Bà Avril Haines, giám đốc tình báo quốc giaWASHINGTON, DC – Giới chức tình báo và quốc phòng Mỹ giải trình trước các thượng nghị sĩ tại một cuộc họp hôm Thứ Tư, 18 Tháng Mười, rằng Israel không chịu trách nhiệm về vụ nổ, được cho là đã giết chết hàng trăm người tại một bệnh viện ở Gaza, theo trang tin The Hill.Kết luận của tình báo Mỹ trái ngược với tin đang lan trên các phương tiện truyền thông cũng như theo tuyên bố của phe Hamas rằng chính các cuộc tấn công của Israel gây ra vụ tàn sát tại bệnh viện.
<!>
Tại Thượng Viện, bà Avril Haines, giám đốc tình báo quốc gia, báo cáo rằng không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy Iran đã ra lệnh hoặc biết trước về cuộc tấn công của phiến quân Hamas khiến hơn 1,000 thường dân Israel sống gần biên giới với Dải Gaza thiệt mạng.
Các thượng nghị sĩ được nghe các phần giải trình từ ông Lloyd Austin, bộ trưởng quốc phòng, Tướng Charles Q. Brown, tổng tham mưu trưởng và bà Victoria Nuland, quyền thứ trưởng ngoại giao.
Các giới chức trình bày với các nhà lập pháp về những nỗ lực của chính quyền nhằm giải cứu các con tin người Mỹ và vũ khí của Mỹ được chuyển giao cho Israel.
Bộ Trưởng Austin liệt kê ra một danh sách các nhu cầu phòng thủ của Israel, chẳng hạn như đạn đại bác 155 mm và thiết bị đánh chặn cho hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.
“Chúng tôi đã thảo luận về vụ nổ tại bệnh viện và nhận được bằng chứng rất thuyết phục rằng đó là một hoả tiễn phóng ra từ bên trong Gaza, không phải là một cuộc tấn công nào đó của Israel,” Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney (Cộng Hoà-Utah) nói sau cuộc họp.
“Chúng ta phải cẩn thận để tránh bị sa bẫy trước hoạt động tuyên truyền của Hamas,” vị thượng nghị sĩ từ Utah nhấn mạnh.
Thượng Nghị Sĩ Mike Rounds (Cộng Hoà-South Dakota), thành viên Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, cho biết: “Có bằng chứng đồng nhất cho thấy cuộc tấn công vào bệnh viện không phải bắt nguồn từ phía Israel”
Tổng Thống Joe Biden nói với các phóng viên ở Tel Aviv hôm Thứ Ba trước đó rằng phía Palestine phải chịu trách nhiệm về vụ nổ bệnh viện.
“Dựa trên những gì tôi đã thấy, có vẻ như vụ nổ được thực hiện bởi nhóm khác, không phải Israel,” Tổng Thống Biden nói với ông Benjamin Netanyahu, thủ tướng Do Thái, tại một cuộc họp.
Israel lập "phòng tác chiến" để tìm người mất tích sau vụ Hamas tấn công
Hàng trăm chuyên gia công nghệ cao của Israel đã tạm gác lại công việc thường ngày để cùng thành lập "phòng tác chiến" nhằm tìm kiếm những nạn nhân mất tích sau cuộc tấn công của Hamas vào tuần trước.
Tại Trung tâm An ninh mạng và Công nghệ cao Israel, các tình nguyện viên là chuyên gia công nghệ, những người đã gác bỏ công việc cá nhân để cùng nhau thiết lập một trung tâm chỉ huy tạm thời mang tên "phòng tác chiến", sử dụng trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt, giọng nói cùng các công nghệ tiên tiến khác nhằm tìm kiếm các nạn nhân.
Hình ảnh những nạn nhân mất tích được treo trên tường của căn phòng như đang nhắc nhở các tình nguyện viên về sứ mệnh của họ, thúc đẩy họ tiếp tục nỗ lực chạy đua với thời gian.
Giáo sư Karine Nahon, người đứng đầu sáng kiến "phòng tác chiến", cho biết các chuyên gia đã phân tích các đoạn video, trong đó có hình ảnh được Hamas công bố, để xác định danh tính và vị trí của hơn 1.000 người mất tích. Mọi thông tin mà phòng thu thập sẽ được chuyển tiếp ngay lập tức cho chính quyền Israel.
"Đây là nguồn cung cấp thông tin chính của chính phủ Israel", Giáo sư Nahon nói và cho biết thêm, "chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về tình trạng của từng người trong số hơn 1.000 nạn nhân mất tích".
Bà Nahon cũng cho hay, Hamas đã nhận ra rằng các video mà họ đăng lên mạng trước đó đang được Israel sử dụng để phân tích thông tin và tiến hành xóa chúng.
‘Tàu điện ngầm Gaza’: Võ khí bí mật của quân Hamas
“Đây là một hệ thống rất phức tạp và rộng lớn, gồm những đường hầm trong một khu vực tương đối nhỏ trên Dải Gaza vốn đã nhỏ hẹp rồi,” theo lời của Daphne Richemond-Barak, giáo sư tại trường đại học Reichman University ở Israel và cũng là một chuyên gia chiến tranh hầm hố.
Hiện chưa rõ hệ thống đường hầm này của Hamas, tổ chức đang cai trị dải đất ven biển Gaza, phải tốn bao nhiêu tiền để xây dựng. Con số đó chắc hẳn phải là rất đáng kể, cả về công lẫn của.
Đường hầm và hầm hố, từ thời Trung Cổ cho tới nay, vẫn là một phương tiện chiến tranh. Ngày nay, hệ thống này tạo cho những nhóm kháng chiến như quân bạo động Hamas một lợi thế trong cuộc chiến bất cân xứng về nhân sự và trang bị, có khả năng vô hiệu hóa phần nào lợi thế về kỹ thuật chiến tranh của một quân đội có tầm cỡ như Lực Lượng Phòng Vệ Israel.
Cái làm cho hệ thống đường hầm của Hamas khác biệt với những đường hầm của tổ chức khủng bố al Qaeda tại vùng núi non ở Afghanistan và các địa đạo của Việt Cộng tại vùng núi non tại Đông Nam Á là sự thể hệ thống này được xây dựng bên dưới một trong những khu vực đông đúc dân cư nhất trên hành tinh này. Gần 2 triệu người dân hiện đang sinh sống trên một vùng chỉ rộng có 88 dặm vuông trong đó có Gaza City.
Israel hạ thành viên nữ đầu tiên trong ban lãnh đạo tối cao Hama
Bà al-Shanti, 68 tuổi, một nhà sáng lập phong trào nữ giới của Hamas, là vợ của Abdel Aziz al-Rantisi.
Ông al-Rantisi - đồng sáng lập và lãnh đạo của Hamas - đã bị Không quân Israel ám sát bằng tên lửa Hellfire ("Hỏa ngục") vào tháng 4/2004, trong cuộc nổi dậy Intifada lần 2 (2000-2005) của người Palestine.
Truyền thông Hamas không tiết lộ vị trí của vụ không kích và chỉ nói rằng thời điểm xảy ra vào bình minh.
Theo trang Al-Monitor, bà al-Shanti lấy bằng cử nhân tiếng Anh tại Đại học Ain Shams ở Ai Cập. Trước khi được cho là tử vong, bà là giảng viên của Đại học Hồi giáo tại Dải Gaza.
Năm 2021, bà al-Shanti trở thành người phụ nữ đầu tiên của Văn phòng Chính trị Hamas - gồm 15 người được bầu bởi Hội đồng Shura (cơ quan tham vấn được bầu bởi thành viên Hamas tại 4 khu vực là Dải Gaza, Bờ Tây, cộng đồng hải ngoại và phạm nhân trong nhà tù Israel).
Việc bà al-Shanti đắc cử từng được coi là bước tiến bộ về bình đẳng giới trong Hamas. Kể từ khi Hamas được thành lập, vai trò của phụ nữ đã bị hạn chế trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng vai trò ấy bắt đầu được mở rộng hơn, nhất là sau Intifada lần 2.
Văn phòng Chính trị là cơ quan ra quyết định chính của Hamas, có quyền quyết định các chính sách xã hội, chính trị và quân sự với sự tham vấn của Hội đồng Shura, theo viện chính sách Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR).
Các thành viên của Văn phòng Chính trị Hamas được Hội đồng Shura bầu chọn 4 năm một lần. Cơ quan này hiện do Ismail Haniyeh làm Chủ tịch kể từ sau cuộc bầu cử tháng 5/2017. Theo ECFR, ông Haniyeh bị phủ bóng bởi Yahya Sinwar - chỉ huy Hamas tại Dải Gaza.
Cô dâu Việt được chọn làm "phi công quốc dân" tại Hàn Quốc
Cô Lee, 41 tuổi, là một trong 4 người được chọn làm "phi công quốc dân" đại diện cho công chúng trong năm nay. Sau khi được chọn, người phụ nữ - nhập tịch vào năm 2007 - cho biết mình muốn tạo động lực cho những người nhập cư hôn nhân khác theo đuổi mục tiêu của họ, theo Không quân Hàn Quốc.
Theo Korea Times, cô Lee từ nhỏ đã luôn mong muốn trở thành phi công chuyên nghiệp nhưng không thể theo đuổi giấc mơ ấy vì khó khăn tài chính. Nhưng cô không vì thế mà từ bỏ.
Lee, bà mẹ 2 con làm trong ngành ngân hàng và dạy thêm tiếng Việt, đã có thể xin được giấy phép phi công điều khiển máy bay hạng nhẹ.
Hai năm một lần, Không quân Hàn Quốc sẽ chọn ra 4 phi công quốc dân và trao cho họ cơ hội điều khiển máy bay quân sự.
Công dân Hàn Quốc trên 17 tuổi có thể nộp đơn ứng tuyển. Để được chọn, các ứng viên sau khi vượt qua vòng phỏng vấn phải trải qua khóa huấn luyện bay chuyên sâu.
Năm nay, các phi công quốc dân sẽ bay trên máy bay chiến đấu T-50 trong Triển lãm Phòng thủ và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Seoul (ADEX) được tổ chức tại Căn cứ Không quân Seoul ở Seongnam, tỉnh Kyunggi.
Chuyến bay trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của phi công Không quân Hàn Quốc sẽ diễn ra ngày 21/10. Đội bay dự kiến bay phía trên tỉnh Gangwon đến bờ biển phía đông.
Sau khi hoàn thành chuyến bay kéo dài một giờ, họ sẽ quay trở lại Căn cứ Không quân Seoul và được trao tặng khăn quàng cổ màu đỏ kỷ niệm, vật biểu tượng thường được các phi công Hàn Quốc đeo.
Theo Không quân Hàn Quốc, 2.678 người đã nộp đơn ứng tuyển làm phi công quốc dân vào năm nay, đánh dấu tỷ lệ cạnh tranh cao nhất kể từ khi sự kiện bắt đầu vào năm 2007.
Lãnh đạo tình báo Ngũ Nhãn cảnh báo nạn ‘ăn cắp’ tài sản trí tuệ của ĐCSTQ
Những người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia của liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) đã đưa ra một tuyên bố chung hiếm hoi vào ngày 17/10, cáo buộc ĐCSTQ đánh cắp tài sản trí tuệ và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tiến hành các cuộc tấn công mạng, và hoạt động gián điệp chống lại nhiều quốc gia khác nhau.
Theo Reuters, các quan chức của liên minh Ngũ Nhãn, một liên minh chia sẻ thông tin tình báo bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand, đã đưa ra tuyên bố trên sau cuộc gặp với các công ty tư nhân ở Thung lũng Silicon, một trung tâm đổi mới ở California, Hoa Kỳ.
Giám đốc FBI, Chris Wray, cho biết, lời kêu gọi chung “chưa từng có” này nhằm mục đích chống lại “mối đe dọa chưa từng có” do ĐCSTQ gây ra cho các ngành công nghiệp khởi nghiệp toàn cầu.
Các quan chức liên quan cho rằng ĐCSTQ đang đánh cắp bí mật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ lượng tử và robot đến công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo.
Ông Wray nói: “Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã sử dụng một trang web công nghệ để tấn công các công ty: xâm nhập mạng, hoạt động gián điệp, các khoản đầu tư và giao dịch dường như vô hại của các công ty. Mỗi một yếu tố trong mạng lưới đó đã trở nên táo bạo hơn và nguy hiểm hơn”.
Mike Burgess, Giám đốc Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO), cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đang nhúng tay ăn trộm tài sản trí tuệ và chuyên môn mang tính quy mô và tinh vi nhất trong lịch sử loài người”.
“Hành vi mà chúng ta đang nói ở đây vượt xa hoạt động gián điệp truyền thống”.
Giám đốc FBI, Chris Wray cho rằng Trung Quốc có “một chương trình xâm nhập mạng lớn hơn mọi quốc gia lớn khác cộng lại”, cùng với hoạt động gián điệp thực sự của Bắc Kinh (Beijing) và ăn cắp bí mật thương mại từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nghiên cứu đã mang lại cho nước này sức mạnh to lớn.
Đáp lại, phát ngôn viên Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu) nói rằng, Bắc Kinh cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Lưu nói: “Chúng tôi kiên quyết phản đối những cáo buộc vô căn cứ và bôi nhọ Trung Quốc và hy vọng các bên liên quan có thể nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc một cách khách quan và công bằng”.
Tuy nhiên, trong nhiều vụ trộm cắp tài sản trí tuệ bị Mỹ truy tố trước đây liên quan đến Trung Quốc, những người bị truy tố đều đã nhận tội. Chẳng hạn, cựu giáo sư Đại học Emory, Lý Tiểu Giang (Xiao-Jiang Li), người đã nhận tội vào tháng 5 năm 2020, và cựu giáo sư chủ nhiệm khoa hóa, Đại học Harvard, Charles Lieber, người đã bị kết án vào tháng 4 năm nay, v.v.
Vào tháng 1 năm ngoái, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết, cứ sau 12 giờ FBI sẽ lập một vụ án chống lại ĐCSTQ.
Ông nói: “Hoạt động gián điệp kinh tế của chính phủ Trung Quốc không chỉ là cho phép các công ty của họ đi trước chúng ta thông qua công nghệ có được một cách bất hợp pháp từ chúng ta, mà còn là việc đuổi các công ty và công nhân của chúng ta ra khỏi thị trường sau khi họ đi trước. Hành vi này đã xảy ra, gây ra sự thất bại trong hoạt động kinh doanh của các công ty chúng ta và tình trạng thất nghiệp của công nhân.
Vấn đề này đã tích lũy hơn mười năm, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngành công nghiệp của chúng ta. Chúng ta nhận thức được thiệt hại ngày hôm nay, và cả đất nước chúng ta cũng nhận thức được điều thiệt hại đó, người lao động thuộc mọi tầng lớp xã hội trên cả nước đều nhận thức được tác hại này”.Vào tháng 3 năm nay, tại phiên điều trần do Ủy ban Tư pháp Hạ viện về các tòa án, sở hữu trí tuệ, và Internet tổ chức, một chuyên gia đã làm chứng rằng ĐCSTQ đã ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trong nhiều năm, khiến người Mỹ phải chịu trách nhiệm. Thiệt hại lên tới 600 tỷ USD, tương đương thiệt hại cho mỗi hộ gia đình 6.000 USD mỗi năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét