Tổng thống Zelensky xác định sẽ tới Mỹ về vụ hợp tác khai khoáng Tổng thống Ukraine Zelensky trong thông điệp tối đã khẳng định ông có kế hoạch tới Mỹ vào Thứ Sáu, và quan chức hai bên đàm phán về thỏa thuận khai khoáng. Trước đó Tổng thống Mỹ Trump, khi trả lời phóng viên, đã nói rằng rất có thể ông Zelensky sẽ tới Mỹ vào Thứ Sáu để hoàn tất đàm phán vụ khai thác đất hiếm và khoáng sản. Trong phiên họp báo ở Tòa Bạch Ốc ngày Thứ Tư, khi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng dàn nội các của ông chủ trì họp báo,
<!>
Sau 1 tháng tiếp quản Nhà Trắng, ông Trump lại một lần nữa nhắc đến vụ làm ăn này với Ukraine. Theo ông, đây là vụ làm ăn lớn, lâu dài, cho phép Mỹ bù đắp lại phần nào chi phí chi cho chiến tranh Ukraine.
Hôm Thứ Ba, khi được phóng viên hỏi rằng phía Ukraine sẽ được gì qua vụ làm ăn này, thì ông Trump trả lời rằng “350 tỷ USD, rất nhiều thiết bị, các thiết bị quân sự, khả năng tiếp tục chiến đấu … Tôi là nói người Ukraine là dũng cảm, là những chiến binh giỏi, nhưng mà nếu không có Mỹ cùng tiền bạc và thiết bị quân sự của Mỹ thì cuộc chiến tranh này sẽ kết thúc rất nhanh.”
Donald Trump, Tổng thống Mỹ, ngồi giữa, với bên tay phải của ông là Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, còn bên tay trái của ông Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, ngày 26/2/2025 (ảnh từ video)
Còn trong họp báo hôm Thứ Tư nói trên, khi được hỏi về bảo đảm an ninh cho Ukraine, ông Trump bình luận rằng “hãy quên [vấn đề thành viên] NATO đi” và “điều đó có lẽ là nguyên nhân tất cả rắc rối này xảy ra.”
Theo ông, Ukraine thông qua trả tiền cho chiến tranh bằng hợp tác kinh tế, sẽ vẫn sẽ nhận được súng đạn từ Mỹ cung cấp, ít nhất cho đến đàm phán với Nga thành công. Ông mong rằng đàm phán sẽ sớm thành công. Tuy nhiên, về việc đảm bảo an ninh lâu dài, ông vẫn tin rằng Châu Âu cần có trách nhiệm. “Chúng ta sẽ khiến Châu Âu làm điều đó,” ông nói.
Khi được phóng viên hỏi về cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì ông Trump nhấn mạnh rằng ông Putin là người “rất là khôn khéo” và nói “ông ấy không hề có ý định, theo tôi, kết thúc cuộc chiến này. Tôi cho rằng ông ấy muốn tất cả.” (he wanted the whole thing, có lẽ ý nói chiếm tất cả Ukraine?)
Tổng thống Trump bày tỏ quan tâm đến thỏa thuận đất hiếm với Nga
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông cởi mở với ý tưởng cùng nhau phát triển các mỏ khoáng sản của Nga. Trước đó, hồi đầu tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đề xuất hợp tác này.
Hôm thứ Hai (24/2), ông Putin tuyên bố Moskva đã sẵn sàng hợp tác với Washington để phát triển các mỏ khoáng sản đất hiếm, bao gồm các mỏ Nga đang kiểm soát ở Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye.
Khi được hỏi vào thứ Ba (25/2) rằng liệu ông và ông Putin đã thảo luận về khả năng đạt được thỏa thuận như vậy hay chưa, ông Trump thừa nhận rằng ông quan tâm đến vấn đề này.
“Tôi cũng muốn mua khoáng sản trên đất Nga, nếu chúng ta có thể… Họ cũng có đất hiếm rất tốt, cũng như dầu khí. Hãy xem, đó là một điều tuyệt vời. Điều đó cũng tuyệt vời đối với Nga, vì chúng ta có thể thực hiện các thỏa thuận ở đó. Họ có đất đai rất có giá trị nhưng chưa được sử dụng. Vì vậy, điều gì đó như thế có thể xảy ra, đúng vậy“, ông Trump nói với các nhà báo tại Nhà Trắng.
Ông Putin lưu ý rằng Moskva sẽ ưu tiên phát triển khoáng sản đất hiếm của riêng mình do tầm quan trọng chiến lược của chúng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng Nga sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, nếu họ bày tỏ sự quan tâm.
Chính quyền Trump đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với đất hiếm và các kim loại khác như một phần trong nỗ lực của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm nhằm đảm bảo thu hồi vốn từ “các khoản đầu tư” của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh ở Ukraine. Ông Trump đã yêu cầu số tài nguyên thiên nhiên trị giá khoảng 500 tỷ USD để bồi thường cho các khoản viện trợ mà Washington đã cung cấp cho Kiev từ đầu cuộc chiến đến nay. Sau nhiều lần trì hoãn, Kiev được cho là đã đồng ý với thỏa thuận này, và nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky dự kiến sẽ đến Washington vào thứ Sáu (28/2) để ký thỏa thuận.
“Tôi nghe nói rằng ông ấy sẽ đến vào thứ Sáu. Chắc chắn là tôi đồng ý nếu ông ấy muốn ký cùng với tôi, và tôi hiểu rằng đó là một vấn đề lớn, rất lớn… người nộp thuế Hoa Kỳ hiện sẽ lấy lại được tiền của mình“, ông Trump nói.
Ông Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Pavel Zarubin của kênh truyền hình Rossiya 1 rằng thỏa thuận đất hiếm mà ông Trump đang theo đuổi với Ukraine “không liên quan” đến Moskva, đồng thời lưu ý rằng giá trị thực tế của các mỏ khoáng sản của Ukraine vẫn chưa chắc chắn.
Trước khi chiến tranh Nga-Ukraine leo thang vào cuối tháng 2 năm 2022, Kiev nắm giữ trữ lượng titan và lithium lớn nhất châu Âu. Mặc dù những kim loại này không được phân loại là nguyên tố đất hiếm, nhưng chúng rất quan trọng đối với ngành quốc phòng, cũng như sản xuất pin và tụ điện. Các mỏ kim loại đất hiếm của Ukraine cũng bao gồm berili, mangan, gali, urani, zirconi, than chì, apatit, fluorit và niken.
Năm 2023, Tạp chí Forbes ước tính rằng tài nguyên khoáng sản của Ukraine có giá trị khoảng 14,8 nghìn tỷ USD, tương đương 111 tỷ tấn, trong đó than và quặng sắt chiếm phần lớn. Tuy nhiên, ấn phẩm này lưu ý rằng hơn 70% trong số các nguồn tài nguyên này nằm ở các khu vực Donetsk và Lugansk, những nơi đã tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào năm 2014 sau cuộc đảo chính Maidan do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev. Các vùng lãnh thổ này hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào năm 2022.
Nhà Trắng tuyên bố từ nay nhóm báo chí của mình sẽ quyết định truyền thông nào được dự họp báo (tự do)
Trong phiên họp báo hôm Thứ Ba, Nhà Trắng cho hay từ nay Nhóm báo chí của mình sẽ quyết định những kênh truyền thông nào tham dự các phiên họp báo được tổ chức ở “không gian thân mật nhất” này. Như vậy, WHCA sẽ không còn giữ vai trò này nữa.
“Như mọi người đều biết, nhiều thập kỷ qua, một nhóm những phóng viên có trụ sở ở Washington DC —WHCA, White House Correspondents’ Association— vẫn độc đoán trong việc quyết định rằng phóng viên nào được quyền tới đặt câu hỏi cho Tổng thống Mỹ tại nơi thân mật nhất này,” Thư ký Báo chí Nhà trắng Karoline Leavitt nói trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba, “Sau này sẽ không như thế nữa!”
“Tôi tự hào tuyên bố rằng chúng tôi đưa quyền ấy trả lại cho nhân dân, những người đang đọc báo, xem truyền hình, hay nghe đài. Từ nay, những kênh truyền thông nào được vào Nhà Trắng là sẽ được quyết định bởi Nhóm báo chí của Nhà Trắng,” cô Leavitt nói thêm.
Theo cơ chế mới, 5 mạng lưới truyền hình lớn nhất cũng vẫn có phóng viên được vào tham gia họp báo, theo hình thức luân phiên. Ngoài ra một số kênh “streamline” mà có được đối tượng khán thính giả khác với các kênh lớn lâu đời (legacy) đã được thêm vào.
Sự việc diễn ra sau khi Nhà Trắng “cấm cửa” hãng tin AP, hãng lâu nay vẫn được xem là đi đầu của truyền thông cánh tả. Sau đó AP đã đệ đơn kiện, nhưng bị tòa án bác bỏ, bởi vì nhận phỏng vấn của ai, xét cho cùng, là do tự người đó quyết định, là quyền riêng tư. Không nhận phỏng vấn của AP thì không có nghĩa là vi phạm quyền tự do ngôn luận, vì AP muốn đăng tin gì hay bình luận nào, thì đó vẫn là trong khả năng của AP. Tuy nhiên, tòa án cho rằng có thể xem xét thêm vụ này từ góc độ khác, rằng có phải là AP bị phân biệt đối xử hay không. Trong khi đó WHCA cũng đưa ra tuyên bố rằng, việc tước bỏ quyền quyết định ai có thể phỏng vấn tổng thống của WHCA là vi phạm “tự do báo chí” (free press).
Theo kênh truyền thông thuộc cánh hữu Breitbart đưa tin, thì trong phiên họp báo này, các phóng viên của Breitbart và Axios được bố trí ngồi ở hàng ghế đầu, nơi trước đây vẫn dành cho phóng viên của AP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét