Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Em Còn Nhớ Mùa Xuân (Ngô Thụy Miên) – Sĩ Phú – Video SHD: Trần Ngọc Autumn.

 Nguồn gốc sáng tác Nhạc Phẩm ECNMX.(Trích đăng: Báo Người Việt Tây Bắc).

<!> Ðây là đoạn đầu và đoạn cuối trích trong bài thơ của một chàng trẻ tuổi bị kẹt lại Việt Nam sau biến cố 1975 gửi cho người yêu của chàng đã qua được bến bờ tự do, và lúc bấy giờ đang định cư ở California. Nếu chàng trẻ tuổi chỉ là một người bình thường thì chắc chắn bài thơ này chỉ có một người được đọc là cô bạn gái của chàng. Và theo thời gian, có thể bài thơ sẽ chìm trong quên lãng. 

Nhưng, chàng lại là một nhạc sĩ tài hoa, tên Ngô Thụy Miên, nên bài thơ đó đã được chàng  phổ thành nhạc. Ít lâu sau, mọi người được biết đến bài thơ dưới hình thức lời của một bản tình ca có tên là "Em Còn Nhớ Mùa Xuân".

 .........................................................................................................................

Tiểu sử NS Ngỏ Thụy Miên. ( Trích Wikipedia)

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng, và là con thứ hai trong một gia đình 7 người con. Ông lớn lên trong môi trường sách vở và thơ văn, do gia đình ông có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau này ở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) khi vào định cư ở Sài Gòn. Tại đây, ông học trường Trung học Nguyễn Trãi và sau đó là Trường Đại học Khoa học Sài Gòn.

Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo học vĩ cầm với Giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với Giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, ông quen biết với Đoàn Thanh Vân (con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu), và hai người đã có một mối tình.[1]

Năm 1963, ông bắt đầu viết nhạc. Tình khúc đầu tiên mà ông sáng tác là bài "Chiều nay không có em" hoàn tất vào tháng 2 năm 1965, được giới sinh viên học sinh lúc bấy giờ hưởng ứng rất nồng nhiệt.

Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh LyDuy TrácThái ThanhLệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang,...

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Malaysia, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài "Em còn nhớ mùa xuân" gởi tặng riêng cho người yêu của ông là Đoàn Thanh Vân. Sau 6 tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal (Canada) vào tháng 4 năm 1979.

Từ San Diego (Hoa Kỳ), Đoàn Thanh Vân được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình đã bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Quận Cam, California. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington.

Trong thập niên 1990, nhạc sĩ tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới.

Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước. Theo đánh giá của nhiều người, thì Ngô Thụy Miên chính là "một nhạc sĩ tài hoa đích thực"...[3]

Nói về việc bén duyên với các bản tình ca, nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên cho biết:[4]

"Với tôi, chiến tranh chỉ là giai đoạn. Tình yêu mới là vĩnh cửu. Từ khi bắt đầu viết nhạc, tôi đã chọn cho mình một hướng đi, đó là tình ca. Và trước tôi cũng như sau tôi đã có nhiều nhạc sĩ viết về chiến tranh, về quê hương, về thân phận… Tất cả chúng tôi đều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, mỗi người một khuynh hướng khác nhau. Tôi chỉ xin được nhớ đến như một người viết Tình Ca không hơn không kém.

Tôi không viết nhạc để sống, mà tôi sống để viết nhạc… Nếu đời hay người đời chia sẻ được với tôi thì đó là một niềm vui".

 

Tiểu Sử Ca sĩ Sĩ Phú: (Theo Wikipedia).

 

Ca sĩ Sĩ Phú (1942-2000) theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, và cư ngụ tại Sài Gòn cho đến năm 1975. Ông tốt nghiệp trung học lúc chưa đầy 16 tuổi rồi nhập học Trường Đại học Khoa học. Năm 18 tuổi, ông đã là giáo sư trung học đệ nhất cấp,dạy toán và lý hoá ở hai trường Trung học La San Nghĩa Thục và Thăng Long tại Sài Gòn.


Ông gia nhập Không Quân QLVNCH vào năm 1962 và mang tới cấp hàm thiếu tá không quân. Năm 1968, Sĩ Phú bắt đầu sự nghiệp ca hát khi trình bày một nhạc phẩm trên đài truyền hình Việt Nam trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không quân. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở nên nổi tiếng với những nhạc phẩm tình cảm lãng mạn, trong số có những nhạc phẩm tiền chiến như: "Tà áo xanh", "Trở về bến mơ", "Em tôi", "Hoài cảm", "Cô láng giềng"... Đến nay một số ca khúc như "Mắt biếc", "Chuyện tình buồn", "Niệm khúc cuối", "Chiếc lá cuối cùng"... có người cho rằng không có ca sĩ nào để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc như giọng hát của Sĩ Phú.

 

 Mặc dù nổi tiếng, nhưng coi việc ca hát chỉ là nghề phụ, Sĩ Phú rất ít xuất hiện trong các sân khấu nhạc hội hay vũ trường ở Sài Gòn, nhưng ông thường hát trong những chương trình ca nhạc tổ chức tại Câu lạc bộ Không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất. Năm 1975, Sĩ Phú rời Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã tốt nghiệp ngành kỹ sư viễn thông và làm việc toàn thời gian cho một công ty Mỹ. Người chung đường đời với ông lúc bấy giờ là ca sĩ Uyên Ly.[1]

 

Tại hải ngoại, ông đã đi lưu diễn ở nhiều nơi tại Canada, Úc, Pháp, Bỉ... Sau đó, trong khoảng 10 năm, Sĩ Phú hầu như không tham gia các hoạt động văn nghệ. vì "biến cố" con gái ông mất năm 1983, nên ông sinh ra chán nản và "bỏ nghề không muốn hát nữa, Đến năm 1995, ông mới tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh sản xuất và xuất bản hai CD của ông (Tà áo xanh và Trái tim hững hờ). Ông mất ngày 19 tháng 7 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi. Trước đó ba tuần, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là Còn chút gì để nhớ tại vũ trường Majestic, ở nam California. Người bạn tri kỷ cuối đời của ông là Ngọc Lan (không phải ca sĩ Ngọc Lan).

 

Sau khi ông qua đời, Ngọc Lan đã gom góp những kỷ niệm viết thành hồi ký Biết bao giờ nguôi[3] mà theo BBC: "Đó có thể nói là một sự trải nghiệm ngợi ca lòng can đảm, tình nghĩa vợ chồng sắt son và trên hết là tình yêu thương cao cả của con người với nhau, cho nhau và vì nhau."


Không có nhận xét nào: