Hoa Kỳ điều tàu sân bay, chiến đấu cơ tới gần Israel
Washington đang điều tàu sân bay và máy bay chiến đấu tiên tiến nhất đến gần bờ biển Israel hơn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết vào hôm Chủ nhật. Chủ nhật (8/10), Nội các An ninh Israel đã ban bố 'tình trạng chiến tranh', chính thức tuyên chiến với Hamas, sau khi nhóm chiến binh Hồi giáo tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, gây ra ngày đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ qua tại đất nước này.
<!>
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông đã chỉ đạo Nhóm tấn công tàu sân bay USS Gerald R. Ford di chuyển tới phần phía đông của Biển Địa Trung Hải, gần bờ biển Israel hơn. Lực lượng này bao gồm tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân, một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một loạt máy bay chiến đấu khác nhau. USS Gerald R. Ford là tàu sân bay mới nhất và tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ, mang theo khoảng 5.000 thủy thủ.
“Chúng tôi cũng đã thực hiện các bước để tăng số lượng các phi đội máy bay chiến đấu F-35, F-15, F-16 và A-10 của Không quân Hoa Kỳ trong khu vực”, theo tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ nhanh chóng cung cấp cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nhiều thiết bị, đạn dược và các nguồn lực khác. Gói an ninh này, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, sẽ đến "trong những ngày tới".
Ông Austin nói: “Việc tăng cường vị thế của lực lượng chung của chúng ta, bên cạnh sự hỗ trợ vật chất mà chúng tôi [Mỹ] sẽ nhanh chóng cung cấp cho Israel, cho thấy sự hỗ trợ kiên quyết của Hoa Kỳ dành cho Lực lượng Phòng vệ Israel và người dân Israel. Nhóm của tôi và tôi sẽ tiếp tục liên lạc chặt chẽ với những người đồng cấp Israel để đảm bảo rằng họ có được những gì họ cần để bảo vệ người dân và tự vệ trước những cuộc tấn công khủng bố tàn ác này”.
Tổng thống Joe Biden đã nói với ông Netanyahu trong cuộc gọi vào sáng Chủ nhật rằng những hỗ trợ bổ sung dành cho IDF sẽ sớm đến Israel, theo bản ghi cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo do Nhà Trắng cung cấp.
Trong cuộc gọi, Tổng thống Biden "nhấn mạnh rằng không có bất kỳ lời biện minh nào cho chủ nghĩa khủng bố và tất cả các quốc gia phải đoàn kết trước những hành động tàn bạo như vậy".
Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã lên án vụ tấn công của Hamas. Tổng thống Biden đưa ra cảnh báo thẳng thừng với Iran và các nước khác rằng, "đây không phải là thời điểm để bất kỳ bên nào thù địch với Israel khai thác các cuộc tấn công này".
Vào rạng sáng ngày thứ 7 (7/10), nhóm khủng bố Hamas đã phát động cuộc tấn công đẫm máu vào Israel. Đây là cuộc tấn công lớn nhất và nguy hiểm nhất vào Israel kể từ khi Ai Cập và Syria phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong nỗ lực đòi lại vùng lãnh thổ đã mất trong Chiến tranh Yom Kippur 50 năm trước. Theo thông tin từ các đài truyền hình Israel, ít nhất 600 người đã thiệt mạng vào thứ 7 và Chủ nhật; Israel chưa công bố số người chết chính thức.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thề "quyết trả thù cho ngày đen tối này". Các cuộc không kích đáp trả của Israel nhằm vào các khu nhà ở, địa đạo, nhà thờ Hồi giáo và nhà của các quan chức Hamas ở Gaza đã giết chết hơn 370 người, trong đó có 20 trẻ em.
Trong một dấu hiệu cho thấy xung đột có thể lan rộng ra ngoài dải Gaza, Israel và lực lượng dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã đấu pháo và bắn tên lửa; trong khi ở Alexandria (Ai Cập), 2 du khách Israel đã bị bắn chết cùng với hướng dẫn viên người Ai Cập của họ.
Israel mong đợi ‘sự lên án mạnh mẽ hơn’ từ phía Trung Quốc
Israel đang trông đợi một “sự lên án mạnh mẽ hơn” đối với các chiến binh Hamas từ phía Trung Quốc – quốc gia mà họ vẫn coi là đồng minh của mình.
Yuval Waks, một quan chức cấp cao tại đại sứ quán Israel ở Bắc Kinh nói với các phóng viên: “Khi mọi người đang bị sát hại, tàn sát trên đường phố, đây không phải là lúc để kêu gọi các giải pháp từ hai nhà nước”.
Vị Đại sứ này cũng thể hiện mong muốn rằng chính quyền Bắc Kinh cần có một động thái mạnh mẽ hơn thay vì việc kêu gọi các bên bình tĩnh và ngồi lại đàm phán.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua đã lên tiếng kêu gọi các bên liên quan giữ bình tĩnh và ngay lập tức chấm dứt hành động thù địch để bảo vệ dân thường, đồng thời nói thêm rằng “cách cơ bản để thoát khỏi xung đột nằm ở việc thực hiện giải pháp hai nhà nước và thành lập một Nhà nước Palestine độc lập”.
Trung Quốc đề xuất 'giải pháp hai nhà nước' sau khi tổ chức Hamas tấn công Israel
Ngày 7/10, nhóm vũ trang Palestine Hamas đã bắn hàng nghìn quả tên lửa vào Israel và bắt giữ các con tin người Israel, gây ra sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế. Đài Loan và Trung Quốc có quan điểm trái ngược rõ rệt về sự kiện quốc tế này.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hề đề cập đến Hamas và lại càng không lên án tổ chức đã kích động cuộc xung đột này; họ cũng không bày tỏ sự cảm thông hay ủng hộ nào đối với Israel mà chỉ nói về cái gọi là "giải pháp hai nhà nước".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định, việc xung đột Palestine - Israel liên tục lặp lại cho thấy “tiến trình hòa bình đã trì trệ lâu ngày và không thể tiếp tục duy trì [như vậy]”; mà lối thoát cơ bản để dập tắt xung đột Palestine - Israel nằm ở việc thực hiện "giải pháp hai nhà nước", tức thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Hôm Chủ nhật (ngày 8/10), ông Yuval Waks, một quan chức cấp cao tại Đại sứ quán Israel ở Bắc Kinh, cho biết Israel mong đợi phía Trung Quốc sẽ "lên án mạnh mẽ hơn" đối với Hamas.
Reuters đưa tin, ông Waks nói với các phóng viên rằng: “Khi mọi người đang bị sát hại và tàn sát trên đường phố, đó không phải là lúc để đề xuất ‘giải pháp hai nhà nước’”.
Giống như Hoa Kỳ và các nước phát triển phương Tây khác, Bộ Ngoại giao Đài Loan bày tỏ lên án nghiêm khắc đối với các cuộc tấn công khủng bố và bạo lực của Hamas nhằm vào người dân thường Israel và gây ra nhiều thương vong cho những người vô tội.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng gửi lời chia buồn tới Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Israel tại Đài Bắc và cho hay sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia có lý tưởng tương đồng để cùng chống lại mọi hình thức tấn công khủng bố.
Sáng thứ Bảy (ngày 7/10), nhóm chiến binh Hamas đã đồng loạt khai hỏa 5.000 quả rocket từ Dải Gaza vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Israel. Phiến quân này còn xâm nhập vào các căn cứ quân sự, thị trấn, trang trại và bắt giữ các con tin người Israel.
Một cựu phát ngôn viên của lực lượng quốc phòng Israel nói rằng, Israel đang trải qua "khoảnh khắc Trân Châu Cảng".
Trong ngày 8/10, chính phủ Israel đã chính thức tuyên chiến với tổ chức chiến binh Hamas. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước đó đã yêu cầu người dân tại Dải Gaza mau chóng sơ tán vì ông thề sẽ biến các hoạt động của Hamas ở Gaza “thành đống đổ nát" để trả thù cho "ngày đen tối" trong lịch sử Israel.
Israel sau đó đã phát động "Chiến dịch Thanh kiếm sắt" và thực hiện các cuộc không kích trả đũa quy mô lớn khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở Gaza bị sập sau vụ nổ.
Cơ quan Y tế ở Dải Gaza do Hamas kiểm soát cho biết, đến nay đã có 370 người Palestine thiệt mạng và 2.200 người khác bị thương sau các cuộc không kích trả đũa của Israel.
Giới chức Israel xác nhận vào sáng sớm thứ Hai (ngày 9/10) rằng hơn 700 dân thường và thành viên quân đội Israel đã thiệt mạng kể từ cuộc đột kích của Hamas vào sáng ngày 7/10. Ngoài ra còn có khoảng 2.150 người bị thương.
Tại sao quân đội, tình báo Israel dễ dàng bị Hamas đánh úp ?
Người dân Israel vẫn bàng hoàng sau vụ tấn công bất ngờ của Hamas ngày 07/10/2023, tức giận và không hiểu tại sao lực lượng vũ trang, tình báo được coi là mạnh nhất Trung Đông đã không dự báo được, và nhất là đã không phản ứng kịp ứng kịp thời ?
Thông tín viên RFI Sami Boukhelifa tại Israel giải thích :
« Đúng thế, Israel bị suy yếu từ nhiều tháng nay. Tại sao ư ? Đó là vì kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ của thủ tướng Benjamin Netanyahu. Kế hoạch này bị phản đối rầm rộ trên đường phố. Người dân Israel coi đó là một vụ đảo chính. Các cuộc biểu tình được tổ chức hàng tuần trên cả nước để phản đối kế hoạch bị coi là phi dân chủ.
Ngoài ra còn có nhiều hình thức phản đối khác, ví dụ chống lệnh động viên quân sự. Kết quả là lực lượng vũ trang mạnh nhất Trung Đông đã bị đánh úp và thất bại. Các chiến đấu cơ Israel bất động trên mặt đất. Phải mất vài tiếng, quân đội mới phản ứng được. Đó là một thất bại hoàn toàn. Lực lượng biệt kích Hamas dễ dàng thâm nhập vào lãnh thổ Israel một cách đáng ngại vì không gặp bất cứ trở ngại nào trong suốt nhiều giờ.
Nhiều căn cứ của quân đội Israel đã bị chiếm trong khoảng thời gian ngắn, nhiều quân nhân bị bắt cóc, đánh đập. Nhiều thường dân và quân nhân Israel bị bắt cóc và đưa đến Gaza. Đây vừa là một thất bại quân sự cho Israel, vừa là một thất bại chua cay lực lượng tình báo nước này ».
Chiến lược của Hamas
Đối với lực lượng Hamas, đây là một thắng lợi. Lần đầu tiên kể từ khi Nhà nước Do Thái Israel được thành lập năm 1948, lực lượng biệt kích Palestin - từ vài chục đến vài trăm, theo nhiều nguồn tin - đã thâm nhập vào khoảng « 22 địa điểm » bằng cách vượt qua hàng rào kẽm gai vây Gaza và một mũi tấn công bằng đường biển.
Cuộc tấn công được chuẩn bị từ lâu đã gây hiệu quả bất ngờ, theo nhận định của thông tín viên Sami Boukhelifa :
« Nhóm vũ trang Palestin, hiện nắm quyền ở Gaza, đã tránh gây căng thẳng với Israel trong suốt năm qua. Họ bảo toàn lực lượng cho cuộc đột kích chưa từng có này. Trong vài tháng qua đã có nhiều vụ giao tranh giữa Israel và dải Gaza nhưng chủ yếu là giữa Nhà nước Do Thái với lực lượng Thánh chiến Hồi Giáo Palestin(Palestinian Islamic Jihad), một nhóm vũ trang Palestin khác hoạt động ở Gaza. Sự im lặng của Hamas gây thắc mắc và giờ đã rõ.
Đầu tháng 09, tình hình thay đổi chút ít. Hamas đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình dọc hàng rào an ninh giữa dải Gaza và lãnh thổ Israel. Nhiều người Palestin đã trèo lên được hàng rào và cắt một số chỗ. Bây giờ chúng ta hiểu là thực ra họ thử khả năng phòng thủ của Israel ».
Xung đột Israel – Hamas : Giao tranh tiếp diễn, Israel ra lệnh sơ tán dân xung quanh dải Gaza
Một ngày sau cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào lãnh thổ Israel, quân đội nước này hôm nay, 08/10/2023, tiếp tục truy lùng những kẻ xâm nhập từ phe Hamas ở phía nam, nhưng cùng lúc phải chống trả lực lượng Hamas ở phía bắc, giáp biên giới với Liban. Thủ tướng Israel yêu cầu người dân sống gần vùng Gaza có 24 giờ để sơ tán.
Thủ tướng Israel khẳng định giai đoạn một chiến dịch truy lùng những kẻ xâm nhập lãnh thổ « sắp hoàn tất », đồng thời cảnh báo người dân Israel trước nguy cơ phải đối mặt với một « cuộc chiến lâu dài và đầy khó khăn ». Quân đội Israel thông báo sẽ cho sơ tán trong vòng 24 giờ tới tất cả những người dân nào định cư gần vùng lãnh thổ với Palestin.
Theo một phát ngôn viên quân đội Israel được Reuters dẫn lại, các chiến dịch quân sự vẫn tiếp diễn tại tám vùng xung quanh dải Gaza. Thông tin này cũng được lữ đoàn Al Kassam, một nhánh vũ trang của phe Hamas cho biết giao tranh đang diễn ra tại ít nhất 7 khu vực. Dải Gaza hứng những trận mưa bom trả đũa từ quân đội Israel.
Trong khi đó, ở phía bắc, phe Hezbollah mở màn chiến sự tấn công bằng pháo rốc-kết, đạn súng cối nhằm vào ba vị trí kiên cố của Israel trên vùng núi Hermon và vùng các trang trại ở Chebaa, khu vực biên giới do Israel chiếm đóng nhưng Lebanon đòi chủ quyền, theo như tường thuật của thông tín viên Paul Khalifeh.
Trong thông cáo, phe Hezbollah khẳng định « cuộc tấn công này nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ do Israel chiếm đóng và thể hiện tình đoàn kết với cuộc kháng chiến của người Palestine ».
AFP nhắc lại, sáng sớm thứ Bảy, 07/10, người dân Israel thức giấc trong bàng hoàng dưới tiếng còi báo động và những tiếng nổ khai hỏa vang rền từ hệ thống phòng không Vòm Sắt. Phe Hamas đã bất ngờ mở chiến dịch tấn công quy mô lớn thâm nhập lãnh thổ Israel dưới sự yểm trợ của hỏa lực hàng ngàn quả rốc-kết.
Tính đến hiện tại, giao tranh giữa các bên đã làm cho hơn 500 người thiệt mạng, trong đó phía Palestine là hơn 300 người, và gần 3.000 người khác bị thương từ cả hai phía (1.000 người Israel).
Đáng chú ý, trong cuộc tấn công bất ngờ « chưa từng có » như thừa nhận của thủ tướng Israel, phe Hamas và nhánh Jihad Hồi giáo, một nhóm vũ trang người Palestine khác đã bắt giữ ít nhất 30 con tin Israel.
Trang mạng báo Le Figaro còn thừa nhận Hamas đã sử dụng một kỹ thuật tấn công chưa từng có khi sử dụng dù lượn có gắn động cơ phối hợp với bộ binh để thâm nhập lãnh thổ Israel.
Xung đột Israel-Hamas: Mỹ hứa sẵn sàng cung cấp "mọi phương tiện" giúp Israel tự vệ
Ngay sau vụ tấn công bất ngờ của phong trào Hamas nhắm vào Israel, cộng đồng quốc tế đã kêu gọi « ngừng bắn » và các bên liên quan « kiềm chế ». Ngày 07/10/2023, Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Hamas và hứa cung cấp mọi phương tiện cần thiết giúp Israel tự vệ.
Thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York cho biết thêm :
« “Israel có quyền tự vệ”. Ông Joe Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với người dân Israel sau vụ tấn công bất ngờ của phong trào Hamas ngày hôm qua (07/10). Suốt cả ngày, các quan chức Mỹ liên tục họp khẩn ở Washington. Tổng thống Mỹ hội đàm với thủ tướng và tổng thống Israel, cũng như với nhiều lãnh đạo khác ở trong vùng.
Tổng thống Mỹ, nước đồng minh thân cận nhất của Israel, hứa cung cấp mọi viện trợ cần thiết. Ông phát biểu : “Không bao giờ biện minh được cho hành động khủng bố. Và sự ủng hộ của chính quyền của tôi đối với an ninh Israel là điều không thể lay chuyển. Tôi muốn nói rõ và cảnh cáo mọi đối tượng thù nghịch với Israel đang tìm cách lợi dụng những cuộc tấn công này, cũng như tình hình hiện nay ! Thế giới theo dõi các vị !"
Về phần mình, ngoại trưởng Mỹ trấn an là ông liên lạc thường xuyên với các nhà lãnh đạo Israel. Ông Anthony Blinken cũng đối thoại với lãnh đạo của chính quyền Palestin.
Tại New York, Hội Đồng Bảo An đã thông báo họp khẩn vào Chủ Nhật này (08/10) để thảo luận về tình hình leo thang mới này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng mọi phương tiện ngoại giao để “tránh cho cuộc xung đột lan rộng” ».
Ngay trong ngày 07/10, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Trung Đông Tor Wennesland đã lên án « những vụ tấn công ghê tởm » của Hamas nhắm vào Israel và kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng này. Liên Hiệp Châu Âu, thông qua phát biểu của chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu và người đứng đầu ngành ngoại giao, tố cáo và kêu gọi chấm dứt « ngay » các cuộc tấn công « khủng bố theo hình thức đáng khinh nhất » và « mù quáng nhắm vào Israel » « gây sợ hãi, bạo lực cho người dân vô tội ».
Xung đột Israel – Hamas:Iran cổ vũ, Nga quy trách nhiệm cho phương Tây
Trong khi Ai Cập – nước trung gian hòa giải truyền thống giữa Palestine và Israel – thực hiện một loạt các cuộc tiếp xúc trong khu vực và quốc tế nhằm kềm hãm cuộc khủng hoảng, thì chính quyền Teheran tỏ ra hoan hỉ và tuyên bố ủng hộ « chiến dịch đầy tự hào "hồng thủy Al Aqsa" » theo như phát biểu của một lãnh đạo Vệ binh Cộng hòa Iran.
Chính quyền Matxcơva một mặt bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình nghiêm trọng trên dải Gaza, kêu gọi đôi bên kềmchế, mặt khác, Nga quy trách nhiệm cho phương Tây đã không làm tròn bổn phận để giải quyết « gốc rễ » hồ sơ này.
Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI Jean-Didier Revoin giải thích :
« Lên án mà không theo một bên nào. Đây là thái độ của Nga sau cuộc tấn công của phong trào Hamas vào lãnh thổ Israel. Matxcơva đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước sự leo thang này đồng thời tái khẳng định lập trường nguyên tắc của mình, theo đó, cuộc xung đột này, kéo dài từ 75 năm qua, không có giải pháp vũ lực và chỉ có thể giải quyết qua các phương tiện ngoại giao – chính trị.
Ngoại giao Nga kêu gọi ngưng bắn tức thì và các bên tham chiến phải tái lập tiến trình đàm phán hướng đến việc thành lập một nhà nước Palestine ở bên trong đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô, chung sống hòa bình và an ninh với Israel.
Đối với Matxcơva, bạo lực bùng phát lần này bắt nguồn từ việc không áp dụng thường trực các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nga còn tố cáo phương Tây đã cản trở công việc trung gian hòa giải quốc tế bốn bên cho Trung Đông bao gồm Nga, Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Một thực tế mà Nga phải đối mặt từ hôm nay, trong phiên họp bất thường của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, diễn ra ở New York. »
Nếu như nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức lên án mạnh mẽ cuộc tấn công « bất ngờ » của phe Hamas trên dải Gaza, các nước Hồi giáo đưa ra những tuyên bố trái chiều. Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Israel và Palestine « nên hành động một cách hợp lý » và « tránh hành động quá khích, có nguy cơ gia tăng căng thẳng ».
Chính quyền Qatar, một mặt hối thúc các bên « nên kềm chế », nhưng mặt khác bộ Ngoại giao nước này cũng cho rằng Israel là « bên chịu trách nhiệm duy nhất cho tình hình leo thang hiện nay do liên tiếp có những vi phạm », đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế « ngăn chặn khả năng sự kiện này sẽ bị sử dụng như là một cái cớ đển châm mồi lửa cho một cuộc chiến tranh mới bất cân xứng nhắm vào thường dân Palestine. »
Về phía Trung Quốc, bộ Ngoại Giao nước này, trong thông cáo đã bày tỏ quan ngại về tình hình leo thang căng thẳng và bạo lực giữa Palestine và Israel, đồng thời kêu gọi các bên liên quan nên giữ bình tĩnh và kềm chế, « tức thì ngưng bắn, nhằm bảo vệ thường dân và ngăn chặn tình hình thêm xuống cấp ».
Động đất mạnh tại Afghanistan, hơn 2.000 người chết
Ngày 07/10/2023, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter đã xảy ra ở những vùng cách thành phố Herat, tây bắc Afghanistan 30 km gây ra nhiều thiệt hại to lớn. Theo số liệu thống kê sơ bộ, tính đến hôm nay, 08/10, đã có hơn 2.000 người bị thiệt mạng trong trận động đất.
Trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter), Zabihullah Mujahid phát ngôn viên chính quyền Taliban khẳng định động đất xảy ra tại 13 ngôi làng làm hơn 2.000 chết, khoảng 1.240 người khác bị thương, và 1.320 ngôi nhà đã bị đổ sập hoàn toàn dưới tác động của tám đợt dư chấn mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo « con số nạn nhân sẽ phải cao hơn chừng nào công tác tìm kiếm và cứu hộ » vẫn tiếp diễn. Đây là điều chính quyền Taliban trông đợi.
AFP cho biết, tỉnh Herat, phía tây bắc Afghanistan, với khoảng 1,9 triệu dân, từ nhiều năm qua hứng chịu tình trạng khô hạn, làm tê liệt nhiều cộng đồng nông nghiệp vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn.
Afghanistan cùng thường xuyên bị động đất, đặc biệt là ở dãy núi Hindu Kush, gần với giao điểm giữa mảng kiến tạo Á – Âu và Ấn Độ. Tháng 6/2022, động đất mạnh 5,9 độ Richter tại tỉnh nghèo Paktika, tây nam đất nước, trận động đất chết người nhất tính đến thời điểm đó trong vòng gần 25 năm qua, cũng đã làm hơn một ngàn người chết và nhiều chục ngàn người rơi vào cảnh vô gia cư.
Đặc biệt, Afghanistan hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng từ khi Taliban trở lại cầm quyền năm 2021, hệ quả kéo theo là quốc tế rút các hoạt động cứu trợ.
Kosovo : Anh điều quân tăng cường cho lực lượng NATO
Sau vụ tấn công chết người hôm 24/09 ở miền bắc Kosovo, NATO đã thông báo tăng cường quân số tại Kosovo để bảo đảm an ninh tại nước này. Cuối tuần này nhưng đơn vị đầu tiên của quân đội Anh đã đến triển khai tại Kosovo.
Thông tín viên RFI tại Beograde, Laurent Rouy tường trình :
Hai trăm binh sĩ của tiển đoàn đầu tiên thuộc trung đoàn Hoàng gia mang tên Công chúa Xứ Wales (Princess of Wales's Royal Regiment), như Luân Đôn hứa tăng cường cho lực lượng KFOR của NATO tại Kosovo, đã đến Pristina (thủ đô của Kosovo). Số quân này cùng với 400 lính Anh khác, đang có mặt tại Kosovo để huấn luyện, có thể ở lại tại chỗ. Ngoài ra, Rumani hôm 03/10 đã thông báo gửi đến 100 quân.
Lực lượng KFOR hiện diện tại Kosovo từ năm 1999. Trước khi được tăng cường, lực lượng này có 4500 quân đóng rải trên khắp lãnh thổ. Số quân mới đến sẽ cho phép triển khai lực lượng lớn hơn trong vùng miền bắc Kosovo, khu vực có đa số dân là người Serbia và là nơi đã xảy ra vụ tấn công vũ trang hôm 24/09 vừa qua.
Những thường dân Serbia ở khu vực miền bắc này thường xuyên tố cáo bị cảnh sát Kosove kỳ thị đối xử. Họ và cả Beogradeyêu cầu quân của NATO thay thế hoàn toàn lực lượng cảnh sát Kosovo ở miền bắc.
Dù người ta vẫn không biết chi tiết nào về nhiệm vụ của quân tăng cường cho NATO, nhưng ít có khả năng Pristina chấp nhận để số quân tăng cường này thay thế cảnh sát Kosovo.
Một công ty Pháp bán phần mềm theo dõi cho Việt Nam
Việt Nam nằm trong số các nước chuyên chế được một doanh nghiệp Pháp chuyên về bảo mật bán các phần mềm gián điệp, có thể được dùng để theo dõi các nhà đối lập. Đây là kết quả điều tra tập thể được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, trong đó có báo mạng Pháp Mediapart, công bố ngày 05/10/2023. Cuộc điều tra do mạng lưới European Investigative Collaborations (EIC) điều phối.
Theo các tài liệu được Mediapart và báo Đức Der Spiegel công bố, « tập đoàn Pháp Nexa đã bán phần mềm gián điệp Predator, có khả năng hack điện thoại di động, ít nhất cho ba chế độ chuyên chế : Ai Cập, Việt Nam và Madagascar ».
AFP nhắc lại là Predator là sản phẩm do nhóm Intellaxa phát triển. Nhóm này gồm nhiều cựu nhân viên tình báo Israel, chủ yếu đóng tại châu Âu, và từng bị Mỹ ban hành nhiều biện pháp trừng phạt vào tháng 07/2023.
Ngoài phần mềm Predator, tập đoàn Pháp Nexa còn cung cấp « nhiều phương tiện gián điệp khác, trong đó có hệ thống theo dõi hàng loạt trên Internet, cho nhiều chế độ độc tài » như Qatar, CH Congo, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Pakistan.
Các tác giả cuộc điều tra lên án các cơ quan tình báo Pháp « không thể không biết rằng những chế độ phi tự do mua thiết bị tối tân đó để theo dõi, trấn áp, đôi khi là cầm tù hoặc sát hại các nhà đối lập chính trị, nhà báo và các nhà đấu tranh cho nhân quyền ».
Trang Mediapart nhấn mạnh « Những tiết lộ « Predator Files » cho chúng ta biết rằng Pháp và nhiều nền dân chủ châu Âu cũng chẳng cư xử tốt đẹp hơn khi để các nhà công nghiệp về gián điệp này phát triển, bất chấp những quyền cơ bản nhất của con người ».
Từng bị cáo buộc bán thiết bị theo dõi mạng cho chế độ của tổng thống Ai Cập Al Sissi để theo truy bắt các nhà đối lập, công ty Nexa cùng với bốn lãnh đạo đã bị khởi tố vào tháng 11/2021. Nhưng đến tháng 12/2022, tư pháp đã bãi bỏ những cáo buộc này, giúp các bên liên quan tránh được nguy cơ ra tòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét