Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :05/10/2023 - Duke Nguyễn

Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu tập trung bàn về chiến tranh Ukraina và khủng hoảng Azerbaijan-Armenia Lãnh đạo 45 nước thành viên Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu - CPE họp thượng đỉnh trong hai ngày 5 và 06/10/2023 tại Granada, miền nam Tây Ban Nha, chủ yếu bàn về chiến tranh Ukraina và khủng hoảng quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia trong vấn đề Thượng Karabakh. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến dự Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu, Granada, Tây Ban Nha, ngày 05/1/2023. AP - Fermin Rodriguez Thanh Hà - Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo đến dự thượng đỉnh và sẽ hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bối cảnh Kiev lo mất viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu mệt mỏi vì một cuộc chiến kéo dài.
<!>
Tuy nhiên thượng đỉnh CPE lần thứ ba năm nay bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Thượng Karabakh sau khi quân đội Azerbaijan dễ dàng chiếm được ốc đảo này nơi đa số dân cư là người Armenia.

Trong cương vị chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng thượng đỉnh CPE tại Granada là cơ hội để thủ tướng Armenia Nikol Pachinian và tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev gặp nhau để làm giảm căng thẳng. Thế nhưng Baku đã hủy chuyến đi của tổng thống Aliev. Tổng thống Azerbaijan viện cớ Pháp đứng về phía Armenia, cam kết viện trợ quân sự cho chính quyền Erevan.

Đặc phái viên RFI Valérie Gaz từ Granada tường thuật :

« Giả thuyết tổ chức một cuộc gặp tại Granada giữa tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev và thủ tướng Armenia, Nikol Pachinian nhằm làm dịu căng thẳng vốn không ngừng gia tăng từ khi quân đội của Baku tấn công vùng Thượng Karabakh : Giả thuyết này đã không thành hiện thực.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev thông báo không đến dự thượng đỉnh và thậm chí đã chỉ trích lập trường của Pháp và những tuyên bố ủng hộ Armnia của bà ngoại trưởng Catherone Colonna nhân chuyến công tác tại Erevan vừa qua.

Paris xem lập luận này của Azerbaijan là chỉ là cái cớ để từ chối thảo luận và tổng thống Azerbaijan muốn chứng minh rằng ông không tuân thủ những đòi hỏi của châu Âu vào lúc mà Liên Âu đang nghiên cứu khả năng gây áp lực qua việc ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào Baku. Thế nhưng, lựa chọn trừng phạt không được tất cả các đối tác châu Âu tán đồng.

Trong bối cảnh căng thẳng tột độ như vậy, tổng thống Emmanuel Macron sẽ bảo vệ quan điểm của Pháp nhân thượng đỉnh Granada lần này, đó là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Armenia, qua việc cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình.

Pháp lo ngại sau khi chiếm lại Thượng Karabakh Azerbaijan sẽ tiến hành những đợt tấn công nhắm vào Armenia. Mọi người đều nghĩ đến một tiền lệ, đó là việc Nga tấn công quân sự Ukraina. Đây là kịch bản mà bằng mọi giá, Emmanuel Macron không muốn để tái diễn tại Armenia ».

CPE là một sáng kiến của Pháp, bao gồm 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu và 18 nước tại Châu Lục sát cạnh, trong đó bao gồm từ Thụy Sĩ đến Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia đang xin gia nhập vào Liên Âu như Ukraina và một số nước từng thuộc Liên Xô cũ như Gruzia, Armenia, Azerbaijan …

Nhà văn Na Uy Jon Fosse đoạt Nobel Văn Học 2023

Ủy ban Nobel hôm 05/10/2023 thông báo giải thưởng Văn Học 2023 vinh danh nhà văn người Na Uy Jon Fosse, 64 tuổi. Là tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà thơ, Jon Fosse được trao tặng giải thưởng cao quý này bởi những tác phẩm của ông mang tính « tiên phong và nói lên được những điều không thể nói lên thành lời ».


Nhà văn Na Uy Jon Fosse, Nobel Văn học 2023. AFP - BORIS ROESSLER
Thanh Hà
Năm 1983 Jon Fosse công bố cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tựa đề Đỏ, Đen và trong tác phẩm đầu tay này, ông đã khẳng định văn phong riêng biệt của mình. Cũng trong thập niên 1980-1990 qua tiểu thuyết La remise à bateau và Melancholia ông đã nhanh chóng được xem là một trong những cây bút lớn của văn đàn châu Âu.

Fosse đã tình cờ bước vào thế giới kịch nghệ mà như chính tác giả đã giải thích : ông soạn kịch vì kế sinh nhai. Chẳng ngờ những vở kịch như là Một ngày mùa hạ, Và Chúng ta mãi mãi bên nhau hay Tôi là Gió đã đưa tên tuổi của ông đến với công chúng. Những tác phẩm này đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng khác nhau.

Văn phong và dòng sáng tác của ông gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nơi mà mỗi nhân vật có nhiều uẩn ức « không thể nói nên lời ». Tiểu thuyết, thơ hay kịch của Jon Fosse nói về những gia đình tan vỡ, về nỗi cô đơn, nhưng như Ủy ban Nobel ghi nhận « sức mạnh trong ngòi bút của tác giả người Na Uy này là sự im lặng, là những gì không thể nói thành lời ».

Năm 2007 báo Anh Daily Telegraph bình chọn Fosse là một trong số 100 thiên tài của làng văn học đương đại trên thế giới.

Liên Âu thông qua chính sách chung về tị nạn và di dân

27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU), hôm qua 04/10/2023, đã thông qua một văn bản liên quan đến chính sách “tị nạn và di cư” chung của khối. Văn bản này đề cập đến việc giải quyết các tình huống khủng hoảng, khi một quốc gia phải đối mặt với làn sóng di dân ồ ạt và đột ngột.


Hình minh họa: Những di dân vượt biển từ châu Phi được tàu Guardia di Finanza, cứu đưa vào cảng Lampedusa, Ý ngày 15/09/2023. AFP - ALESSANDRO SERRANO
Phan Minh
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

Nhiều điều khoản đã bị lược bỏ trong 61 trang của văn bản thỏa hiệp này. Chẳng hạn, trong đó có yêu cầu của Ý về việc trả những người được các tổ chức phi chính phủ giải cứu về những quốc gia có các tổ chức đó, đa phần là của Đức.

Cuối cùng, đề xuất của Ý đã được rút ra khỏi văn bản và được chèn vào lời mở đầu chung. Hơn nữa, để đạt được sự chấp thuận của Đức, trong văn bản có ghi giấy trắng mực đen rằng các gia đình không thể bị tách rời ; tương tự, nếu di dân bị đưa vào các trung tâm tạm giữ khi đến nơi, thì trong mọi trường hợp, họ không thể bị giam giữ ở những nơi được sử dụng làm nhà tù.

Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng di dân, các nước có thể kéo dài thời gian tạm giữ di dân trong các trung tâm này từ 12 lên 20 tuần. Việc xem xét sơ bộ đơn xin tị nạn sẽ được rút ngắn thời gian, và các chuyến bay trả về nước xuất xứ cũng được tăng cường.

Việc phân bổ tiếp nhận và cho tái định cư những người xin tị nạn ở các nước thành viên Liên Âu dường như là bắt buộc, bất chấp thất vọng của các quốc gia Trung Âu : Cộng Hòa Séc, Áo và Slovakia đã bỏ phiếu trắng, còn Ba Lan và Hungary bỏ phiếu chống.

Mỹ và Hàn Quốc theo dõi sát sao việc Bắc Triều Tiên ngưng hoạt động lò phản ứng hạt nhân

Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, hôm nay 05/10/2023, cho biết đang "giám sát chặt chẽ" một lò phản ứng hạt nhân của Bắc Triều Tiên sau khi truyền thông Hàn Quốc đưa tin Bình Nhưỡng đã cho lò này tạm ngưng hoạt động, để khai thác plutonium từ thanh nhiên liệu đã dùng nhằm sản xuất vũ khí nguyên tử.


Ảnh tư liệu : Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Bắc Triều Tiên đã cho phá tháp làm lạnh trong cơ sở hạt nhân Yongbyon hôm 27/06/2008. AFP PHOTO/CCTV
Phan Minh
Theo nhật báo Hàn Quốc Donga Ilbo và được AFP trích dẫn, các nguồn tin tình báo ở Seoul và Washington đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy lò phản ứng 5 megawatt ở cơ sở hạt nhân Yongbyon đã ngưng hoạt động vào cuối tháng trước. Và có thể đó là dấu hiệu cho thấy các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng đang được tái xử lý để chiết xuất plutonium, được sử dụng trong vũ khí hạt nhân.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng, Jeon Ha-kyo, nói với các phóng viên rằng cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các động thái liên quan đến sự việc này.

Nằm cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc, Yongbyon là nơi có lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên và được biết đến như là cơ sở cung cấp plutonium duy nhất cho chương trình phát triển vũ khí bị cấm của nước này.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuần trước tuyên bố đưa vào Hiến Pháp chính sách phát triển vũ khí hạt nhân và Bình Nhưỡng sẽ đẩy mạnh phát triển loại vũ khí này để chống lại mối đe dọa từ Hoa Kỳ.

Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế và bỏ ngoài tai những cảnh báo từ Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh, trong năm nay, số vụ bắn thử tên lửa mà Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều ở mức kỷ lục.

Nhật Bản xả nước thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima giai đoạn hai

Ngày 05/10/2023, Nhật Bản bắt đầu giai đoạn hai xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vì khả năng lưu trữ đã đến giới hạn. Giai đoạn 1 được tiến hành cách đây một tháng đã làm dấy lên nhiều lo ngại về mức độ độc hại và phản đối tại các nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc.


Toàn cảnh nhìn từ trên cao khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, tại Fukushima, bắc Nhật Bản, ngày 24/08/2023. AP
Thu Hằng
Thông tín viên RFI Fédéric Charles tường trình từ Tokyo :

« Đợt xả nước đã qua xử lý giai đoạn hai kéo dài 17 ngày. Khoảng 7.800 m3 nước đã qua xử lý và lọc trong ba nhà máy khử nhiễm độc được xây ở khu vực Fukushima sẽ được xả ra Thái Bình Dương.

Quá trình xả nước ra biển được dự kiến tiến hành theo ba giai đoạn cho đến mùa Xuân 2024. Tập đoàn khai thác Tepco tiến hành xả nước dần dần và mỗi lần với khối lượng rất ít.

Hơn một triệu m3 nước đã qua xử lý được tích trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Việc xả nước sẽ kéo dài khoảng 40 năm, tương đương với khoảng thời gian cần thiết để tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Các nhà máy điện hạt nhân khác trên thế giới cũng xả nước thải đã qua xử lý ra biển, với một khối lượng lớn hơn nhiều ở Fukushima ».

Việt Nam : Dự án khí đốt với Exxon và Gazprom bị trì hoãn vì tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông

Các dự án khai thác khí đốt ngoài khơi Việt Nam của tập đoàn Mỹ Exxon Mobil và tập đoàn Nga Gazprom bị chậm tiến độ ít nhất vài năm, làm dấy lên lo ngại về tương lai của những dự án này ở những khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.


Ảnh minh họa: Một nhà giàn khai thác dầu khí của Việt Nam ở Trường Sa, Biển Đông Reuters
Thu Hằng
Thông tin được nêu trong một dự thảo đánh giá các dự án đề ngày 31/08/2023 của bộ Công Thương Việt Nam và được hãng tin Anh Reuters đưa tin ngày 05/10. Dự thảo có thể trở thành báo cáo chính thức từ nay đến cuối tháng 11.

Dự án thứ nhất là Cá Voi Xanh của tập đoàn Mỹ Exxon Mobil vẫn giậm chân tại chỗ. Theo kế hoạch năm 2011 của chính phủ Việt Nam, 5 nhà máy điện của dự án có tổng công suất gần 4 GW sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2024 khi có khí đốt do dự án Cá Voi Xanh cung cấp.

Nhưng cho đến nay, chưa một nhà máy nào được xây dựng. Trong văn bản dự thảo ngày 31/08, bộ Công Thương Việt Nam nêu kế hoạch 5 nhà máy này sẽ đi vào hoạt động « vào khoảng năm 2028 »trong triển vọng khí đốt sẵn sàng ở mỏ Cá Voi Xanh.

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay Exxon Mobil tìm cách rút khỏi dự án Cá Voi Xanh do sức ép nhằm ưu tiên các loại năng lượng xanh. Khi được hỏi về sự chậm trễ và tính toán của Exxon Mobil, Michelle Gray, người phát ngôn của tập đoàn Mỹ, chỉ bình luận rằng « hoạt động thương mại vẫn tiến triển ». Bộ Công Thương Việt Nam và tập đoàn dầu khí PetroVietnam – đối tác của Exxon trong dự án Cá Voi Xanh từ năm 2009 – không trả lời đề nghị bình luận của Reuters.

Dự án thứ hai liên quan đến nhà máy nhiệt điện có công suất 0,34 GW dùng khí đốt do tập đoàn Nga Gazprom khai thác tại mỏ khí Báo Vàng (Quảng Trị). Hoạt động thăm dò khí đốt được khởi công từ năm 2000, ở vùng biển giữa Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Theo dự thảo văn bản của bộ Công Thương, Gazprom «vẫn đang thăm dò dự trữ khí đốt » nên khó có khả năng nhà máy nhiệt điện này đi vào hoạt động trước năm 2030, trái với trù tính hồi tháng 05/2023 của chính phủ Việt Nam.

Theo Reuters, những chậm trễ của các dự án nói trên có thể tác động đến khả năng cung ứng điện của Việt Nam trong bối cảnh liên tục xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên trong những tháng gần đây. Việt Nam muốn đưa khí đốt khai thác trong nước, trong đó có những dự án của Exxon và Gazprom, chiếm khoảng 10% sản lượng điện từ nay đến năm 2030.

Biến đổi khí hậu : Tháng 09/2023 là tháng nóng chưa từng có

Tháng 09/2023 đã đánh bại kỷ lục năm 2020 trở thành tháng nóng nhất chưa từng được ghi nhận trên thế giới. Ngày 05/10/2023, đài quan sát châu Âu Copernicus nhấn mạnh đến « bất thường chưa từng có » trong tháng 09/2023 với nhiệt độ trung bình trên thế giới là 16,38°C, cao hơn 0,5°C so với kỷ lục hồi tháng 09/2020.


Ảnh minh họa: Nhiệt kế trước một hiệu thuốc chỉ 42,5°C, một ngày tháng 7/2019, Paris, Pháp. AFP - BERTRAND GUAY
Thu Hằng
Năm 2023 là năm nóng nhất chưa từng được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm. Nhiệt độ trung bình cao hơn 1,4°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Riêng nhiệt độ trung bình tháng 09/2023 cao hơn 1,75°C « so với một tháng 09 trong giai đoạn 1850-1900 » trước khi xuất hiện hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Ông carlos Buontempo, giám đốc ban biến đổi khí hậu C3S của Copernicus, nhận định với AFP rằng « năm 2023 sẽ không vượt ngưỡng 1,5°C nhưng cũng xấp xỉ ». Thỏa thuận khí hậu Paris - COP15 đặt ra tham vọng là các nước trên thế giới cam kết duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 1,5°C.

Những « bất thường chưa từng có » tác động đến tất cả các châu lục. Tại châu Âu, tháng 09/2023 đã lập kỉ lục mới về nhiệt độ đối với tháng đầu tiên của mùa thu. Ví dụ tại Pháp, nhiệt độ lên tới hơn 35°C cho tới đầu tháng 10.

Không có nhận xét nào: