Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :28/02/2025 - Duke Nguyên


Trước áp lực của Donald Trump, tổng thống Ukraina đến Mỹ để ký thỏa thuận về khoáng sản và đất hiếm Trước sức ép của Hoa Kỳ, tổng thống Volodymyr Zelensky gặp tổng thống Donald Trump hôm nay, 28/02/2025, tại Nhà Trắng, để ký thỏa thuận khung, cho phép Washington khai thác khoáng sản và đất hiếm tại nước này, đổi lại khoản viện trợ mà Hoa kỳ cấp cho nước này từ 3 năm qua. Ảnh ghép tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (tại Bruxelles, ngày 17/10/2024) và tổng thống Mỹ Donald Trump (ngày 10/02/2025 tại Washington). AFP - NICOLAS TUCAT,ANDREW CABALLERO-REYNOLDS Chi Phương
<!>
Nguyên thủ Hoa Kỳ tiếp ông Zelensky tại Nhà Trắng vào lúc 11 giờ, theo giờ địa phương hôm nay. Trước đó một ngày, theo AFP, tổng thống Trump vốn được biết đến là người « lật mặt như trở bàn tay », đã bác bỏ những chỉ trích đối với tổng thống Ukraina, coi ông là « kẻ độc tài».

Tổng thống Mỹ tỏ ra ngạc nhiên : « Tôi đã nói thế à, không thể tin là tôi đã nói như vậy », sau đó ông khẳng định rất tôn trọng người đồng cấp Ukraina và cho rằng nước này « rất dũng cảm ».

Thỏa thuận mà hai bên dự trù ký kết vào hôm nay, cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các nguồn tài nguyên của Ukraina, để đổi lại khoản viện trợ tài chính và quân sự mà Washington dưới chính quyền Biden, đã cấp cho Kiev từ 3 năm qua để chống Nga.

Cụ thể, theo Reuters, thỏa thuận này sẽ yêu cầu Ukraina « phải đóng góp 50 % tất cả các doanh thu của các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong tương lai », vào một quỹ do Hoa Kỳ và Ukraina cùng sở hữu và quản lý ».

Thỏa thuận này cũng có một số điểm khác biệt, không nhắc đến khoản tiền 500 triệu đô la, theo yêu cầu ban đầu của ông Trump, cũng như không hề đề cập đến việc bảo đảm an ninh cho Ukraina.

Tuy nhiên, hôm qua, chính Donald Trump đã khẳng định rằng thỏa thuận này sẽ đóng vai trò như một « lưới bảo vệ », vì « không ai muốn gây phiền phức nếu chúng tôi ở Ukraina, đưa nhiều nhân lực Mỹ đến đó để khai thác khoáng sản. » Hôm qua, nguyên thủ Mỹ khẳng định tin tưởng vào tổng thống Nga về thỏa thuận ngừng bắn, nếu đạt được và ông đã rất nỗ lực tìm cách chấm dứt chiến tranh. Đồng thời tổng thống Mỹ đe dọa « thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được nhanh chóng, hoặc là sẽ không có thỏa thuận nào ».

Ukraina chứa khoảng 5 % trữ lượng khoáng sản thế giới, phần lớn chưa được khai thác, do khó tiếp cận, hoặc là những vùng bị Nga chiếm đóng.
Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu từ chối « làm chư hầu » « lệ thuộc » vào Mỹ
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước hai ngày tại Bồ Đào Nha, hôm qua, 27/02/2025, tổng thống Pháp đã kêu gọi châu Âu đoàn kết và mạnh mẽ hơn và phải từ chối « hoan hỉ làm chư hầu » của Hoa Kỳ, trong bối cảnh đàm phán về hòa bình cho Ukraina đang có nhiều tiến triển trước sự can thiệp của Donald Trump.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro tiếp đón tại điện Sao Bento, Lisboa, ngày 27/02/2025. AP - Armando Franca Chi Phương
Từ thủ đô Bồ Đào Nha, đặc phái viên Valérie Gas tường trình :

« Từ Lisboa, tổng thống Pháp nhắc lại rằng « thuyết phục Donald Trump những điều kiện đàm phán hòa bình ở Ukraina mang tính quyết định, đó là việc mà Volodymyr Zelensky phải làm ».

Ông Macron cho rằng « Đó là một cuộc đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền, vì an ninh của châu Âu. Đối với châu Âu, đó là vấn đề sinh tồn và quan trọng nếu ông Zelensky có thể giải thích với tổng thống Trump tình trạng của Ukraina hiện nay. »

Theo Emmanuel Macron, tình hình ở Ukraina cũng sẽ khiến châu Âu phải thức tỉnh. Tổng thống Pháp cho rằng « hiện giờ châu Âu cần phải được thuyết phục về một điều, đó là hơn bao giờ hết: đó là phải đoàn kết và mạnh mẽ. Chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn sâu sắc để có một châu Âu đoàn kết hơn, mạnh hơn về công nghệ, công nghiệp và về quốc phòng ».

Ngay cả khi châu Âu cần Hoa Kỳ để đàm phán về hòa bình tại Ukraina, Emmanuel Macron vẫn khẳng định rằng không nên nhún nhường trước Donald Trump : « Tôi cho rằng châu Âu không nên phản ứng theo kiểu bị phục tùng. Tôi không ủng hộ một kiểu lệ thuộc chư hầu hoan hỉ, tôi cho rằng có một lựa chọn. Tôi thấy tại châu Âu, nhiều người cho rằng phải cư xử tốt với Mỹ, mọi chuyện sẽ qua thôi, phải gập lưng quỳ gối, lịch sự với Hoa Kỳ. Nhưng tôi cho rằng phải bảo vệ những giá trị của châu Âu ».

Tổng thống Pháp sẽ phải thuyết phục tất cả các đối tác châu Âu về điều này ».

Trong chuyến thăm Bồ Đào Nha đầu tiên của một nguyên thủ Pháp, kể từ hơn hai chục năm qua, ông Macron đã nhấn mạnh đến quan hệ hai nước giống như « một trong những khối xi măng vững chắc nhất của châu Âu ».

Mối quan hệ gần gũi này được thể hiện qua việc có 2 triệu người gốc Bồ Đào Nha, sống và làm việc tại Pháp. Khoảng 1200 doanh nghiệp Pháp, đứng đầu trong số các công ty nước ngoài, tại Bồ Đào Nha tuyển dụng hơn 100 000 lao động địa phương.

Hôm nay, hai bên ký một hiệp ước « hữu nghị và hợp tác », và các thỏa thuận khác trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học, đến điện ảnh, vũ khí. Từ nay đến năm 2034, Bồ Đào Nha sẽ mua của Pháp 34 khẩu pháo Caesar.

Đàm phán Nga – Mỹ :Matxcơva đề nghị nối lại các tuyến hàng không
Ngày 27/02/2025, hai phái đoàn Nga và Mỹ đã có cuộc đàm phán kéo dài 6 giờđồng hồ tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tái lập hoạt động cho các đại sứ quán đôi bên bị đình trệ từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina. Tuy nhiên, một ngày trước khi diễn ra cuộc họp, Nga đã đề xuất nối lại các chuyến bay giữa hai nước.


(Ảnh minh họa) - Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn tại dinh thự ở Matxcơva, ngày 24/02/2025. AP - Mikhail Metzel
Minh Anh
Theo hãng tin TASS của Nga được Reuters dẫn lại, cuộc đàm phán được tổ chức tại dinh thự tổng lãnh sự Mỹ ở Istanbul, tập trung vào các điều kiện làm việc dành cho các nhà ngoại giao hai nước.

Bộ Ngoại Giao Nga cho biết đã đề nghị phía Mỹ « xem xét khả năng tái lập các chuyến bay thẳng » giữa hai nước.

Phía Nga khẳng định « các cuộc thảo luận diễn ra có thực chất và chuyên nghiệp » và đôi bên đã « đồng tình tiếp tục đối thoại giữa Matxcơva và Washington ».

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước các thành viên cơ quan an ninh FSB hôm qua cho rằng « những cuộc tiếp xúc đầu tiên với chính quyền mới của Mỹ đang khơi dậy một số hy vọng nhất định ». Cùng lúc này, cỗ máy tuyên truyền Nga cũng bắt đầu có những thay đổi luận điệu.

Thông tín viên Anissa El Jabri tại Matxcơva tường thuật :

« Mái tóc vàng hơi ngả màu hung đỏ, nụ cười thật rạng rỡ, kể từ giờ người ta chỉ thấy món đồ này trong các cửa hiệu đồ lưu niệm trên con phố Arbat nổi tiếng của trung tâm thủ đô Matxcơva. Món đồ đó, chính là búp bê Donald Trump, búp bê Nga rất thịnh hành hiện nay.

Búp bê Matryoshka nổi tiếng này vừa mới vừa gây choáng giờ ngự trị giữa con búp bê truyền thống mang hình Vladimir Putin hay Tập Cận Bình. Một số người thậm chí còn đặt lại tên là "Trumpushka".

Việc hạ nhiệt nhanh chóng giữa Matxcơva và Washington tất nhiên còn được thấy rõ trên truyền hình, ví dụ như lời phát biểu của ông Alexei Zhuravlev, phó chủ tịch Ủy ban Quốc Phòng Hạ Viện Duma.

"Quý vị có biết những gì tôi đang nghĩ : Hãy làm bạn với Hoa Kỳ và chúng ta sẽ lãnh đạo thế giới. Ông Trump đang cần đến chúng ta, nước Nga cũng cần đến ông ấy. Lợi ích của hai bên là trùng nhau. Để chống lại ai ư ? Chống lại Liên Hiệp Châu Âu. Có vấn đề gì với điều đó hay không ? Chẳng có vấn đề gì cả, ngược lại, điều đó thật tuyệt vời. Chúng ta nên gây sức ép với Liên Hiệp Châu Âu."

Cái nhìn và những phát biểu về cựu đại quỷ Mỹ đã thay đổi nhưng chưa hẳn triệt để. Donald Trump thường được mô tả như là một lãnh đạo có lẽ đủ sáng suốt để chấp nhận cái chìa tay thân thiện của Nga.

Vấn đề là cần phải luôn luôn mô tả điện Kremlin như là bên khởi xướng mọi thứ mà không cần thay đổi quá nhiều phát biểu chính thức phòng khi các cuộc đàm phán diễn ra không hoàn toàn như chính quyền Nga mong muốn ».

Trung Quốc sửa điều lệ quân sự tập trung chuẩn bị chiến tranh
Bắc Kinh điều chỉnh một loạt quy định về Quân đội Giải phóng Trung Quốc, tập trung vào yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị cho nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài hơn và coi việc giành chiến thắng trong các trận chiến là trách nhiệm hàng đầu. Những sửa đổi này có hiệu lực từ tháng 04/2025.


(Ảnh Tân Hoa Xã công bố) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thị sát đơn vị đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Đặc khu hành chính Macao, ngày 20/12/2024. © AP
Thu Hằng
Ba quy định sửa đổi đã được chủ tịch Tập Cận Bình, kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương, ký trong tuần này, bao gồm các vấn đề nội bộ, kỷ luật và huấn luyện quân đội. Những sửa đổi này, được Tân Hoa Xã đưa tin lần đầu tiên vào ngày 21/02, sẽ « nâng cao hơn nữa tính pháp quyền trong quân đội, xây dựng lực lượng vững chắc, trung thành với Đảng, có khả năng chiến đấu hiệu quả và duy trì ý thức kỷ luật và liêm chính mạnh mẽ ».

Cụ thể, theo phân tích ngày 28/02 của báo mạng Hồng Kông South China Morning Post, quân nhân được cổ vũ « nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, phong cách chiến đấu và ý chí chiến đấu ». Yếu tố « quản lý thời chiến » là một thành phần quan trọng của các cuộc tập trận và diễn tập. Tăng cường sử dụng kèn hiệu lệnh và « tạo ra bầu không khí mạnh mẽ cho khả năng sẵn sàng và chuẩn bị chiến đấu ». Các quy định bảo vệ bí mật quân sự cũng được cập nhật nghiêm ngặt hơn. Và có một phần mới được bổ sung liên quan đến việc quản lý các nhiệm vụ ở nước ngoài, thể hiện tham vọng của Trung Quốc quảng bá hình ảnh quân đội có kỷ luật và năng lực ở nước ngoài, cũng như hoạt động cứu hộ cứu nạn.

Trang South China Morning Post nhận định những thay đổi này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tinh chỉnh, tăng cường khuôn khổ pháp lý và các quy định trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với Hoa Kỳ và ở Biển Đông. Những điều chỉnh này cũng nằm trong chủ trương của chủ tịch Tập Cận Bình hiện đại hóa quân đội vào năm 2035 và đưa quân đội Trung Quốc thành hàng đầu vào năm 2050.

Không có nhận xét nào: