Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

ĐIỂM TIN : 22/03/2023 - Đ H L

Pháp : Tổng thống Macron hy vọng từ nay đến cuối năm kế hoạch cải cách hưu trí có hiệu lực Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên truyền hình Pháp hôm 22/03/2023. AP - Bob Edme Trọng Thành Hôm nay 22/03/2023, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình TF1 và France 2 vào lúc 13 giờ. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ Pháp lên tiếng trước công chúng kể từ khi dự luật cải tổ hưu trí, nâng tuổi hưu trí từ 62 lên 64 được thông qua, bất chấp nhiều cuộc biểu tình, đình công phản đối trong thời gian qua.
<!>
Khi nhấn mạnh sự cần thiết của kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hy vọng từ nay đến cuối năm, dự án này sẽ có hiệu lực.

Trước sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận người lao động, nguyên thủ Pháp, giải thích : ‘‘Dự án cải cách này là cần thiết’’, và không còn giải pháp nào khác.

Trước khi trả lời phỏng vấn hôm nay, trong cuộc họp với các nghị sĩ liên đảng cầm quyền tại điện Elysée tối qua, 21/03, tổng thống Macron một mặt khẳng định cần phải ‘‘lắng nghe nỗi giận dữ’’ của người Pháp, cần ‘‘hòa dịu’’, mặt khác phản bác ‘‘tính hợp pháp’’ của các phản kháng trên đường phố.

Theo AFP, tổng thống Pháp cũng tuyên bố loại trừ các biện pháp như giải tán Quốc Hội, cải tổ chính phủ, trưng cầu dân ý về luật hưu trí, cũng như không rút dự luật theo đòi hỏi của các nghiệp đoàn và các đảng phái đối lập.

Việc chính phủ sử dụng điều 49.3, được dự trù trong Hiến pháp, nhằm thông qua một dự luật trong bối cảnh chính phủ không có đủ đa số quá bán dân biểu ủng hộ, gây phản ứng dữ dội trong xã hội Pháp, ngay sau khi quyết định sử dụng điều 49.3 được đưa ra. Biểu tình tự phát liên tiếp nổ ra trên toàn quốc. Theo bộ trưởng bộ Nội Vụ, đã có hơn ‘‘1.200 cuộc biểu tình tự phát’’, ‘‘đôi khi với bạo lực’’bùng lên trên toàn quốc kể từ thứ Năm tuần trước. Hàng trăm người bị câu lưu.

Đối với chính phủ Pháp, việc Quốc Hội không thông qua hai kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ, cho thấy luật cải tổ hưu trí đã được Quốc Hội chấp thuận, và đây là một thành công. Phát ngôn viên chính phủ Olivier Véran khẳng định thủ tướng Borne, liên đảng cầm quyền là lực lượng chính trị duy nhất ‘‘có một dự án điều hành đất nước’’. Ngược lại, theo AFP, việc kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ bị bác do chỉ thiếu 9 phiếu, đã mang lại cho các đối phái đối lập thêm nhiều động lực để tiếp tục cuộc phản kháng.

Trên đường phố, các phản kháng vẫn tiếp tục. Ngày mai là ngày bãi công và tuần hành trên toàn quốc lần thứ 9, kể từ giữa tháng 1/2023, theo lời kêu gọi của liên minh các nghiệp đoàn Pháp.

Kế hoạch hòa bình cho Ukraina: Mỹ cáo buộc Trung Quốc chỉ ‘‘lặp lại’’ các tuyên truyền của Nga


Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Nhà Trắng John Kirby phát biểu ở Washington, Hoa Kỳ ngày 17/02/2023. REUTERS - EVELYN HOCKSTEIN
Trọng Thành
Trong tuyên bố chung Trung - Nga hôm qua, 21/03/2023, lãnh đạo Nga đánh giá cao ‘‘lập trường khách quan và không thiên vị’’ của Trung Quốc ‘‘về vấn đề Ukraina’’,‘‘các ý tưởng mang tính xây dựng’’ trong kế hoạch hòa bình cho Ukraina của Trung Quốc. Cùng ngày, chính quyền Mỹ đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh hoàn toàn đứng về phía Nga, ‘‘lặp lại các tuyên truyền’’ của Matxcơva.

Trong cuộc trả lời báo giới hôm qua, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Nhà Trắng, ông John Kirby, đã bác bỏ vai trò được gọi là ‘‘tích cực’’ của Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột Nga - Ukraina ‘‘bằng con đường chính trị-ngoại giao’’ như khẳng định của tuyên bố Trung Nga, được Le Monde đăng tải. Ông John Kirby nhấn mạnh điều căn bản là Trung Quốc ‘‘đã không hề lên án cuộc xâm lăng của Nga’’, ‘‘không ngừng mua dầu và năng lượng của Nga’’, và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chế độ của ông ấy đã ‘‘liên tục nhắc lại các tuyên truyền của Nga, đó là bằng cách này hay cách khác, đây là cuộc chiến của phương Tây chống lại Nga, và đây là một mối đe dọa sống còn với tổng thống Nga Putin’’.

Theo ông John Kirby, nếu Trung Quốc muốn ‘‘đóng vai trò mang tính xây dựng’’, thì điều ngay lập tức cần làm là ‘‘gây áp lực để buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraina, các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraina, hối thúc tổng thống Putin ngừng ném bom các thành phố, bệnh viện và trường học; ngăn chặn tội ác chiến tranh và các hành động tàn bạo’’.

Đài Euro News nhận định đây là ‘‘chỉ trích mạnh mẽ nhất’’ của chính quyền Mỹ đối với đề xuất trung gian hòa bình của Trung Quốc cho đến nay. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Nhà Trắng cũng lên án Trung Quốc và Nga muốn ‘‘thay đổi các quy tắc’’ của trật tự quốc tế hiện hành.

NATO kêu gọi Trung Quốc đối thoại ‘‘trực tiếp’’ với TT Ukraina
Về phần mình, tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, hôm qua trong một cuộc họp báo tại Bruxelles, kêu gọi nếu Trung Quốc muốn kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh được coi là nghiêm túc, thì họ cần đối thoại ‘‘trực tiếp’’ với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Lãnh đạo NATO nhấn mạnh : ‘‘thỏa thuận ngừng bắn hay bất cứ giải pháp nào không tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina sẽ chỉ là cách để đóng băng chiến tranh, và cho phép Nga khôi phục lực lượng, để tấn công một lần nữa’’.

Pháp : Trung Quốc có thể đóng ‘‘một vai trò tích cực’’
Về kế hoạch hòa bình cho Ukraina của Trung Quốc, chính quyền Pháp có những lời lẽ mềm dịu hơn khi khẳng định Trung Quốc có thể ‘‘đóng một vai trò tích cực trong việc thuyết phục Nga chấp nhận các thương thuyết hòa bình một cách thiện chí’’ với Ukraina, theo một thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp. Tuy nhiên, Paris cũng khắng định Matxcơva dường như ‘‘trong giai đoạn hiện tại’’ chưa có ý định chấm dứt chiến tranh.

Tổng thống Ukraina mời gọi Trung Quốc đối thoại về cuộc xung đột với Nga


Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Kiev, Ukraina ngày 21/03/2023. REUTERS - STAFF
Minh Anh
Hôm qua, 21/03/2023, không lâu sau tuyên bố chung của tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên tiếng « mời gọi » Trung Quốc đối thoại và « mong chờ một lời hồi đáp » từ phía Bắc Kinh.

Stéphane Siohan, thông tín viên đài RFI tại Kiev tường trình :

« Đường dây điện thoại của Volodymyr Zelensky luôn bận rộn. Đó là vì, ông hầu như điện đàm hàng ngày với một số nguyên thủ hay lãnh đạo quốc tế.

Tuy nhiên, đường dây nối giữa Kiev và Bắc Kinh chưa được sử dụng, bởi vì nguyên thủ Ukraina trong thời chiến và Tập Cận Bình chưa bao giờ nói chuyện qua điện thoại kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga.

Tối thứ Ba, Volodymyr Zelensky đã mời gọi Trung Quốc đối thoại, và ông tuyên bố đang chờ phản hồi lời mời này, vào lúc đồng nhiệm Trung Quốc đang có chuyến thăm ba ngày ở Matxcơva.

Tổng thống Ukraina nói : « Chúng tôi đã đề nghị với Trung Quốc trở thành đối tác để tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột tại Ukraina », và nói thêm rằng ông đã nhận thấy các tín hiệu nhưng chưa có các đề xuất cụ thể.

Trên thực tế, chính quyền Kiev tìm cách thiết lập một kênh liên lạc nhằm tránh xảy ra kịch bản mà tất cả mọi người đều lo sợ : Đó là Trung Quốc quyết định cung cấp vũ khí cho quân đội Nga.

Ở cấp độ này, Ukraina đặt nhiều hy vọng vào thế yếu của Matxcơva trong bộ đôi chiến lược Nga – Trung, và những áp lực kín đáo của Bắc Kinh để thúc đẩy điện Kremlin chấm dứt chiến tranh. »

Tại Kiev, thủ tướng Nhật thông báo cấp cho Ukraina 30 triệu đô la mua khí tài không sát thương


Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy (P) và thủ tướng Nhật Fumio Kishida trong cuộc họp báo chung tại Kiev, Ukraina, ngày 21/03/2023. REUTERS - STAFF
Anh Vũ
Trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt tại Matxcơva, hôm 21/03/2023, thủ tướng Nhật Fumio Kishida cũng tới Kiev bày tỏ sự ủng hộ Ukraina. Theo hãng tin Nhật NHK, thủ tướng nhật đã tuyên bố Tokyo sẽ dành 30 triệu đô la cho quỹ của NATO dành riêng cho Ukraina. Ngân khoản này để phục vụ Kiev mua sắm khí tài không sát thương.

Thủ tướng Kishida thông báo như trên trong cuộc họp báo chung với tổng thống Volodymyr Zelensky tại Kiev, sau chuyến thăm ngày hôm qua. Thủ tướng Nhật cũng cho biết ông quyết định đến Ukraina trực tiếp gặp tổng thống Zelensky để bày tỏ tình đoàn kết không lay chuyển của Nhật Bản với Ukraina, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima.

Tại Kiev, thủ tướng Nhật đã lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina và coi đó là hành động phá vỡ nền tảng trật tự quốc tế. Ông Kishida cho biết Nhật Bản sẽ thể hiện quyết tâm tại hội nghị thượng đỉnh G7 để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và giải quyết các thách thức lương thực toàn cầu.

Vẫn theo NHK, ông Kishida tuyên bố Nhật bản sẽ ở bên cạnh Ukraina cho đến khi hòa bình trở lại trên đất nước này. Về phần mình, tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky đánh giá cao chuyến thăm Kiev của ông Kishida, ca ngợi thủ tướng Nhật là « người bảo vệ trật tự thế giới có uy lực ». Ông Zelensky cho biết dự kiến phát biểu qua video tại thượng đỉnh G7 Hiroshima.

Hội nghị Quốc tế về Nước ngọt : Liên Hiệp Quốc kêu gọi chia sẻ nguồn nước


Ảnh minh họa : Những đứa trẻ đi lấy nước vào các hộp nhựa trên sa mạc gần Dertu, Kenya ngày 24/10/2021. AP - Brian Inganga
Minh Anh
Ngày 22/03/2023, Liên Hiệp Quốc tổ chức một Hội nghị Quốc tế đặc biệt về nước ngọt, tại New York, Hoa Kỳ và cảnh báo nhân loại cần chuẩn bị đối phó với một cuộc khủng hoảng « nước ngọt » do hiện tượng biến đổi khí hậu và nạn ô nhiễm gây ra.

Theo AFP, một ngày trước hội nghị, Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo báo động nguy cơ khan hiếm nước có thể dẫn đến những căng thẳng địa chính trị, nhất là giữa những nước chia sẻ cùng một nguồn nước ngọt.

Tại châu Phi, 90% những nguồn nước này phải được chia sẻ. Do vậy, để dự báo các xung đột tiềm tàng, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một sự hợp tác xuyên biên giới nhiều hơn trong lĩnh vực này. Ngày càng có nhiều nước tham gia ký kết Công ước về Nước ngọt năm 1992. Công ước khung này, là công cụ chính cho cộng đồng quốc tế để điều chỉnh việc chia sẻ nguồn nước.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten giải thích :

« Lúc ban đầu, đây là một công ước ký kết giữa các nước châu Âu, nhưng từ năm 2016, văn bản này cho phép các nước là láng giềng của nhau trên thế giới đặt ra các nguyên tắc cùng khai thác các con sông, các dòng chảy, mạch nước ngầm hay các cơ sở hạ tầng như đập giữ nước.

Mức độ áp dụng công ước này ngày càng tăng tại châu Phi phần nào được giải thích nhờ vào nhiều yếu tố : 90% nguồn nước ngọt của châu Phi là xuyên biên giới, trong khi hiện tượng khí hậu ấm dần và áp lực dân số sẽ làm cho nước trở nên khan hiếm hơn.

Chẳng hạn như, làm thế nào xử lý việc đất nước Nigeria sẽ có số dân tăng từ 200 lên 400 triệu người từ đây đến năm 2050, trong khi hơn 60% dân số sống tại lưu vực chứa nước (bassin aquifère) Niger, được chia sẻ với 9 quốc gia ? Quốc gia này sẽ để ngỏ khả năng nghiên cứu với các nước láng giềng.

Các nước châu Phi cũng đã quen với việc hợp tác trong lĩnh vực nước : Họ đi đầu trong lĩnh vực này, khi cho thiết lập ngay từ những năm 1970 một cơ chế quản lý chia sẻ những dòng sông như việc điều hành con sông Senegal, đi từ Senegal, qua Mauritanie, Guinéa rồi đến Mali.

Với công ước này, không chỉ các nguồn nước trên mặt đất sẽ được quản lý mà cả các mạch nước ngầm, vì cho đến lúc này các mạnh nước ngầm vẫn chưa được quản lý. »

Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cấm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Nga


Ảnh minh họa : Một con tàu ở biển Marmara gần eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/07/2022. AP - Khalil Hamra
Minh Anh
Chỉ cách nay vài tuần, Thổ Nhĩ Kỳ còn là một trong số các cảng trung chuyển ưu tiên của Nga cho các loại hàng hóa nằm trong danh sách bị quốc tế trừng phạt. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 3/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã siết chặt chính sách và không cho phép trung chuyển những loại hàng hóa này sang Nga.

Biện pháp này của Ankara được đưa ra dưới áp lực của Mỹ và châu Âu. Thông tín viên đài RFI, Anne Andlauer tại Istanbul giải thích :

« Thổ Nhĩ Kỳ không áp dụng các biện pháp trừng phạt của quốc tế, nhưng nước này có những cam kết với các đối tác là không giúp Nga lách các trừng phạt. Thế nhưng, nhiều loại hàng hóa dưới lệnh trừng phạt trước đây vẫn trung chuyển qua lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ giờ, hải quan Thổ Nhĩ Kỳ không còn cho phép điều đó, như lời xác nhận của Akif Demiral, một nhà môi giới hải quan tại Istanbul.

Ông nói : "Bất kể nước xuất xứ là gì, từ giờ, những loại hàng hóa này đi sang Nga hoàn toàn bị cấm trung chuyển. Một phần lớn hàng hóa đó cho đến tận lúc này đã trung chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường hàng hải."

Nhưng Akif Demiral cũng lưu ý thêm rằng những biện pháp cấm mới này của hải quan lại không liên quan gì đến những mặt hàng xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông giải thích :

"Do vậy có nhiều khả năng những thứ hàng hóa này được nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ, để rồi sau đó người ta tái xuất sang Nga. Các doanh nghiệp Nga muốn thực hiện quy trình này phải có hay thành lập một công ty tại Thổ, hay có một quan hệ đối tác với một doanh nghiệp đóng ở Thổ Nhĩ Kỳ để có thể xuất khẩu hàng. Trong khi chờ đợi, các container chất chồng đầy ở cảng, điều này đương nhiên đã làm tăng các khoản chi phí."

Không còn cảng trung chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp Nga tìm kiếm các lộ trình khác, nhất là thông qua ngảKazakhstan. Nhưng theo quan sát của Akif Demiral, nhìn vào vị trí địa lý, các cơ sở hạ tầng của Kazakhstan, việc tìm kiếm một giải pháp thay thế Thổ Nhĩ Kỳ là không đơn giản. »

Không có nhận xét nào: