Anh và Pháp "chôn vùi hận thù" quyết gửi tín hiệu thách thức đến Nga Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp nhau tại Paris vào ngày 10/3 trong hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp đầu tiên kể từ năm 2018. Họ sẽ "chôn vùi mối hận thù" để gửi tín hiệu tới Nga về sự thống nhất của phương Tây, Politico viết. "Có một cuộc xung đột ở châu Âu và chúng ta đang đối mặt với một mối đe dọa chung, đây là phép thử đối với cả hai nước chúng ta, những quốc gia có quân đội lớn nhất ở châu Âu và tiềm năng hạt nhân. Chúng tôi chia sẻ trách nhiệm đặc biệt", một trong những quan chức của Điện Elysee được trích dẫn cho biết. Hai ông Sunak và Macron sẽ thảo luận trước tiên về các vấn đề hợp tác quốc phòng.
<!>
Charles Grant, giám đốc Trung tâm Cải cách Châu Âu, cho biết việc bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraine khiến hai ông Sunak và Macron nhận ra rằng "họ cần phải hòa thuận với nhau hơn". Mối quan hệ giữa Pháp và Anh xấu đi sau Brexit.
Trong khi đó, Nhà Trắng đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về sự ủng hộ dành cho Ukraine và hợp tác giữa hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tư lệnh Mỹ: Nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan, việc đầu tiên là phải đánh chìm tàu Trung Quốc
Mạng tin tức quân sự Hoa Kỳ Military.com đưa tin, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ (US Pacific Air Forces), tướng Kenneth Wilsbach đã tham dự Hội nghị Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (Air & Space Forces Association) tại Aurora, Colorado hôm 9/3. Ông đưa ra nhận xét rằng, nếu chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan, việc đánh chìm tàu của quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ để ngăn chặn ĐCSTQ phong tỏa Đài Loan.
Tướng Wilsbach nói với các phóng viên tại cuộc họp rằng: “Tất chúng ta đã thấy những gì ĐCSTQ đã làm với tàu của họ khi cựu chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan… Họ đã khai triển các tàu ở phía đông của Đài Loan như một một biện pháp phong tỏa.”
Tên lửa đất đối không trên những con tàu này sẽ giúp quân đội Trung Quốc tạo ra cái mà tướng Wilsbach gọi là vùng giao tranh chống tiếp cận (A2/AD). Chúng cản trở các chiến đấu cơ của đối phương, do nguy cơ bị bắn hạ khi bay qua không phận này.
ÔNG Wilsbach nói rằng, các quan chức Hoa Kỳ vẫn ưu tiên ngăn chặn ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, nhưng Washington khuyên Bắc Kinh không nên cố gắng xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực”. Trong trường hợp ngăn chặn không thành công, thì điều gì phải làm tiếp theo vẫn là một vấn đề lớn.
Nói về động thái đầu tiên của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ nếu ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan, tướng Wilsbach cho biết: “Chúng ta phải đánh chìm tàu Trung Quốc… Đánh chìm tàu không chỉ là mục tiêu của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, mà còn là mục tiêu chính của bất kỳ quân đội nước ngoài nào sẽ tham gia vào cuộc xung đột này”
Tướng Wilsbach cho biết, để đối phó với những xung đột có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh đang lên kế hoạch đối phó và tăng cường số lượng các cuộc tập trận chung. Lực lượng không quân của Hoa Kỳ thường xuyên diễn tập các chiến lược sơ tán phi hành đoàn và chiến đấu cơ trên nhiều hòn đảo.
Tình báo Mỹ: Nga gia tăng phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân do thất bại ở Ukraina
Nga sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện quân sự phi truyền thống và nhiều khả năng sẽ dựa vào chúng để đạt được các mục tiêu của mình trong bối cảnh lực lượng thông thường chịu tổn thất đáng kể trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraina.
Thông tin trên được truyền thông European Pravda đề cập đến một phần mở của một báo cáo thuộc cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về các mối đe dọa bên ngoài.
Báo cáo cho biết, “Tổn thất nặng nề đối với lực lượng mặt đất và chi phí quy mô lớn cho các loại đạn dẫn đường chính xác trong cuộc xung đột đã làm suy giảm khả năng thông thường trên bộ và trên không của Mátxcova, đồng thời làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào vũ khí hạt nhân.”
Tình báo Mỹ tin rằng sẽ mất nhiều năm để khôi phục lực lượng vũ trang của Nga, vì vậy nước này sẽ trở nên “phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực hạt nhân, cũng như không gian mạng”.
Liên quan đến đánh giá tiềm năng hạt nhân của Nga, báo cáo nhấn mạnh rằng đây là nước “lớn nhất và có năng lực nhất” ,nhưng “An ninh vật liệu hạt nhân của Nga vẫn là một mối lo ngại, bất chấp những cải tiến đối với việc bảo vệ, kiểm soát và hạch toán vật liệu tại các địa điểm hạt nhân của Nga kể từ những năm 1990”.
Tình báo Hoa Kỳ tin rằng, “Trong suốt cuộc xâm lược Ukraina, Mátxcova đã tiếp tục cho thấy rằng họ coi năng lực hạt nhân của mình là cần thiết để duy trì khả năng răn đe và đạt được các mục tiêu trong một cuộc xung đột tiềm tàng chống lại Hoa Kỳ và NATO, và họ coi kho vũ khí hạt nhân của mình là người bảo đảm cuối cùng cho Liên bang Nga”.
Bất chấp sự cạn kiệt của quân đội thông thường ở Ukraina, Nga vẫn có khả năng triển khai lực lượng hải quân, oanh tạc cơ tầm xa, lực lượng không quân và bộ binh đa năng nhỏ trên toàn thế giới.
Berlin cho phép phụ nữ để ngực trần ở bể bơi công cộng
Theo AP, chính quyền thành phố Berlin (Đức) hôm 9/3 thông báo, thành phố sẽ sớm áp dụng quy định cho phép mọi người dân, kể cả phụ nữ, được để ngực trần ở các bể bơi công cộng.
"Các cơ sở tắm ở Berlin sẽ áp dụng các quy định bình đẳng về giới tính", chính quyền thành phố cho biết. Theo đó, phụ nữ ở Berlin sẽ được phép để ngực trần ở các bể bơi công cộng trong nhà và ngoài trời của thành phố.
Berlin đưa ra thay đổi chính sách này sau khi một phụ nữ 33 tuổi đệ đơn khiếu nại phân biệt đối xử khi một nhân viên tại một bể bơi ở thành phố yêu cầu cô phải che ngực khi đến đây hồi tháng 12/2022. Khi cô từ chối thực hiện, nhân viên này đã buộc cô rời bể bơi. Người phụ nữ này nói, quy định của bể bơi không có bất cứ điều nào liên quan đến giới tính.
Berlin không phải thành phố đầu tiên ở Đức cho phép phụ nữ ngực trần ở bể bơi công cộng. Năm ngoái, các thành phố Siegen, Goettingen, Hannover cũng đưa ra quy định tương tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét