Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ Tập Cận Bình muốn lãnh đạo suốt đời, Đặng Tiểu Bình sớm đã bí mật để lại “cửa sau” - Thảo Hương


Sau Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm, để cứu ĐCSTQ khỏi nguy vong, Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện cái gọi là “cải cách mở cửa” vào tháng 12 năm 1978. Việc bãi bỏ chế độ chức vụ suốt đời đối với cán bộ lãnh đạo được coi là di sản chính trị quan trọng của công cuộc cải cách, mở cửa của Đặng. Vậy Đặng Tiểu Bình có thực sự muốn bãi bỏ chế độ chức vụ suốt đời của cán bộ lãnh đạo? Hôm nay, chúng tôi căn cứ trên cuộc phỏng vấn của nhà báo Ý Farage với Đặng Tiểu Bình và các tài liệu khác, để hồi cố và khảo sát lịch sử về việc này.
<!>
Người có đề án bị lãng quên

Trên thực tế, không phải Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất bãi bỏ chế độ trọn đời đối với cán bộ lãnh đạo, mà là Nghiêm Gia Kỳ, trợ lý nghiên cứu viên tại Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 3 tháng 4 năm 1979, Trung ương ĐCSTQ tổ chức khóa công tác lý luận tại Bắc Kinh, cuộc họp do Hồ Diệu Bang, tổng bí thư, bộ trưởng Bộ Tuyên truyền ĐCSTQ, chủ trì.

Nghiêm Gia Kỳ nhớ lại: “Vào ngày đầu tiên của lễ khai mạc, ngay sau khi Hồ Diệu Bang báo cáo xong, Chu Dương vội vã từ nhà Đặng Tiểu Bình đến, truyền đạt chỉ thị của Đặng: ‘Đừng thiết định khu cấm, đừng áp đặt lệnh cấm.’ Vì vậy, mọi người đều thoải mái phát biểu. Vào ngày thứ hai, bài phát biểu của mọi người được in ra dưới dạng ‘báo cáo tóm tắt’ mà không bị xóa bỏ.”

“Bất kể phát ngôn đại hội tiểu hội, mỗi người đều có thể xem. Ngoại trừ việc không ai lật lại án của Lưu Thiếu Kỳ, mọi bài phát biểu tại hội nghị đều liệt kê những sai lầm của Mao Trạch Đông, cho rằng phản hữu phái, đại nhảy vọt, phản hữu khuynh, bốn thanh trừng, đại Cách mạng Văn hóa đều là sản phẩm của đường lối thiên tả của Mao Trạch Đông, tất cả những bản án giả oan sai đều phải được bình phản triệt để.”

Nghiêm Gia Kỳ cũng cho biết: “Bài phát biểu ‘Lãnh tụ và nhân dân’ của Lý Hồng Lâm có ảnh hưởng lớn đến tôi, ông ấy nói: ‘Không phải là dân phải trung thành với lãnh tụ, mà là lãnh tụ phải trung thành với nhân dân.’”

Sau đó, Nghiêm đã viết một bài phát biểu về việc “Xóa bỏ chế độ chức vụ suốt đời trên thực tế của các vị trí lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước”.

Nghiêm Gia Kỳ nói trong bài phát biểu của mình: Nếu chủ tịch đảng và người đứng đầu chính phủ đều có một nhiệm kỳ nhất định (ví dụ: bốn năm hoặc bảy năm, bốn năm liên tuyển có thể được liên nhiệm một lần), đồng thời, thực hành một loạt các biện pháp bảo đảm việc thực hiện, thế thì, bất kỳ chủ tịch đảng và người đứng đầu chính phủ mới nhậm chức nào, điều đầu tiên ông ấy phải cân nhắc sẽ không phải là duy hộ quyền lực và địa vị của bản thân, mà là làm thế nào để cống hiến nhiều hơn cho người dân trong nhiệm kỳ của ông ta. Sự sùng bái lãnh đạo sẽ chuyển thành sự sùng bái nhân dân.

Năm 1979, Hoa Quốc Phong giữ chức chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, chủ tịch Quân ủy Trung ương, thủ tướng Quốc vụ viện. Mặc dù khi ĐCSTQ tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương khóa XI vào tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã là nòng cốt của tập thể lãnh đạo trung ương mới, nhưng ba vị trí cao nhất trong đảng, chính phủ và quân đội vẫn do Hoa Quốc Phong nắm giữ.

Khi biết có người đề xuất bãi bỏ chế độ trọn đời đối với các chức vụ lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước trong hội nghị công tác lý luận, Đặng Tiểu Bình ngay lập tức nắm bắt được quan điểm này.
Tim đen của Đặng Tiểu Bình

Phân tích ngôn hành của Đặng cho thấy, khi đó ông ta có hai điểm cân nhắc chính:

Đầu tiên, Đặng Tiểu Bình rất phản cảm trước sự áp chế của Mao Trạch Đông, người giữ chức vụ suốt đời. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm từ 1966 đến 1976, Mao đã hai lần đả đảo Đặng Tiểu Bình.

Ngày 21 tháng 8 năm 1980, Đặng Tiểu Bình nói trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Ý Farage: “Tôi chán ngấy những lão nhân nắm quyền đến chết. Tôi rất chán ghét những nhà lãnh đạo suốt đời. Không có quy định nào nói chỉ có lão nhân mới có thể nắm quyền, lãnh đạo phải làm suốt đời. Nhưng xu hướng này vẫn đang chi phối thể chế của chúng ta. Nó là một điểm yếu của chúng ta. Nó cản trở việc thăng tiến của giới trẻ, quốc gia không cách nào canh tân tầng lãnh đạo của mình.”

Cân nhắc thứ hai của Đặng Tiểu Bình là dùng việc bãi bỏ chế độ trọn đời để hạ đài Hoa Quốc Phong.

Ngày 18 tháng 8 năm 1980, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu về “Cải cách hệ thống lãnh đạo của đảng và nhà nước” tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Đặng Tiểu Bình nói: “Về chế độ lãnh đạo, chế độ cán bộ của đảng và quốc gia mà nói, nhược điểm chính là hiện tượng chủ nghĩa quan liêu, hiện tượng tập trung quyền lực quá mức, hiện tượng chế độ gia trưởng, chế độ lãnh đạo suốt đời và hiện tượng đặc quyền đủ loại hình hình sắc sắc”, tất yếu cần cải cách.

Ngày 21 tháng 8 cùng năm, khi Đặng Tiểu Bình được Farage phỏng vấn, ông ta cũng nói về việc bãi bỏ chế độ trọn đời đối với các chức vụ cán bộ lãnh đạo. Farage hỏi: “Việc thay thế ban lãnh đạo mới có liên quan đến Hoa Quốc Phong không?” Đặng Tiểu Bình đáp: “Vị trí chủ tịch đảng không phải là suốt đời. Hoa Quốc Phong sẽ không là chủ tịch đảng mãi mãi. Theo thể chế mới, điều này là không được phép.”

Một tuần sau cuộc phỏng vấn này, Kỳ họp thứ ba của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ năm của ĐCSTQ được tổ chức. Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Trần Vân, Từ Hướng Tiền, Vương Chấn, v.v. không còn kiêm nhiệm chức vụ phó thủ tướng. Triệu Tử Dương thay Hoa Quốc Phong làm thủ tướng Quốc vụ viện.

Từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 1980, Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức 9 cuộc họp liên tiếp để thảo luận các vấn đề chấp chính của Hoa Quốc Phong trong 4 năm qua. Hội nghị cuối cùng quyết định, Hoa Quốc Phong sẽ không còn chủ trì công việc của Trung ương, quyết định sẽ kiến nghị tại Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Trung ương rằng: Đồng ý cho Hoa Quốc Phong từ chức Chủ tịch Trung ương, và chức chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Tháng 6 năm 1981, Phiên họp toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI được tổ chức. Hoa Quốc Phong chính thức từ chức chủ tịch Trung ương, chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hồ Diệu Bang đảm nhận chức chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, Đặng Tiểu Bình đảm nhận chức chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Chế độ bí mật giữ lại một “cửa sau”

Từ năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần thảo luận về vấn đề bãi bỏ nhiệm kỳ trọn đời của cán bộ lãnh đạo.

Tháng 9 năm 1982, Điều lệ đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSTQ thông qua quy định: “Cán bộ lãnh đạo các cấp của đảng, bất kể là được bầu cử dân chủ hoặc do cơ quan lãnh đạo bổ nhiệm, chức vụ của họ không phải là suốt đời, đều có thể biến động hoặc giải trừ.”

Hiến pháp của ĐCSTQ, bản tu đính vào tháng 12 năm 1982, quy định chủ tịch nước và phó chủ tịch nước, thủ tướng và phó thủ tướng Quốc vụ viện, chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, v.v., “không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Những quy định này dường như đã cho phép Đặng Tiểu Bình tiến tới việc bãi bỏ chế độ giữ chức vụ lãnh đạo suốt đời.

Tuy nhiên, Hiến pháp của ĐCSTQ lại không giới hạn nhiệm kỳ của tổng bí thư ĐCSTQ và chủ tịch Quân ủy Trung ương, cũng không giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch Quân ủy Quốc gia.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đặng Tiểu Bình từ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Phiên họp toàn thể lần thứ 5 Trung ương ĐCSTQ khóa 13, chính thức nghỉ hưu, Giang Trạch Dân tiếp nhận.

Sau khi Đặng nghỉ hưu, các nguyên lão khác của ĐCSTQ như Trần Vân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, v.v., cũng từ chức lãnh đạo, rút lui khỏi chính trường.
Đặng đặt ra “ba đường lối”

Chế độ chức vụ suốt đời, hoặc thoái mà không hưu là trạng thái thường thấy của những kẻ độc tài dưới thể chế toàn trị. Trước tháng 11 năm 1989, mặc dù Đặng nhiều lần nói đến chuyện thoái hưu, nhưng ma lực cực đại của quyền lực khiến ông ta không thể dừng lại.

Sau khi Đặng lên nắm quyền, ông ta đã liên tiếp phế truất ba lãnh đạo ĐCSTQ – Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.

Nguyên nhân quan trọng khiến Đặng Tiểu Bình phế truất Hồ Diệu Bang là vì Hồ buộc ông ta phải nghỉ hưu.

Theo cuốn “Tiểu sử Hồ Diệu Bang” của Trương Lê Quần, Trương Định và những người khác, vào tháng 5 năm 1986, Đặng Tiểu Bình hẹn Hồ Diệu Bang đến nhà để bàn việc sắp xếp nhân sự của Đại hội toàn quốc lần thứ 13. Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi, Trần Vân, Tiên Niệm đều toàn hạ (rút lui tất cả chức vụ), cậu muốn hạ thì hạ một nửa, không làm tổng bí thư nữa, mà làm chủ tịch quân ủy hoặc chủ tịch nước thêm một nhiệm kỳ nữa.” Tháng 10, Hồ Diệu Bang công khai tuyên bố tại cuộc họp Bộ Chính trị ĐCSTQ: Tôi tán thành việc Đặng Tiểu Bình dẫn đầu rút lui.

Sau phát biểu của Hồ Diệu Bang, Đặng Tiểu Bình không nói gì, tinh thần chán nản. Sau đó, Đặng Tiểu Bình hỏi Vạn Lý: “Tại sao Diệu Bang muốn tôi rút lui?” Vạn Lý trả lời: “Có lẽ đó là lỡ lời.” Đặng Tiểu Bình nói: “Không, đó là để thụ lập bản thân.”

Vào cuối năm 1986, phong trào sinh viên đòi dân chủ bùng phát khắp Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình lấy lý do Hồ Diệu Bang không có khả năng chống lại quá trình tự do hóa giai cấp tư sản, lật đổ Hồ, thay thế Triệu Tử Dương vào chức tổng bí thư ĐCSTQ.

Vào đầu mùa xuân hè năm 1989, cuộc vận động kháng nghị quần chúng lớn nhất “chống tham hủ, chống đặc quyền, đòi dân chủ, đòi tự do” đã diễn ra ở Trung Quốc kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa.

Làm thế nào để đáp trả các phong trào kháng nghị của dân chúng? Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương và chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình có quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đặng chủ trương đàn áp bằng vũ lực, trong khi Triệu ủng hộ giải quyết theo đường lối dân chủ và pháp quyền.

Đặng rất không hài lòng với việc Triệu không duy trì sự nhất trí cao độ đối với ông ta. Sau khi Đặng ra lệnh cho quân đội tiến vào Bắc Kinh gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, Đặng đã lật đổ Triệu khỏi quyền lực với lý do Triệu “chia rẽ đảng, ủng hộ động loạn”.

Sau khi Đặng Tiểu Bình từ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương năm 1989, bề ngoài ông ta không còn giữ chức vụ lãnh đạo nào nữa, tuy nhiên, ông ta thoái mà không hưu, trên thực tế vẫn là nhà lãnh đạo tối cao thực quyền của ĐCSTQ.

Theo Cao Văn Khiêm, tác giả cuốn “Chu Ân Lai những năm cuối đời”, Đặng đã sớm vạch ra một kế hoạch trong quân đội: “Ông ta có ba tuyến. Một là Dương Thượng Côn, lúc đó là chủ tịch nước, và anh trai của ông ta là Dương Bạch Băng, chủ nhiệm Bộ tổng Chính trị. Tuyến thứ hai là phó chủ tịch Quân ủy Lưu Hoa Thanh và Trương Chấn, cuối cùng lại đưa Giang Trạch Dân tiến vào làm chủ tịch không đầu. Ông ta đứng ở đằng sau thao túng, đóng vai người giật dây bù nhìn ở hậu trường.”

Giang Trạch Dân tiếp nhận chức vụ tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ và chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 1989. Tuy nhiên, đến năm 1992, Giang Trạch Dân về chính trị thiên hướng theo đường lối bảo thủ của các cựu đảng viên ĐCSTQ là Trần Vân và Lý Tiên Niệm, đồng thời không làm gì để thúc đẩy “cải cách mở cửa” mà Đặng coi trọng.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã nghỉ hưu, không giữ bất cứ chức vụ gì, chỉ là thân phận đảng viên, nhưng đã công bố cuốn “Nam du diễn thuyết” gây chấn động chính trường ĐCSTQ. Đặng nói rõ trong bài phát biểu: “Ai không cải cách mở cửa sẽ hạ đài!”

Đặng vừa tiến về phía nam, vừa yêu cầu các nhà lãnh đạo liên quan chuyển lời của ông ta tới Giang Trạch Dân ở Bắc Kinh.

Lúc đó Đặng đã chuẩn bị lật đổ Giang Trạch Dân. Khi biết được bài phát biểu của Đặng, Giang vô cùng sợ hãi, vội vàng quay đầu, đồng ý với tuyên bố của Đặng về “cải cách mở cửa” trong “Nam du giảng thuyết”, cố gắng bảo trì cái ghế của mình.

Mặc dù vậy, Đặng vẫn luôn không tha Giang, đã chỉ định Hồ Cẩm Đào làm người kế nhiệm Giang Trạch Dân.
Trở lại chế độ giữ chức vụ suốt đời?

Bản thân Đặng Tiểu Bình hưu mà không thoái, kỳ thực ông ta không thực sự xóa bỏ chế độ chức vụ suốt đời. Kể từ khi đích thân Đặng chấm dứt cuộc cải cách chính trị của ĐCSTQ sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, điều này đã mở đường cho người lãnh đạo đảng kế nhiệm quay trở lại chế độ giữ chức vụ trọn đời.

Sau khi Tập Cận Bình, lãnh đạo đảng đương nhiệm, được bầu lại làm tổng bí thư ĐCSTQ tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 năm 2017, ông ta bắt đầu sửa đổi Hiến pháp năm 1982.

Vào tháng 3 năm 2018, trong bản sửa đổi hiến pháp do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 13 do ông Tập chủ trì thông qua, quy định chủ tịch nước và phó chủ tịch nước “không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” đã bị bãi bỏ. Điều này có nghĩa là chủ tịch và phó chủ tịch nước có thể nhậm chức suốt đời.

Vào tháng 3 năm 2023, Tập Cận Bình đã hoàn thành “ba nhiệm kỳ liên tiếp” với tư cách là tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ.

Đã 12 năm kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, ông ta vẫn chưa chỉ định người kế nhiệm. Đánh giá việc Tập Cận Bình không ngừng quay trở lại thời Cách mạng Văn hóa, ông ta rất có khả năng muốn nắm quyền suốt đời.

Nhìn lại lịch sử của ĐCSTQ, Mao Trạch Đông đã thiết lập thể chế trọn đời, Đặng Tiểu Bình trên thực tế cũng lãnh đạo suốt đời, còn Tập Cận Bình hiện tại lại muốn cai trị suốt đời. Tất cả những điều này đều xuất phát từ sự mê luyến quyền lực của ĐCSTQ.

Học giả chính trị Ngô Quốc Quang nhận xét rằng, rễ của Mao Trạch Đông, bụi cây của Đặng Tiểu Bình, kết thành trái dưa Tập Cận Bình. Bình luận này thật sinh động và chính xác.

Mộc Lan biên dịch

Không có nhận xét nào: