Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

Kính Chuyển Tin Nóng Việt Nam Và Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Bằng Ngày Này 48 Năm Về Trước: Tỉnh lộ 7, Không Thể Nào Quên! Hàng Chục Ngàn Người Bỏ Mình Trên Hành Lang Máu Kinh Hoàng, Tháng Ba 1975! -Bắt đầu Ngày 16, 17, 18 /3/1975, Quân đoàn II và dân chúng bắt đầu di tản khỏi Pleiku theo Tỉnh lộ 7 về Tuy Hòa. Hàng 100 ngàn đồng bào di tản, chỉ có được khoảng 50-60 ngàn người về đến được Tuy Hoà. 20 ngàn quân quân tiếp vận và yểm trợ thì chỉ còn 5 ngàn người còn sống. Sáu tiểu đoàn Biệt động quân, 7 ngàn người, thì chỉ còn khoảng 900 người đến trình diện Bộ Tư lệnh.
<!>
Tỉnh lộ 7, một bên là đồi núi, một bên là sông Ba. Cộng quân từ các đồi núi pháo kích, nã súng đạn, pháo kích điên loạn vào đoàn người di tản dẫu biết rằng đa số trong đoàn người hấu hết là thường dân, phụ nữ, em bé.


Quảng Trị có Đại lộ Kinh hoàng vào năm 1972, thì Phú Yên cũng đã có Hành lang Máu vào năm 1975, nhưng kinh hoàng gấp trăm lần.
Tháng 4-1975, từ Tuy Hoà đi lên Tỉnh lộ 7 đến đoạn Củng Sơn, thì trời ơi những gì mình thấy trong trận Mậu Thân 1968 chẳng là gì trên Tỉnh lộ 7 cả! Xác chết, che kín mặt lộ.

Bao nhiêu là xác xe nằm cháy bên đường, bao nhiêu là thi thể đã phân hủy giữa cái nắng hừng hực tháng 4 đen!
48 năm qua, vết thương đau, vẫn còn rỉ máu!

Tháng Tư đau buồn, Mãi mãi không quên!


Việt Nam Hôm Nay, Sau 48 Năm Tiến Lên Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa!
Tháng Tư Này, Việt Nam Sắp Chào Đón Công Dân Thứ 100 Triệu!


Hình: Một nữ y tá chăm các em sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản ở Hà Nội hôm 6/5/2020.)

- Việt Nam sắp chào đón công dân thứ 100 triệu ra đời vào tháng tới. Thông tấn xã Việt Nam hồi cuối tuần qua cho biết việc chào đón công dân này sẽ được tiến hành cùng với một chiến dịch quảng bá cho việc tăng dân số và phát triển kinh tế.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam hiện là 99,2 triệu người tính đến tháng Tư năm 2022. Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 15 thế giới và là nước đông dân thứ ba ở Đông Nam Á.

Chính phủ lên kế hoạch quảng bá vào giữa tháng tư tới, bao gồm diễu hành và một buổi lễ gặp mặt chào đón công dân thứ 100 triệu.
Tỷ lệ sinh của phụ nữ Việt Nam đã giảm đáng kể từ mức sáu đến bảy con một phụ nữ trong những năm 1960 xuống còn 4,8 con trên một phụ nữ vào năm 1979 và tiếp tục giảm xuống còn khoảng hai con từ năm 2006, theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.

Một trong những lý do khiến dân số giảm trong nhiều thập kỷ qua là kế hoạch hóa gia đình được Chính phủ khuyến khích thực hiện. Điều này cũng dẫn đến mất cân bằng giới tính thể hiện trong tỷ lệ sinh giữa bé trai và bé gái vì văn hóa trọng nam ở Việt Nam. Những gia đình được khuyến khích chỉ sinh từ một đến hai con thường chọn giữ con trai hơn là con gái để có người nối dõi.
Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé. TSGTKS bắt đầu tăng tại Việt Nam vào khoảng năm 2004, đã đạt mức 112 bé trai/100 bé gái sau năm 2010 và chững lại từ đó đến nay.


Nhắm Vào Người Việt Nam Di Dân Lậu, Anh Công Bố Dự Luật Mới Về Di Dân Tới Nước Này Trái Phép!


(Hình: Thủ tướng Anh Rishi Sunak.)

-Anh mới công bố chi tiết về dự luật mới, theo đó cấm nhập cảnh đối với những người xin tị nạn đến nước này.
Tin cho hay, luật mới đồng nghĩa với việc bất kỳ ai đến theo cách này sẽ bị ngăn không cho xin tị nạn và bị trục xuất trở về quê hương của họ hoặc đến những nước được gọi là nước thứ ba an toàn.

Người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam tới Anh lâu nay là một trong các vấn đề được coi là gây quan ngại đối với cả chính phủ Anh lẫn Việt Nam.
Chị Bùi Ngọc Thúy, thành viên của Hội Người Việt ở Vương quốc Anh, cho VOA tiếng Việt biết thêm về dự luật mới của Anh: "Thủ tướng Anh cũng đã nêu ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, tích cực hơn, như đưa ra các bộ luật nghiêm khắc hơn với những kẻ buôn bán người, hay là có các điều luật khắt khe hơn trong việc xin tị nạn, xin nhập cư ở nước Anh".

"Em nghĩ là các chính phủ, kể cả bên Anh và có sự kết hợp ở Việt Nam nữa, thì sẽ cố gắng ngăn chặn và truy tố những tội phạm này để bảo vệ những người bị tổn thương".
Reuters nhận định rằng sự tức giận đối với vấn đề nhập cư đã đóng một vai trò quyết định trong nền chính trị Anh trong thập kỷ qua, và Đảng Bảo thủ của ông Sunak hy vọng rằng bằng cách thực hiện đường lối cứng rắn, họ có thể gây dựng lại sự ủng hộ dành cho đảng trong bối cảnh đảng này khi vẫn kém Công Đảng đối lập chính trong các cuộc thăm dò dư luận.

Theo hãng tin Anh, cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc cho biết họ "quan ngại sâu sắc" trước đề xuất bị coi là sẽ từ chối quyền tị nạn của mọi người "bất kể các trường hợp cá nhân chân chính và có tính thuyết phục như thế nào".

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, mới đây, ông Andrew Patrick, Đặc phái viên về Di cư, Nô lệ hiện đại và Mua bán người của Vương quốc Anh, đã có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và Việt Nam, cũng như kỷ niệm 5 năm thực hiện Bản ghi nhớ về Hợp tác phòng, chống mua bán người giữa hai nước.

Chị Bùi Ngọc Thúy nói với VOA tiếng Việt về tác động có thể có của các dự luật và chính sách đối với vấn đề người nhập cư trái phép Việt Nam vào Anh: "Chính phủ Anh thì người ta có các biện pháp như là thay đổi luật, hay có những biện pháp truy tố, đưa ra luật nhập cư khó hơn. Còn chính phủ Việt Nam thì ví dụ như cải thiện đời sống cho nhân dân, hoặc nâng cao kiến thức, trình độ cho người ta. Các biện pháp đấy nếu mà các chính phủ thúc đẩy hoặc ưu tiên được thì em nghĩ sẽ hạn chế được [người nhập cư trái phép Việt Nam]".

Chính phủ Anh cho biết trên trang đầu tiên của dự thảo luật rằng nó có thể không tương thích với các nghĩa vụ của Anh theo Công ước Âu Châu về Nhân quyền, có nghĩa là nó có thể phải đối mặt với những thách thức pháp lý nếu được thông qua thành luật, theo Reuters.

Ông Sunak cho biết ông sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết" để ngăn chặn những chiếc thuyền nhỏ và sẵn sàng chống lại mọi thách thức pháp lý.
"Chúng tôi sẵn sàng tranh đấu, tôi có lẽ không đứng ở đây nếu chúng tôi đã không [tranh đấu] - nhưng chúng tôi thực sự tự tin rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng", ông Sunak nói trong một cuộc họp báo, theo Reuters.

Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman cho biết rằng luật này sẽ cho phép giam giữ những người di cư mà không cần bảo lãnh cho đến khi họ có thể bị trục xuất, và những người vào Anh bất hợp pháp sẽ không còn có thể sử dụng luật chống chế độ nô lệ để cố gắng ngăn chặn việc trục xuất.


“Anh Em” Như Không Còn Biên Giới! Các Đoàn Du Khách Trung Quốc Bắt Đầu Lũ Lượt Đổ Vào Việt Nam!


(Hình: Du khách Trung Quốc đến Sài Gòn trước đại dịch COVID-19.)

-Việt Nam đón những đoàn du khách Trung Quốc đầu tiên với số lượng hàng trăm người trong ngày đầu tiên Trung Quốc cho phép người dân của họ được đi du lịch Việt Nam trở lại theo đoàn, và con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những tháng kế tiếp.
Các tỉnh biên giới Quảng Ninh và Lạng Sơn đón lần lượt 150 và 124 du khách Trung Quốc nhập cảnh bằng đường bộ trong ngày 15/3/2023 qua các cửa khẩu Móng Cái và Hữu Nghị, trang mạng VOV đưa tin.

Một đoàn khách Trung Quốc 16 người cũng đã đến Sài Gòn bằng đường hàng không, trang VnExpress cho biết, trong khi các địa phương lâu nay được khách Trung Quốc ưa chuộng như Nha Trang hay Đà Nẵng chưa đón đoàn khách Trung Quốc nào trong ngày 15/3.
Du khách Trung Quốc trong nhiều năm qua là một trong những nguồn thu chính của thị trường du lịch Việt Nam, chiếm gần 30% lượng du khách quốc tế. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, đã có 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc trong tổng số hơn 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019.

Việt Nam nằm trong số hơn 40 nước được Trung Quốc cho mở lại tour du lịch theo đoàn kể từ ngày 15/3 cùng với Pháp, Tây Ban Nha, Ý Ðại Lợi, Hy Lạp…. Trước đó, trong đợt mở cửa du lịch theo đoàn đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 6/2, Việt Nam không nằm trong danh sách.
Việc này đã khiến Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Việt Nam gửi công văn cho phía Trung Quốc hôm 9/2 đề nghị sớm cho du khách Trung Quốc đi theo đoàn trở lại sang Việt Nam.

Trang VnExpress dẫn lời các viên chức du lịch Đà Nẵng và Khánh Hòa cho biết hai địa phương này chưa đón được đoàn khách Trung Quốc nào trong ngày đầu tiên nối lại việc đi tour theo đoàn.
Giá dịch vụ còn cao sau đại dịch cũng như các hãng lữ hành phải mất thời gian ban đầu để kết nối trở lại và chuẩn bị nguồn khách là những lý do du khách Trung Quốc chưa ồ ạt trở lại Việt Nam ngay sau ngày 15/3, VnExpress dẫn lời những người làm trong ngành cho biết.

Trang VTC dẫn lời ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, dự đoán phải đến đầu tháng 4 các du khách Trung Quốc mới quay trở lại Đà Nẵng đông vì thành phố miền Trung này vẫn chưa có chuyến bay thẳng nào nối với các điểm đến ở Trung Quốc.
Trong lúc này, các doanh nghiệp lữ hành, các địa điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam đã chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để sẵn sàng đón các đoàn du khách Trung Quốc quay trở lại.


Tàu Trung Quốc 'Nhan Nhản, Dầy Đặc! ' Trên Vùng Biển Việt Nam!


(Hình: Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đi trong vùng biển mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 15/5/2014. Việc Trung Quốc khai triển một giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng trên biển đồng thời dẫn tới các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam.)

* Một tàu khảo sát 2.600 tấn của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam - một tổ chức nghiên cứu địa phương cho biết.
Tiếp sau sự vụ ở Phi Luật Tân, nhiều tàu Dân quân Biển và tàu đánh cá Trung Quốc đã xuất hiện và tụ tập thành đoàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông - một tổ chức nghiên cứu của Việt Nam sử dụng dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết.

Dự án Đại Sự ký Biển Đông (SCSCI) cũng đưa tin một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa chất 4, cũng đã lảng vảng bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều này cho thấy có thể đã có "một hoạt động nào đó" tại đây.
Theo SCSCI, số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai. Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia được độc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và đáy đại dương.

Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những chiếc tàu này.
"Các tàu Trung Quốc cũng đã hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 60 hải lý (111 cây số)" – bà Vân Phạm, người quản lý của SCSCI nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA).
Các tàu đánh cá và tàu Dân quân Biển thường được Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống.

Tàu Khảo Sát Trung Quốc

Trong khi đó, hôm thứ tư (15/3/2023), tàu nghiên cứu và khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã có mặt nhiều giờ trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát trước khi đi vào khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
Việt Nam, Brunei, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Đài Loan và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của tuyến đường thủy chiến lược nhưng cho đến nay, Trung Quốc là nước có yêu sách chủ quyền lớn nhất.

Trung Quốc và các nước láng giềng thỉnh thoảng có những bất đồng về hoạt động thăm dò dầu khí của Bắc Kinh trên biển.


(Ảnh: Theo dõi hải trình của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 4 cho thấy tàu này xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 15/3/2023.)
Theo trang theo dõi tàu Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), tàu Hải Dương Địa chất 4 đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 17 tiếng đồng hồ trong ngày 15/3/2023.

"Có vẻ như chiếc tàu này đang tiến hành một hoạt động ở đây" - tổ chức SCSCI cáo buộc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa có bình luận về vấn đề này.
Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam".

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.
Ngay sau đó, năm 2020, cũng chính chiếc tàu này đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài 1 tháng với một tàu thăm dò dầu khí của Mã Lai Á.

Cuộc đối đầu lớn nhất từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí ở Biển Đông diễn ra vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Sự việc này có sự tham gia của hàng chục tàu chấp pháp của cả hai nước và dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Cuối cùng, Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau 2.5 tháng.

Các Chiến Dịch Vùng Xám

Trung Quốc đã và đang tiến hành cái gọi là "các chiến dịch vùng xám", sử dụng các lực lượng phi truyền thống như Dân quân Biển để đạt được các mục tiêu kinh tế và an ninh.
Phi Luật Tân, một quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gần đây cáo buộc các tàu Dân quân Biển Trung Quốc đã tràn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Trong một diễn biến mới nhất, các tàu Dân quân Biển của Trung Quốc ngoài khơi đảo Thị Tứ do Phi Luật Tân kiểm soát đã phân tán sau khi tập trung tại đảo này vào hồi đầu tháng ba năm nay - ông Ray Powell, Trưởng dự án Myoushu (Biển Đông) tại Đại học Stanford ở California cho biết.
Ngày 4/3/2023, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Phi Luật Tân cho biết đã phát giác thấy hơn 40 tàu Dân quân Biển được nghi là của Trung Quốc trong khu vực ngoài khơi cách đảo Thị Tứ (hay còn gọi là Pag-asa của Phi Luật Tân) 4,5 đến 8 hải lý.
"Bằng cách định kỳ phân tán lực lượng của mình, hạm đội Dân quân [biển] của Trung Quốc dường như cố ý làm cho các cơ quan thực thi pháp luật của Phi Luật Tân khó khăn hơn khi theo dõi các chiến thuật kéo bầy đàn của họ" - ông Powel nói với RFA.

Lực lượng Dân quân Biển của Trung Quốc phần lớn được tổ chức bởi các công ty đánh cá lớn của nước này.
Nghiên cứu của Andrew Erickson và Conor Kennedy vào năm 2016 cho biết: Ước tính duy nhất về quy mô của lực lượng Dân quân Biển Trung Quốc là từ một nguồn xuất bản năm 1978. Theo đó, nhân sự của lực lượng này vào thời điểm đó là 750.000 người, hoạt động trên khoảng 140.000 tàu. Con số này có khả năng đã tăng lên đáng kể kể từ đó.

Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có 8 triệu dân quân trên toàn quốc, bao gồm cả Dân quân Biển.


Thi Nhau Rửa Tiền, Chuyển Tiền: FBI Phát Lệnh Truy Nã Công Dân Việt Nam Bị Cáo Buộc Rửa Tiền Lên Đến 3 Tỉ Mỹ kim!


(Ảnh AFP: FBI truy nã ông Nguyễn Minh Quốc.)

-Ông Nguyễn Quốc Minh, sinh năm 1973, đang bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã vì cho rằng ông này đứng sau sàn "trộn tiền mã hóa" rửa tiền cho các hoạt động tấn công mạng bằng mã độc tống tiền.

FBI cho biết hôm 15/3, việc truy nã ông Nguyễn Minh Quốc nằm trong một cuộc điều tra rửa tiền liên quan sàn tiền điện tử ChipMixer, nơi đã xử lý hơn 3 tỉ Mỹ kim giao dịch bất hợp pháp.
Ông Quốc, người có bằng Tiến sĩ về kỹ thuật điện tử ở Đài Loan, được cho là người đứng sau sàn ChipMixer Việt Nam - một dịch vụ "trộn" tiền điện tử chịu trách nhiệm rửa tiền trị giá hơn 3 tỉ Mỹ kim tiền điện tử cho các hoạt động lừa đảo, tấn công mã độc đòi tiền chuộc, trộm cắp tiền điện tử....

FBI cho biết Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (Bundeskriminalamt) đã tịch thu các máy chủ phụ trợ ChipMixer và hơn 46 triệu Mỹ kim tiền điện tử.
Thông cáo của cơ quan chức năng của Mỹ cũng cho biết, ông Quốc trong ngày 15/3 bị tòa án ở Philadelphia buộc tội rửa tiền, điều hành một doanh nghiệp chuyển tiền không có giấy phép và đánh cắp danh tính, có liên quan đến hoạt động của ChipMixer.

Giấy chứng minh nhân dân do ông này gửi cho sàn giao dịch tiền điện tử Binance cho thấy ông Nguyễn Minh Quốc sinh ngày 21/10/1973, nguyên quán ở Dĩnh Kế, Bắc Giang. Đăng ký hộ khẩu thường trú tại A10, lô 9, khu ĐTM Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.


“Tự Hào Quá Việt Nam Ơi!”: Nhóm Tiếp Viên Vietnam Airlines Bị Bắt Vì Vận Chuyển Ma Túy, Bao Gồm Tiếp Viên Trưởng!


(Hình: Máy bay của Vietnam Airlines. Cục Hải quan Tp. HCM các tiếp viên bị bắt vì vận chuyển ma túy là vụ án chưa có tiền lệ tại Việt Nam.)

-Lực lượng Hải quan Việt Nam vừa phát giác, bắt giữ 4 tiếp viên của Vietnam Airlines về hành vi vận chuyển thuốc lắc, ma túy từ Pháp về Việt Nam.
Số ma túy, gồm 8 kg thuốc lắc và 3 kg ketamin (hàng đá), cocain, đã được phát giác bên trong những tuýp kem đánh răng, nước súc miệng mà các tiếp viên mang về từ Pháp trên chuyến bay VN10 vào ngày 16/3/2023, ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Cục phó Cục Hải quan Tp. HCM, cho biết trong buổi họp báo vào chiều 17/3.

Chiều trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã xác nhận thông tin về việc các tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt vì mang ma túy từ Pháp về Việt Nam.
Những tiếp viên bị bắt bao gồm: Tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ (37 tuổi), tiếp viên Võ Tú Quỳnh, Trần Thị Thu Ngân và Nguyễn Thu Vân.

Thông tin từ cuộc họp báo cho biết các tiếp viên trên đã tỏ ra sửng sốt khi biết có ma túy trong các tuýp kem đánh răng. Họ khóc và khai rằng đã được một người (chưa xác định danh tính) ở Pháp nhờ "xách tay một số hàng hoá về nước" và trả công hơn 10 triệu đồng. Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua chuyến bay dài, các tiếp viên chỉ xem qua loa vài tuýp kem và không thấy có gì bất thường.

Số ma túy này đã vượt qua quá trình kiểm tra soi chiếu tại phi trường Pháp và đến Tân Sơn Nhất thì bị phát giác.
Cục Hải quan Tp. HCM cho biết sự việc được phát giác giữa lúc cục này đang trong kế hoạch tập trung cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế.

Đại diện Cục Hải quan Tp. HCM cho biết thêm rằng trước đây, những người bị nghi vấn thường là người có mối quan hệ phức tạp, khách ngoại quốc, khách du lịch, nhưng hiện nay xuất hiện những nhóm mới, trong đó có các tiếp viên hàng không.
Cục Hải quan Tp. HCM nói đây là vụ án "chưa có tiền lệ" và cục này đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra thêm.


Nên Nhìn Nhận Quan Kế Huy Dưới Góc Độ Tị Nạn Hơn Là Gốc Việt?

-Người Việt trong nước và hải ngoại đang tranh cãi về gốc gác của nam tài tử Quan Kế Huy và về liệu người Việt có nên 'thơm lây' với thành tích của ông hay không, nhưng nhiều người cho rằng câu chuyện của ông nằm trong câu chuyện tị nạn của người Việt Nam, theo tìm hiểu của VOA.

Tài tử Quan Kế Huy vừa giành được giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar vào tối 12/3/2023 cho vai diễn trong phim 'Everything Everywhere All at Once' và trở thành tài tử sinh ra ở Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này.

Gốc Việt hay Gốc Hoa?

Ông Huy sinh ra tại Chợ Lớn, thành phố Sài Gòn, miền Nam Việt Nam vào năm 1971 trong một gia đình gốc Hoa. Đến năm ông 8 tuổi, ông được gia đình đưa lên tàu vượt biên đến Mỹ để chạy trốn chính quyền Cộng sản vốn vừa giành được chính quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tiểu sử của ông Quan Kế Huy trên Wikipedia ghi rõ rằng ông là 'người Mỹ gốc Hoa' nhưng cho biết thêm 'ông sinh ra ở Việt Nam'. Ông được cho là nói được tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Anh và tiếng Việt.

Các báo đài tiếng Việt ở trong nước và hải ngoại khi đưa tin về thành tích của ông Huy đều ghi ông là người 'gốc Việt', chẳng hạn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VTV, VOV…, nhưng
Trước ông Quan Kế Huy, có một số trường hợp người Hoa sinh ra, trưởng thành hay sống một thời gian ở Việt Nam rồi trở về và thành danh ở Hồng Kông, chẳng hạn như các minh tinh Lương Gia Huy, Lữ Lương Vỹ hay Chung Lệ Đề. Tuy nhiên, bản thân những tài tử này không tự cho mình hay được đề cập đến là người 'gốc Việt'.

Nên xem ông Huy là người gốc Việt hay gốc Hoa đang là vấn đề gây tranh cãi trên mạng xã hội và trên chính diễn đàn của VOA.

"Dù cha mẹ gốc ở đâu đi chăng nữa, nhưng nơi mình được ra đời, đó là quê hương của mình", một độc giả tên là Phan Liên viết trên diễn đàn của VOA để lập luận rằng ông Huy là người Việt.

Một độc giả tên là Minh Trí Trần ghi: "Bây giờ người Việt Nam ở Chợ Lớn là người Hoa đó. Họ có đi đâu ở đâu cũng gọi là người gốc Việt cả vì người ta đã và đang là người Việt Nam mà. Gốc Hoa đâu ra k
Độc giả Khanh Phạm còn nói cụ thể hơn rằng ông Huy là 'gốc Việt Nam Cộng Hòa' do cha mẹ là người Hoa đến Việt Nam Cộng Hòa sinh sống và sinh ra ông Huy ở đó và gia đình ông Huy đến Mỹ 'với tư cách là thuyền nhân Việt Nam Cộng Hòa tị nạn Cộng sản'.

Ở chiều ngược lại, độc giả Đoàn Thị Thùy Dương chỉ ra việc cha mẹ ông Huy là người Hoa để lập luận rằng ông 'không có dòng máu Việt trong người nên không thể gọi là gốc Việt được'.
"Khi ở Việt Nam thì được gọi là người Việt gốc Hoa, nhưng khi đã ở Mỹ thì phải gọi là Người Mỹ gốc Hoa mới đúng. Hay nói cách khác hơn là người Mỹ gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam", độc giả có tên là Alain Trịnh phân tích.

Độc giả Phạm Văn Trù ghi: "Ông ấy không hề có tí dính dáng gì về gốc gác dòng máu người Việt Nam cả nên gọi ông ấy là người Mỹ gốc Việt là sai hoàn toàn, ông ấy phải là người Mỹ gốc Hoa. Chúng ta có thể chúc mừng sự phấn đấu gian khổ để đạt được thành công của diễn viên người Hoa này như bất kỳ diễn viên nào khác đoạt giải Oscar, nhưng không vì thế mà 'thấy người sang bắt quàng làm họ' được".

'Khen Ngợi, Không Hãnh Diện'

Trao đổi với VOA từ miền Nam California, bà Lê Thị Kim Anh, một Kỹ sư có bằng Thạc sĩ về xây dựng và môi trường, nói bà 'chúc mừng thành tích cá nhân của ông Huy' và cho đây là 'niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và những người từng giúp đỡ ông Huy'.
"Tôi không hãnh diện gì hết nhưng mà tôi khen ngợi ông vì đó là một tấm gương cho con tôi, cháu tôi, cho những người trẻ, cho những người tị nạn", bà nói với VOA khi được hỏi là với tư cách là người Việt tị nạn, bà có thấy 'thơm lây' với thành tích của ông Huy không.

"Ông ấy sinh ra ở Việt Nam là điều mà ông ấy không có quyền lựa chọn, nhưng chính bản thân ông ấy có nhận mình là người Việt Nam hay không?" bà nói. "Tại sao cộng đồng mình cứ vơ vào là như thế nào. Phải để cho ông ấy nói rõ ông ấy muốn nhận mình là người Việt hay người Hoa".
Cho nên bà Anh cho rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ thay vì tự hào hay hãnh diện vì ông thì nên 'khen ngợi ông, ủng hộ ông và mời ông đi nói chuyện với thế hệ trẻ của Việt Nam để thấy ông là tấm gương sáng. "Nếu ông nói được tiếng Việt với người lớn tuổi thì càng tốt", bà nói.

Tương tự, người Kỹ sư về hưu này nói rằng chính quyền và báo chí trong nước 'cũng không có mặt mũi nào mà nhận ông Huy là người Việt Nam'.
"Chính ông Huy đã nói rất rõ đó là một cơn ác mộng khi nhắc về Việt Nam và đã cảm ơn người mẹ 84 tuổi đã cứu ông ra khỏi Việt Nam", bà chỉ ra. "Tại sao họ đã lấy nhà cửa và xua đuổi gia đình người ta với một đứa bé phải đi vượt biển?"

Do đó, bà lập luận 'chính quyền Cộng sản không những không có công gì trong thành tích cùa ông Huy mà còn gây tai họa cho gia đình ông', nên nếu vơ vào thành tích của ông Huy thì sẽ là 'sự thô bỉ, mất tư cách'.
Từ trong nước, nhạc sĩ Tuấn Khanh ở Tp. HCM nhận định với VOA rằng ông Quan Kế Huy 'thuộc gia đình người Hoa nhập cư vào Việt Nam và sinh trưởng ở Việt Nam' và 'không thể lấy niềm vui của ông Huy là niềm vui của dân tộc hay của cộng đồng'.

"Ông ấy có nghĩ mình là người Việt hay không thì trong suy nghĩ của ông, nhưng nhiều gia đình ở miền Nam đã rời bỏ Việt Nam sau ngày 30/4 nhìn nhận gia đình ông Huy vốn cũng ra đi trong biến cố 30/4 như là người Việt Nam mặc dù người ta không còn gốc gác đó nữa", nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết.

Ông chỉ ra rằng không chỉ người Hoa mà người Hmong hay người Khmer khi rời bỏ Việt Nam ra đi tìm tự do thì tất cả 'đều được xem là người tị nạn Việt Nam'. Nhưng, theo lời ông, đối với họ 'Việt Nam chỉ là quê hương thứ hai'.
Cũng như bà Kim Anh, người nhạc sĩ này chỉ trích tình trạng chính quyền Việt Nam 'nhận vơ' khi thấy người Việt hay có chút dính dáng đến Việt Nam có thành tích ở hải ngoại, như trường hợp đạo diễn Kim Nguyễn ở Gia Nã Ðại, người được trong nước ca ngợi nhưng sau đó đã nói thẳng là 'ông không có liên hệ gì với Việt Nam cả'.
"Ở Việt Nam lâu nay có một thói quen của đám đông là mất bình tĩnh khi thấy những trường hợp thành đạt ở phương Tây và bắt đầu coi đó là một phần đời sống của mình".

Câu Chuyện Tị Nạn

Tuy nhiên, cả bà Lê Thị Kim Anh và nhạc sĩ Tuấn Khanh đều cho rằng thành công của ông Quan Kế Huy gợi cho họ nhớ đến câu chuyện của những người tị nạn Việt Nam. Bản thân bà Anh cũng giống ông Huy là bà vượt biên cùng gia đình đến Mỹ vào năm 1981, sau ông Quan Kế Huy 2 năm.
"Tôi đã trải qua những gì mà ông ấy đã trải qua và tôi hiểu những gian khổ mà ông đã vượt qua", bà giãi bày.

Bà nói ký ức chuyến vượt biên trên biển của bà 'hằn lên đầu óc tôi không thể nào quên được' nên bà cho rằng 'những gì trong tiềm thức của ông Huy chắc chắn là kinh khủng, tồi tệ'.
Theo lời kể của bà thì vào thời điểm cuối những năm 70 và đầu những năm 80, những Hoa kiều đi vượt biên chủ yếu 'thuộc dạng bán chính thức', tức là chung tiền để được chính quyền tổ chức cho đi.

"Họ đi có công an hộ tống. Họ phải đóng gấp 4 lần số tiền vàng so với những người trốn chui trốn nhủi khác, và họ bị kiểm kê và lấy tất cả tài sản trước khi bị đày ra biển", bà kể.
Về phần mình, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng câu chuyện của ông Quan Kế Huy 'gắn liền với câu chuyện lịch sử của những người Việt đã rời khỏi đất nước trong biến cố ngày 30/4'.

"Trong câu chuyện của những người rời đất nước ra đi mang theo nhiều bi kịch, người ta chia sẻ để thấy rằng một người ra đi giữa bi kịch đó và cố gắng thành đạt được thì niềm vui đó được chia sẻ trong dòng người đi cùng với nhau trong một giai đoạn lịch sử", ông phân tích.

"Đối với ông Quan Kế Huy thì ký ức lớn nhất của ông không phải là nỗi nhọc nhằn những ngày đầu sống trên đất Mỹ, mà là trên con thuyền ra biển và đi tị nạn", ông nói thêm, ý nhắc đến lời phát biểu nhận giải của ông Huy đề cập đến hành trình của ông bắt đầu trên một chiếc tàu tị nạn.

Buồn Cho Nhân Tài ở Việt Nam?

Từ câu chuyện của ông Huy, bà Anh nói rằng bà 'buồn cho người Việt trong nước' vì 'không có điều kiện phát huy tài năng'.
Bà cho biết thời bà sống ở miền Nam trước năm 1975, bà biết 'rất nhiều người rất có tài'.
"Những nhân tài đó sau năm 75 tiếp tục cho đến bây giờ vẫn tiếp tục bị xua đuổi, vẫn bị đày đọa, vẫn không được trọng dụng", bà nói.

Bà so sánh trường hợp ông Huy là 'hạt giống tốt gieo trên mảnh đất màu mỡ là Hoa Kỳ' và cho biết bà đã gửi tin về thành tích của ông Huy cho con cháu và nói rằng: "Phải thấy chúng ta rất là có may mắn được sống trong một đất nước mà họ công nhân tài năng thật sự và giúp đỡ những người có tài năng thật sự".

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng cho rằng ở Việt Nam với sự kiểm duyệt khắt khe về chính trị thì 'các diễn viên tài năng cũng khó mà trở thành tài tử lớn'.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tòa Án Quốc Tế Ra Trát Bắt Tổng thống Putin Vì Phạm Tội Ác Chiến Tranh!


(Hình AP: Tổng thống Nga Vladimir Putin.)

-Hôm thứ Sáu (17/3/2023), Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất bất hợp pháp trẻ em khỏi Ukraine.
Mạc Tư Khoa luôn bác bỏ cáo buộc rằng các lực lượng của họ đã thực hiện các hành động tàn bạo trong cuộc xâm lược nước láng giềng suốt một năm qua, và Ðiện Cẩm Linh coi phán quyết của ICC là "không có hiệu lực " đối với Nga.

Cả Nga lẫn Ukraine đều không phải là thành viên của ICC, nhưng Kyiv đã trao cho cơ quan này quyền tài phán để truy tố các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Ukraine.
Toà án, với 123 quốc gia thành viên, không có lực lượng cảnh sát riêng và thường dựa vào các nước thành viên để bắt giữ và chuyển giao các nghi phạm đến The Hague để xét xử.

Mặc dù không có khả năng ông Putin sẽ sớm ra tòa, nhưng trát này có nghĩa là ông có thể bị bắt và giải đến The Hague nếu ông đi đến bất kỳ quốc gia thành viên ICC nào.
Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói Nga nhận thấy những vấn đề mà ICC đưa ra là "xúc phạm và không thể chấp nhận được".

Khi được hỏi liệu ông Putin có sợ đi đến các quốc gia công nhận ICC hay không, phát ngôn viên Peskov trả lời rằng: "Tôi không có gì để nói thêm về chủ đề này. Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trên kênh Telegram rằng lệnh bắt giữ "không có ý nghĩa gì đối với đất nước chúng tôi" vì nước Nga không phải là một bên tham gia Quy chế Rome, Hiệp ước làm nền tảng cho tòa án tội phạm chiến tranh thường trực của thế giới.

Trục Xuất Trẻ Em Ukraine

Trong lệnh đầu tiên về Ukraine, ICC yêu cầu bắt giữ ông Putin vì bị nghi đã trục xuất trái phép trẻ em và chuyển người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Liên bang Nga.
"Các tội ác được cho là đã xảy ra trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng ít nhất là từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Có cơ sở hợp lý để tin rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân đối với các tội ác nói trên", lệnh bắt giữ cho biết.

Ông Putin là Tổng thống đương nhiệm thứ ba bị ICC ra trát bắt, sau ông Omar al-Bashir của Sudan và ông Muammar Gaddafi của Libya.
Reuters hồi đầu tuần này đã đưa tin rằng tòa án dự kiến sẽ ban hành lệnh bắt giữ.

Tòa án cũng ban hành trát bắt vào thứ Sáu đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền trẻ em của Nga, với cùng tội danh. Bà Lvova-Belova trả lời báo chí một cách mỉa mai, theo RIA Novosti: "Thật tuyệt khi cộng đồng quốc tế đánh giá cao công việc giúp đỡ trẻ em của đất nước chúng tôi".
Ukraine cho biết hơn 16.000 trẻ em đã bị dời chuyển trái phép sang Nga hoặc các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở Ukraine.

Một báo cáo do Mỹ hậu thuẫn của các nhà nghiên cứu ở Đại học Yale vào tháng trước cho biết Nga đã giam giữ ít nhất 6.000 trẻ em Ukraine tại các địa điểm ở Crimea, bán đảo của Ukraine mà Mạc Tư Khoa đã chiếm và sáp nhập vào năm 2014.
Báo cáo xác định ít nhất 43 trại và các cơ sở khác nơi trẻ em Ukraine bị giam giữ là một phần của "mạng lưới có hệ thống quy mô lớn" do Mạc Tư Khoa điều hành kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Nga không che giấu chương trình đưa hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga, nhưng nói đây là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi trong vùng xung đột.

Công tố viên ICC Karim Khan đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng ở Ukraine cách đây một năm.
Ông nhấn mạnh trong bốn chuyến công tác tới Ukraine rằng ông đang xem xét các cáo buộc tội ác đối với trẻ em và việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự.


Nam Hàn và Nhật Bản Đồng Thuận Cải Thiện Quan Hệ Song Phương

-Sau nhiều năm quan hệ bị sứt mẻ vì những bất đồng về quá khứ lịch sử, hôm 16/3/2023, lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Nam Hàn đã đồng thuận cải thiện quan hệ ngoại giao và thương mại, đồng thời hình thành một mặt trận thống nhất trước mối đe dọa đến từ Bắc Hàn.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tại Tokyo, đã cho biết là hai bên cùng nhất trí rằng "việc tăng cường các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn là khẩn thiết trong bối cảnh hiện nay". Theo ông, chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Yoon là "một bước tiến lớn hướng đến bình thường hóa quan hệ" giữa hai nước.

Về phần mình, khi nhấn mạnh đến "mối đe dọa nguyên tử ngày càng lớn do Bắc Hàn đặt ra cho nền hòa bình và ổn định" khu vực, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đánh giá rằng Tokyo và Hán Thành phải "hợp tác chặt chẽ" để "đối đầu một cách khôn ngoan những mối đe dọa bất hợp pháp và những thách thức mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt".
Trong diễn tiến hướng tới hòa giải, lãnh đạo hai nước còn thông báo khôi phục "ngoại giao con thoi", một cơ chế cho phép các lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp nhau, đã bị gián đoạn từ tháng 12/2011. Ngoài ra, Tokyo thông báo dỡ bỏ các hạn chế về xuất cảng vật liệu bán dẫn cho Nam Hàn, được thiết lập từ năm 2019. Ngược lại, Hán Thành sẽ rút đơn khiếu nại hồ sơ này trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo AFP, những hành động khiêu khích liên tục từ Bắc Hàn, và mối lo ngại về những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực là những động lực chính thúc đẩy Nhật Bản và Nam Hàn tiến tới hòa giải.

Một số chuyên gia Nam Hàn đánh giá, những nhượng bộ của Tổng thống Nam Hàn đối với Tokyo trong vấn đề bồi thường các công dân Hàn bị cưỡng bức lao động trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng, một phần do mong muốn có một "liên minh toàn diện, đầy đủ và chiến lược" với Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh hay kỹ thuật.


Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Lo Nhật Bản Quay Trở Lại Con Đường Quân Sự Hóa 'Nguy Hiểm'


(Hình: Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi

-Hôm thứ Năm (16/3/2023), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã thổi phồng cái gọi là "các mối đe dọa từ bên ngoài" trong những năm gần đây và tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Bộ xem xu hướng quay trở lại con đường quân sự hóa này là "rất nguy hiểm".

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi nói Nhật Bản nên ngừng làm những việc gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực.
Nhật Bản, quốc gia hồi năm 1947 đã tuyên bố sẽ không gây chiến, vào năm 2022 công bố kế hoạch mở rộng quân sự trị giá 315 tỉ Mỹ kim trong 5 năm để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực ở Biển Hoa Đông giữa bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể khuyến khích Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Tháng trước, Nhật Bản cho biết họ nghi ngờ rằng khí cầu do thám của Trung Quốc đã đi vào lãnh thổ Nhật Bản ít nhất ba lần kể từ năm 2019.
"Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản nghiêm túc rút ra bài học lịch sử, thận trọng trong lời nói và hành động trong các vấn đề an ninh quân sự", ông Đàm nói với các phóng viên.

Trong khi đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng 7,2% chi tiêu quốc phòng trong năm nay, vượt xa mức tăng của năm 2022 và nhanh hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn của chính phủ.

Các nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm cả Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ, lo ngại trước các ý định chiến lược và sự phát triển quân sự của Bắc Kinh, đặc biệt là khi căng thẳng gia tăng trong những năm gần đây về vấn đề Đài Loan.
Bắc Kinh nói rằng chi tiêu quân sự của họ cho các mục đích phòng thủ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong sản lượng kinh tế của họ, nhưng những người chỉ trích muốn coi đó là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới.

"Điều cần nhấn mạnh là chi tiêu quốc phòng hạn chế của Trung Quốc hoàn toàn là để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, đồng thời để duy trì hòa bình và ổn định của thế giới và khu vực", ông Đàm nói thêm.


Trung Quốc Tung Ra Ernie Bot, Đối Thủ của ChatGPT, Nhưng Lại Làm Mất Giá Cổ Phiếu Baidu


(Hình: Baidu là công cụ tìm kiếm nổi tiếng ở Trung Quốc.)

-Hôm thứ Năm (16/3/2023), Công ty Baidu của Trung Quốc tung ra công cụ trò chuyện được hỗ trợ trí thông minh nhân tạo (AI) của họ có tên là Ernie Bot, đã được chờ đợi lâu nay, nhưng nó lại khiến các nhà đầu tư thất vọng vì sử dụng các video quay sẵn và thiếu một cuộc ra mắt công khai, làm cho cổ phiếu của Baidu sụt giảm.

Cuộc trình diễn của Baidu chỉ kéo dài hơn một giờ, diễn ra hai ngày sau khi Google công bố một loạt các công cụ AI cho email, phần mềm về cộng tác và điện toán đám mây của họ. Cuộc trình diễn cho thế giới có cái nhìn sơ bộ về đối thủ có thể là mạnh nhất do Trung Quốc chế tạo, cạnh tranh với ChatGPT thuộc hãng nghiên cứu OpenAI của Mỹ.

Nhưng không giống như ChatGPT, được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 dưới dạng chatbot miễn phí cho công chúng, Baidu giới hạn phần trình bày trong các video ngắn cho thấy Ernie thực hiện các phép tính toán học, nói bằng phương ngữ Trung Quốc và tạo video và hình ảnh với lời nhắc bằng văn bản.
Nó sẽ chỉ được mở để dùng thử cho một nhóm người dùng ban đầu có mã mời kể từ ngày 16/3, trong khi các công ty có thể đăng ký nhúng bot vào sản phẩm của họ thông qua nền tảng đám mây của Baidu, công ty cho biết thêm.

Cổ phiếu của Baidu tại Hồng Kông đã giảm tới 10% trong lúc Giám đốc điều hành Robin Li phát biểu và chốt lại ở mức giảm là 6,4% vào lúc thị trường đóng cửa, làm mức vốn hóa thị trường của tập đoàn khổng lồ Trung Quốc về công cụ tìm kiếm bị mất đi hơn 3 tỉ Mỹ kim.
Kai Wang, một nhà phân tích từ Morningstar, nhận định: "Có vẻ như cuộc trình diễn giống như một cuộc độc thoại và được viết theo kịch bản hơn là một phiên tương tác mà mọi người mong đợi. Không có ngày ra mắt và điều này có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực".

Baidu được coi là công ty dẫn đầu trong cuộc đua ở Trung Quốc giữa các gã khổng lồ kỹ thuật và các công ty khởi nghiệp được phát triển để trở thành đối thủ của ChatGPT của Microsoft, ứng dụng đã gây bão trên toàn thế giới sau khi thể hiện sức mạnh của cái gọi là AI, với khả năng có thể tạo ra văn bản mới, hình ảnh và nội dung dựa trên dữ liệu nhập vào.
Bot Ernie của công ty Trung Quốc dựa trên mô hình học sâu do AI điều khiển, Ernie là chữ viết tắt của "Enhanced Representation through Knowledge Integration" (tạm dịch là "Trình bày nâng cao thông qua tích hợp tri thức").

Đến nay đã có 650 công ty cho biết họ sẽ tham gia hệ sinh thái Ernie.


Tổng Thống Syria Thăm Chính Thức Mạc Tư Khoa Phát Triển Hợp Tác Với Đồng Minh Nga

- Hôm 15/3/2023, tại Mạc Tư Khoa, Tổng thống Vladimir Putin tiếp đồng nhiệm Syria Bachar al-Assad tới thăm chính thức Nga. Nguyên thủ hai nước đồng minh lâu đời thảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế và viện trợ nhân đạo sau trận động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria làm hàng chục ngàn người chết.
Thông cáo của Ðiện Cẩm Linh cho biết lãnh đạo hai nước "sẽ nêu các vấn đề thời sự liên quan đến phát triển hợp tác Nga-Syria trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và nhân đạo, cũng như về viễn cảnh phối hợp giải quyết tình hình tại Syria và xung quanh đất nước".

Theo thông cáo của phủ tống thống Syria cho biết Tổng thống Bachar al-Assad đã tới Mạc Tư Khoa tối thứ Ba (14/03) trong chuyến thăm chính thức. Đi cùng ông al-Assad có nhiều Bộ trưởng.

Hồi tháng 9/2021, sau khi đã giữ vững chính quyền, bình định được đất nước sau cuộc nội chiến kéo dài nhờ vào sự hậu thuẫn của Nga, Tổng thống Syria đã tới Mạc Tư Khoa gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Truyền thông Syria hôm qua, cho biết, Tổng thống hai nước sẽ thảo luận về "bình thường hóa quan hệ giữa Damas và Ankara" trong đó Mạc Tư Khoa giữ vai trò trung gian hòa giải. Từ tháng 12/2011, tại Mạc Tư Khoa đã diễn một cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Nga. Nhưng sau đó cuộc chiến tranh tại Syria nổ ra và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn các nhóm nổi dậy chống Bachar al-Assad, khiến quan hệ hai nước bị cắt đứt.

Nhờ có sự hỗ trợ quyết định về quân sự của Nga, Bachar al-Assad giữ được chính quyền sau khi các cuộc nổi dậy của dân chúng phát triển thành một cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài gần 10 năm. Chính quyền al-Assad bị phương Tây và đa số các nước Ả Rập cô lập về ngoại giao từ năm 2011. Nhưng sau trận động đất hôm 06/02 vừa qua làm hàng chục ngàn người chết tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nhiều nước Ả Rập đã nối lại tiếp xúc và gửi viện trợ đến cho Damas.


Ukraine: Bảo Vệ Bakhmut Là "Chìa Khóa" Giữ "Ổn Định Mặt Trận"

-KYIV (RFI 15/3) - Ngày 14/3/2023, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine khẳng định bảo vệ Bakhmut, hiện là mặt trận trọng điểm, là "chìa khóa" để duy trì "ổn định chiến tuyến" ở miền Đông. Để tiếp tục hỗ trợ Ukraine chống xâm lược Nga, nhiều nước Âu Châu thông báo viện trợ vũ khí.

Trên mạng Telegram, ông Valery Zaloyjny nhấn mạnh: "Chiến dịch phòng thủ theo hướng này (bảo vệ Bakhmut) là một chiến lược quan trọng có ý nghĩa sống còn để ngăn kẻ thù". Sau cuộc họp ngày 14/3 giữa ông Zelensky và các sĩ quan quân đội chủ chốt, phủ Tổng thống Ukraine ra thông cáo nói rõ "tất cả các thành viên của bộ tham mưu" đã thể hiện "lập trường chung về việc tiếp tục bảo vệ thành phố Bakhmut".

Thành phố miền Đông, được đánh giá là "chiến lược", hiện là nơi giao tranh dữ dội giữa Nga và Ukraine, trong bối cảnh Mạc Tư Khoa cũng cần một chiến thắng biểu tượng. Tuy nhiên, theo những phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh tại Hoa Thịnh Ðốn, được AP trích dẫn, các lực lượng của Nga liên tục tấn công trên mặt trận nhưng không có được những bước đột phá thực sự trong những ngày gần đây.

Còn Reuters ngày 15/3 cho biết, các trận giao tranh vẫn diễn ra dữ dội ở phía Bắc Bakhmut. Nga thay đổi chiến thuật, thắt chặt vòng vây ở phía Tây Bakhmut, bằng cách mở tuyến Lyman-Kramatorsk-Kostiantynivka. Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Ukraine Oleksandr Musiyenko cho rằng quân Nga "ít có khả năng chiếm được tuyến này" vì "kẻ thù cần phải huy động đông đảo lực lượng" trong khi họ cũng chịu nhiều tổn thất lớn.

Sáng 15/3, còi báo động phòng không đã vang lên ở nhiều khu vực Kharkiv, Mykolaïv và Zaporijia. Trong bối cảnh Nga tìm mọi cách chiếm Bakhmut, nhiều nước phương Tây thông báo viện trợ thêm cho Ukraine. Thủ tướng Ba Lan thông báo sẽ gửi máy bay thời Liên Xô Mig-29 trong 4 đến 6 tuần tới cho Kyiv, nhưng không nêu rõ chi tiết trong cuộc họp báo.

Đan Mạch lập quỹ 940 triệu Euro để hỗ trợ Ukraine trong năm 2023. Dự luật được 159 trên tổng số 179 Dân biểu Đan Mạch thông qua sáng 15/3.

Trong khi đó, theo trang Politico, 8 Thượng Nghị sĩ Mỹ thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin yêu cầu bộ Quốc Phòng nghiên cứu khả năng giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.


Ðiện Cẩm Linh: Quan Hệ Với Mỹ Xấu Đi Vì Sự Việc Máy Bay Không Người Lái


(Hình: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov.)

- Hôm 15/3/2023, Ðiện Cẩm Linh nói rằng mối quan hệ với Hoa Kỳ đang ở trong "tình trạng thảm hại" và rơi xuống mức thấp nhất, sau khi Hoa Thịnh Ðốn cáo buộc Nga làm cho một máy bay do thám không người lái của Mỹ bị rơi trên Biển Đen, theo Reuters.
Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng không có liên lạc cấp cao nào với Hoa Thịnh Ðốn về sự việc này và ông không có gì để bổ sung cho tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.

Ông cho biết quan hệ song phương đang "ở mức thấp nhất, trong tình trạng thạm hại" nhưng "đồng thời, Nga chưa bao giờ từ chối đối thoại mang tính xây dựng và hiện cũng không từ chối đối thoại".
Quân đội Hoa Kỳ hôm 14/3 cho biết rằng một máy bay chiến đấu của Nga đã va vào cánh quạt của một trong những máy bay do thám không người lái của họ khi chiếc máy bay này bay qua Biển Đen trong không phận quốc tế, khiến nó lao xuống biển. Tướng Không quân Hoa Kỳ James Hecker gọi đó là "hành động không an toàn và không chuyên nghiệp của người Nga".

Nga phủ nhận việc đâm vào máy bay không người lái này, cho rằng nó đã bị rơi do "thay đổi đường bay đột ngột".

Ông Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, nói rằng máy bay không người lái này "có chủ ý và khiêu khích đang di chuyển về phía lãnh thổ Nga".
"Hoạt động không thể chấp nhận được này của quân đội Hoa Kỳ gần biên giới của chúng tôi là một nguyên nhân gây lo ngại", ông Antonov nói. "Họ thu thập thông tin tình báo, sau đó được chế độ Kyiv sử dụng để tấn công lực lượng vũ trang và lãnh thổ của chúng tôi".

Chiếc máy bay không người lái của quân đội Hoa Kỳ rơi xuống Biển Đen sau khi bị Nga nghênh chặn.


Nga Ra Luật Trừng Phạt Các Chỉ Trích Chống Tập Đoàn Bán Quân Sự Wagner

- Hôm 14/3/2023, Hạ viện Nga (Duma) thông qua một sửa đổi cho phép trừng phạt những người chỉ trích các nhóm "tình nguyện" chiến đấu ở Ukraine.

Theo Reuters, luật sửa đổi này là nhằm "bảo vệ" nhóm lính đánh thuê của tập đoàn bán quân sự Wagner, đang chiến đấu xung quanh thành phố Bakhmut. Hồi tháng Giêng năm nay, lãnh đạo của Wagner, Evguéni Prigojine, đã đề nghị Hạ viện Nga nghiêm cấm các đăng tải tiêu cực về nhóm bán quân sự trên các kênh truyền thông qua việc sửa đổi luật hình sự. Một đòi hỏi đã được Chủ tịch Hạ viện, Viatcheslav Volodine nhanh chóng chấp thuận.

Văn bản sửa đổi này đang chờ được Thượng viện thông qua và Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành, đi theo cùng hướng với đạo luật thông qua ít lâu sau cuộc xâm lược Ukraine, hồi tháng Ba năm 2022, kiểm duyệt các tiếng nói chỉ trích nhắm vào quân đội Nga, cụ thể là việc bôi nhọ quân đội Nga có nguy cơ lãnh án 5 năm tù và phát tán các thông tin dối trá sẽ bị trừng phạt bằng một án tù là 15 năm.

"Chiến dịch đặc biệt tại Ukraine", thuật ngữ mà Tổng thống Nga luôn nhắc đến kể từ đầu cuộc xâm lược, nay biến thành cuộc chiến cho "sự sống còn của nước Nga". Phát biểu này được ông Vladimir Putin đưa ra nhân chuyến thăm Cộng hòa Buryatia – một thành viên của Liên bang Nga, vùng Viễn Đông Siberia. Chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Nga từ 5 năm qua.

Thông tín viên Anissa El Jabri, tại Mạc Tư Khoa, tường trình:

"Binh sĩ Nga hiện diện tại Ukraine vì mục đích gì? Tổng thống Nga thường xuyên nhắc đến, thêm thắt và đôi khi thay đổi vài điểm. Vladimir Putin ngay từ đầu đã nói là không muốn chiếm đóng lãnh thổ trước khi cho sáp nhập. Một lập luận vẫn luôn cố hữu trong các phát biểu: Đó là biên giới của NATO, mà ông luôn nhắc đến từ nhiều năm qua, quá gần với nước Nga.

Thế nhưng, hôm qua, thứ Ba 14/3, Vladimir Putin có tuyên bố: "Đối với chúng ta, đây không là một mục tiêu địa chính trị, đây là một cuộc chiến vì sự tồn tại của nước Nga, vì những điều kiện của một sự phát triển tương lai cho đất nước và con em chúng ta, đây chính là nghĩa vụ của chúng ta".
Trong thông điệp gởi đến toàn dân cách đây một tháng, Vladimir Putin đã nhấn mạnh rất nhiều về việc phương Tây, mà theo ông, là muốn kết liễu nước Nga.

Lần này, Tổng thống Nga còn đào sâu hơn nữa rãnh ngăn cách, khi nói đến mối đe dọa hiện hữu tại Cộng hòa Buryatia, được cho là cung cấp nhiều người cho quân đội Nga và ở đó, các nghĩa trang cũng đang được lấp đầy mộ".


Pháp: Ngày Hành Động Thứ 8 Chống Cải Cách Hưu Trí

- Ngày 15/3/2023, ủy ban hỗn hợp gồm 7 Dân biểu và 7 Thượng Nghị sĩ Pháp họp kín để tìm đồng thuận về dự luật cải cách hưu trí. Nếu tìm được tiếng nói chung, văn bản sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở Hạ viện và Thượng viện ngày 16/3. Để gây sức ép, các nghiệp đoàn đã kêu gọi biểu tình, đình công lần thứ 8 trong ngày 15/3.

Phong trào đình công được ủng hộ trong lĩnh vực năng lượng và thu gom rác thải, dù không đến mức khiến "Pháp đứng yên", đặc biệt là ở Paris. Hiện có đến 7.000 tấn rác ứ đọng ở kinh đô Ánh sáng trong khi phong trào đình công dự kiến dài "ít nhất đến ngày 20/3". Nhiều thành phố lớn ở phía Tây Pháp (Nantes, Rennes…) cũng chịu cảnh đường phố ngập rác. Công ty đường sắt SNCF cho biết giao thông đường sắt vẫn bị xáo trộn, chỉ có khoảng 33-40% các chuyến tàu đường dài hoạt động.

Cảnh sát dự kiến có khoảng 650.000 đến 850.000 người biểu tình trên cả nước, thấp hơn số người biểu tình hôm 07/3. Tại Paris, đoàn biểu tình xuất phát từ quảng trường Invalides (quận 7) lúc 14 giờ và kết thúc ở quảng trường Italie (quận 13).

Theo các cuộc thăm dò gần đây, khoảng 68% người dân Pháp phản đối cải cách hưu trí. Chính phủ trông cậy rất nhiều vào cuộc họp của ủy ban hỗn hợp để tìm ra được đồng thuận mà không "động" đến nội dung chính là kéo dài tuổi nghỉ hưu từ 62 lên thành 64. Theo AFP, thỏa thuận có thể đạt được vì liên minh cầm quyền và cánh hữu chiếm đa số ở ủy ban.

Trong trường hợp này, văn bản chung có thể sẽ được nhanh chóng thông qua tại Thượng viện vào sáng 16/3. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng hơn ở Hạ viện. Chính phủ cần thêm 40 phiếu từ đảng cánh hữu Những Người Cộng hòa - LR (trên tổng số 61 Dân biểu) trong cuộc bỏ phiếu chiều 16/3, trong khi đảng này cũng bị chia rẽ về cải cách.

Một nguồn tin chính phủ cho AFP biết là "vẫn còn bất trắc đến phút chót". Những nghi ngờ này làm dấy lên khả năng chính phủ sử dụng điều khoản 49.3 của Hiến pháp để thông qua cải cách mà không cần bỏ phiếu. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi vì viện đến điều 49.3 cũng đẩy chính phủ đối mặt với kiến nghị bất tín nhiệm.


Thủ Tướng Úc Ðại Lợi Thăm Fiji Thảo Luận Về Tàu Ngầm Nguyên Tử, An Ninh Khu Vực

- Hôm 15/3/2023, Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese đến Suva, thủ đô quần đảo Fiji gặp đồng nhiệm Sitiveni Rabuka, nhằm thảo luận về an ninh khu vực và trấn an đối tác rằng chương trình mua tàu ngầm nguyên tử trị giá 245 tỉ Mỹ kim của Canberra không vi phạm các cam kết không phổ biến vũ khí nguyên tử.

Reuters nhắc lại, Úc Ðại Lợi là thành viên của Hiệp ước khu vực phi nguyên tử với 12 quốc gia Nam Thái Bình Dương, bao gồm cả Fiji. Đây là một khu vực có độ nhạy cảm cao đối với vũ khí nguyên tử do những tác động của các vụ thử vũ khí nguyên tử của Pháp và Mỹ trước đây.
Chuyến đi này của Thủ tướng Úc Ðại Lợi diễn ra một ngày sau khi Hoa Thịnh Ðốn công bố chi tiết về chương trình tàu ngầm AUKUS tại San Diego với các đồng minh Anh, Úc Ðại Lợi. Theo đó, Canberra sẽ mua ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Virginia của Mỹ vào đầu thập niên tới. Và tàu ngầm nguyên tử của Anh và Mỹ sẽ được khai triển tại Úc Ðại Lợi từ năm 2027.

Bắc Kinh hôm qua lên án thỏa thuận AUKUS là vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử. Canberra lập tức bác bỏ và khẳng định đội tàu ngầm này không mang vũ khí nguyên tử.

Vùng Nam Thái Bình Dương có một vị trí chiến lược quan trọng và hiện là tâm điểm tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Những năm gần đây, Bắc Kinh tăng cường các hoạt động ngoại giao thúc đẩy các đảo quốc Thái Bình Dương hợp tác, cho phép tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh Trung Quốc trong khu vực.
Trước mối lo này, giới chức quốc phòng cho rằng hạm đội tàu ngầm nguyên tử là cần thiết để ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng lực lượng hải quân trong vùng.

Về phần mình, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA hôm qua cũng bày tỏ quan ngại, đồng thời cam kết giám sát chặt chẽ để không xảy ra một rủi ro nguyên tử nào từ dự án này. AIEA kêu gọi Hoa Kỳ và Anh Quốc phải báo cáo với định chế về "việc chuyển giao quốc tế các nguyên nhiên liệu nguyên tử" cho bất kỳ một quốc gia phi nguyên tử nào như Úc Ðại Lợi chẳng hạn, trong khuôn khổ Hiệp ước Không Phổ biến Nguyên tử (TNP). Lãnh đạo AIEA, Rafael Grossi lưu ý, Úc Ðại Lợi phải ký một "thỏa thuận đặc biệt" với Liên Hiệp Quốc để có thể sử dung vật liệu nguyên tử, nhất là trong trường hợp cụ thể này.


Honduras Bỏ Đài Loan, Thiết Lập Quan Hệ Ngoại Giao "Chính Thức" Với Bắc Kinh

- Ngày 15/3/2023, Tổng thống Honduras cho biết quốc gia ở Trung Mỹ sẽ thiết lập quan hệ "chính thức" với Trung Quốc. Thông báo của Tổng thống Xiomara Castro có nguy cơ đe dọa mối quan hệ với Đài Loan đã được Bắc Kinh hoan nghênh ngay lập tức.

Trên mạng Twitter, Tổng thống Xiomara Castro cho biết "đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Eduardo Reina giải quyết việc lập quan hệ chính thức với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Tuy nhiên, bà không nhắc đến tương lai quan hệ với Đài Bắc sẽ ra sao. Honduras hiện là một trong 14 nước cuối cùng trên thế giới công nhận Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã ra thông cáo "kêu gọi Honduras suy nghĩ kỹ và không rơi vào bẫy của Trung Quốc khi đưa ra một quyết định có nguy cơ gây tổn hại đến tình hữu nghị lâu dài giữa Đài Loan và Honduras".

Ngược lại, Bắc Kinh đã "hoan nghênh tuyên bố của Honduras". Trong buổi họp báo ngày 15/3, được AFP trích dẫn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbi) cho biết Bắc Kinh "sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với mọi nước trên thế giới, kể cả Honduras dựa trên nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất".

Ngay khi nhậm chức Tổng thống Honduras đầu năm 2022, bà Xiomara Castro cho biết ý định công nhận ngay chính quyền Bắc Kinh, nhưng sau đó cũng khẳng định tiếp tục quan hệ với Đài Bắc sau chuyến công du của Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (William Lai). Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, Trung Quốc và Honduras gia tăng quan hệ ngoại giao. Ngày 1/1, Ngoại trưởng Honduras Eduardo Reina gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong (Xie Feng) bên lề buổi lễ nhậm chức Tổng thống Ba Tây. Ngày 2/2, ông Reina thông báo các cuộc đàm phán với Bắc Kinh để xây dựng một đập thủy điện. Trước đó, Bắc Kinh đã đầu tư 300 triệu Mỹ kim vào một nhà máy thủy điện khác ở Honduras được khánh thành năm 2021.

Mỹ Châu Latinh là chiến trường ngoại giao quan trọng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc từ năm 1949. Trong thời gian dài, khi còn ngả theo Hoa Thịnh Ðốn, các quốc gia Trung Mỹ giữ quan hệ với Đài Loan. Nhưng hiện giờ chỉ còn Honduras, Guatemala và Belize còn duy trì quan hệ với hòn đảo. Costa Rica (năm 2007), Panama (2017), Salvador và CH Dominica (2018), Nicaragua (2021) đều chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.


Nam Hàn Nhấn Mạnh Tầm Quan Trọng Bình Thường Hóa Quan Hệ Với Nhật

- Trước ngày Tổng thống Nam Hàn có chuyến công du tới Tokyo, phủ Tổng thống Nam Hàn khẳng định cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Hàn tới đây sẽ đánh dấu giai đoạn bình thường hóa quan hệ thực sự giữa hai nước.

Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol bắt đầu từ ngày 16/3. Họp báo tại Hán Thành hôm 15, Cố vấn An ninh Quốc gia Nam Hàn, ông Kim Sung-han thông báo Tổng thống Suk-yeol sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Fumio Kishida vào chiều ngày mai. Lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về cách thức bình thường hóa quan hệ song phương, trong đó có vấn đề khai triển các giải pháp do Hán Thành đề xuất để giải quyết vấn đề lao động Nam Hàn bị cưỡng bức trong thời gian bị Nhật chiếm đóng hồi Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Tuần trước, chính phủ Nam Hàn đã công bố kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân và thân nhân, thông qua một quỹ của chính phủ được thành lập dựa trên nguồn tài trợ và hảo tâm của các doanh nghiệp Nam Hàn và Nhật. Ngay lập tức, kế hoạch này đã bị đông đảo dư luận và các đảng phái đối lập ở Nam Hàn phản đối dữ dội vì không thấy có phần trách nhiệm của chính phủ Nhật hiện nay.

Viên chức Nam Hàn khẳng định việc lãnh đạo hai nước nối lại các cuộc gặp thượng đỉnh sau 12 năm gián đoạn đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.

Ngày thứ 2 của chuyến thăm Nhật, Tổng thống Nam Hàn dự kiến dự một cuộc hội thảo của các doanh nghiệp hai nước và sẽ tới phát biểu trong một sự kiện của sinh viên Nhật-Hàn tổ chức.


Tuần Duyên Trung Quốc Vào Vùng Biển Tranh Chấp ở Biển Hoa Đông


(Ảnh: Tàu tuần duyên Trung Quốc đến gần các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông ngày 6/8/2016.)

- Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc tiến vào vùng biển xung quanh các đảo nhỏ đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông ngày 15/3/2023 để chống lại điều mà họ gọi là sự xâm phạm của tàu Nhật Bản vào lãnh hải Trung Quốc.

Các hòn đảo nhỏ tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền từ lâu đã trở thành điểm mấu chốt trong quan hệ song phương. Trung Quốc gọi quần đảo này là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku.

Phát ngôn viên Tuần duyên Trung Quốc Gan Yu nói trong một tuyên bố rằng các tàu tuần duyên đã đi vào vùng biển của Điếu Ngư để "tuần tra thông thường bảo vệ các quyền" của mình và gọi đó là "hoạt động thường lệ".

"(Đây cũng) là một biện pháp đối phó mạnh mẽ đối với việc phía Nhật Bản cho một du thuyền và một số tàu tuần tra xâm nhập vào lãnh hải của chúng tôi", ông Gan nói, mặc dù ông không nêu rõ bất kỳ sự kiện nào.

Cuối tháng 1 năm nay, lực lượng Tuần duyên Trung Quốc cho biết tàu Shinsei Maru và 4 tàu khác của Nhật Bản đã xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải của quần đảo Điếu Ngư trước khi bị các tàu tuần duyên Trung Quốc xua đuổi.

Cuộc tuần tra ngày 15/3 diễn ra một ngày trước khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tại Tokyo, cuộc gặp đầu tiên như vậy ở Nhật Bản trong hơn một thập niên, vào thời điểm mà Hoa Kỳ hy vọng hai nước láng giềng có thể thành lập một mặt trận đoàn kết hơn chống lại Bắc Kinh.


IEA: Trung Quốc, Du Lịch Hàng Không Phục Hồi Sắp Khiến Tăng Nhu Cầu Xăng Dầu


(Hình: Máy bay của hãng China Eastern ở phi trường Thượng Hải, Trung Quốc.)

- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 15/3/2023 cho biết rằng nhu cầu xăng dầu toàn cầu đang tăng chậm nhưng sắp tới sẽ tăng mạnh do việc nối lại hoạt động đi lại qua đường hàng không và việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi cố kiềm chế COVID-19, theo Reuters.

Cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo về dầu hàng tháng của họ: "Mức tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bắt đầu vào năm 2023 ở mức khá thấp nhưng dự kiến vào cuối năm sẽ tăng mạnh".

"Việc sử dụng nhiên liệu máy bay phục hồi và một nước Trung Quốc đang bật dậy trở lại sẽ cho thấy mức tăng tổng thể từ quý I đến quý IV là 3,2 triệu thùng/ ngày (bpd), mức tăng tương đối lớn nhất trong 1 năm kể từ năm 2010".

Cơ quan này giữ nguyên dự báo về nhu cầu của Trung Quốc và toàn cầu tương đối ổn định so với tháng trước, lần lượt ở mức 16 triệu thùng/ngày và 102 triệu thùng/ngày.

IEA cho biết thêm, nguồn cung dầu vẫn vượt xa nhu cầu hiện tương đối thấp, nhưng thị trường sẽ cân bằng vào khoảng giữa năm nay với Trung Quốc và các nước đang phát triển thúc đẩy nhu cầu.

IEA đánh giá: "Các chỉ số thời gian thực về việc đi lại của người Trung Quốc hầu như ổn định sau sự phục hồi đáng chú ý vào tháng 1, dẫn đầu là lưu lượng hàng không với các chuyến bay nội địa hiện cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch".

IEA cảnh báo lạm phát cao và lo ngại của nhà đầu tư về lãi suất cao sẽ làm u ám chân trời kinh tế và có thể gây rủi ro cho nhu cầu nhiên liệu, đồng thời cho biết thêm rằng những lo ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng Mỹ cũng tiềm ẩn rủi ro về giảm cầu.


Mỹ: 40 Thượng Nghị Sĩ Bảo Trợ Nghị Quyết Cứng Rắn Về Việc Trung Quốc Cai Quản Hồng Kông


(Hình: Cờ Trung Quốc và Hồng Kông.)

- Bốn mươi trong số 100 Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ đồng bảo trợ cho một nghị quyết hôm 15/3/2023 nhằm thúc giục chính phủ Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm trấn áp những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp trừng phạt và các công cụ khác, theo Reuters.

Nghị quyết này được 40 đảng viên Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, và Reuters được xem trước khi công bố, xuât hiện cùng lúc các Nghị sĩ Hoa Kỳ thúc giục chính quyền của Tổng thống Joe Biden có đường lối cứng rắn hơn trong việc đối phó với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy về nhiều vấn đề.

Nghị quyết này tuy không mang tính ràng buộc, nhưng nhằm truyền đạt nhận thức mạnh mẽ rằng các nhà Lập pháp đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện ở Trung Quốc và sẽ có phản ứng.

Vào năm 2020, Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, cấm các hành vi mà họ xem là phạm pháp, bao gồm cả hoạt động lật đổ có thể bị phạt tù chung thân.

Luật này bị một số chính phủ phương Tây chỉ trích là công cụ để đàn áp bất đồng chính kiến, nhưng chính phủ Trung Quốc và Hồng Kông nói rằng luật này đã khôi phục sự ổn định cho thành phố sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài vào năm 2019.
"Nghị quyết này kêu gọi trả tự do cho tất cả các bị cáo bị buộc tội sai và khuyến khích chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác dân chủ sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để buộc Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông phải chịu trách nhiệm", Thượng Nghị sĩ Jim Risch, người đứng đấu nhóm đảng viên Cộng hòa tại Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện, cho biết trong một tuyên bố.

Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez, Chủ tịch ủy ban, nói trong một tuyên bố khác: "Tôi mong muốn bảo đảm nghị quyết lưỡng đảng này được thông qua nhanh chóng khi chúng ta tiếp tục nỗ lực tăng cường mọi khía cạnh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc".

Ngoài ra, nghị quyết còn lên án luật an ninh, ủng hộ người Hồng Kông "khi họ đấu tranh để thực hiện các quyền và tự do cơ bản" và lên án việc áp đặt "các cáo buộc sai trái và có động cơ chính trị" và việc bỏ tù ông Jimmy Lai, một nhà dân chủ đang bị giam cầm. Ông Lai là một đại gia Hồng Kông và là người sáng lập tờ báo ủng hộ dân chủ Apple Daily hiện đã bị đóng cửa.


Honduras Tính Lập Quan Hệ Với Trung Quốc, Gây Áp Lực Với Đài Loan Trước Khi Tổng Thống Thái Anh Văn Thăm Mỹ


(Hình: Tổng thống Honduras Xiomara Castro.)

- Tổng thống Honduras Xiomara Castro hôm 14/3 cho biết bà đã yêu cầu Ngoại trưởng nước này lập quan hệ chính thức với Trung Quốc, gây sức ép với Đài Loan trước chuyến thăm nhạy cảm của Tổng thống Thái Anh Văn tới Hoa Kỳ và Trung Mỹ, theo Reuters

Trung Quốc không cho phép các quốc gia mà họ có quan hệ ngoại giao lại cũng duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan, hòn đảo bị Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của họ và không có quyền thiết lập quan hệ cấp nhà nước, một lập trường bị Đài Loan cực lực phản đối.

Bà Castro nêu đề xuất về bắt đầu mối quan hệ với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Đài Loan trong chiến dịch tranh cử của mình, nhưng vào tháng 1/2022 lại nói rằng bà hy vọng sẽ duy trì quan hệ với Đài Loan.

Nếu quốc gia Trung Mỹ này chấm dứt quan hệ với Đài Loan, hòn đảo này sẽ chỉ còn lại 13 đồng minh ngoại giao.

Nhà Lập pháp đối lập Honduras Tomas Zambrano nói với truyền hình địa phương rằng quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Honduras với Hoa Kỳ, đối tác thương mại hàng đầu của họ, lưu ý rằng nhiều gia đình phụ thuộc vào kiều hối gửi từ Mỹ.

Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của họ.

"Chúng ta phải xem xét mọi thứ một cách thực tế và tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho người dân Honduras", Ngoại trưởng Honduras Eduardo Reina nói với đài truyền hình địa phương hôm 14/3.

Tuyên bố trên của bà Castro, được đưa ra trên Twitter, trước chuyến đi dự kiến của bà Thái tới Trung Mỹ vào tháng tới, nơi bà dự kiến sẽ thăm Guatemala và Belize. Nhạy cảm hơn, bà sẽ quá cảnh Hoa Kỳ và gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy, điều này có thể sẽ khiến Trung Quốc tức tối.

Trả lời câu hỏi của các nhà Lập pháp trước Quốc hội hôm 15/3, ông Chen Chin-kung, Phó Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, cho biết ông "hoàn toàn không loại trừ" khả năng Trung Quốc cố gắng gây áp lực trước chuyến đi của bà Thái.

Đài Loan cáo buộc Trung Quốc dụ dỗ các đồng minh của mình bằng các cam kết cho vay số tiền lớn, điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với chính phủ Honduras và kêu gọi nước này xem xét quyết định của mình một cách cẩn thận và không "rơi vào bẫy của Trung Quốc".

Một nguồn nắm tình hình ở Đài Loan cho biết hòn đảo này cần sử dụng hết "mọi phương tiện có thể" để duy trì quan hệ ngoại giao với Honduras.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Honduras.

"Trung Quốc sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia phù hợp với nguyên tắc Một Trung Quốc", phát ngôn viên Uông Văn Bân cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/3.

Ông Zhang Run, Đại sứ Trung Quốc tại Mễ Tây Cơ, trước đó viết trên Twitter rằng nguyên tắc Một Trung Quốc là sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế.

"Xin chúc mừng Honduras về quyết định đúng đắn này để tuân theo nguyên tắc đó! Hy vọng nó sẽ được thực hiện", ông Zhang viết.


Hoa Thịnh Ðốn Cáo Buộc Mạc Tư Khoa Gây Ra Vụ Va Chạm Khiến Drone Mỹ Bị Rơi Trên Biển Đen

- Hôm 14/3/2023, Quân đội Mỹ thông báo một chiến đấu cơ Nga đã va đập làm chiếc drone của Mỹ bị rơi khi đang hoạt động trên vùng trời Biển Đen. Mỹ cáo buộc không quân Nga "đã chặn và va đập" làm drone của Mỹ bị rơi. Không quân Nga phủ nhận cáo buộc này. Sự việc khiến quan hệ Hoa Thịnh Ðốn và Mạc Tư Khoa thêm căng thẳng.

Tướng James Hecker, tư lệnh không lực Mỹ tại Âu Châu xác nhận: "Chiếc drone MQ-9 của chúng tôi đã tiến hành hoạt động thường lệ trong không phận quốc tế thì bị một máy bay Nga chặn và va đập khiến chiếc MQ-9 bị rơi". Đây là lần đầu tiên từ khi nổ ra cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, lực lượng thuộc NATO bị tổn thất thiết bị khi hoạt động trong khu vực nhạy cảm như Biển Đen.

Thông tín viên David Thomson tại Miami cho biết thêm thông tin từ phía Mỹ:
Drone của Mỹ bị một chiến đấu cơ Nga chặn trên bầu trời vùng biển Đen không phải là chuyện bất thường. Nhưng lần này thì có khác. Theo Hoa Thịnh Ðốn, chiếc drone loại Reaper này đang hoạt động như thường lệ trong không phận quốc tế thì bị một chiến đấu cơ Nga SU-27 va đập vào cánh quạt khiến nó bị rơi ngay lập tức.

Đây là hành động chưa từng có đuợc phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, ông John Kirby đánh giá là " nguy hiểm, không chuyên nghiệp và thiếu suy nghĩ".
Tổng thống Joe Biden đã được thông báo về vụ tai nạn và Bộ Ngoại giao cho biết sẽ tiếp xúc với các giới chức Nga để trực tiếp bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ.

Quân đội Mỹ ghi nhận sự kiện này diễn ra trong bối cảnh các phi công Nga hoạt động trên vùng Biển Đen gần hạm đội Mỹ ngày càng hành xử gây hấn nhiều hơn.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14/3 đã triệu mời Ðại sứ Nga tại Hoa Thịnh Ðốn, ông Anatoli Antonov lên để phản đối. Đồng thời, Ðại sứ Mỹ tại Mạc Tư Khoa, bà Lynne Tracy đã gửi công hàm bày tỏ lo ngại với Bộ Ngoại giao Nga.
Hôm 15/3, Ðại sứ Nga tại Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Hoa Thịnh Ðốn chấm dứt các chuyến bay có mục đích "thù địch" gần biên giới Nga, đồng thời nhấn mạnh Matxcơcva coi mọi hành động gần biên giới Nga có sử dụng vũ khí Mỹ là mang tính chất thù địch.

Trong khi đó, quân đội Nga phủ nhận cáo buộc va chạm khiến drone của Mỹ rơi xuống biển. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định, các chiến đấu cơ của Nga không va chạm hay khai hỏa trong sự việc trên, đồng thời cho biết thêm chi tiết, chiếc drone của Mỹ được phát giác trong "vùng trời của bán đảo Crimea" và đang tiến về hướng biên giới của Liên Bang Nga. Chiến đấu cơ Nga đã ra chặn đầu, sau đó chiếc drone mất độ cao và lao dần xuống biển.


Khối Đồng Minh Quốc Phòng của Mỹ Họp, Chú Trọng Nhu Cầu Đạn Dược của Ukraine


(Hình: Lloyd Austin Baghdad March 7, 2023.)

-Nhu cầu về đạn dược của quân đội Ukraine nhiều khả năng sẽ là chủ đề ưu tiên cao trong chương trình nghị sự hôm 15/3/2023 khi giới lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ triệu tập một cuộc họp gồm các viên chức quốc phòng của gần 50 quốc gia để thảo luận về những hạng mục Ukraine cần để chống lại cuộc xâm lược của Nga, theo VOA News.
Tại Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ chủ trì cuộc hội đàm trực tuyến sau khi đã có nhiều vòng hội đàm trước đó của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine diễn ra tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên hôm 14/3: "Như chúng tôi đã làm kể từ khi bắt đầu chiến dịch này, chúng tôi đang tiếp tục làm mọi việc có thể để bảo đảm rằng chúng tôi đáp ứng nhu cầu của Ukraine, cho dù đó là đạn dược, cho dù đó là hệ thống phòng không, hay xe thiết giáp".
Các viên chức của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và NATO đều đã cam kết tăng cường nỗ lực để bổ sung kho dự trữ đạn dược của Ukraine cũng như của chính họ khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài hơn một năm sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện.

"Chúng tôi liên tục xem xét việc cung cấp đạn dược và vũ khí", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói về các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo quân sự của mình.
Phát biểu trên của ông Zelenskyy được đưa ra trong bài phát biểu hàng đêm hôm 14/3 sau cuộc họp mới nhất như vậy với các viên chức quân đội của ông.

Ông Zelenskyy cho biết trọng tâm chính là nỗ lực bảo vệ tiền tuyến phía Đông, bao gồm cả khu vực Bakhmut, nơi đã chứng kiến nhiều tháng giao tranh ác liệt. Ông cho biết quan điểm rõ ràng của các nhà lãnh đạo quân đội Ukraine là "củng cố hướng này, gây thiệt hại tối đa có thể cho kẻ chiếm đóng". 

Không có nhận xét nào: