Ukraine ra mắt ‘UAV tên lửa’ mới, tầm bay vượt xa tên lửa phương Tây cung cấp Mẫu máy bay không người lái (UAV) lai tên lửa được giới thiệu có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp. Ukraine ngày 6.12 giới thiệu một loại máy bay không người lái (UAV) lai tên lửa mới do nước này sản xuất, có thể bay được 700 km, hơn gấp đôi tầm bay xa nhất của các tên lửa do các đối tác phương Tây cung cấp. Vũ khí mới này được gọi là Peklo, có nghĩa là "Địa ngục" trong tiếng Ukraine. Đây là mẫu UAV tên lửa thứ 2 được Ukraine công bố, khi nước này cố gắng tăng cường khả năng tấn công sâu vào Nga, theo Reuters.
<!>
Tại buổi lễ chính thức bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine, một vị đại diện hãng sản xuất vũ khí nhà nước Ukroboronprom (Ukraine) cho biết vũ khí này có thể đạt tốc độ lên đến 700 km/giờ.
Chưa có thông tin chi tiết nào khác được cung cấp, cũng như chưa có bằng chứng nào về phạm vi hoạt động hoặc tốc độ của mẫu UAV tên lửa trên. Kyiv công bố rất ít thông tin chi tiết về ngành công nghiệp vũ khí của mình, với lý do lo ngại về việc cung cấp thông tin hữu ích cho Moscow.
Một quan chức phụ trách sản xuất vũ khí của Ukraine hồi tháng trước cho biết UAV tên lửa có thể tương tự như tên lửa hành trình, bay thấp theo đường dẫn định sẵn để đến mục tiêu, thường là dưới tốc độ âm thanh.
Những UAV tên lửa mới này dài hơn một mét, có cánh nhỏ ở hai bên và hai cánh đuôi. Tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp có tầm bắn được công bố chỉ hơn 300 km.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có mặt tại lễ bàn giao vũ khí mới. Tháng trước, ông cho hay Ukraine đang phát triển 4 loại tên lửa khác nhau. Tuy nhiên, giới chức Ukraine thừa nhận chương trình tên lửa vẫn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nga nêu điều kiện cho hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói với nhà báo Mỹ Tucker Carlson rằng Nga đã nêu rõ mục tiêu của hoạt động quân sự và các điều khoản mà hoạt động này sẽ kết thúc.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm (5/12), ông Lavrov nói với ông Carlson rằng Tổng thống Vladimir Putin thường bị cáo buộc sai trái là từ chối đàm phán với Ukraine. Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chỉ ra rằng, hai năm trước việc Tổng thống Ukraine Zelensky thực sự đã cấm mọi cuộc đàm phán với Moskva, dường như dựa trên niềm tin rằng ông ấy và phương Tây sẽ ra điều kiện cho một lệnh ngừng bắn.
“Trước hết, tại sao bạn không nói với ông ấy [Zelensky] hủy bỏ [lệnh] một cách công khai? Đấy sẽ là một tín hiệu cho thấy ông ấy muốn đàm phán“, ông Lavrov tuyên bố.
Khi được hỏi về các điều khoản mà Nga sẽ đồng ý, ông Lavrov lưu ý ông Carlson đến bài phát biểu vào tháng Sáu của ông Putin, trong đó tổng thống Nga nêu rõ lập trường của Moskva: Ukraine sẽ phải rút quân khỏi lãnh thổ Nga, đảm bảo quyền của cư dân nói tiếng Nga, và trở thành một quốc gia trung lập, không có vũ khí hạt nhân.
“Nguyên tắc chính là quy chế trung lập của Ukraine“, ông Lavrov nói với nhà báo Carlson. “Không có NATO. Tuyệt đối không. Không có căn cứ quân sự, không có cuộc tập trận quân sự nào trên đất Ukraine với sự tham gia của quân đội nước ngoài”.
Tương tự như vậy, Moskva sẽ không dung thứ cho bất kỳ thỏa thuận nào mà Ukraine có thể tiếp tục phân biệt đối xử với tiếng Nga, với truyền thông, với văn hóa và Giáo hội Công giáo Ukraine, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh.
“Chúng tôi không chơi trò hai mặt. Những gì Tổng thống Putin tuyên bố là mục tiêu hoạt động của chúng tôi. Nó công bằng. Nó hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Trước hết là các quyền: quyền ngôn ngữ, quyền của dân tộc thiểu số, quyền của nhóm thiểu số quốc gia, quyền tín ngưỡng”, ông Lavrov lưu ý.
Vào tháng 2 năm 2022, khi xung đột leo thang, Moskva đã chỉ ra hành vi Kiev vi phạm Thỏa thuận Minsk, đàn áp cư dân nói tiếng Nga ở Ukraine, và tiến hành các cuộc tấn công vào Donetsk và Lugansk. Kể từ đó, Ukraine cũng đã cấm Giáo hội Công giáo Ukraine và tìm cách thay thế giáo hội này bằng cách loại bỏ đi một phần, do chính phủ Ukraine thực hiện.
Ông Lavrov chỉ rõ các mục tiêu của Nga cũng “hoàn toàn phù hợp” với các nguyên tắc của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), mà Hoa Kỳ cũng là thành viên. OSCE đã nhiều lần tuyên bố rằng không ai được mở rộng an ninh của mình bằng cách gây tổn hại đến bên khác và không tổ chức nào trong phạm vi của mình có thể tuyên bố thống trị, ông Lavrov lưu ý với ông Carlson.
“NATO đã làm điều ngược lại. Vì vậy, chúng tôi có tính hợp pháp trong lập trường của mình. Không có nước NATO nào [được phép] ở ngay trước cửa nhà chúng tôi vì OSCE đã đồng ý rằng điều này không nên xảy ra nếu nó gây tổn hại đến chúng tôi“, ông Lavrov nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng chỉ ra rằng phương Tây đã nói “không có gì về Ukraine nếu không có Ukraine“, trong khi phá vỡ lời cam kết đó trong các cuộc giao tiếp qua kênh hậu trường, họ cũng ngầm cố gắng tạo ra số phận của Nga mà không có Nga, và đó là điều mà Moskva không thể và sẽ không chấp nhận.
Mexico thu giữ lượng fentanyl kỷ lục sau lời đe dọa thuế quan của ông Trump
Quân đội Mexico mới đây đã tiến hành hai cuộc truy quét và thu giữ thành công hơn 1 tấn thuốc fentanyl, lập kỷ lục về vụ bắt giữ lớn nhất trong lịch sử chống ma túy của nước này.
Các cuộc đột kích diễn ra trong bối cảnh số vụ bắt giữ fentanyl ở Mexico giảm mạnh trong năm nay, và vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa Mexico và Canada. Động thái của ông Trump nhằm thúc giục hai nước láng giềng tăng cường kiểm soát biên giới, hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp và ma túy vào Mỹ.
Chính quyền Mexico cho biết, các binh sĩ và hải quân lục chiến đã phát hiện 2 đối tượng khả nghi mang súng tại bang Sinaloa, nơi được coi là căn cứ của băng đảng buôn ma túy, và ngay lập tức tiến hành truy đuổi.
Sau khi theo dõi 2 nghi phạm vào 2 ngôi nhà, họ đã thu giữ khoảng 660 pound (khoảng 299 kg) fentanyl trong 1 ngôi nhà, và 1.750 pound (khoảng 793 kg) ma túy trong 1 chiếc xe tải ở ngôi nhà còn lại. Một số súng cũng bị thu giữ trong quá trình hoạt động và 2 nghi phạm bị bắt ngay tại chỗ.
Bộ trưởng Công an Mexico Omar Garcia Harfuch cho biết trên mạng xã hội: “Đây là vụ thu giữ fentanyl lớn nhất trong lịch sử Sinaloa”.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum nói thêm trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (4/12): “Cuộc điều tra này đã diễn ra trong một thời gian dài, và những kết quả này đã đạt được ngày hôm qua”.
Thông báo này đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ Mexico về ma túy, vì từ lâu cựu Tổng thống Andrés Manuel Lopez Obrador vẫn luôn phủ nhận rằng Mexico là nước sản xuất fentanyl lớn.
Các vụ bắt giữ Fentanyl ở Mexico đã giảm đáng kể vào đầu năm nay, với số vụ thu giữ đôi khi chỉ còn vài ounce trong mùa hè.
Các chuyên gia cho rằng tập đoàn tội phạm ma túy Mexico Cartel (Cártel de Sinaloa) chủ yếu mua tiền chất từ Trung Quốc để sản xuất fentanyl, rồi buôn lậu thành phẩm vào Mỹ. Loại thuốc này giết chết khoảng 70.000 người Mỹ mỗi năm do sử dụng quá liều.
Ông Trump cảnh báo rằng nếu Mexico không đạt được tiến bộ đáng kể trong việc chống buôn lậu ma túy và nhập cư bất hợp pháp, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico. Ông cũng đe dọa sẽ áp thuế 10% đối với Trung Quốc để hạn chế nguồn cung fentanyl.
Đồng thời, Chính phủ Mexico cũng thể hiện quyết tâm trong việc kiểm soát di dân, bắt giữ hơn 5.200 di dân không có giấy tờ trên toàn quốc chỉ trong ngày thứ Ba, cho thấy họ đang tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật.
Cùng thời điểm thông tin về hành động bắt giữ lần này được công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố tăng số tiền thưởng để truy bắt người đứng đầu băng đảng “Jalisco New Generation Cartel” (CJNG) Nemesio Oseguera Cervantes, từ 10 triệu USD lên 15 triệu USD.
Trùm ma túy có biệt danh “El Mencho” là người đồng sáng lập tổ chức tội phạm bạo lực này, tổ chức này từ lâu đã tham gia buôn bán ma túy bất hợp pháp như fentanyl.
Đối mặt với những lời đe dọa thuế quan của ông Trump, Tổng thống Mexico Sheinbaum và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đều đã liên lạc với ông. Cuộc điện đàm của bà Sheinbaum với ông Trump được mô tả là “rất có thành quả” , trong khi ông Trudeau cảnh báo rằng các mức thuế như vậy sẽ tàn phá nền kinh tế Canada.
Răn đe Trung Quốc: Mỹ, Nhật Bản và Philippines tập trận chung ở Biển Đông
Khi căng thẳng ở Biển Đông gia tăng, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã tổ chức một cuộc tập trận hàng hải chung vào thứ Sáu, ngày 6/12. Giới quan sát đánh giá đây là biện pháp răn đe trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc tập trận hôm thứ Sáu của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines mang mật danh là “Chiến dịch hợp tác hàng hải đa phương”. Nó được tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng, mục đích của cuộc tập trận là nhằm tăng cường khả năng tương tác ba bên về chiến thuật, kỹ thuật và quy trình phòng thủ.
Cuộc tập trận có sự tham gia của phi cơ P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, tàu BRP Andres Bonifacio và một phi cơ nhỏ C-90 của Hải quân Philippines, và khu trục hạm lớp Murasame JS Samidare của Nhật Bản.
Đáng chú ý, cuộc tập trận của Mỹ, Nhật Bản và Philippines diễn ra ngay sau khi, Philippines ngày 4/12 cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và va chạm với tàu tuần tra của họ tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough, khẳng định rằng hành động của họ là hợp pháp.
Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với Scarborough, nhưng Bắc Kinh kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012.
Philippines tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Trung Quốc và đang xây dựng chiến lược để thực hiện điều đó.
Nhận định về những diễn biến mới nhất đang xảy ra ở Biển Đông, ký giả Vương Hách của thời báo Epoch Times nhắc lại, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 4 năm nay, hình thành một cấu trúc đa phương nhỏ trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ở Đông Nam Á để cùng nhau đối phó với chủ nghĩa bành trướng hàng hải và xâm lược trên biển của Trung Quốc”.
Ký giả Vương Hách cũng đánh giá Philippines hiện là quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu trong việc phối hợp với các quốc gia phương Tây để đối phó với hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét