Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

Tin buồn: “đại ân nhân” của người Việt tị nạn, Tổng thống Jimmy Carter vừa qua đời! Nóng: Cuối năm, nhiều tai họa hàng không! Vài tin đáng chú ý và kính chuyển tin Việt Nam hôm nay theo dòng thời sự - Lê Văn Hải


Tin thật buồn cuối năm: Vô Cùng thương tiếc. Đại ân nhân thuyền nhân tị nạn, Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, vừa qua đời ở tuổi 100! Nhắc nhở: Cựu Tổng thống Jimmy Carter là “đại ân nhân” của người Việt tị nạn! Ông đã giúp vài trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đến Mỹ và thiết lập nền tảng định cư, để Mỹ tiếp đón người Việt tị nạn. Nhờ Ông, nhiều quốc gia trên thế giới, đã chung tay, đón tiếp thuyền nhân, cho phép nhập cảnh định cư, nếu không có Ông, thì đã có biết bao nhiêu thuyền nhân phải chết trên biển cả mênh mông và cũng không có một cộng đồng người Việt đông đảo, vững mạnh, tại hải ngoại như hiện nay!
<!>


Xin cúi đầu tưởng niệm, trước cái chết của Ông. Chúng ta nợ ơn Ông, hơn chỉ một lời nói Cảm Tạ!
(Xin các buổi chào cờ đầu năm, trong phút tưởng niệm, nhắc đến vị Đại Ân Nhân này! Quý vị có thể đặt hoa, trước Tượng Đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại San Jose, để nhớ ơn Ông. Cám ơn!)
(Hình một vài tượng đài Thuyền Nhân trên thế giới, Hình đầu, tượng đài tại San Jose, đã được khánh thành năm 2024, do anh Lê Văn Hải Trưởng Nhóm Vận Động và Thực Hiện)
 









(Cựu Tổng thống Jimmy Carter và phu nhân Rosalynn Carter dự khán trận đấu giữa Atlanta Falcons và the Cincinnati Bengals tại Sân vận động Mercedes-Benz vào ngày 20 tháng 9 năm 2018 tại Atlanta, Georgia).
-Cựu tổng thống Hoa Kỳ, người đoạt giải Nobel, ông Jimmy Carter đã qua đời ở tuổi 100 tại nhà riêng ở Plains, Georgia vào chiều Chủ Nhật (29/12, giờ địa phương).
Tin tức này được Atlanta Journal-Constitution đưa tin đầu tiên, ngay trước khi Trung tâm Carter, tổ chức phi lợi nhuận của cố tổng thống, đưa ra thông báo trên X. Bài đăng của tổ chức này có đoạn viết: “Người sáng lập của chúng tôi, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, đã qua đời vào chiều nay tại Plains, Georgia“.
Nguyên nhân tử vong cụ thể của cố tổng thống vẫn chưa rõ ràng.
Năm 2023, Trung tâm Carter tiết lộ rằng vị tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ đang chiến đấu với căn bệnh ung thư da hắc tố ác tính. Ông đã dành những năm cuối đời tại nhà với chế độ chăm sóc cuối đời. Ông là tổng thống sống thọ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!
Ông Carter là một người đàn ông sùng đạo sâu sa, từng là phó tế tại Nhà thờ Baptist Maranatha ở Plains. Vào thời gian rảnh khi còn khoẻ, ông thích câu cá, chạy bộ và làm đồ gỗ. Ông có bốn người con, 11 đứa cháu và 13 đứa chắt. Năm ngoái, bà Rosalynn, phu nhân của cựu Tổng thống Carter, đã qua đời vào ngày 19 tháng 11, thọ 96 tuổi.


Chi tiết tang lễ vẫn đang được lên kế hoạch, nhưng Trung tâm Carter thông báo, cố tổng thống sẽ được chôn cất tại Plains sau lễ tưởng niệm công khai tại Washington, D.C. và Atlanta. Gia đình cố tổng thống khuyến khích mọi người quyên góp cho Trung tâm Carter thay vì đặt hoa.
“Cha tôi là một anh hùng, không chỉ đối với tôi, mà còn đối với tất cả những ai tin vào hòa bình, nhân quyền và tình yêu thương vị tha“, con trai ông, James E. Carter III, cho biết trong một tuyên bố.
“Anh em trai, chị gái và tôi đã cùng chung quan điểm với cha mình về phần còn lại của thế giới này, thông qua những niềm tin chung này. Thế giới là gia đình của chúng ta vì cách ông ấy đã đưa mọi người lại gần nhau hơn, và chúng tôi cảm ơn quý vị đã tôn vinh ký ức của ông bằng cách tiếp tục sống theo những niềm tin chung này“, ông James E. Carter III cho biết thêm.


Ông Carter sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924 tại Plains, Georgia. Ông tốt nghiệp học viện hải quân và làm kỹ sư trên tàu ngầm. Ông được bầu làm thống đốc tiểu bang Georgia năm 1971 và cuối cùng giữ chức tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1977 đến năm 1981.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Carter ban đầu tìm cách tiếp tục chính sách hòa hoãn với Liên Xô, nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng địa chính trị của Chiến tranh Lạnh. Vào tháng 6 năm 1979, ông và nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược II (SALT II), nhằm mục đích hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường. Tuy nhiên, hiệp ước này đã gặp phải trở ngại tại Thượng viện Hoa Kỳ và không bao giờ được phê chuẩn, phần lớn là do căng thẳng leo thang sau cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô vào cuối năm 1979.
Tổng thống Carter coi cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan là mối đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực và đã thực hiện một số biện pháp chống lại Liên Xô, bao gồm các lệnh trừng phạt kinh tế và tẩy chay Thế vận hội mùa hè năm 1980 tại Moskva.

Ông Carter đã ủy quyền cho Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) bí mật giúp huấn luyện và trang bị vũ khí cho các chiến binh Hồi giáo Mujahideen chống Liên Xô. Việc hỗ trợ bí mật cho những người Hồi giáo này đã góp phần vào việc rút quân Liên Xô và sự trỗi dậy của Taliban.
Ông Carter đã làm trung gian cho Hiệp định Trại David năm 1978 giữa Israel và Ai Cập, trở thành trường hợp đầu tiên một quốc gia Ả Rập chính thức công nhận nhà nước Do Thái.
Ông cũng mở đường cho việc bàn giao Kênh đào Panama cho chính quyền Panama vào năm 1999. Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump gần đây đã đe dọa sẽ đảo ngược quyết định này và khôi phục quyền kiểm soát của Hoa Kỳ đối với tuyến đường thủy quan trọng này.
Về vấn đề trong nước, Tổng thống Carter tập trung vào việc giảm lạm phát và ủng hộ các chính sách bảo vệ môi trường. Ông đã thành lập Bộ Năng lượng và Bộ Giáo dục, một phần trong quá trình tái tổ chức chính phủ.

Năm cuối cùng tại nhiệm của Tổng thống Carter bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng con tin ở Iran, những người ủng hộ Cách mạng Hồi giáo đã bắt giữ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ trong 444 ngày. Các con tin đã được thả vào tháng 1 năm 1981, chỉ vài phút sau khi ông Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo.
Sau khi rời nhiệm sở, ông Carter đã cống hiến hết mình cho các nỗ lực nhân đạo, thành lập Trung tâm Carter vào năm 1982, tập trung vào việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Năm 2002, ông đã được trao Giải Nobel Hòa bình cho công việc nhân đạo của mình.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đều đã phản ứng về cái chết của cựu Tổng thống Jimmy Carter. Ông Trump nói rằng “tất cả chúng ta đều nợ ông ấy một món nợ biết ơn“, còn ông Biden tôn vinh “người bạn thân yêu” của mình, gọi ông Carter là một người đàn ông có tính cách tuyệt vời, lòng dũng cảm, hy vọng và sự lạc quan.


Cựu Tổng thống Jimmy Carter là “đại ân nhân” của người Việt thuyền nhân, tị nạn! Cứu giúp gần 3 trăm ngàn người Việt, đến Mỹ!
(Ngọc Lễ)


(Cựu tổng thống Jimmy Carter tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân Chủ năm 2008 tại Denver, Colorado.)
-Cựu tổng thống Jimmy Carter đã giúp hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đến Mỹ và thiết lập nền tảng để Mỹ tiếp đón người tị nạn về sau mà nếu không có ông thì đã có biết bao nhiêu thuyền nhân Việt chết trên biển, những người nắm rõ vấn đề trong cộng đồng Việt Nam cho biết.


Ông Carter là tổng thống Mỹ thứ 39 từ năm 1977 cho đến năm 1980, những năm đầu tiên sau cuộc chiến ở Việt Nam. Sức khoẻ ông trở nên rất yếu ở tuổi 98. Ông được đưa về nhà riêng ở bang Georgia để sống những ngày cuối đời trong an bình bên cạnh người thân.
Cựu tổng thống Carter qua đời ngày 29 tháng 12, 2024, ở tuổi 100.


Đây cũng là lúc cộng đồng Việt ở Mỹ tưởng nhớ đến những công lao của ông trong việc giúp đỡ người Việt tị nạn khi ông còn là tổng thống.
‘Hành động can đảm’
Giáo sư Lê Xuân Khoa ở bang California, người từng đứng đầu một trung tâm tư vấn về chính sách đối với người tị nạn dưới thời Tổng thống Carter, nói với VOA rằng ‘tất cả người Việt tị nạn đều nhớ ông Carter là một ân nhân’.


Ông Khoa nhắc lại lịch sử là vào năm 1979 khi mà làn sóng thuyền nhân Việt Nam ồ ạt đổ đến các nước đông nam Á, ‘đã có nhiều tàu tị nạn bị kéo trở lại ra biển và còn dọa bị bắn khiến cho nhiều người tị nạn đã chết’.
Khi đó cộng đồng quốc tế đã triệu tập hội nghị về người tị nạn ở Geneva và ông Carter đã là nguyên thủ đầu tiên cam kết tăng số người tị nạn mà Mỹ tiếp nhận từ 7 ngàn lên 14 ngàn người một tháng, tổng cộng 168 ngàn người một năm, ông Khoa kể lại những con số mà ông ‘nhớ rất rõ’.


“Từ xưa đến nay chưa bao giờ có vị tổng thống nào chấp nhận cho người tị nạn hay di dân vào nước Mỹ nhiều như vậy,” ông nói.
Ngoài ra, ông Carter còn kêu gọi các nước tạm dung người Việt tị nạn tiếp tục tiếp nhận và các nước Âu-Mỹ theo gương Mỹ để nâng con số tiếp nhận lên, cũng theo lời kể của ông Khoa.
Theo nhận định của giáo sư này thì nếu không có hành động đó thì ‘chắc chắn dân tị nạn Việt Nam đã bị đuổi về hết và các trại tị nạn cũng sẽ bị đóng cửa’.


Ông đánh giá hành động này của ông Carter là ‘rất can đảm’ trong bối cảnh tình hình chính trị và thái độ người dân Mỹ lúc đó rất bài xích dân tị nạn Việt Nam.
“Đó là hành động rất can đảm của ông Carter bằng cách giải thích cho dân chúng Mỹ rằng truyền thống nước Mỹ là tiếp nhận tị nạn, là yêu giá trị tự do dân chủ, bằng cách giải thích rằng những người tị nạn là những người đã bỏ nước ra đi, bỏ tất cả sự nghiệp và tài sản để chạy trốn cộng sản.”
“Vì thế mà dân chúng Mỹ, các chính trị gia và Quốc hội đã lắng nghe ông và đồng ý cho ông tăng số lượng tiếp nhận người tị nạn lên,” ông nói thêm.


‘Tấm lòng lương thiện’
Khi được hỏi lý do tại sao ông Carter lại có hành động như vậy, ông Khoa cho rằng ‘có thể ông Carter không phải là chính trị gia giỏi về chính trị, nhiều thủ đoạn tranh giành với người khác nhưng bản chất ông ấy là người hiền lành, lương thiện’.


“Không ai chối cãi được ông ấy là người tôn trọng tự do, nhân quyền, bảo vệ dân chủ ở Mỹ và các nước khác,” ông cho biết. “Nếu không phải Tổng thống Carter thì tôi cũng không dám nghĩ rằng các tổng thống khác nếu có lòng tốt cũng sẽ không dám làm mạnh đến như vậy.”
Theo phân tích của ông thì các chính trị gia khác sẽ ‘cân nhắc nặng nhẹ về chính trị nhiều hơn chứ không đặt nặng về nhân đạo’ nên ‘cũng có thể sẽ gia tăng con số người tị nạn’ nhưng ‘sẽ không thể nào làm mạnh dạn và một cách tha thiết như ông Carter được’.


Ông chỉ ra Tổng thống Gerald Ford, người tiền nhiệm của ông Jimmy Carter, cũng giúp đỡ người tị nạn Việt Nam rất nhiều ‘nhưng vì lý do chính trị nhiều hơn lý do nhân đạo’ vì, theo lý giải của ông, Đảng Cộng hòa của ông Ford ‘có sự mặc cảm vì nước Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa’.
Sau nhiệm kỳ của ông Carter một thời gian thì nước Mỹ lại có phong trào ‘compassion fatigue’ tức là ‘mệt mỏi tình thương’ đối với người tị nạn trước tình trạng ‘dân tị nạn Việt kéo qua Mỹ quá đông và kinh tế Mỹ cũng khủng hoảng nên họ đòi chấm dứt tiếp nhận tị nạn’, cũng theo lời kể của Giáo Sư Khoa.
Đóng góp lớn thứ hai của ông Carter theo ông Khoa là giúp thông qua Đạo luật Tị nạn năm 1980 mà ông đánh giá là ‘đạo luật tị nạn đầu tiên của nước Mỹ có giá trị cho đến giờ và là nền tảng để cho nước Mỹ thâu nhận người tị nạn’, trong đó có những chương trình quan trọng đối với người tị nạn Việt Nam như HO và OPD (Ra đi có trật tự).


Ông cũng chỉ ra là bà Rosalynn Carter, phu nhân của ông Carter, là người đã đứng ra vận động gây quỹ viện trợ nhân đạo cho người tị nạn. Ông ca ngợi lòng nhân hậu của ông bà Carter sau khi về hưu vẫn đi vận động khắp thế giới để xây cất nhà cho người nghèo, trong đó có người nghèo ở Việt Nam.
Theo quan sát của ông Khoa ‘chính sách tị nạn của Mỹ ngày eo hẹp lại’. “Lúc trước tiếp nhận mỗi năm từ 100 đến 200 ngàn người giờ chỉ còn có mười mấy ngàn,” ông nói và kêu gọi người tị nạn Việt Nam đã thành công trên đất Mỹ nên đóng góp để giúp đỡ người tị nạn trên khắp thế giới đến Mỹ.

‘Hy sinh lớn’


Cùng nhận định với ông Lê Xuân Khoa, nhạc sỹ Nam Lộc, người có hơn 40 năm làm công việc giúp đỡ người tị nạn và được cơ quan di trú Mỹ (USCIS) phong làm ‘Đại sứ quốc tịch’ hồi năm 2022, cho biết rằng giai đoạn Tổng thống Jimmy Carter nắm quyền cũng là lúc ‘người tị nạn Việt Nam ra đi đông nhất’.


Ông dẫn ra số liệu cho thấy vào năm 1977 khi ông Carter mới bước vào Tỏa Bạch Ốc, chỉ có gần 16 ngàn thuyền nhân, nhưng qua đến hai năm 1978 và 1979 thì con số này đã tăng vọt lên lần lượt là 87 ngàn và 203 ngàn. Đến năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Carter con số thuyền nhân Việt Nam còn 71 ngàn và đến sau đó thì ‘đã giảm đi rất nhiều’.


Theo lời ông Nam Lộc thì khi ông Carter vừa lên cầm quyền, ông ‘đã chứng kiến những hình ảnh thảm khốc của người Việt tị nạn chết trên biển’ nên đã ra lệnh cho hải quân Mỹ ‘cứu vớt người tị nạn Việt Nam’.


“Nếu không có sự can thiệp của ông đối với thế giới, nếu ông không ra lệnh cho các chiến hạm của Mỹ và của hải quân Mỹ cứu vớt người Việt trên Biển Đông thì có lẽ hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên Biển Đông,” ông nói.
Việc ông tăng gấp đôi con số người tị nạn được Mỹ tiếp nhận khiến ông chịu sự chống đối rất nhiều, cũng theo lời ông Nam Lộc.
“Có thể nói sự hy sinh rất lớn của ông là khiến ông bị thất cử nhiệm kỳ hai,” ông Lộc nhận định. “Nhưng ông không có điều gì ân hận bởi vì tôi nghĩ ông cảm thấy ông đã làm đúng lương tâm là cứu với hàng trăm ngàn người trên Biển Đông.”


Ông nói chính bản thân ông khi đó làm việc trong lĩnh vực tị nạn ‘cũng đã gặp rất nhiều sự chống đối ở các thành phố mà ông làm việc’ và Quốc hội Mỹ lúc đó cũng đã lên tiếng phản đối những chính sách tị nạn của ông Carter vì nó quá tốn kém ngân sách của nước Mỹ.
‘Chính khách khác biệt’
Nhạc sỹ Nam Lộc có cùng nhận định với giáo sư Lê Xuân Khoa là ông Carter là ‘một chính khách khác biệt’. Ông nói: “Ông Carter là một trong những người Hoa Kỳ thuần túy có trái tim rộng lượng, biết thương người, yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng tự do nên hy sinh sự nghiệp chính trị của mình.”



Ông chỉ ra bằng chứng là cựu Tổng thống Jimmy Carter đã mang lại hòa bình giữa Israel và các nước Trung Đông và được cộng đồng quốc tế ghi nhận với giải Nobel hòa bình. “Ông được thế giới ngưỡng mộ vì sự nhân bản của mình,” ông Lộc nhận xét về cựu tổng thống.
Ngoài ra, cũng theo ông Lộc, ông Carter còn có công lớn trong việc giúp người Việt tị nạn khi sang đến Mỹ ổn định cuộc sống và hòa nhập vào nước Mỹ. Vào thời điểm đó, dân tị nạn Việt Nam ở Mỹ chỉ ‘trong tình trạng tạm dung’, tức là không được lãnh trợ cấp gì hết.
“Vào năm 1977 người Việt chúng ta được ra một đạo luật đặc biệt để chuyển từ tạm dung sang thường trú nhân. Nếu không có ông Carter thì chúng ta cũng chỉ ở trong tình trạng tạm dung theo đúng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ,” ông cho biết.


Chính tấm gương ông Carter, người đã dành cả đời phụng sự cho tha nhân dù là khi đã trên 90 tuổi, là người đã truyền cảm hứng cho ông Nam Lộc cống hiến cho người tị nạn trong suốt 40 năm qua và đến giờ mặc dù đã về hưu nhưng ông vẫn ‘muốn dành thời giờ để phục vụ người tị nạn và tranh đấu cho những người kém may mắn’, ông giãi bày.


“Có thể nói không ngoa rằng ông Carter là người đã thay đổi toàn bộ chính sách và sự đối xử của thế giới nói chung và người dân Hoa Kỳ nói riêng đối với người tị nạn Việt Nam.”
Nhạc sỹ này nói rằng bất chấp những khác biệt về quan điểm chính trị hay đảng phái, ông tin rằng ‘trong lòng những thuyền nhân Việt Nam tử tế luôn nhớ ơn đến những người đã giúp đỡ họ’.
Mặc dù cựu tổng thống ‘không bao giờ mong chờ sự tri ân’ nhưng ông Nam Lộc cho rằng cộng đồng Việt Nam ở Mỹ nên ‘gửi lời tri ân đến gia đình cựu tổng thống’ để ‘nhân dân Mỹ biết rằng họ đã có một vị tổng thống vĩ đại’.


‘Mở đường cho tị nạn’
Về phần mình, ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, tổ chức chuyên giúp đỡ người tị nạn Việt Nam, nhắc lại một cuộc biểu tình của người Việt trước tòa Bạch Ốc vào lúc cao điểm cuộc khủng hoảng thuyền nhân Việt Nam khi mà các nước đông nam Á đẩy tàu tị nạn Việt Nam ra biển khơi.
“Chính Tổng thống Jimmy Carter đã bước ra tận hàng rào bắt tay với người biểu tình, điều mà không có tổng thống nào dám làm,” ông Thắng nói với VOA.


“Có người biểu tình Việt Nam đã nói rằng: ‘Ngài Tổng thống ơi, xin hãy cứu đồng bào chúng tôi. Ông Carter đã trả lời rằng ‘Được, hãy để tôi suy nghĩ’,” ông Thắng kể.
Chỉ vài ngày sau đó, ông Carter ra lệnh các tàu bè Mỹ đón hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đến Mỹ định cư. Việc này đã làm giảm áp lực cho các nước tạm dung để họ tiếp tục nhận thuyền nhân Việt Nam vào các trại tị nạn, cũng theo lời vị giám đốc này.


Ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh đến đạo luật Tị nạn năm 1980 mà ông cho là đã mở đường cho các công việc giúp đỡ người tị nạn của ông đến tận bây giờ.
“Trước đó Hoa Kỳ không có chính sách tị nạn. Sau này Hoa Kỳ mới có chính sách tị nạn rõ rệt. Đó là công lao của Tổng thống Carter và Quốc hội bấy giờ.”


Theo ông thì nếu không có Tổng thống Jimmy Carter thì cộng đồng Việt Nam ở Mỹ ‘chỉ có quy mô rất nhỏ’.
Ông cũng chỉ ra ông Carter đã thay đổi ý thức của chính phủ Mỹ trong việc đối xử với người tị nạn đã đến Mỹ. Lúc người Việt mới di tản sau năm 1975 nước Mỹ ‘không có chương trình của chính phủ để giúp đỡ họ’, tức là không có trợ cấp và những dịch vụ cho người tị nạn mà chỉ có những cơ sở tư nhân đứng ra giúp đỡ.


“Đến thời ông Carter mới có chương trình của chính phủ Mỹ nhận đây là trách nhiệm của chính phủ liên bang,” ông Thắng nói và chỉ ra các trợ giúp như cấp chỗ ở, cho tiền thuê nhà, dạy lái xe, cấp thẻ xanh và nhập tịch sau một thời gian...
Ông kể lại một kỷ niệm là khi chương trình đánh dấu 30 năm người Việt ở Mỹ được tổ chức thì ban tổ chức có gửi thư mời đến vợ chồng ông Carter thông qua tổ chức Carter Foundation.


“Ông Carter có gửi thư trả lời nói rằng ông xin lỗi vì ông rất kẹt nên không tham dự được và gửi lời chào đến cộng đồng người Việt,” ông kể. “Đó là một tổng thống rất khiêm nhường. Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ nhận được thư hồi đáp do chính ông viết, xin lỗi và ký tên.”
Thư mời gửi cho ông Carter đó, ông Thắng cho biết, có nêu lên lòng biết ơn của người Việt tị nạn đối với ông. Ông cho rằng ‘chắc chắn cộng đồng Việt Nam có món nợ ân tình với ông Carter’.


Theo lời ông thì cộng đồng người Việt ‘nên vinh danh một vị tổng thống nhân từ không thể chối cãi kể cả những người thuộc đảng đối lập với ông Carter’.


“Sự khác biệt về chính kiến là rất bình thường ở Hoa Kỳ. Chúng ta có thể không đồng ý với ông Carter ở một số chính sách chẳng hạn nhưng chúng ta không thể phủ nhận những việc làm nghĩa ích, nhân đạo, tấm gương sống nhân từ của Tổng thống Carter và bà Carter,” ông Thắng nói.


Nóng, cuối năm, nhiều tai họa hàng không: Lực Lượng Phòng Không Nga, Bắn Rơi Máy Bay Dân Sự của Azerbaijan Airlines! Putin xin lỗi tổng thống Azerbaijan về vụ tai nạn máy bay 'thảm khốc!'


(Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan và "xin lỗi về tai họa thảm khốc!" xảy ra trong không phận Nga!)

-Tổng thống Vladimir Putin ngày thứ Bảy xin lỗi tổng thống của Azerbaijan về vụ việc mà Điện Kremlin gọi là "sự cố thảm khốc" xảy ra trong không phận của Nga, trong đó một chiếc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines đâm xuống sau khi hệ thống phòng không của Nga bắn vào máy bay không người lái (drone) của Ukraine.
Lời xin lỗi công khai cực kì hiếm hoi của ông Putin là cử chỉ gần nhất cho thấy Moscow nhận một phần trách nhiệm về thảm họa xảy ra hôm thứ Tư, dù phát biểu của Điện Kremlin không nói rằng Nga đã bắn hạ máy bay, chỉ lưu ý rằng một vụ án hình sự đã được mở.
Chuyến bay J2-8243, trên đường từ Baku đến thủ phủ Grozny của Chechnya thuộc Nga, đã đâm xuống gần thành phố Aktau ở Kazakhstan sau khi chuyển hướng khỏi miền nam của Nga, nơi drone của Ukraine được báo cáo là đang tấn công một số thành phố. Ít nhất 38 người thiệt mạng.
Bốn nguồn tin biết về những phát hiện ban đầu của cuộc điều tra của Azerbaijan nói với Reuters hôm thứ Năm rằng hệ thống phòng không của Nga đã bắn nhầm máy bay. Hành khách cho biết họ nghe thấy tiếng nổ lớn bên ngoài máy bay.
Ông Putin đã điện đàm với Tổng thống Ilham Aliyev và "xin lỗi về sự cố thảm khốc xảy ra trong không phận Nga và một lần nữa gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành tới gia đình các nạn nhân và mong những người bị thương sớm bình phục," Điện Kremlin nói.
"Vào thời điểm đó, Grozny, Mozdok và Vladikavkaz đang bị drone của Ukraine tấn công và hệ thống phòng không của Nga đã đẩy lùi các cuộc tấn công này."
Điện Kremlin nói "các chuyên viên dân sự và quân sự" đang được thẩm vấn.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng cho biết ông đã gọi điện thoại cho ông Aliyev để chia buồn và trong phát biểu của mình trên nền tảng mạng xã hội X, ông đòi Nga đưa ra "lời giải thích rõ ràng."
Về phần mình, Azerbaijan cho biết ông Aliyev đã lưu ý với ông Putin rằng máy bay "chịu sự can thiệp vật lý và kĩ thuật từ bên ngoài trong không phận của Nga, dẫn đến mất kiểm soát hoàn toàn và chuyển hướng đến thành phố Aktau của Kazakhstan."
Đến ngày thứ Bảy, ngày làm việc cuối cùng của Nga trước kì nghỉ lễ năm mới dài, Điện Kremlin nói bình luận về vụ việc trước khi các cuộc điều tra chính thức kết thúc là không phù hợp.
Máy bay phản lực Embraer đã bay từ thủ đô Baku của Azerbaijan đến Grozny, ở vùng Chechnya phía nam của Nga, nơi xảy ra vụ việc, và sau đó bay thêm 450 km băng qua Biển Caspi trong tình trạng bị hư hỏng nặng.
Vụ tai nạn làm nổi bật những rủi ro đối với hàng không dân dụng ngay cả khi máy bay bay cách vùng chiến sự hàng trăm dặm, đặc biệt là khi Ukraine triển khai drone hàng loạt để cố gắng đánh trả Nga ở phía sau tiền tuyến.


Không biết Chúa có nghe lời nguyện cầu này không? Trong không khí Giáng Sinh! Tổng thống Nga Vladimir Putin, kẻ xâm lăng tuyên bố: “Tôi tin vào Chúa và Chúa ở bên chúng tôi, Chúa ở bên nước Nga!”


-Bày tỏ sự tin tưởng rằng Moskva sẽ chiến thắng trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Chúa ở bên nước Nga.
-Hôm thứ Năm (26/12), Tổng thống Putin đã nói chuyện với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Kinh tế Á Âu Tối cao ở thành phố St. Petersburg.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng cuộc xung đột quân sự với Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2025 với chiến thắng thuộc về Nga hay không, Tổng thống Putin đáp lại: “Tôi tin vào Chúa. Và Chúa ở bên chúng tôi”.
Ông đã bác bỏ tin tức cho rằng Hoa Kỳ đang có kế hoạch đề xuất “đóng băng” cuộc chiến giữa Nga và Ukraine dọc theo chiến tuyến hiện tại để đổi lấy việc Ukraine trì hoãn tham gia vào NATO.
Tổng thống Putin tiết lộ, việc trì hoãn như vậy đã được Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đề xuất lần đầu tiên vào năm 2021, nhưng vào thời điểm đó Hoa Kỳ đã được thông báo rằng một đề xuất như vậy sẽ không được Moskva chấp nhận.

Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố: “Chúng tôi đang nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột này”, đồng thời nhấn mạnh rằng “mục tiêu số một” của Nga trong năm 2025 là đạt được chiến thắng trên chiến trường.
Tổng thống Putin bày tỏ sự tin tưởng vào chiến thắng của Nga: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ thành công trên tiền tuyến và hoàn thành các mục tiêu của chúng tôi trong lĩnh vực kinh tế, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội, các vấn đề an ninh quân sự, và vấn đề an ninh theo nghĩa rộng nhất. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành theo kế hoạch của chúng tôi”.
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine trong vòng vài giờ sau khi nhậm chức. Mặc dù ông từ chối thảo luận bất kỳ chi tiết cụ thể nào về đề xuất của ông, nhưng giới truyền thông Mỹ trích dẫn một số nguồn tin giấu tên cho biết đề xuất này có thể liên quan đến việc tạm thời “đóng băng” cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine với việc mỗi bên nắm giữ lãnh thổ mà họ hiện đang kiểm soát. Tuy nhiên, cả Moskva và Kiev đều bác bỏ ý tưởng về một lệnh ngừng bắn vô điều kiện.


Azerbaijan tổ chức ngày quốc tang cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay


-Azerbaijan 26/12 đã tổ chức ngày quốc tang cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay khiến 38 người thiệt mạng và làm tất cả 29 người sống sót bị thương, trong khi có nhiều đồn đoán về nguyên nhân gây ra thảm họa mà hiện vẫn chưa xác định được lý do.
Chiếc Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines hôm 25/12 đang trong hành trình từ thủ đô Baku của Azerbaijan đến thành phố Grozny của Nga ở Bắc Kavkaz thì bị chuyển hướng vì lý do chưa rõ và bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh tại Aktau ở Kazakhstan sau khi bay về phía đông qua Biển Caspi.
Máy bay đã rơi cách Aktau khoảng 3 km. Đoạn phim quay bằng điện thoại di động đang lan truyền trên mạng dường như cho thấy máy bay lao nhanh xuống trước khi đâm xuống đất, biến thành một quả cầu lửa. Các cảnh quay khác cho thấy một phần thân máy bay bị xé toạc khỏi cánh và phần còn lại của máy bay nằm ngửa trên bãi cỏ.
Hôm 26/12, quốc kỳ đã được để rủ trên khắp Azerbaijan, giao thông trên khắp đất nước dừng lại vào buổi trưa và các tiếng còi được phát ra từ tàu thuyền và tàu hỏa khi cả nước dành một phút mặc niệm trên toàn quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 25/12, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về lý do gây ra vụ tai nạn, nhưng cho biết thời tiết đã buộc máy bay phải thay đổi lộ trình đã định.
"Thông tin được cung cấp cho tôi là máy bay đã thay đổi lộ trình giữa Baku và Grozny do điều kiện thời tiết xấu đi và hướng đến sân bay Aktau, nơi nó đã bị rơi khi hạ cánh", ông nói.

Cơ quan hàng không dân dụng của Nga, Rosaviatsia, nói rằng thông tin sơ bộ chỉ ra rằng các phi công đã chuyển hướng đến Aktau sau khi một vụ va chạm với chim dẫn đến tình trạng khẩn cấp trên máy bay.
Theo các quan chức Kazakhstan, những người trên máy bay bao gồm 42 công dân Azerbaijan, 16 công dân Nga, sáu người Kazakhstan và ba công dân Kyrgyzstan. Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga hôm 26/12 đã đưa chín người Nga sống sót đến Moscow để điều trị.
Khi cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn bắt đầu, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân, với một số nhà bình luận cho rằng các lỗ thủng nhìn thấy ở phần đuôi máy bay có thể chỉ ra rằng máy bay có thể đã bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ trong khi chống lại một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.
Máy bay không người lái của Ukraine trước đây đã tấn công Grozny, thủ phủ của Cộng hòa Chechnya thuộc Nga và các khu vực khác ở Bắc Kavkaz của nước này. Một số phương tiện truyền thông Nga tuyên bố rằng một cuộc tấn công khác bằng máy bay không người lái vào Chechnya đã xảy ra hôm 25/12, mặc dù thông tin này chưa được xác nhận chính thức.
Osprey Flight Solutions, một công ty an ninh hàng không có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã cảnh báo khách hàng của mình rằng "chuyến bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines có khả năng đã bị hệ thống phòng không quân sự của Nga bắn hạ". Osprey cung cấp phân tích cho các hãng hàng không vẫn bay vào Nga sau khi các hãng hàng không phương Tây dừng các chuyến bay của họ trong chiến tranh.

Tổng giám đốc điều hành Osprey Andrew Nicholson nói rằng công ty đã phát đi hơn 200 cảnh báo liên quan đến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hệ thống phòng không ở Nga trong chiến tranh.
Khi được hỏi về những tuyên bố rằng máy bay đã bị lực lượng phòng không bắn, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời các phóng viên rằng "sẽ là sai lầm nếu đưa ra giả thuyết trước khi các nhà điều tra đưa ra kết luận".

Chủ tịch Quốc hội Kazakhstan Maulen Ashimbayev cũng cảnh báo không nên vội vàng đưa ra kết luận dựa trên hình ảnh các mảnh vỡ của máy bay, mô tả cáo buộc về hỏa lực phòng không là vô căn cứ và "phi đạo đức".
Các quan chức khác ở Kazakhstan và Azerbaijan cũng tránh bình luận về nguyên nhân có thể gây ra vụ tai nạn, nói rằng việc xác định nguyên nhân sẽ tùy thuộc vào các nhà điều tra.


Những người sống sót trên máy bay Azerbaijan nói họ nghe thấy tiếng nổ trước khi máy bay rơi
(Phạm Duy)

(Cảnh hiện trường cứu hộ tai nạn máy bay hành khách của Azerbaijan Airlines, 24/12/2024)
-Hai hành khách và một thành viên phi hành đoàn trên máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines bị rơi ở Kazakhstan, nói với Reuters rằng họ nghe thấy ít nhất một tiếng nổ lớn khi máy bay tiếp cận điểm đến ban đầu là Grozny ở miền nam nước Nga.
Chuyến bay J2-8243 đã bị rơi vào thứ Tư (25/12), thành một quả cầu lửa gần thành phố Aktau ở Kazakhstan sau khi chuyển hướng khỏi một khu vực ở miền nam nước Nga, nơi Moskva đã nhiều lần sử dụng hệ thống phòng không chống lại máy bay không người lái tấn công của Ukraine. Ít nhất 38 người đã thiệt mạng trong khi 29 người sống sót.
“Sau tiếng nổ… Tôi nghĩ máy bay sắp vỡ tan“, anh Subhonkul Rakhimov, một trong những hành khách, nói với Reuters từ bệnh viện.

Anh Rakhimov cho biết anh đã bắt đầu cầu nguyện và chuẩn bị cho cái chết sau khi nghe thấy tiếng nổ.
“Rõ ràng là máy bay đã bị hư hại theo một cách nào đó. Giống như thể nó say rượu – không còn giống như nó trước nữa“, anh Rakhimov nói.
Một hành khách khác trên máy bay nói với Reuters rằng cô cũng nghe thấy tiếng nổ lớn.
“Tôi đã rất sợ“, cô Vafa Shabanova nói, đồng thời cho biết thêm rằng cũng có tiếng nổ thứ hai.
Sau đó, một tiếp viên hàng không yêu cầu cô Shabanova di chuyển ra phía sau máy bay. Cả hai hành khách đều cho biết có vẻ như có vấn đề về mức oxy trong khoang sau tiếng nổ. Tiếp viên hàng không Zulfugar Asadov cho hay máy bay không được hạ cánh tại Grozny do sương mù, nên phi công đã bay vòng và tại thời điểm đó, có tiếng nổ bên ngoài máy bay.
“Phi công vừa đưa máy bay lên cao thì tôi nghe thấy tiếng nổ từ cánh trái. Có ba tiếng nổ“, anh Asadov cho hay.
Anh Asadov nói có thứ gì đó đập vào cánh tay trái của anh. Khoang máy bay mất áp suất. Bên cạnh nỗi kinh hoàng của vụ tai nạn, những lời kể trực tiếp của hành khách sống sót, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguyên nhân có thể đã dẫn đến thảm họa.

Hãng hàng không Azerbaijan đã đình chỉ một loạt các chuyến bay đến các thành phố của Nga vào thứ Sáu (27/12) và tuyên bố họ coi vụ tai nạn là do “sự can thiệp vật lý và kỹ thuật từ bên ngoài“. Hãng không nêu chi tiết sự can thiệp đó là gì.
Bốn nguồn tin nắm được những phát hiện ban đầu của cuộc điều tra thảm họa của Azerbaijan đã nói với Reuters vào thứ Năm (26/12) rằng lực lượng phòng không Nga đã bắn nhầm máy bay. Nga tuyên bố điều quan trọng là phải chờ cuộc điều tra chính thức hoàn tất để hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Hạ cánh khẩn cấp
Chiếc máy bay chở khách Embraer đã bay từ thủ đô Baku của Azerbaijan đến Grozny, ở vùng Chechnya phía nam của Nga, trước khi bay chệch hướng hàng trăm dặm qua Biển Caspi.
“Cơ trưởng nói rằng ông được khuyên nên hạ cánh máy bay xuống biển, nhưng ông quyết định đi theo hướng Aktau và hạ cánh xuống đất“, tiếp viên Asadov cho biết.
“Ông ấy cảnh báo rằng sẽ có một cuộc hạ cánh khó khăn và yêu cầu chúng tôi sẵn sàng và chuẩn bị cho hành khách“, tiếp viên Asadov nói tiếp.

Máy bay đã rơi xuống bờ bên kia của Biển Caspi sau khi cơ quan giám sát hàng không của Nga tuyên bố tình huống khẩn cấp, nguyên nhân có thể do chim đâm vào.
Cảnh quay do hành khách trên máy bay quay trước khi máy bay rơi, cho thấy mặt nạ dưỡng khí được hạ xuống và mọi người mặc áo phao. Cảnh quay sau đó cho thấy những hành khách đầy máu và bầm tím trèo ra khỏi máy bay.
Sau cảnh hỗn loạn của vụ hạ cánh khẩn cấp là sự tĩnh lặng trước khi bắt đầu có những tiếng rên rỉ của những người bị thương, anh Rakhimov chia sẻ.
Vụ tai nạn đã làm nổi bật những rủi ro đối với hàng không dân dụng ngay cả khi máy bay đang bay cách xa hàng trăm dặm so với vùng chiến sự, đặc biệt là khi một cuộc chiến máy bay không người lái lớn đang diễn ra.
Trước đây, cũng đã có nhiều thảm họa máy bay dân dụng do bị bắn. Năm 2020, chuyến bay PS752 của hãng hàng không Ukraine International Airlines đã bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắn nhầm, khiến toàn bộ 176 người trên máy bay thiệt mạng.

Năm 2014, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn hạ trên miền đông Ukraine bởi một hệ thống tên lửa BUK của Nga, khiến 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Năm 1983, Liên Xô đã bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines sau khi máy bay này đi chệch hướng và bay qua không phận bị cấm. Năm 1988 trong Chiến tranh Iran-Iraq, tàu chiến Vincennes của Hoa Kỳ đã bắn hạ một chuyến bay của Iran Air trên vùng Vịnh, khiến toàn bộ 290 người trên máy bay thiệt mạng.
Chiến tranh máy bay không người lái
Máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines gặp tai họa gần Grozny, cách tiền tuyến ở Ukraine hơn 850 km, nhưng máy bay không người lái của Ukraine vẫn là mục tiêu thường xuyên của phòng không Nga khi chúng đã tấn công rất xa vào phía sau phòng tuyến của Nga.
Nga sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử tiên tiến để khiến máy bay không người lái và hệ thống liên lạc của Ukraine bị nhầm lẫn vị trí, cùng với việc sử dụng một số lượng lớn hệ thống phòng không để bắn hạ máy bay không người lái Ukraine.
Kể từ khi Nga điều hàng nghìn quân vào Ukraine vào năm 2022, các hãng hàng không đã bay vòng qua Ukraine, và Nga đã đóng cửa các sân bay lớn ở phía tây nam nước Nga.
“Chúng ta đang trong một cuộc xung đột ở khu vực đó, và điều đó sẽ không thay đổi“, ông Andrew Nicholson, Tổng giám đốc điều hành của Osprey Flight Solutions cho biết.
“Ngay khi bạn đưa máy bay dân sự vào cùng không phận đó, bạn sẽ làm tăng đáng kể rủi ro, đặc biệt là khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đang diễn ra và hoạt động phòng không đang diễn ra, như trường hợp trong kịch bản này“, ông Nicholson nói.

Cơ quan giám sát hàng không của Nga cho biết vào thứ Sáu (27/12) rằng máy bay đã quyết định đổi hướng từ điểm đến ban đầu là Chechnya trong bối cảnh sươngmù dày đặc, và cảnh báo cục bộ về máy bay không người lái của Ukraine.
Rosaviatsia, cơ quan vận tải hàng không Nga, cho biết cơ trưởng đã được đề nghị hạ cánh tại các sân bay khác, nhưng đã chọn Aktau của Kazakhstan. Rosaviatsia tuyên bố sẽ hỗ trợ toàn diện cho các cuộc điều tra của Kazakhstan và Azerbaijan về vụ tai nạn.
Khi được hỏi về những tin đồn rằng lực lượng phòng không Nga đã bắn nhầm máy bay, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Sáu (27/12) rằng ông không có gì để nói thêm và không muốn đưa ra bất kỳ đánh giá nào cho đến khi cuộc điều tra chính thức đưa ra kết luận.


Nóng, cuối năm, nhiều tai họa hàng không: Yonhap, 179 người chết, 2 người được cứu trong vụ tai nạn máy bay ở Nam Hàn


(Nhân viên cứu hỏa và lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay.)
-179 người đã thiệt mạng và hai người được cứu sau khi một chiếc máy bay chở 181 người gặp nạn tại Sân bay quốc tế Muan ở Hàn Quốc hôm 29/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, dẫn nguồn tin từ các cơ quan cứu hộ.
Chuyến bay 7C2216 của Jeju Air, vốn cất cánh từ thủ đô Bangkok của Thái Lan với 175 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn trên máy bay, đã cố gắng hạ cánh ngay sau lúc 9 giờ sáng tại sân bay ở phía nam đất nước, Bộ Giao thông Hàn Quốc cho biết.
Theo Bộ này, vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất ở Hàn Quốc này cũng là vụ tai nạn tồi tệ nhất liên quan đến một hãng hàng không Hàn Quốc trong gần ba thập kỷ.
Trong video được truyền thông địa phương đăng tải, chiếc máy bay Boeing 737-800 hai động cơ không có bánh đáp và đã trượt trên đường băng trước khi đâm vào một bức tường rồi bốc cháy dữ dội.
"Chỉ có phần đuôi vẫn giữ được một chút hình dạng, và phần còn lại trông gần như không thể nhận ra", người đứng đầu lực lượng cứu hỏa của Muan, ông Lee Jung-hyun, nói trong một cuộc họp báo.


Ông Lee cho biết, hai thành viên phi hành đoàn, một nam và một nữ, đã được cứu khỏi phần đuôi của chiếc máy bay đang bốc cháy.
Người đứng đầu trung tâm y tế công cộng địa phương cho biết, họ đang được điều trị tại bệnh viện với những vết thương từ trung bình đến nghiêm trọng.
Ông Lee cho biết, cơ quan chức năng đang tìm kiếm các khu vực lân cận để tìm kiếm những thi thể có thể bị văng khỏi máy bay.
Ông Lee nói rằng các nhà điều tra đang xem xét tới khả năng gây ra tai nạn do va chạm với chim và điều kiện thời tiết. Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn lời cơ quan phụ trách sân bay nói rằng một vụ va chạm với chim có thể đã khiến bánh đáp bị trục trặc.

Vụ tai nạn này là vụ tai nạn tồi tệ nhất đối với bất kỳ hãng hàng không Hàn Quốc nào kể từ vụ tai nạn của Korean Air năm 1997 tại Guam khiến hơn 200 người thiệt mạng, theo dữ liệu của Bộ Giao thông Vận tải.
Vụ tai nạn tồi tệ nhất trước đó trên đất Hàn Quốc là vụ tai nạn của Air China khiến 129 người thiệt mạng vào năm 2002.
Vài giờ sau vụ tai nạn, người thân của các nạn nhân đã tập trung tại sảnh đến của sân bay. Một số người khóc và ôm nhau trong khi các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ phát chăn.
Các xe tang xếp hàng bên ngoài để đưa thi thể đi, và chính quyền cho biết một nhà xác tạm thời đã được dựng lên.
Một viên chức của Bộ Giao thông cho biết, tháp kiểm soát không lưu đã đưa ra cảnh báo va chạm với chim và ngay sau đó, các phi công đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp rồi cố gắng hạ cánh theo hướng ngược lại.
Một hành khách đã nhắn tin cho người thân để nói rằng có một con chim mắc kẹt trong cánh, hãng tin News1 đưa tin. Tin nhắn cuối cùng của người đó là: "Tôi có nên nói lời cuối cùng không?"
Bộ Giao thông cho biết, chiếc máy bay gặp nạn được sản xuất vào năm 2009.


Đón chào năm mới, nhìn lại năm qua. Thế Giới 2024: Một Năm Đầy Hỗn Loạn! Xung đột khắp nơi!
(Minh Anh)

(Hình: Lính cứu cấp tại một điểm bị trúng phi đạn Nga tại thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 20/12/2024.)
-Năm 2024 sắp khép lại, nhưng Trung Đông, Ukraine vẫn trong khói lửa. Tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, nguy cơ xung đột vũ trang rình rập. Nước Pháp của Tổng thống Emmanuel Macron rơi vào cảnh rối ren chính trị. Trong cảnh hỗn loạn này, nhà tỉ phú Mỹ Donald Trump đánh dấu sự trở lại ngoạn mục khi thắng cử vẻ vang.
Trung Đông: Xung Đột Lan Rộng
Năm 2024 là một năm chết chóc cho vùng Trung Đông. Do Thái không những tiếp tục không kích chống phong trào Hồi giáo Palestine Hamas ở dải Gaza khiến hơn 45 ngàn người chết, mà còn mở rộng xung đột sang cả Lebanon, oanh kích các vị trí của Hezbollah, đồng minh của Hamas. Theo số liệu từ Bộ Y tế Lebanon, tính từ tháng 10/2023, các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Hezbollah đã giết chết hơn 4.000 người tại Lebanon.

Nhưng năm 2024 còn một năm đen tối cho Iran, Hamas và Hezbollah. Tình báo Do Thái lần lượt triệt hạ dàn lãnh đạo các đối thủ từ chỉ huy lực lượng Al Qods của Iran tại Syria và Lebanon cho đến các thủ lĩnh của phe Hamas, Hezbollah. Đỉnh điểm là vụ nổ các máy nhắn tin, bộ đàm trong tháng 9/2024 khiến 37 thành viên Hezbollah thiệt mạng và làm bị thương nặng gần 3.000 người khác. Cuộc oanh kích tăng cường vài ngày sau đó ở phía Nam thủ đô Beyrouth, giết chết Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, đã làm rúng động khu vực.
Chiến dịch "thủ tiêu" các thủ lĩnh phe Hamas và Hezbollah của Do Thái đã làm lung lay "trục kháng chiến". Hệ quả là tại Syria, liên minh các lực lượng nổi dậy do lực lượng Hồi giáo Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) dẫn đầu đã tiến hành một cuộc phản công chớp nhoáng, lật đổ chế độ Damascus. Bị Nga và Iran, hai đồng minh lâu đời, bỏ rơi, nhà độc tài Bachar Al-Assad cùng người thân buộc phải bỏ chạy khỏi đất nước, đến tị nạn ở Mạc Tư Khoa.

Rym Momtaz, chuyên gia về Trung Đông, Viện Carnegie, trên kênh truyền hình Pháp-Đức Arte, cho rằng, đây là đòn giáng đau, một thất bại cho trục chiến lược mà Iran xây dựng từ 40 năm qua nhằm mở rộng ảnh hưởng, một tầm ảnh hưởng tai hại, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Syria, người dân Lebanon, Palestine và Do Thái. Nhưng đó cũng là một cơ hội để Lebanon thoát khỏi sự ảnh hưởng của Hezbollah, xây dựng một tương lai mới cho đất nước:
"Ở vùng này của xứ sở Ả Rập, sự kết thúc của chế độ Assad có thể được so sánh với sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh. Về phần Lebanon, điều quan trọng là phải xem trong các cuộc bầu cử tiếp theo, các chính đảng ở Lebanon cuối cùng có thoát được ảnh hưởng, không chỉ từ chế độ Syria trên thực tế, được tiến hành ít nhiều tùy thuộc vào các giai đoạn kể từ những năm 80 với một cuộc đàn áp đẫm máu, trong đó chế độ này với sự giúp đỡ của Hezbollah đã hạ sát một số đối thủ chính trị, những nhân vật rất quan trọng trong những năm 80 và kể từ những năm 80 cho đến ngày nay.

Ngày nay, đây là một cơ hội chưa từng có để Lebanon hiện đại hóa đất nước, đúng hơn là có thể tự giải phóng và khẳng định chủ quyền của mình. Tôi nghĩ rằng Hezbollah sẽ khó mà áp đặt một ứng cử viên Tổng thống hoàn toàn là người của họ".
Chế độ Bachar Al-Assad thất thủ, liệu đó cũng là một "thất bại" cho Nga? Đây là điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi trao đổi với giới báo chí cuối năm theo truyền thống đã bác bỏ. Theo quan điểm của nhà Địa-Chính trị học Ulrich Boulnat, sự việc cho thấy Nga khó mà tác chiến trên hai mặt trận cùng một lúc. Trên đài RFI, nhà Địa-Chính trị học giải thích:
"Điều này cho thấy trên thực tế hầu hết các nguồn lực quân sự của Mạc Tư Khoa đều được dồn cho mặt trận Ukraine và do đó Nga thực sự gặp khó khăn trong việc quản lý hai mặt trận. Chúng ta phải hiểu rằng một trong những thế mạnh đặc biệt của Nga ở Syria là khả năng thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn. Chúng tôi gần như chắc chắn rằng có khoảng 40 máy bay Nga đóng tại Hmeimmi để thực hiện các vụ đánh bom vào các khu vực nổi dậy ở Syria, nhưng do cuộc chiến ở Ukraine, số máy bay này chỉ còn khoảng một chục chiếc.

Hầu hết trang thiết bị và binh lính của Nga ở ngoại quốc, thậm chí ở Trung Á đều được cho rút về mặt trận Ukraine vì Nga thiếu người và trang thiết bị. Và vì vậy, việc thiếu người, thiếu máy bay chiến đấu, thiếu cả bom trên máy bay quả thật khiến Nga không thể làm gì nhiều để cứu Bachar Al-Assadvà do đó, Nga không thể làm gì khác ngoài việc đứng nhìn sự sụp đổ của Bachar Al-Assad".

Ukraine: Xung Đột Bị Quốc Tế Hóa?

Sau thất bại của phản công vào mùa Xuân 2023, quân đội Ukraine bất ngờ đánh chiếm vùng Kursk, Tây-Nam nước Nga, giáp biên giới phía Bắc Ukraine. Mục tiêu đặt ra là chuyển hướng quân Nga ở mặt trận phía Đông nơi Ukraine đang gặp khó khăn trên chiến trường, nhưng bất thành. Ukraine giờ đối mặt với một mùa Đông khắc nghiệt thứ ba khi Nga tăng cường oanh kích, phá hủy gần như toàn bộ các cơ sở năng lượng của Ukraine.

Xung đột leo thang khi Tổng thống Nga một lần nữa đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử với việc cho sửa đổi học thuyết nguyên tử. Cuộc chiến tại Ukraine còn bị "thế giới hóa" với việc Mỹ và các nước đồng minh Âu Châu cho phép Ukraine – sau nhiều tháng đòi hỏi – được sử dụng phi đạn tầm xa để bắn phá các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, và ở bên kia chiến tuyến là việc Bắc Hàn điều hơn 11 ngàn quân sang giúp Nga, theo tinh thần Hiệp ước Đối tác Chiến lược được Tổng thống Vladimir Putin ký kết với lãnh đạo Kim Jong Un nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng ngày 19/6/2024.

Nếu như sự việc gây lo lắng cho phương Tây cũng như hai nước Nhật Bản và Nam Hàn, đồng minh của Mỹ tại Á Châu, thì thái độ im lặng của Trung Quốc về việc Nga-Triều thắt chặt hợp tác quân sự đã thu hút nhiều bình luận từ các nhà phân tích phương Tây, cho rằng sự việc đặt Bắc Kinh trong thế bất lợi. Một quan điểm không được Laurent Gédéon, Giảng viên trường Đại học sư phạm Lyon, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Tiếng Việt của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ngày 5/12/2024.
Giảng viên Laurent Gédéon: "Trong phạm vi này, mối hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Hàn dường như chủ yếu đáp ứng các yêu cầu mang tính chiến thuật và vì vậy, Trung Quốc vào lúc này sẽ không có những lo lắng quan trọng nào về vấn đề đó.
Quả thật, nhu cầu về đạn dược của quân đội Nga là một trong các yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác với Bắc Hàn và nước này cũng đã tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự cô lập sâu sắc mà họ đang phải đối mặt.

Liên quan đến việc binh sĩ Bắc Hàn tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh, thông báo đưa ra hồi tháng 11/2024 về việc khai triển khoảng 11 ngàn binh sĩ Bắc Hàn ra chiến trường đã cho thấy rằng số binh sĩ này chủ yếu trú đóng tại vùng Kursk, nằm trên lãnh thổ Nga, chứ chưa phải trên lãnh thổ Ukraine.
Mục tiêu nhắm đến của Mạc Tư Khoa là tận dụng sự hỗ trợ này của Bắc Hàn để lấy lại quyền kiểm soát vùng Kursk trước khi Donald Trump lên cầm quyền và khả năng bước vào một giai đoạn đàm phán. Thực vậy, việc chiếm lại được vùng lãnh thổ bị Ukraine chiếm đóng sẽ tước đi một lá bài ngoại giao quan trọng của Kyiv.
Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc im lặng không hẳn là vì nước này bị bất ngờ, bởi vì đối với tôi, có vẻ Nga – Trung đã liên lạc với nhau trước và sau khi Nga – Triều ký thỏa thuận. Sự im lặng này, theo ý tôi, có thể do Trung Quốc cho rằng hành động này thiên về chiến thuật, chứ không phải là một sự thay đổi chiến lược cơ bản".
Rủi thay, trong cuộc chiến bất cân xứng này, "bên nào có thể cung cấp nhiều đạn dược cũng như là nhiều "bia người đỡ đạn", thì bên đó có nhiều cơ may thắng thế", đây chính là những gì Nga đang có. Câu hỏi đặt ra: Liệu rằng cuộc xung đột này có thể chấm dứt vào năm 2025 như mong muốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hay không? Mọi cặp mắt giờ đổ dồn về phía Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump!

Biển Đông, Eo Biển Đài Loan Dậy Sóng

Năm 2024 ghi nhận căng thẳng gia tăng đột biến tại Biển Đông với những cuộc va chạm liên tục giữa Hải cảnh Trung Quốc và Phi Luật Tân. các cuộc tập trận Hải quân-Không quân quy mô lớn của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan, trong khi ở bán đảo Triều Tiên, tình hình đã trở nên nóng bỏng với các vụ thử phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn.
Căng thẳng bán đảo Triều Tiên còn bùng phát đến mức đáng lo ngại khi Bắc Hàn cho xóa bỏ mọi chỉ dấu có liên quan đến việc thống nhất hai miền. Hiến pháp Bắc Hàn tháng 10/2024 chính thức xem Nam Hàn là một "quốc gia thù địch", và lãnh đạo Kim Jong Un đe dọa "không ngần ngại" sử dụng vũ khí nguyên tử nếu bị Mỹ-Nam Hàn tấn công.

Cán cân an ninh bán đảo Triều Tiên còn trở nên bất ổn hơn khi Bắc Hàn quyết định điều hơn 11 ngàn quân đến Nga trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác Chiến lược được ký kết giữa hai nước nhân chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi trung tuần tháng 6/2024. Đổi lại, Bình Nhưỡng có thể nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, kỹ thuật quân sự từ Nga.
Eo biển Đài Loan năm 2024 cũng không lặng sóng. Từ khi ông Lại Thanh Đức thuộc Dân Tiến Đảng đắc cử Tổng thống Đài Loan, Trung Quốc liên tục gia tăng áp lực quân sự với các cuộc tập trận Hải quân-Không quân quy mô lớn, mô phỏng bao vây đảo, mà chiến dịch Hải quân mới nhất là vào ngày 10/12/2024. Mục tiêu là chứng tỏ khả năng bao vây, bóp nghẹt Đài Loan, theo nhận định từ một viên chức quốc phòng cao cấp Đài Loan với thông tấn xã AFP.

Tại Biển Đông, Phi Luật Tân chọn đối đầu với Hải cảnh Trung Quốc xung quanh các đảo, bãi đá ngầm có tranh chấp. Các cuộc va chạm giữa Tuần duyên hai nước đã gia tăng mạnh mẽ và có phần quyết liệt hơn, khiến các nước trong khu vực lo ngại nổ ra xung đột vũ trang. Trước các hành động hung hăng của Trung Quốc, chính quyền Manila đã tăng cường hợp tác quốc phòng với nhiều đối tác, từ đồng minh truyền thống là Mỹ cho đến Nhật Bản, Úc Ðại Lợi, Pháp....

Đặc biệt, lần đầu tiên, Phi Luật Tân và Việt Nam đã quyết định thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực như an ninh, cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trên biển. Trả lời Ban tiếng Việt của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ngày 7/10/2024, Giảng viên Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon, nhận định về mối quan hệ hợp tác này:
Giảng viên Laurent Gédéon: "Theo quan điểm của tôi, đây là vấn đề hợp tác kỹ thuật hơn là cách tiếp cận chiến lược của chính quyền Việt Nam. Vấn đề này nằm trong khuôn khổ hợp tác quân sự và an ninh cổ điển, kiểu hợp tác này cũng tồn tại với lực lượng Tuần duyên Trung Quốc. Theo tôi, trước tiên chúng ta có thể thấy sáng kiến này phản ánh tính thực dụng của các nhà lãnh đạo Việt Nam và minh họa cho chính sách giữ khoảng cách cân bằng vốn là đặc trưng của ngoại giao Việt Nam. Hợp tác về mặt quân sự với Phi Luật Tân cho phép Việt Nam thể hiện là một chủ thể đáng tin cậy trước các nước khác trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, và có lợi thế là thể hiện rằng Hà Nội không từ bỏ tham vọng của họ ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Các cuộc diễn tập chung vào tháng 8/2024, giữa thủy thủ Việt Nam và Phi Luật Tân, đã xác nhận điểm này. Hai bên tập trung vào hỗ trợ và cấp cứu chứ không phải vào các hành động tấn công. Hai bên không gửi bất kỳ thông điệp thù nghịch nào tới Trung Quốc. Người ta cũng thấy rằng Việt Nam rất kín tiếng trong giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng gần đây giữa Manila và Bắc Kinh. Trong những điều kiện này, ít có khả năng Bắc Kinh nhìn nhận là có một mối đe dọa trong diễn biến hiện nay về quan hệ giữa Việt Nam và Phi Luật Tân".

Mỹ: Sự Trở Lại Ngoạn Mục của Donald Trump
Năm 2024 còn được đánh dấu bởi thắng lợi vẻ vang của nhà tỉ phú người Mỹ Donald Trump trong một cuộc bầu cử Tổng thống mang nhiều yếu tố bất ngờ, từ việc ông bị ám sát hụt cho đến việc ông Joe Biden buộc phải bỏ cuộc và để Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris lao vào tranh cử giữa giòng.
Theo nhà nghiên cứu về Mỹ Alexandra de Hoop Scheffer, Chủ tịch nhóm Cố vấn Quỹ Marshall Đức (German Marshall Fund – GMF), việc Donald Trump thắng cử không có gì là bất ngờ, nhưng "điều gây ấn tượng là ông ấy đã mở rộng thành công cơ sở cử tri của mình trong tất cả các tầng lớp dân cư Mỹ, từ mọi xã hội nghề nghiệp, các thế hệ, cả trong các cộng đồng sắc tộc người Mỹ gốc Phi Châu và Mỹ Châu Latinh".

Chính sách đối ngoại không phải là điều người dân Mỹ quan tâm, dù vậy, trở lại Tòa Bạch Ốc, Donald Trump ít nhất phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: Từ thương chiến Mỹ-Trung và Mỹ-Âu, cho đến "chảo lửa" Trung Đông, hồ sơ nguyên tử Iran, an ninh Á Châu, đặc biệt là tại Biển Đông và bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là Ukraine: Tương lai nào cho nền hòa bình của nước này vào lúc Donald Trump hứa sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 tiếng đồng hồ?
Về điểm này, nữ chuyên gia người Pháp, Alexandra de Hoop Scheffer, trên kênh truyền hình ARTE, ngày giải thích:
"Người có lập trường rõ ràng nhất về thỏa thuận mà ông Trump muốn đúc kết với ông Putin là Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance. Đó là việc thiết lập một vùng đệm phi quân sự giữa quân Nga và quân Ukraine dọc theo đường chiến tuyến mà trên thực tế hiện đang trong ngõ cụt. Vùng Donbass và bán đảo Crimea, sẽ được cho là thuộc sở hữu của Nga. Điều này sẽ đi kèm với một nghĩa vụ buộc Ukraine phải từ bỏ tham vọng gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ít nhất trong một thời hạn là 20 năm. Đây chính là những gì đang được hình thành trong kế hoạch của Trump. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine để ngăn chặn Nga mở lại một cuộc xung đột mới. Nhưng tôi e rằng gánh nặng kinh tế, quân sự, nhân đạo sẽ đè nặng lên Âu Châu".

Pháp: Chính Trường Hỗn Loạn
Năm 2024 sẽ được ghi lại trong biên niên sử như là một năm khủng khiếp cho nước Pháp. Về đối ngoại, Pháp lại bị mất thêm các căn cứ quân sự tại Phi Châu là Cộng hòa Chad và Senegal. Về đối nội, đây là một năm "đen đủi" cho Tổng thống Emmanuel Macron, bất chấp một Thế Vận hội mùa Hè 2024 thành công rực rỡ được thế giới ca ngợi hết lời, bất chấp việc mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris sau 5 năm trùng tu được cả thế giới chào mừng.
Chỉ trong vòng có một năm nước Pháp có đến 4 Thủ tướng, lần đầu tiên tính từ năm 1934, và các chính phủ nối tiếp, trong nhiều tuần chỉ "xử lý thường vụ". Nguyên nhân chỉ vì một quyết định mà nhiều người chỉ trích cho là "đơn phương" của Tổng thống Pháp, giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm sau thất bại củ đảng của ông trong cuộc bầu cử Nghị Viện Âu Châu (EP), với hy vọng tìm lại được đa số ở Hạ viện.

Quyết định "điên rồ" này của nguyên thủ Pháp đã không mang lại kết quả như mong muốn: Nghị trường Pháp không những bị phân mảnh, không có đa số rõ rệt, mà còn cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) và đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI). Nghị trường Pháp tê liệt, không có ngân sách, đẩy nước Pháp rơi vào tình trạng bất động do thiếu đa số.
Liệu rằng François Bayrou, vị Thủ tướng thứ tư vừa được bổ nhiệm ngay trước cuối năm, có sẽ chịu chung số phận với người tiền nhiệm Michel Barnier, chỉ tồn tại được ba tháng do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ? Nỗi ngờ vực chưa có lúc nào lớn như hiện nay. Bế tắc chính trị xảy ra vào lúc thâm hụt ngân sách đạt mức kỷ lục, với mức nợ công lên đến hơn 110% so với GDP, tức ở khoảng hơn 3.100 tỉ Euro.
Trước nguy cơ đất nước trong tình trạng mất phương hướng và bất động kéo dài, Alain Minc, một cây bút thời luận, trên đài phát thanh France Culture cảnh báo: Nước Pháp chỉ có thể thoát khỏi sự bế tắc chính trị hiện nay bằng một cuộc bầu cử mới, hoặc Tổng thống, hoặc Lập pháp.
Một điều chắc chắn, các rối ren chính trị đã làm suy yếu rõ rệt vai trò của Pháp trên trường quốc tế, đặc biệt là trong khối Liên Hiệp Âu Châu!


2024: Biến Đổi Khí Hậu Làm Tăng Thêm 41 Ngày Nắng Nóng Nguy Hiểm Trên Toàn Thế Giới


(Hình AP: Các nhà hoạt động biểu tình bên ngoài Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hòa Lan, ngày 2/12/2024, yêu cầu các nước nào trên toàn thế giới phải chịu trách nhiệm pháp lý về đổi khí hậu và giúp các nước dễ bị tổn thương chống lại ảnh hưởng của việc này.)
-Theo một nhóm các nhà khoa học, người dân trên toàn thế giới đã phải chịu thêm trung bình 41 ngày nắng nóng nguy hiểm trong năm nay vì biến đổi khí hậu do con người gây ra, họ cũng cho biết biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm phần lớn tình trạng thời tiết gây hại của thế giới trong suốt năm 2024.
Phân tích từ các nhà nghiên cứu của World Weather Attribution và Climate Central được đưa ra vào cuối năm đã phá vỡ kỷ lục khí hậu này đến kỷ lục khí hậu khác khi nhiệt độ trên toàn cầu năm 2024 có khả năng là năm nóng nhất từng được đo lường và một loạt các sự kiện thời tiết chết người khác.
"Phát hiện này thật tàn khốc nhưng hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên: Biến đổi khí hậu đã đóng một vai trò, và thường là vai trò chính trong hầu hết các sự kiện mà chúng tôi nghiên cứu, khiến nhiệt độ, hạn hán, bão nhiệt đới và mưa lớn có nhiều khả năng xảy ra hơn và dữ dội hơn trên toàn thế giới, hủy hoại cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người và thường là vô số người không kể xiết", ông Friederike Otto, người đứng đầu World Weather Attribution và là nhà khoa học về khí hậu của Imperial College, nói trong một cuộc họp báo về những phát hiện của các nhà khoa học. "Khi nào mà thế giới này còn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn".

Hàng triệu người đã phải chịu đựng cái nóng ngột ngạt trong năm 2024. Bắc California và Thung lũng Chết bị thiêu đốt. Nhiệt độ ban ngày nóng nực thiêu đốt Mễ Tây Cơ và Trung Mỹ. Nhiệt độ cao gây nguy hiểm cho trẻ em vốn dễ bị tổn thương ở Tây Phi. Nhiệt độ tăng vọt ở Nam Âu buộc Hy Lạp phải đóng cửa Đền Acropolis. Ở các nước Nam và Đông Nam Á, nhiệt độ cao buộc phải đóng cửa trường học. Trái đất đã trải qua một số ngày nóng nhất từng được đo lường và mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay, với chuỗi nắng nóng kéo dài 13 tháng vừa mới kết thúc.
Để thực hiện phân tích nhiệt, nhóm các nhà khoa học quốc tế tình nguyện đã so sánh nhiệt độ hàng ngày trên toàn cầu vào năm 2024 với nhiệt độ dự kiến ở một thế giới không có biến đổi khí hậu. Kết quả vẫn chưa được duyệt xét lại, nhưng các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp được bình duyệt bởi các đồng nghiệp.

Một số khu vực đã trải qua 150 ngày hoặc hơn nhiệt độ cực đoan do biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch Khoa học Khí hậu tại Climate Central, bà Kristina Dahl nói: "Những quốc gia nghèo nhất và kém phát triển nhất trên hành tinh là những nơi đang trải qua con số thậm chí còn cao hơn".
Tệ hơn nữa, các ca tử vong liên quan đến nắng nóng thường không được báo cáo đầy đủ.
Ông Otto cho biết: "Mọi người không nhất thiết phải chết trong đợt nắng nóng. Nhưng nếu chúng ta không thể truyền đạt một cách thuyết phục rằng 'thực tế là có rất nhiều người đang chết', thì việc nâng cao nhận thức này sẽ khó khăn hơn nhiều". "Làn sóng nhiệt là sự kiện cực đoan gây chết người nhiều nhất và chúng là những sự kiện cực đoan mà biến đổi khí hậu thực sự là yếu tố thay đổi cuộc chơi".
Năm nay là một cảnh báo rằng hành tinh này đang tiến gần đến ngưỡng ấm lên 1,5 độ C (2,7 độ F) của Thỏa thuận chung Paris so với mức trung bình trước thời kỳ công nghiệp, theo các nhà khoa học. Trái đất dự kiến sẽ sớm vượt qua ngưỡng đó, mặc dù nó không được coi là đã bị phá vỡ cho đến khi sự nóng lên đó được duy trì trong nhiều thập niên.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chặt chẽ 29 sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong năm nay khiến ít nhất 3.700 người chết và hàng triệu người phải di tản, và phát hiện ra rằng 26 trong số đó có liên quan rõ ràng đến biến đổi khí hậu.
Mô hình thời tiết El Niño, vốn làm ấm Thái Bình Dương một cách tự nhiên và làm thay đổi thời tiết trên khắp thế giới, khiến một số hiện tượng thời tiết này có khả năng xảy ra sớm hơn trong năm. Theo các nhà nghiên cứu, nước biển ấm và không khí ấm hơn đã thúc đẩy nhiều cơn bão tàn phá hơn, trong khi nhiệt độ dẫn đến nhiều trận mưa lớn phá kỷ lục.
Bà Jennifer Francis, một nhà khoa học về khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell ở Cape Cod, người không tham gia vào nghiên cứu, nói khoa học và những phát hiện này là hợp lý.
"Thời tiết khắc nghiệt sẽ tiếp tục trở nên thường xuyên hơn, dữ dội hơn, tàn phá hơn, tốn kém hơn và gây chết người hơn, cho đến khi chúng ta có thể giảm nồng độ khí giữ nhiệt trong khí quyển", bà cho biết.

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) nói vào mùa Thu rằng có thể dự kiến sẽ có nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan hơn nếu không có hành động, vì năm nay lượng khí carbon dioxide làm nóng hành tinh đã được thải vào không khí nhiều hơn do đốt nhiên liệu hóa thạch so với năm ngoái.
Nhưng bà Julie Arrighi, Giám đốc chương trình tại Trung tâm khí hậu của Hội Hồng Thập Tự và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ và là một phần của nghiên cứu, nói tử vong và thiệt hại do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt không phải là điều không thể tránh khỏi.
"Các quốc gia có thể giảm thiểu những tác động đó bằng cách chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, và trong khi những thách thức mà từng quốc gia, hệ thống hoặc địa điểm phải đối mặt là khác nhau trên toàn thế giới, chúng tôi thấy rằng mỗi quốc gia đều có vai trò riêng", bà cho biết.


Nga Cảnh Báo Chính Quyền Trump Đừng Nối Lại Thử Vũ Khí Nguyên Tử


(Hình AP: Thứ trưởng Ngoại gia Sergei Ryabkov là người phụ trách kiểm soát vũ khí của Nga.)
-Hôm 27/12/2024, người phụ trách kiểm soát vũ khí của Nga đã cảnh báo chính quyền Hoa Kỳ sắp tới của ông Donald Trump không nên nối lại các vụ thử vũ khí nguyên tử, và nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ bỏ ngỏ các lựa chọn của mình trong bối cảnh mà ông cho là Hoa Thịnh Ðốn có lập trường 'cực kỳ thù địch'.
Việc hai cường quốc nguyên tử lớn nhất thế giới thử nghiệm nguyên tử trở lại sẽ mở ra một kỷ nguyên mới bấp bênh gần 80 năm kể từ khi Hoa Kỳ thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên tại Alamogordo, tiểu bang New Mexico, vào tháng 7 năm 1945.
Cả Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang tiến hành hiện đại hóa rầm rộ kho vũ khí nguyên tử của họ ngay khi các Hiệp ước kiểm soát vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ sụp đổ.
Trong một tín hiệu rõ ràng gửi đến Hoa Thịnh Ðốn, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người giám sát kiểm soát vũ khí, cho biết ông Trump đã có lập trường cực đoan về Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Nguyên tử Toàn diện (CTBT) trong nhiệm kỳ đầu tiên.
"Tình hình quốc tế cực kỳ khó khăn vào lúc này, chính sách của Hoa Kỳ ở nhiều khía cạnh là cực kỳ thù địch với chúng ta ngày nay", ông Ryabkov trả lời trong một cuộc phỏng vấn với tờ Kommersant của Nga.
"Vì vậy, các lựa chọn để chúng ta hành động để đảm bảo an ninh và các biện pháp và hành động khả dĩ mà chúng ta có thể thực hiện để đạt mục tiêu này – và gửi đi những tín hiệu phù hợp về mặt chính trị... không loại trừ bất cứ điều gì".

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump từ năm 2017 đến 2021, chính quyền của ông đã thảo luận về việc có nên tiến hành vụ thử nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ năm 1992 hay không, Washington Post đưa tin vào năm 2020.
Vào năm 2023, Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Nguyên tử Toàn diện (CTBT) để tương thích với lập trường của Hoa Kỳ.
Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Nguyên tử Toàn diện được Nga ký kết vào năm 1996 và được phê chuẩn vào năm 2000. Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước này vào năm 1996 nhưng vẫn chưa phê chuẩn.
Một số chuyên gia kiểm soát vũ khí lo ngại rằng Hoa Kỳ đang hướng tới nối lại thử vũ khí nguyên tử để phát triển vũ khí mới đồng thời gửi tín hiệu đến các đối thủ như Nga và Trung Quốc.
Nga, với 5.580 đầu đạn nguyên tử và Hoa Kỳ, với 5.044 đầu đạn, cho đến nay vẫn là những cường quốc nguyên tử lớn nhất thế giới, nắm giữ khoảng 88% lượng vũ khí nguyên tử của thế giới, theo Liên đoàn Các nhà Khoa học Hoa Kỳ. Trung Quốc có khoảng 500 đầu đạn.
Trong năm thập kỷ từ năm 1945 cho đến khi Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Nguyên tử Toàn diện năm 1996, đã có hơn 2.000 vụ thử nguyên tử, trong số đó 1.032 vụ thử là của Hoa Kỳ và 715 vụ là của Liên Xô, theo Liên Hiệp Quốc.
Nước Nga thời hậu Xô viết đã không thử nguyên tử một lần nào. Liên Xô thử nghiệm lần cuối vào năm 1990.
Ông Putin đã nói rằng Nga sẽ xem xét thử vũ khí nguyên tử nếu Hoa Kỳ làm vậy. Vào tháng trước, ông Putin đã hạ thấp ngưỡng cần thiết để phát động tấn công nguyên tử để đáp trả phạm vi rộng hơn các cuộc tấn công thông thường, và sau khi Mạc Tư Khoa nói rằng Ukraine đã tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng phi đạn ATACMS do Mỹ sản xuất.


Thế giới khó mà yên! Đại Sứ Nga: Tập Cận Bình Sẽ Thăm Nga Vào Năm 2025


(Hình AFP: Hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin gặp nhau tại hội nghị Thượng đỉnh khối BRICS hồi tháng 10/2024.)
-Vào sáng sớm ngày 27/12/2024, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA dẫn lời đại sứ Mạc Tư Khoa tại Bắc Kinh cho biết Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm Nga vào năm 2025.
"Về các sự kiện song phương cụ thể, tôi có thể nói rằng các kế hoạch thích hợp đang được tích cực vạch ra", Đại sứ Igor Morgulov nói với RIA.
"Điều tôi có thể nói vốn không có gì bí mật về mặt ưu tiên là chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự kiến sẽ đến thăm Nga vào năm tới".
Tại một cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không xác nhận chuyến thăm, nhưng nhắc lại rằng hai nước duy trì liên lạc chặt chẽ ở tất cả các cấp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 2 năm 2022 mà khi đó, ông đã tuyên bố quan hệ đối tác 'không giới hạn' với Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi ông đưa hàng chục ngàn quân vào Ukraine. Ông đã đến Bắc Kinh lần nữa hồi tháng 5 vừa rồi, sau khi tái đắc cử với tỷ lệ áp đảo. Khi đó, hai nhà lãnh đạo chào đón 'kỷ nguyên mới' trong quan hệ Nga-Trung vốn tập trung vào phản đối chính sách của Mỹ.

Ông Tập được Ðiện Cẩm Linh tiếp đón như một 'người bạn thân thiết' hồi năm 2023, sau khi ông Tập được bầu tiếp tục giữ chức vụ nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ.
Ông Morgulov cũng nói với RIA rằng Trung Quốc, nước đã không lên án cuộc chiến kéo dài 34 tháng của Nga ở Ukraine, hiểu căn nguyên của cuộc xung đột 'cũng vì họ đang đối mặt với nhiều thách thức tương tự - Mỹ và các đồng minh đang tăng cường áp lực lên Trung Quốc ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương'.
Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), ông nói, đang 'soạn thảo kế hoạch di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự' vào khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.
Nga và Trung Quốc phải cùng nhau đáp trả chính sách của Mỹ, ông nói.
"Trên trường quốc tế, hai nước chúng ta phải đáp trả hơn nữa bằng 'hành động phản công kép' trước sự 'răn đe kép' mà phương Tây đang tiến hành đối với Nga và Trung Quốc", RIA dẫn lời vị đại sứ này cho biết.
Trung Quốc, cùng với Ba Tây, đã đưa ra một kế hoạch hòa bình để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, kêu gọi giữ nguyên chiến tuyến và tính đến lợi ích an ninh của cả hai bên.
Nga đã bày tỏ ủng hộ đối với các đề xuất này.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Các Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý Bị Ngăn Cản Tập Trung Kỷ Niệm 105 Năm Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ


(Hình FB Lê Quang Hiển: Một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuần túy thắp hương kỷ niệm 105 năm ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 Âm lịch) tại tư gia.)
-Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ không theo tổ chức đăng ký với Nhà nước bị ngăn cấm tập trung tổ chức đại lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của Đức Huỳnh Phú Sổ vào ngày 25/11 Âm lịch (25/12 Dương lịch).
Từ ngày 23/12/2024, Công an huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lập chốt ở 2 phía con đường dẫn vào trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý ở xã Long Giang, để kiểm soát và hạn chế người qua lại.
Trước đó, công an đã đến và yêu cầu miệng không cho tổ chức lễ Đản sanh, cấm dựng lễ dài, và cấm treo băng-rôn có giòng chữ "Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý".

Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý tỉnh An Giang, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Đản sanh ở trụ sở của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý, ông Hà Văn Duy Hồ cho biết năm nay huyện Chợ Mới thực hiện việc cấm đoán khắt khe hơn trước.
Ông nói chính quyền đưa an ninh mặc thường phục xuống canh gác gần tư gia của các chức sắc của giáo hội vài ngày trước ngày lễ, theo sát mỗi khi họ đi ra khỏi nhà, và ngăn cản khi họ định đi đến trụ sở của Ban Trị sự Trung ương.
Bản thân ông bị canh gác gắt gao từ ngày 15/12, sớm hơn nhiều so với các năm trước. Ông nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 26/12: "Cấm tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý chúng tôi, không được làm lễ và không được đi đến để dự lễ, như vậy là đã sai phạm với Luật tôn giáo rồi, đã sai phạm với quyền tự do tín ngưỡng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo".

Phóng viên gọi điện cho Công an huyện Chợ Mới để kiểm chứng thông tin nhưng người trực điện thoại yêu cầu đến trụ sở cơ quan để được lãnh đạo cung cấp thông tin.
Chúng tôi cũng nói chuyện với một tín đồ ở tỉnh Vĩnh Long và một trị sự viên của Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý ở tỉnh Đồng Tháp và họ đều xác nhận bị cơ quan an ninh đóng chốt gần nhà, ngăn cản họ đến An Giang dự lễ.
Trong khi đó, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo - một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức kỷ niệm 105 Đại lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Phú Sổ một cách rầm rộ ở chùa An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang) có sự tham gia của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Phước.


Cáo Trạng: Ông Lưu Bình Nhưỡng Nhận 300 Ngàn Mỹ Kim Sau Khi Chuyển Đơn của Doanh Nghiệp Đến Thủ Tướng


(Ảnh chụp màn hình: Bản tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an thời điểm ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt.)
-Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - người bị cáo buộc đã gọi điện cho Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình để can thiệp tạo điều kiện cho giang hồ cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp, cũng như dùng tư cách Đại biểu để viết phiếu chuyển đơn cho doanh nghiệp sau đó nhận số tiền 300 ngàn Mỹ kim.
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt tạm giam vào ngày 14/11/2023 với cáo buộc cưỡng đoạt tài sản, sau đó bị truy tố thêm tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước khi bị bắt, ông được nhiều người biết đến với các phát biểu không ngại đụng chạm ở Quốc hội nhất là đối với ngành công an.
Mạng báo Tuổi trẻ trong ngày 26/12 trích dẫn cáo trạng cho hay, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã hướng dẫn một doanh nghiệp làm đơn kêu cứu khẩn cấp để gỡ khó cho việc phê duyệt dự án Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh). Sau khi nhận đơn, ông Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn gửi Thủ tướng xem xét, giải quyết. Ông sau đó nhận 300.000 Mỹ kim, tương đương 6,9 tỉ đồng. Đầu tháng 1/2024, gia đình ông đã nộp lại toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.

Trong một vụ khác, ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi điện cho ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình để đề nghị giải quyết nhóm giang hồ Dũng chiến khi nhóm này đụng độ với nhóm Phạm Minh Cường (tự Cường quắt, có 3 tiền án) trong quá trình bảo kê cho doanh nghiệp.
Viện kiểm sát xác định việc nhóm của Cường cưỡng đoạt số tiền 1,6 tỉ đồng của công ty khai thác cát Sao Đỏ diễn ra từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022 có sự giúp sức của ông Nhưỡng, tuy nhiên, cho đến khi bị bắt giữ ông chưa nhận được đồng nào.
Ông Nhưỡng trước đó đã bỏ 900 triệu đồng để mua 30ha bãi triều trái phép của Phạm Minh Cường và giao lại cho chính người này quản lý để thu tiền hàng tháng, số tiền dự tính thu được trong mấy tháng là 400 triệu (dù không có doanh nghiệp nào khai thác bãi triều-PV) nhưng vợ ông Nhưỡng chưa cầm số tiền này.

Một người khác làm thuê cho Cường cũng bị cáo buộc đã biếu ông Nhưỡng bộ cánh cổng bằng gỗ lim trị giá 75 triệu đồng để lắp cho nhà thờ dòng tộc của ông Nhưỡng ở quê. Sau đó, người này hứa cắt ra 100 mét vuông đất để bán, biếu ông Nhưỡng nếu giúp giải quyết được vụ tranh chấp đất đai, dù vậy, ông Nhưỡng nhiều lần lấy tư cách Đại biểu Quốc hội ký văn bản kiến nghị các cấp chỉ đạo giải quyết sự việc nhưng không thành công.
Hai người khác trong cùng vụ án là ông Lê Thanh Vân (cựu đại biểu Quốc hội), và Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước) cũng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.


Việt Nam Xuất Cảng Rau Quả Kỷ Lục Trong Năm 2024, Đạt Hơn 7 Tỉ Mỹ Kim


(Hình AP: Sầu riêng là mặt hàng nông sản Việt ̣Nam xuất cảng nhiều nhất sang Trung Quốc.)
-Việt Nam ước tính đến hết năm 2024 sẽ xuất cảng được tổng cộng 7,1 tỉ Mỹ kim các mặt hàng rau, củ, quả – mức cao nhất từ trước đến nay – và nhắm đến mục tiêu đưa mặt hàng này vào nhóm xuất cảng 10 tỉ Mỹ kim, báo chí Việt Nam dẫn nguồn từ các cơ quan chức năng cho biết.
Con số 7,1 tỉ Mỹ kim này là tăng 1,5 tỉ Mỹ kim so với năm 2023, tức tăng gần 27%, tờ Thanh niên dẫn số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam và báo Pháp luật Tp. HCM dẫn kết quả sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho biết.
Trong số các mặt hàng rau quả xuất cảng của Việt Nam, sầu riêng, dù chỉ mới được xuất cảng chính ngạch sang Trung Quốc trong hai năm qua, đã trở thành mặt hàng thống trị với giá trị xuất cảng 3,3 tỉ Mỹ kim, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất cảng toàn ngành, Thanh niên cho biết.

Đặc biệt, loại trái cây rất được thị trường tỉ dân của Trung Quốc ưa chuộng này đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024 khi đã tăng hơn 1,1 tỉ Mỹ kim so với năm 2023, cũng theo tờ báo này.
Trung Quốc dẫn đầu áp đảo với tới 4,3 tỉ Mỹ kim giá trị, chiếm hơn 60% trong toàn bộ các thị trường xuất cảng rau củ quả của Việt Nam và tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, cũng theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam được Thanh niên dẫn lại. Thị trường Mỹ, dù đã tăng 37%, vẫn bị bỏ xa ở vị trí thứ hai với 320 triệu Mỹ kim, trong khi Nam Hàn và Thái Lan là các thị trường nhập cảng rau quả Việt Nam lần lượt lớn thứ ba và thứ tư.
Thái Lan, nước cạnh tranh với Việt Nam trong xuất cảng sầu riêng sang Trung Quốc, sở dĩ trong năm rồi có giá trị nhập cảng rau quả từ Việt Nam tăng đến 79%, đạt gần 260 triệu Mỹ kim, là do nước này tăng cường nhập cảng sầu riêng đông lạnh của Việt Nam.
Trang Pháp Luật dẫn lời ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả, cho biết năm 2024 là 'năm đại thắng' của rau quả Việt Nam và kỳ vọng sang năm 2025 sẽ đạt mốc 8 tỉ Mỹ kim để sớm đưa rau, củ, quả sớm vào nhóm xuất cảng đạt 10 tỉ Mỹ kim.
Hiện tại, 'câu lạc bộ 10 tỉ Mỹ kim' hàng xuất cảng của Việt Nam bao gồm hàng điện tử, máy điện toán và thiết bị, dệt may, giày dép, đồ gỗ....

Không có nhận xét nào: