa đàm này để phá phe Dân Chủ!
Để rồi sau khi ông Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, VNCH đã tham gia hòa đàm Ba-lê!
Sở dĩ Tổng thống Thiệu nhận lời giúp ông Nixon là vì lời khuyến dụ của Anna Chennault, theo đó nếu ông Nixon thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ tìm cách kết thúc cuộc chiến một cách “có lợi” cho VNCH hơn là đảng Dân Chủ.
Tổng thống Nixon có giữ lời hay không, câu trả lời tùy nhận định của mỗi người, ở đây chúng tôi chỉ muốn nêu ra một thực tế phũ phàng là nếu vào năm 1968, Anna Chennault ra sức thuyết phục TT Thiệu tẩy chay hòa đàm Ba-lê thì tới năm 1973, “Hương-Mai Long-Nữ” lại sang tận Sài Gòn thuyết phục ông ký vào bản Hiệp Định “khai tử VNCH”!

“Hương-Mai Long-Nữ” (áo dài vàng), Phu nhân PTT Nguyễn Cao Kỳ (ngồi ghế) trong một buổi gặp gỡ tại Sài Gòn
Tiểu sử của Anna Chennault trên Wikipedia có đoạn viết:
“Ngày 21/4/1975, trước sự suy sụp của miền Nam VN, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan. Ít lâu sau đó, Anna Chennault tới thăm và cho ông biết Tổng thống Mỹ Gerald Ford muốn cho gia đình ông tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, trừ bản thân ông vì việc này có thể sẽ gây ra tranh luận. Ông Thiệu từ chối và nói với bà Chennault: “Làm kẻ thù của Hoa Kỳ thì rất dễ, nhưng làm bạn của họ thật khó”.
Không hiểu ông Thiệu thốt ra câu này từ những suy nghĩ trong đầu mình hay là ông nhớ lại lời tuyên bố "bất hủ" của bà Cố vấn Ngô Đình Nhu với truyền thông Mỹ sau khi chính phủ Kennedy chủ mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa tới cái chết bi thảm của ba anh em Ngô Đình dưới bàn tay đám phản tướng:
Although the pilots of the Flying Tigers had military training, all were civilians.
The Flying Tigers’ famous ‘shark mouth’ nose art remains popular on warplanes to this day.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét