Đọc Để Thấy “Kẻ Ác” Đã Thắng Cuộc Chiến, Gần Nửa Thế Kỷ Sau, Vẫn Cái Tâm Dã Man Trả Thù Bên Thua Cuộc! Nhất Là Với Cô Bé Gái Ca Sĩ Có Gốc VNCH Gần Đây, Tâm Địa Hèn Hạ Như Thế, Hèn Gì Mà Không….Xuống Hố Cả Nước! (XHCN! So Sánh, Kết Thúc Cuộc Chiến Nhìn Lại: Tại Sao Mỹ Thành Cường Quốc! Chiến Tranh Nam Bắc Mỹ (1861-1865), Hình Ảnh Đẹp, Qua Địa Điểm Đầu Hàng Lịch Sử Tại Appomattox!Lịch sử là những sự thật và thường là bài học lập lại, liên hệ đến tương lai. (Những nhân vật đóng vai trong lịch sử, dù muốn dù không, hành động của họ cũng ảnh hưởng đến tương lai của cả một quốc gia, mà họ là Công dân. Cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ (1861-1865), có những điểm tương đồng và dị biệt với cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhưng cách kết thúc hoàn toàn khác nhau. Đưa đến tương lai đất nước hoàn toàn khác nhau, một bên thành cường quốc số một thế giới, một bên thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới!
Riêng Mỹ, số thương vong rất cao, chiến tranh Nam Bắc Mỹ làm thiệt mạng gần 600.000 quân lính hai bên, chỉ trong vòng 4 năm. Số thương vong của cuộc chiến tranh Việt Nam, tuy không có số thống kê chánh thức, nhưng ít ra cũng 4,5 lần nhiều hơn, trong 20 năm cuộc chiến Quốc & Cộng.
Khác nhau là Bắc Mỹ tranh đấu cho lý tưởng giải phóng nô lệ đã thắng! Miền Nam Việt Nam, có lý tưởng tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ, thì lại thất trận! Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng hơn hết, đó là cung cách cao thượng hay hèn hạ, trong thời điểm kết thúc cuộc chiến.
Mỹ: Những bãi chiến trường và nghĩa trang quân đội của hai miền Nam Bắc Mỹ cùng chôn chung hiện nay, là di tích lịch sử trân quý, của quốc gia Hoa Kỳ. Ông cha họ, không có trả thù, phe thắng, không coi chiến thắng là vinh quang.
Cộng Sản Việt Nam thì khác: Kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam, tắm máu là hận thù! “Giết giết giết! bàn tay không ngừng nghỉ!” Hàng trăm ngàn người Lính bên thua cuộc, bị lùa vào trại cải tạo, (thật ra là trại tù, không có bản án, không có ngày ra!) Lùa hàng triệu người đi kinh tế mới, để cướp nhà cướp của. Ngụy quân, ngụy quyền, trở thành công dân hạng bét trong xã hội. Hàng triệu người không chịu nổi phải vượt biên, tìm cái sống trong cái chết, gần nửa triệu người đã lấy đại dương mênh mông là mồ chôn! Người sống thì bị 2 lần rửa tiền, tài sản chẳng còn gì. Người chết cũng không được yên, san bằng mồ mả ở các nghĩa trang quân đội của QLVNCH.
Sau gần nửa thế kỷ tiến lên Thiên Đàng XHCH, xã hội suy hóa vô đạo đức, nhân tâm ly tán, kinh tế băng hoại, mất đất dâng biển cho Tầu Cộng, lòng dân oán hận.
Tất cả chỉ vì cái nhìn thiển cận, cái tâm hẹp hòi, cố chấp và bất tri lý, của những kẻ chiến thắng, sống trong hào quang mù quáng, điên cuồng, con ếch, mà cứ tưởng mình là con bò!
Kính xin, những người còn nghĩ đến Quê Hương, Đất Nước, đọc bài viết sau đây, không mới, nhưng nói đến nhân cách cao quý, tâm cao thượng, của những nhân vật ở phe chiến thắng, lẫn chiến bại, trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ. Để từ đó, chúng ta có thể đối chiếu với tư cách thấp kém, nhỏ mọn của bọn cầm đầu của đảng CSVN, đưa đất nước, sau gần 50 năm, thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới! Nhìn ra nguyên nhân ngay! Tại ai?
Hình Ảnh Xúc Động Đầy Tình Người Kết Thúc Cuộc Chiến Nam & Bắc Mỹ!
(Theo William Zinsser)
-Tôi không phải là người say mê về cuộc nội chiến. Tôi không bao giờ có ý muốn thăm viếng những địa điểm chiến trường nổi danh ngày xưa và khơi dậy diễn tiến của những trận đánh nầy. Chuyện xảy ra có quá nhiều bi thảm, nó là chuyện buồn!
Thế mà có một địa danh trong lịch sử cuộc nội chiến luôn luôn ám ảnh tôi, đó không phải là một bãi chiến trường, mà chỉ là tên của một ngôi làng nhỏ, hai bên xung đột cùng nhau kết thúc cuộc chiến: có tên Appomattox!
Để viếng nơi đây, tôi lấy máy bay đến thành phố Richmond và lái xe về phía tây của miền nam tiểu bang Virginia. Tôi chọn lộ trình đi ngang dịa thế nơi tướng Lee (1) đã dàn quân miền Nam trong tuần lễ cuối cùng của trận chiến. Trong suốt 9 tháng trời, quân đoàn Bắc Virginia của tướng Lee, đã án binh gần Petersburg, phía nam thành phố Richmond. Vào ngày 2 tháng 4, cuộc chiến coi như kết thúc. Quân miền Bắc bao vây gần 1/5 quân của tướng Lee tại Saylef's Creek và bắt giữ 7.000 tù binh! Được tin nầy, tướng Lee than: "Trời ơi! quân ta đã tan rã, đại bại rồi hay sao!".
Thật vậy, phần lớn quân binh lính của ông đã tan hàng! Không còn sức chiến đấu, vì đói khát và kiệt sức. Một số đông binh lính đào ngũ, quân số của tướng Lee, lúc này chỉ còn lại 30.000 người!
Trong lúc vội vã lui binh về phía tây, tướng Lee nhận được một bức thơ tay của tướng Grant, kêu gọi ông đầu hàng!
Quân số quá ít so với địch quân và gần như bị bao vây khắp tứ bề, sự lựa chọn của tướng Lee rất giới hạn, khó mà lựa chọn.
Một viên sĩ quan đề nghị phân tán và đánh du kích, tướng Lee không đồng ý.
Ông giải thích tiếp tục đánh nhau, chỉ gây thêm đau khổ, chết chóc không cần thiết cho dân miền Nam.
Ông nói: "Không còn giải pháp nào khác hơn, không cần giữ danh dự nữa, là tôi phải đến gặp tướng Grant, nếu không, tội của tôi, đáng chết ngàn lần!".
Ngày 9 tháng 4, tướng Lee ra lịnh viên sĩ quan tùy viên, đại tá Charles Marshall, đến một ngôi làng kế bên, Appomattox Court House, để tìm một địa điểm cho ông và tướng Grant gặp mặt.
Theo trí nhớ của tôi từ lúc còn đi học, tướng Grant (2) và tướng Lee họp trong một tòa án! Thật sự không phải như vậy.
Tôi được biết trong cuộc viếng thăm, ở miền nam tiểu bang Virginia vào thế kỷ thứ 19, những ngôi làng nào có đại biểu trong quận hạt đều có hai chữ "Court House" đi liền, theo tên của ngôi làng đó.
Thật ra, khi đại tá Marshall đi ngựa vào ngôi làng nầy, nhằm ngày Chúa nhựt lễ Phục sinh, tòa án đóng cửa. Ngôi làng vắng vẻ và không có hoạt động. Ở đây còn lại khoảng 100 người, phần lớn là người nô lệ, nhiều người da trắng, khi nghe quân đội đến, đã bỏ làng ra đi.
Một người ở lại, nhà buôn bán Wilmer Mc. Lean, được đại tá Marshall thương lượng, để dùng ngôi nhà của ông ta, làm địa điểm bàn thảo việc quy hàng!
Tướng Lee đến trước, tuy bên quy hàng, nhưng lại mặc lễ phục oai nghiêm, mang dây biểu chương và đeo kiếm!
Tướng Grant, bên chiến thắng, thì lại mặc đồ tác chiến thường ngày, quần và giày còn bám đất hành quân.
Sau khi bắt tay, hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật, về cuộc sống quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ (3). Sau cùng, tướng Lee mới đề cập đến "mục đích của buổi gặp gỡ của 2 chúng ta ngày hôm nay!".
Tướng Grant bèn lấy cây viết chì, như không có chuẩn bị, viết vội vã những điều kiện đầu hàng và trao lại cho tướng Lee.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant trao, tướng Lee nói: "Những điều kiện nầy, sẽ là môt tác động tốt, vui vẻ hòa bình và giữ danh dự cho quân sĩ của tôi!" Cám ơn ngài!
Điều kiện đầu hàng không đòi hỏi, bất cứ hành động nào nhắm vào sự trả thù... địch quân! Sau khi nộp vũ khí, họ được tự do về lại quê nhà!
Một mục khác, chứng tỏ lòng cao thượng bên thắng cuộc. Tướng Lee đề cập đến nhiều binh lính của ông dùng ngựa đi đánh trận, ông hỏi tướng Grant rằng, những quân lính nầy có thể giữ lại ngựa của họ, để lo cho cuộc sống mới được không?"
Tướng Grant vui vẻ chấp nhận và ông tràn đầy lòng thông cảm nói rằng, “hầu hết là những người nông dân và nếu họ không có ngựa, ông e rằng họ khó lòng trồng trọt để sống qua mùa đông!”
Tướng Lee trả lời: "Điều nầy sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc, là niềm vui cho đất nước của chúng ta!".
Trước khi chia tay, ông cho tướng Grant còn cho biết rằng, ông sẽ trao trả tất cả những tù binh miền Bắc, vì ông không đủ lương thực cung cấp cho họ, và ngay cả thiếu lương thực cho binh lính của ông. Tướng Grant nói ông sẽ gởi sang cho binh lính của tướng Lee 25 ngàn phần lương thực khô! để họ dùng, khi trở về lại quê nhà!
Khi tin đầu hàng miền Nam tức tốc bay đến doanh trại, quân miền Bắc hò reo, bắn đại pháo để ăn mừng! Tướng Grant ra lịnh ngưng ngay lập tức!
Ông nói với các sĩ quan trong bộ tham mưu của ông: "Chiến tranh đã chấm dứt, quân mà ta coi là phản loạn, trước đây ta đòi bắn bỏ! bây giờ, tất cả là đồng bào thân yêu của chúng ta!".
Tướng Grant cảm thấy không thể có cảm giác "vui mừng" trước sự quy hàng của...một kẻ thù! Nhưng là những người chiến binh, đã chiến đấu một cách anh dũng trong lý tưởng của họ, trong bao nhiêu năm qua.
Trong khi đó, khi được tin ân xá, quân đội miền Bắc không đợi lịnh, họ tự động đem sang trại quân miền Nam từng bao thịt bò, thịt "bacon" chia sẻ và những thức ăn khác mà quân đội miền Nam từ lâu thiếu thốn. Giây phút thật cảm động, không khí chiến trường mà không có phân biệt địch ta!
Ngày lịch sử: Vào ngày 12 tháng 4, bốn năm sau kể từ ngày tấn công Fort Sumter, gây ra cuộc nội chiến Nam & Bắc, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng để đầu hàng, trao nộp vũ khí. Chính tại nơi nầy, hành động hòa giải, thương yêu cuối cùng đã xảy ra và đó là tất cả ý nghĩa, biến thành địa điểm lịch sử, ngày mà nhiều người Mỹ gọi “God Bless America!” mãi mãi, tại Appomattox!
Một nhân vật đáng kính, ông Joshua L. Chamberlain, một tướng lãnh miền Bắc, được chỉ định tiếp nhận binh sĩ miền Nam quy hàng. Ông rời chức giáo sư tại trường đại học Bowdoin để nhập ngũ. Ông đã được thăng chức nhiều lần tại mặt trận về sự can đảm. Ông bị thương sáu lần, một lần trầm trọng cho đến nỗi bác sĩ quân y không cứu chữa, vì coi ông như đã chết!
Ngày hôm đó, trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, tướng Chamberlain nhìn những binh sĩ miền Nam xơ xác, tả tơi từ trên đường đồi đi vào làng, dẫn đầu là tướng John B. Gordon.
Sau nầy, tướng Chamberlain viết lại: "Giây phút đó làm tôi thật sự xúc động,...muốn bật khóc! không còn phân biệt thù địch, tất cả là anh em! Tôi quyết định để đánh dấu giây phút “thổn thức” tràn đầy trong tim nầy. Trong quân đội, không có biểu hiện thừa nhận, tôn trọng hơn là cái chào tay!” và tôi đã ra lịnh cho cả đoàn quân miền Bắc thực hiện!
Chào tay một đoàn quân chiến bại? Tôi cũng biết rằng, sẽ có rất nhiều người chỉ trích thái độ của tôi sau nầy.
Tôi đã không xin phép để hành sử như vậy và thật sự tôi cũng không đòi hỏi được khoan dung về hành động nầy.
Đối diện với chúng tôi, trong tư thế bại trận nhưng can trường, anh dũng, họ là biểu tượng của tinh thần trượng phu, những con người không rã rời, không đau khổ, bất chấp tử vong và không có một sự tuyệt vọng nào có thể khuất phục họ được.
Bây giờ đây, họ trở thành những con người ốm yếu, tả tơi và đói khát, nhưng họ đứng sừng sững, can trường, mắt nhìn ngang vào chúng tôi, làm sống dậy những sự ràng buộc thiêng liêng cao cả tình hy sinh cho đất nước hơn hết. Những đấng nam nhi như vậy, sao lại đòi ruồng bỏ, không được hội nhập vào một Hợp Chủng Quốc! vượt qua thử thách này, nước Mỹ sẽ vững vàng!".
Đáp lại lịnh của tướng Chamberlain, "tức thời tất cả hàng ngũ của quân miền Bắc, từ đơn vị nầy đến đơn vị khác, đều nghiêm chỉnh chào tay! Tướng dẫn đầu đoàn quân, ngồi trên lưng ngựa trông buồn bã, đầu cúi xuống! Bỗng nghe được tiếng động của sự cả đoàn quân cùng chào tay và nhận ra hàm ý của việc đối xử “huynh đệ” nầy! Ông chợt tỉnh, di chuyển một cách tuyệt diệu hiên ngang, căng dây cương, làm con tuấn mã ở một vị thế nhìn thẳng! Rồi ông theo quân cách chào lại, bằng cách hạ kiếm ngang mũi giày và ra lịnh cho các đơn vị theo sau thi hành lễ nghi đúng quân cách, khi đi ngang hàng quân Bắc Mỹ!
Quá tuyệt vời! Danh dự được đối xử bằng danh dự! Luận anh hùng, bất kể thắng thua!
Phía thắng trận, không còn tiếng kèn thắng trận, không một tiếng trống, không một tiếng reo hò, không một lời nói hay một tiếng sầm xì về một sự vinh quang... hư ảo! mà là một sự im lặng rợn người và nghẹt thở, dường như là một sự diễn hành thông cảm của những trái tim, qua những dòng nước mắt!".
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam ở thế chào đi ngang những người miền Bắc cũng ở thế chào. Họ giao vũ khí, những lá cờ miền Nam tơi tả và trở về quê.
Gần 100.000 quân miền Nam đã quy hàng ở địa điểm lịch sử Appomattox! Vài ngày sau, tất cả đều rời nơi nầy.
"Sau diễn tiến của sự quy hàng, ngôi làng trở lại nhịp sống bình thường"
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: Làng Appomattox hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia, gồm ngôi nhà của ông Mc. Lean xây cất trở lại, tòa án và 20 căn nhà nhỏ hơn.
Ông Wilson và tôi ngồi dưới cổng nhà Clover Hill tân trang, nơi đây, tướng Grant đã đặt in 28.231 giấy chứng nhận phóng thích cho binh sĩ miền Nam. Chúng tôi nhìn qua khung cảnh trầm lặng mênh mông. Con đường từ đó quân sĩ miền Nam đi xuống ngôi làng xuyên qua một vùng ruộng lúa, có thể nhận ra rõ ràng trong một bức tranh vẽ hồi thế kỷ 19, cho đến nỗi tôi hình dung thấy họ đang di chuyển xuống con đường đó một lần nữa.
Hiện nay có khoảng 130.000 du khách đến viếng di tích nầy hàng năm. Ông Jon B. Montgomery, quản trị viên, nói: "Họ đến tìm nguồn cảm hứng yêu thương, trong tình đất nước! Câu chuyện chúng tôi kể cho họ nghe không phải là trận đánh cuối cùng, nhưng là sự hòa hợp của quốc gia và những điều kiện rộng rãi, nhân nhượng của sự quy hàng do tướng Grant đề nghị.
Tướng Grant không muốn đóng vai một vị anh hùng chiến thắng. Đề tài "khoan dung" và "hòa hợp" cứ vang mãi trong tai tôi trước sự trầm lặng, ấm áp của Appomattox!
Ông Wilson nói: "Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa, trái tim rộng lớn. Hai ông nhận thức rằng, những nỗ lực hai bên dùng vào cho cuộc chiến, đã gây ra bao nhiêu phân hóa đau thương trong bao nhiêu năm qua, cần phải được vận dụng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù! tàn phá!".
Có ba nhân vật sống mãnh liệt trong lòng tôi. Hai trong ba nhân vật đó, tướng Lee và tướng Grant còn ngời sáng với đức tánh trí dũng mà người Hoa Kỳ, còn ngưỡng mộ đến ngày hôm nay.
Một người tượng trưng cho sự quý phái và truyền thống trưởng giả của miền Nam cổ kính, và người kia là hình ảnh của một con người bình thường và tự lập của miền Bắc, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ.
Người thứ ba không ai khác hơn là Tổng Thống Lincoln (4). Ở giai đoạn sau cùng, Appomattox chính là màn diễn xuất của ông. Tôi hầu như thấy ông đang đứng phía bên kia chiếc bàn trong nhà của ông Mc. Lean khi tướng Grant viết sơ qua về những điều kiện đầu hàng. Tôi cũng biết rằng ông Lincoln thường tuyên bố ông muốn cuộc chiến tranh chấm dứt trong sự khoan dung, đại lượng, nhưng tôi không biết ông và tướng Grant có thì giờ để thảo luận vấn đề nầy hay không.
Ông Ron Wilson nói rằng hai người đã gặp nhau hai tuần lễ trước đó, trên chiến hạm River Queen ở sông James, và hai ông đã thảo luận rất lâu về những diễn tiến chấm dứt cuộc chiến một cách nhanh chóng và những xáo trộn có thể xảy ra vào thời hậu chiến. Ông Wilson nói với tôi: "Ông cũng nên biết thêm ông Lincoln đã nói: “hãy để họ buông súng một cách thoải mái, không hận thù!".
Ghi chú thêm:
(1) Robert E. Lee, tư lịnh quân đội miền Nam, được nhiều sử gia xem như một tướng lãnh tài giỏi nhứt trong cuộc nội chiến. Ông đã chận đứng được sự tiến quân của miền Bắc nhằm đe dọa thủ đô Richmond, Virginia của miền Nam. Sau đó, vì thiếu thốn phương tiện và quân số, ông phải đầu hàng tại Appomattox. Sau chiến tranh, ông là viện trưởng của trường đại học Washington và kêu gọi dân miền Nam đoàn kết góp phần xây dựng Hợp Chủng Quốc.
(2) Tướng Ulysses S. Grant sau đó đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ hai nhiệm kỳ (1869-1877).
(3) Chiến tranh Mễ Tây Cơ (1846-1848) xảy ra giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ về sự tranh chấp biên giới phía Bắc và Đông của tiểu bang Texas vừa được sáp nhập vào Liên Bang năm 1845. Hoa Kỳ thắng cuộc chiến tranh nầy và Mễ Tây Cơ với Hòa Ước Guadalupe vào tháng 2/1848 chịu nhượng cho Hoa Kỳ phần còn lại của Texas, đồng thời Hoa Kỳ cũng kiểm soát luôn California, Nevada, New Mexico và Wyoming. Hoa Kỳ đồng ý bồi thường $ 18.250.000 chiến phí cho Mễ Tây Cơ (trị giá hiện nay khoảng $600.000). Sự sáp nhập những tiểu bang mới nầy vào liên bang cũng là trong những nguyên nhân đưa đến cuộc nội chiến vì các tiểu bang mới không được phép dùng nô lệ. Do đó, số tiểu bang không chấp thuận nô lệ đã tăng thêm và Thượng Viện mất quân bình bất lợi cho miến Nam.
(4) Tổng Thống Abraham Lincoln, chỉ hai ngày sau khi chấm dứt chiến tranh, vào ngày 14.04.1865 bị ám sát chết trong lúc ông đang tham dự một buổi trình diễn tại hí viện Ford ở Washington D.C. Người ám sát ông là diễn viên John Wickes Booth, một người có khuynh hướng ủng hộ miền Nam.
Ngược Lại: Hình Ảnh CS Việt Nam Trả Thù Cho Đến 47 Năm Sau Kết Thúc Cuộc Chiến! (Năm 2023, Là Năm 48!)
-Kỷ niệm cái ngày “triệu người vui, triệu người buồn” của người Việt, các TP lớn, sẽ lại bắn pháo hoa. Thường thì những ngày lễ lớn vào năm chẵn, nhà cầm quyền sẽ tổ chức trọng thể, “hoành tráng” hơn năm lẻ. Có pháo hoa, có duyệt binh, có ca nhạc hội… để dân chúng được dịp vui vẻ, tự hào và “quên đi cái dạ dày xẹp lép,” từ ngày tiến lên cái Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa! Nhưng năm nay, mặc dù là năm lẻ, 47 năm kể từ ngày “thống nhất đất nước,” ông Nguyễn Văn Nên, vẫn muốn khuấy động Sài Gòn bằng những hoạt động hoạt náo, xua bớt cái âm khí nặng nề ám ảnh thành phố suốt hai năm ôn dịch hoành hành?
Nhân dịp ngày “triệu người vui, triệu người buồn,” người Việt nên chăng nhìn về đoạn đường 47 năm đã qua, với một đôi mắt mở to, khách quan và tôn trọng sự thực? Người Việt được gì, ngoài mất tất cả! Được hết là thân phận của những “chủ nhân đất nước”, mà khiêm nhường, xưng là “đầy tớ” ở xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa hôm nay! Tương lai nào đang chờ đợi, mãi mãi không thấy…ánh sáng cuối đường hầm!
*47 năm qua đi như một cái chớp mắt của lịch sử, nhưng với đời người thì là chặng đường dài. Khoảng thời gian đó, đủ để một Hàn Quốc đói nghèo trở thành một cường quốc, một làng chài Singapore, trở thành trung tâm tài chính khu vực, quốc đảo giàu có nhất Châu Á.
*47 năm cũng là quãng thời gian đủ để 3 thế hệ sau chiến tranh đã sinh ra và lớn lên. Những thế hệ trẻ hôm nay được thừa hưởng gì từ một quốc gia đã thống nhất về mặt địa lý suốt từ Ải Nam Quan (cứ giả như vẫn còn) tới mũi Cà Mau với tài nguyên “rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu,” dưới chế độ luôn tự vỗ ngực cho rằng mô hình cai trị mang tên XHCN, là sự lựa chọn tất yếu của văn minh nhân loại, là chế độ ưu việt “do dân và vì dân” như Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Đất nước ta, chưa bao giờ được như thế!”
*47 năm, ai là bên thắng cuộc, ai là bên thua cuộc?
Mấy hôm trước, đứa em họ của người viết gọi điện khoe rằng, sau 2 năm dịch bệnh chờ đợi, cuối cùng sắp tới đây, vui mừng vì sẽ được đi xuất khẩu lao động!… tận Hàn Quốc! Cậu này đã hoàn thành khóa học và thủ tục cần thiết để sang Hàn vào tháng Sáu và bắt đầu công việc nuôi trồng thủy sản ở bên đó với mức lương khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nếu ăn tiêu tiết kiệm và trừ chi phí khác, thuế thu nhập cá nhân… vẫn hàng tháng gửi về nhà được phân nửa số tiền lương cho vợ con. Đó là một mức lương mơ ước, cao vời vợi, cho những công việc tay chân ở Việt Nam.
Câu chuyện của cậu em họ cũng giống như hơn 120.000 người Việt mỗi năm đi lao động ở xứ người, trong nhiều năm qua. Ước tính có khoảng trên 2 triệu người Việt Nam trong 16 năm (2005 – 2021), đã bỏ lại phía sau những làng quê nghèo khó, kiếm tìm sinh kế bằng những nghề tay chân, hầu hạ (ở đợ) nơi xứ người, theo con đường xuất khẩu lao động.
Nhưng số người ra đi bằng những thùng container lạnh, bằng con đường du lịch, thăm thân, kết hôn giả… thậm chí còn lớn hơn nhiều. Cứ được ra khỏi cái thiên đường khố nạn, chết cũng được! Sự kiện bi thảm 39 người Việt chết ngạt và đông cứng trong thùng container ở Essex, Anh Quốc tháng Mười, năm 2019, chỉ hé lộ một phần nhỏ mạng lưới buôn người khổng lồ do các tổ chức mafia VC Việt và cơ quan Ngoại Giao, Bộ Công An, Cục Xuất Nhập Cảnh, hãng Hàng Không Việt Nam… cấu kết và vươn vòi bạch tuộc từ các thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.
Chỉ riêng vụ việc liên quan tới 39 tử thi người Việt trong thùng container lạnh ở Essex – Anh Quốc, Bỉ đã bắt giữ 11 người Việt có liên quan và công tố Bỉ cho biết, đường dây này mỗi ngày đưa hàng vài chục người Việt nhập cư trái phép vào Anh, Châu Âu trong nhiều tháng.
Bên cạnh nạn buôn người, một đội quân đông đảo hàng vạn cô gái Việt Nam, tung hoành “bán thân xác” khắp Đông Nam Á, sang cả trời Âu bằng visa du lịch để… bán dâm. Phần lớn những “nàng kiều” này đến từ những vùng quê nghèo ở đồng bằng sông nước Cửu Long.
Một nghịch lý đau đớn là vùng đất trù phú miền Nam Việt Nam, nơi có đầu tàu kinh tế Sài Gòn và vựa lúa gạo, cá tôm không những nuôi sống cả nước, mà còn chiếm tới 80% nông thủy sản xuất khẩu, nhưng mức sống người dân rất thấp. Các dịch vụ công ích như y tế, giáo dục, giao thông, xử lý rác thải, hạ tầng hết sức thiếu thốn, lạc hậu. Suốt hơn 4 thập kỷ, nhà cầm quyền Hà Nội thi hành chính sách “đào Nam, đắp Bắc” tàn khốc và không đầu tư tương xứng với tiềm lực cũng như đóng góp của vùng đất này vào ngân sách quốc gia. Nghèo đói, thất học, đã đẩy người dân vào bước đường cùng, sẵn sàng dấn thân vào những chốn nhơ nhớp, rủi ro nhất để sinh tồn.
Sự khó khăn, cơ cực của người dân đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí được chính ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận trong một bài phát biểu gần đây, trong cuộc họp bàn phương hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra hôm 22 tháng Tư. “Vùng đất mà sau nhiều năm ‘ngủ yên,’ đã được ‘đánh thức’ vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng chỉ mới ‘thức dậy’ mà chưa vươn lên mạnh mẽ. Người dân nơi đây phần lớn chỉ mới đủ ăn mà chưa khá giả, mặt bằng y tế, giáo dục chưa theo kịp cả nước.” (theo báo Thanh Niên.)
*47 năm sau tháng Tư Đen, hàng triệu người Việt ở dưới vĩ tuyến 17 đã phải bỏ nước ra đi. Họ bị tước đoạt nhà cửa, bị tù đày, bị xua đuổi lên vùng “kinh tế mới” rừng thiêng nước độc, bị gạt ra rìa xã hội, bị tước bỏ khỏi các dịch vụ công ích như giáo dục, y tế và cơ hội việc làm, sinh kế. Những kẻ “bên thắng cuộc” đã nhanh chóng trở thành những kẻ cướp bóc, trả thù tàn độc người “bên thua cuộc.” Các chính sách đàn áp thâm hiểm, có hệ thống của Hà Nội trực tiếp và gián tiếp đẩy hàng triệu người ra Biển Đông, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo khủng khiếp kéo dài gần 2 thập kỷ, kể từ 30 tháng Tư, 1975. Những người già ở Bãi Trước và Bãi Sau Vũng Tàu kể lại, sau ngày Gãy súng, có thời gian xác những người vượt biển dạt vào bờ nhiều tới mức mỗi sáng phải đem xe bò ra thu nhặt và chở đi chôn tập thể trong những rừng dương. Ước chừng khoảng trên nửa triệungười đã làm mồi cho cá qua những cơn bã tố, hoặc nạn nhân thê thảm của cướp biển Thái Lan.
*47 năm sau khi đất nước “thống nhất,” người Cộng Sản ngây ngất trên “đỉnh cao muôn trượng” với chiến thắng “chấn động địa cầu!” đế quốc nào cũng thắng! nhưng dòng người Việt vẫn tiếp tục tha phương, bỏ lại phía sau “thiên đường mù” tăm tối. Họ là đội quân chủ lực gửi về quê nhà nguồn ngoại tệ lớn gấp 4 lần tổng xuất siêu quốc gia (khoảng gần 20 tỷ Mỹ Kim) năm 2019. Nguồn ngoại tệ này có ý nghĩa sống còn với thể chế CSVN, nó được đánh đổi bởi mồ hôi, nước mắt, phẩm giá và cả những xác người chết cóng, trong thùng container lạnh của người Việt viễn xứ. Của nhưng thân xác nô lệ tình dục khắp nơi trên thế giới!
Những đồng tiền gửi về quê nghèo để xây lên những ngôi nhà to lớn, khang trang nhưng vắng bóng người ở, chơ vơ giữa những làng quê chỉ còn lại toàn người già và con nít. Những đứa bé lớn lên xa cha mẹ, đến tuổi niên thiếu nhanh chóng rơi vào nghiện hút, ma túy đá và các tệ nạn xã hội bủa vây khắp hang cùng ngõ hẻm ở nông thôn Việt Nam. Trong khi đó, nhà cầm quyền lấy hình ảnh các “làng tỷ phú, làng biệt thự” làm thành tựu phát triển kinh tế xã hội, là kết quả “lãnh đạo đúng đắn, đỉnh cao của đảng và nhà nước.”
Không chỉ người dân nghèo sẵn sàng đánh đổi mạng sống, cầm cắm nhà cửa, vay nợ lãi cao mong tìm đường sang xứ người mưu sinh. Người giàu Việt Nam cũng sẵn sàng chi hàng triệu Mỹ Kim, để có một tấm hộ chiếu ở các quốc gia Tư bản “giãy chết!”
Đặc biệt, đám quan chức Cộng Sản sau khi đã hạ cánh an toàn cùng khối tài sản khổng lồ đã trộm cắp, cướp bóc được nhờ “sự nghiệp cách mạng,” rất ưa thích sum họp cùng đám con cháu, hưởng thụ cuộc sống xa hoa ở Cali, Paris hay Dubai…
Cớ làm sao, một quốc gia tự hào về “cơ đồ, vị thế, tiềm lực chưa bao giờ được như hôm nay!” là đất nước đáng sống, có nền văn hóa “đậm đà bản sắc dân tộc, nhân ái, nhân văn,” v.v… mà từ người nghèo cho đến kẻ giàu sang đều muốn bỏ nước mà đi?
Cách đây không lâu, trên báo CAND, cơ quan ngôn luận của Bộ Công An, có một bài viết “30 tháng Tư nghĩ về những giấc mộng tan vỡ ở xứ người.” Trong bài viết có đoạn “Chiến tranh đã đi qua, vết thương đã ‘liền da’ khi quê hương hòa làm một, đất nước được vẹn tròn. Nhưng nỗi thù, sự ích kỷ và mưu lợi cá nhân vẫn còn tồn tại trong lòng những con người đó, họ chấp nhận đời tha hương mà không chịu thừa nhận thất bại, vẫn luyến tiếc cuộc sống dựa dẫm hưởng lợi từ ngoại bang, vẫn cay cú, vẫn cố tìm mọi cách thực hiện giấc mơ được ngoại bang giúp sức để trở về ‘phục quốc!’”
Hãy nhìn những gì “bên thắng cuộc” đã làm với bên thua cuộc? Có lẽ, một hình ảnh rõ ràng nhất minh chứng cho cái gọi là chính sách “hòa hợp dân tộc” của người Cộng Sản là nghĩa trang Biên Hòa, nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn phần mộ của những người lính phía “bên thua cuộc.” Phần mộ của họ bị xâm hại, bị phá bỏ, bị đục tên, bị cấm thân nhân, đồng đội đến thăm viếng trong nhiều thập kỷ. Những người nằm dưới mộ phần đó là cha anh của cộng đồng người Việt lưu vong sau 1975. Trong khi giới chức Hà Nội kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” về Việt Nam đầu tư làm ăn và tích cực gửi càng nhiều “kiều hối” càng tốt để “xây dựng quê hương.” Tính cho đến 2017, cái “khúc ruột ngàn dặm” đó đã có giá 2000 tỷ Mỹ Kim tính từ thời điểm 1990 tới nay.
Thử hỏi nếu phía “bên thắng cuộc” thực tâm thi hành một chính sách hòa hợp, không cướp bóc nhà cửa, công xưởng, không bức hại tù đày hàng trăm ngàn cán binh VNCH sau ngày 30 tháng Tư khiến 160.000 người đã bỏ xác lại trong những trại tù khổ sai… không bức hại vợ con, thân quyến của họ… thì hàng triệu người dân miền Nam có phải liều mình vượt biển hay không?
Mới đây thôi, năm 2019, ngay sát những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất, nhà cầm quyền Cộng Sản thành Hồ đã đập phá tan tành hơn 200 căn nhà ở vườn rau Lộc Hưng, xua đuổi những thương phế binh VNCH ở tuổi gần đất xa trời, thân thể không còn lành lặn… biến họ trở thành vô gia cư, không nơi nương tựa! cho đến bây giờ 2023, vẫn lang thang sống dưới gầm cầu, vỉa hè!
Chính sách tàn độc, đàn áp, truy bức những người bị coi là “ngụy quân, ngụy quyền” chưa bao giờ thay đổi. Thậm chí, sự hận thù và chia rẽ, bôi nhọ thể chế VNCH được đưa vào sách giáo khoa, được phổ biến bằng thơ ca và được coi là “lịch sử.” Đó là “lịch sử” của riêng kẻ thắng cuộc? Câu chuyện mới đây, cô hoa hậu xứ Thanh Hóa đã biểu diễn bài “Cô gái vót chông giết giặc Mỹ cọp beo” ngay trên đất Mỹ, trong một cuộc thi nhan sắc. Đó là sản phẩm của thứ giáo dục tuyên truyền thù hận. Không thể có một lý giải nào khác. Gần đây một chiến dịch tẩy chay “Cô Ca Sĩ Tuổi Teen Có Gốc Việt Nam Cộng Hòa!” gần 50 mươi năm hận thù, đến cả đời con, đời cháu!
Những tưởng như sự tàn độc, sắt máu đó người CS chỉ dành cho những người “thuộc chế độ cũ.” Nhưng không, bất kể ai nếu chống đối lại quyền lợi của những kẻ cầm quyền thì đều là “kẻ thù của nhân dân.” Thậm chí, đó là một ông lão 84 tuổi, 50 tuổi đảng, như ông Lê Đình Kình – một cựu lãnh đạo đảng cấp xã kỳ cựu, tiêu biểu. Khi ông ta chống lại quân cướp đất. Ông ta cũng nhanh chóng trở thành “khủng bố” và bị những “đồng chí” của ông ta ập vào nhà riêng bắn chết. Con cháu 3 đời nhà ông ta bị tù đày, dày vò cho tới thân tàn ma dại. Những gì đã xảy ra ở Đồng Tâm, Hà Nội hay ở Lộc Hưng, thành Hồ đều giống nhau.
Có một nhà văn Nga từng nói “Chiến tranh rồi sẽ qua đi, cách mạng rồi sẽ thôi gào thét,” nhưng trên mảnh đất này, dường như chưa bao giờ “cách mạng” ngừng gào thét!… Những người Cộng Sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Tất cả tiếng nói phản biện, những đòi hỏi về Dân chủ, Tự do ngôn luận, Minh bạch, Nhân quyền, đều là “thế lực phản động!” phá rối trật tự, an ninh.
Tự do của những tù nhân lương tâm, dân oan, di cốt của những người lính Mỹ, lính Cộng Hoà, quyền lợi của người dân thậm chí, đã được hiến định như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, biểu tình… trở thành những món đồ để chính quyền CSVN ngã giá với các nước phương Tây trong các lộ trình hội nhập quốc tế để tìm kiếm lợi ích kinh tế. Công thổ, tài nguyên quốc gia là của riêng, để đám quan chức và giới tư bản Đỏ chia chác, bán rẻ cho ngoại quốc.
Hóa ra, không chỉ những người chế độ cũ là “bên thua cuộc,” mà tất cả chúng ta, Nhân Dân và Dân Tộc này, tất cả đều là “bên thua cuộc!”
Khốn nạn! Chỉ những kẻ hung bạo tàn độc, nắm trong tay súng đạn, dùi cui, sẵn sàng đánh chết người trong đồn công an, là “bên thắng cuộc” mà thôi.
(Theo Tân Phong)
***
CS Kêu Gọi Tẩy Chay Ca Sĩ Tuổi Teen, Có Gốc Việt Nam Cộng Hòa: Người Tẩy Chay Nói Gì?
(Hình: Hanni, ngoài cùng bên trái, cùng bốn thành viên khác trong ban nhạc nữ New Jeans của Nam Hàn
Cô ca sĩ gốc Việt có gốc gác Việt Nam Cộng Hòa bị nhiều người trẻ trong nước tẩy chay vì ‘những đau thương, mất mát của Việt Nam trong chiến tranh’ và vì cô ‘không tránh khỏi bị tiêm nhiễm tư tưởng chính trị của ông bà, cha mẹ’, theo tìm hiểu của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Tuy nhiên, một số hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại mà VOA hỏi ý kiến lại cho rằng những bạn trẻ tẩy chay Hanni ‘đã bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục nhồi sọ, kích động hận thù của chính quyền Cộng sản’ và ‘không ai đáng bị kỳ thị vì nguồn gốc, xuất thân hay gia đình mình’.
Ca sĩ Hanni, 19 tuổi, có tên Việt Nam là Phạm Ngọc Hân, hiện là thành viên nhóm nhạc thần tượng New Jeans của Nam Hàn được nhiều bạn trẻ Việt Nam biết đến. Hanni sinh ra ở Úc Ðại Lợi trong một gia đình người Việt tị nạn sau chiến tranh. Ông ngoại của cô từng là sĩ quan của Việt Nam Cộng Hòa hiện đang mở một võ đường ở thành phố Melbourne.
Hanni từng có nhiều bạn trẻ hâm mộ ở Việt Nam cho đến khi cô bị một số trang fanpage nhạc trẻ truy ra lý lịch gia đình hồi đầu tháng Hai. Họ phát giác những người thân trong gia đình cô như ông ngoại, mẹ, cô… có quá khứ dính đến Việt Nam Cộng Hòa và hiện tại vẫn trưng ra những biểu tượng của chính quyền cũ như lá cờ vàng và vẫn tích cực bày tỏ quan điểm chính trị trên trang cá nhân.
“Nhà hàng của cô ruột của Hanni giảm giá cho những kẻ thù của nước ta trong trận Long Tân, chứ không phải các binh sĩ Việt Nam”, K Flower, trang fanpage nhạc trẻ Nam Hàn với trên 400 ngàn người theo dõi, viết trong một bài đăng có đến 25 ngàn lượt thích 1,5 ngàn lượt chia sẻ.
Những bài đăng nói về lý lịch của gia đình Hanni ngay lập tức đã gây bão trên mạng xã hội với nhiều bạn trẻ vào chỉ trích, lên án Hanni và kêu gọi tẩy chay cô ca sĩ trẻ này.
‘Bị Tiêm Nhiễm Phản Động’
VOA đã liên lạc một bạn trẻ tham gia tẩy chay Hanni để tìm hiểu. Cô tên Lê Ngọc Trâm, là sinh viên nhưng từ chối tiết lộ đang học ngành gì và ở trường Đại học nào.
Theo lời kể của Trâm thì cô không phải là fan nhóm New Jeans vì ‘trình độ của Hanni cũng như cả nhóm là trung bình, không có mảng nào vượt trội’. Tuy nhiên cô đã ‘ủng hộ New Jeans vì trong nhóm có thành viên người Việt’.
“Tôi chưa từng chủ động mở nhạc New Jeans để nghe nhưng có từng nghe qua một số đoạn lan truyền trên mạng xã hội”, cô Trâm cho biết.
Khi được hỏi tại sao tẩy chay Hanni vì lập trường chính trị của người thân chứ không phải của bản thân Hanni, cô Trâm nói: “Sống trong gia đình sùng bái chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đi vài bước chân là lại thấy cờ ba sọc thì không bao giờ có chuyện Hanni không bị tiêm nhiễm vào đầu cái tư tưởng phản động ấy. Nhìn gia đình em như thế chắc cũng đã dạy em phải yêu lấy cái lá cờ đó như thế nào”.
“Vấn đề chính trị luôn luôn nhạy cảm đối với một thần tượng”, cô Trâm nói thêm và cho rằng Hanni buộc phải giấu diếm quan điểm chính trị vì yêu cầu của công ty quản lý.
Trước câu hỏi của VOA rằng việc tẩy chay Hanni có phải là thái độ quá cực đoan hay không vì Hanni chỉ đơn thuần trình diễn văn nghệ, không liên quan gì đến chính trị, cô Lê Ngọc Trâm nói nguyên văn như sau: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Ủng hộ New Jeans là ủng hộ ba que. Coi ngày xưa bọn ba que trù dập Việt Cộng như thế nào mà bây giờ lại lên tiếng bênh vực con ranh phản động?”
Khi được hỏi tại sao sinh ra sau chiến tranh mà lại có thái độ ác cảm với một thể chế mà mình chưa từng sống, chưa từng biết như vậy, cô Trâm lập luận: “Tôi là người Việt, tôi biết sử Việt. Hơn nữa, gia đình tôi còn có quân nhân. Cá nhân tôi dù không sống trong thời kì loạn lạc nhưng tôi được dạy dỗ đàng hoàng. Tôi hiểu chiến tranh tàn khốc và sự nguy hiểm tiềm ẩn của thù trong giặc ngoài”.
‘Phải Thoát Fan’
Theo ý cô Trâm thì tẩy chay Hanni không cũng chưa đủ mà phải ‘tẩy chay triệt để cả nhóm New Jeans’ gồm năm thành viên.
“Bởi vì nếu ủng hộ New Jeans thì tiền về túi New Jeans vẫn chia đều ra cho năm đứa, nghĩa là nhà Hanni cũng được ăn. Việt Cộng đem tiền cho ba que nghe có ngược đời không?” cô lý giải và chỉ ra nhiều trang fanpage của Hanni ở Việt Nam hiện giờ phải đóng lại và nhiều bạn trẻ giờ đã ‘chọn thoát fan’ đối với Hanni.
Trả lời câu hỏi Hanni phải làm thế nào mới lấy lại lòng tin của các fan Việt Nam, cô Lê Ngọc Trâm cho rằng ‘chẳng bao giờ có chuyện đó đâu’.
“Hanni mà công khai chọn Việt Nam thì khó sống với gia đình em ấy lắm. Bọn tư bản ghét Cộng sản nó dập cho không ngóc đầu lên nổi”, cô cho biết
Theo lời cô Trâm thì ‘Hanni đang mượn danh gốc Việt và bập bẹ vài câu tiếng Việt cũng chỉ để lôi kéo fan Việt mà thôi’.
Trên Facebook, một bạn trẻ có Nguyễn Thị Hà Trang bình luận về việc tẩy chay Hanni như sau: “Giới trẻ Việt bây giờ đa phần không dành quá nhiều năng lượng quan tâm tới chính trị, mà phần lớn ưu tiên phát triển bản thân, học tập, sự nghiệp, gia đình bạn bè, vui chơi giải trí… Tuy nhiên chẳng thà là khuất mắt trông coi, chứ nếu mà chống phá theo gia phả đập vào mắt họ thì có khi bị cho ăn chửi”.
Cô Trang nói việc tẩy chay này ‘cũng nằm trong quy luật nhân quả mang tính truyền đời’ vì những gia đình đã mất mát quá nhiều trong chiến tranh ‘thù hận kẻ rước giặc về nhà mấy đời cũng khó mà hết’.
“Nỗi đau chiến tranh dai dẳng. Như tôi có cậu ruột bị mất. Tôi tin vào nhân quả nên đã không còn hận thù, thôi ai lạc đường thì đã có nhân quả lo”, cô Trang viết trên trang cá nhân của cô.
VOA cũng đã phỏng vấn những hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa về việc tẩy chay này và sẽ đăng ý kiến của họ trong một bài báo khác. Kính mời quý độc giả đón đọc.
Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa Nghĩ Gì Về Vụ Ca Sĩ Hanni Bị Tẩy Chay?
(Hình: Hanni Phạm, ca sĩ người Úc Ðại Lợi gốc Việt, thời gian qua là tâm điểm tranh cãi trên mạng xã hội Việt Nam.)
Không nên kỳ thị ai đó chỉ vì xuất thân của họ và giới trẻ Việt Nam nên có cái nhìn cởi mở hơn, đừng để bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền, một số người Việt ở Mỹ là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về việc ca sĩ Hanni bị nhiều bạn trẻ trong nước tẩy chay.
Ca sĩ Hanni, 19 tuổi, thành viên nhóm nhạc nữ New Jeans của Nam Hàn, mới đây đã bị nhiều bạn trẻ Việt Nam tẩy chay vì họ phát giác gia đình cô có liên hệ chặt chẽ với Việt Nam Cộng hoà và có những phát ngôn chống đối chính quyền Cộng sản.
Một bạn trẻ trong nước nói với VOA rằng ‘Hanni đáng bị tẩy chay vì chắc chắn cô bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động của gia đình’ và những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa trước đây ‘chống phá và gây đau thương cho đất nước nên bị căm thù’.
‘Không Được Dạy Hận Thù’
Từ Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ, một sinh viên kế toán tài chánh ở Đại học Portland đồng trang lứa với ca sĩ Hanni là anh Từ Đức Thanh, 20 tuổi, nói với VOA rằng ‘xuất thân [background] không quan trọng gì cả’ trong việc đánh giá một con người.
“Kỳ thị vì gia đình cũng giống như kỳ thị về chủng tộc vì chúng ta đâu có được chọn gia đình hay chủng tộc để sinh ra?” anh lập luận.
Anh Thanh cũng có xuất thân giống như cô Hanni. Gia đình anh ba đời sống ở Mỹ. Ông nội anh, cũng như ông ngoại Hanni, là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bản thân anh sinh ra ở Mỹ và chỉ nói được ít tiếng Việt. Bên cạnh học Đại học, anh còn đang được đào tạo làm sĩ quan không quân theo chương trình đào tạo sĩ quan trừ bị của không lực Hoa Kỳ.
“Nếu gia đình mình thể hiện quan điểm chính trị nào thì không có nghĩa là mình cũng ủng hộ quan điểm đó”, anh Thanh biện hộ cho Hanni.
Anh nói anh chưa bao giờ nghĩ ông cha mình là ‘phản động’ hay ‘phản quốc’ như cách một bộ phận giới trẻ Việt Nam đánh giá những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
“Họ chỉ làm những gì mà họ phải làm vào thời điểm đó. Họ đã đi theo và chiến đấu cho những gì mà họ tin tưởng, đó là tự do và dân chủ”, anh Thanh nói và cho biết bản thân anh ‘rất tự hào về cha ông mình’.
“Ông cha tôi đã trải qua rất nhiều gian khổ để gia đình tôi có được như ngày hôm nay”, anh nói.
Nhìn nhận về thế hệ những người lính Việt Nam Cộng Hòa trước đây, từ trải nghiệm của gia đình mình anh Thanh nói ‘họ phải đi chiến đấu là điều hết sức khó khăn’.
“Ông nội tôi đi chiến đấu, khiến cha tôi không có cha trong thời gian dài. Rồi sau khi chiến tranh kết thúc, ông tôi lại bị đưa đi tập trung cải tạo, gia đình lại tiếp tục bị chia cắt. Cha tôi cũng không được gần gũi với ông tôi”, anh giãi bày.
Theo lời anh thì bất chấp quá khứ đau thương trong chiến tranh, anh ‘chưa bao giờ được ông cha dạy là phải căm thù Cộng sản’. “Nói chữ thù ghét thì quá nặng nề. Chỉ là chúng tôi không đồng ý với chế độ của họ và cách họ quản lý đất nước”, anh nói.
Khi được hỏi về thái độ của thế hệ đi trước trong cộng đồng gốc Việt, anh nói ‘dễ hiểu vì sao họ vẫn còn thù hận vì họ đã trải qua những chuyện kinh khủng và đau thương dưới chế độ Cộng sản’.
“Nhưng đối với thế hệ trẻ chúng tôi, tình cảm đó không được chuyển qua nhiều”, anh nói.
Ngay cả tư tưởng chính trị, anh Thanh nói anh cũng ‘không hề bị ảnh hưởng bởi cha, ông’. “Là người trẻ lớn lên ở Mỹ, chúng tôi phải học cách có quan điểm của riêng mình. Rất khó để chúng tôi chấp nhận quan điểm của ông, cha” anh giãi bày.
Anh nói anh ‘không có vấn đề gì’ trong việc giao lưu hay làm bạn với những người trẻ có gia đình là cán bộ Cộng sản. Theo lập luận của anh thì cho dù ông cha họ có thể làm điều ác trong chiến tranh, nhưng ‘không có nghĩa là họ cũng như vậy’.
Tuy nhiên anh nói anh sẽ không thuyết phục họ về quan điểm chính trị vì ‘sẽ không đi đến đâu. “Họ thừa hưởng nền giáo dục trong chế độ nên quan điểm của họ là những gì họ được dạy dỗ hay thừa hưởng từ ông cha họ”, anh Thanh lý giải.
Bị Nhồi Sọ?
Cách anh Thanh một thế hệ, ông Lâm Sĩ, 61 tuổi, hiện là công chức nhà nước ở hạt San Diego, tiểu bang California, nói ông ‘hiểu tại sao giới trẻ Việt Nam có thái độ như vậy’ vì bản thân ông đã sống những tháng ngày niên thiếu dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam ở miền Nam sau năm 1975.
Khi đó ông Sĩ mới 13 tuổi. Sau nhiều lần vượt biên bất thành, cuối cùng ông cùng ba anh em trai cũng đến được Mỹ vào năm 1983. Ba ông, cũng như ông nội anh Thanh, là sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau chiến tranh phải đi cải tạo và sang Mỹ theo diện HO.
“Tôi từng sinh hoạt hội, đoàn ở khu phố, cũng từng bị nhồi sọ bằng những luận điệu rất ngược ngạo”, ông nói. “Tôi còn nhớ tôi đã nghe những lời kêu gọi chống đế quốc Mỹ, lên án Ngụy”.
“Những lời kêu gọi chống Mỹ nguỵ như vậy không có tác dụng. Nếu đất nước muốn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật thì phải có đầu óc mở rộng, không hận thù”.
Do đó, ông nói những bạn trẻ trong nước kêu gọi tẩy chay Hanni là ‘trẻ người non dạ nên thiếu nhận thức’. “Tôi thấy rất thương cho các em. Các em đã bị nhồi sọ quá nhiều”, ông nói.
Ông chỉ ra thái độ kỳ thị với phía bên kia đã có từ lúc ông còn nhỏ, sống trong nước. “Thời đó tôi rất khó xin vào học các trường lớn, còn đi xin việc thì bị xét lý lịch”, ông cho biết.
Cũng như anh Thanh, ông Sĩ nói ông ‘kính mến cha’ và ‘tự hào về gia đình’. Ông bác bỏ lập luận cho rằng những người lính Cộng hòa như cha ông là ‘phản quốc’ còn ‘Cộng sản là chính nghĩa’.
“Nếu Cộng sản có chính nghĩa thì sau năm 75 họ phải tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn chứ đằng này tôi chỉ thấy những hình ảnh họ chở đồ của miền Nam ra miền Bắc, rồi họ đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người dân khỏi thành phố vào vùng kinh tế mới, đưa nhiều người chế độ cũ đi học tập cải tạo”, ông phân tích.
“Ngay cả bây giờ, ở Nhật hay Hàn, quân Mỹ vẫn đóng ở đó bao nhiêu năm nay và đất nước người ta vẫn phát triển thì họ có gì là phản quốc? Chẳng lẽ những nước đó là thù địch với Việt Nam? Tại sao hàng ngàn người Việt Nam qua những nước thù địch đó học tập hay xuất cảng lao động?” ông lập luận.
Do đó, nếu có cơ hội gặp và nói chuyện với các bạn trẻ trong nước, ông Sĩ cho biết ông sẽ nói rằng ông ‘tự hào về nền văn hóa tự do của miền Nam nên mới sản sinh ra những trí thức, những văn nghệ sĩ xuất chúng’.
“Giả sử các em ngày hôm nay được sang các nước Âu-Mỹ để sinh sống hay du học thì chẳng lẽ các em nhìn thấy người Việt cầm cờ vàng rồi các em tẩy chay thì cũng mệt cho các em lắm”, ông nói.
Ông biện hộ cho Hanni rằng cô sinh ra ở một đất nước tự do nên khi lớn lên ‘cô có quan điểm độc lập không bị ảnh hưởng của gia đình’ nên ‘không có lý do gì để lấy gia đình Hanni ra để đánh giá cô ấy’ trừ phi chính bản thân Hanni thể hiện quan điểm chính trị.
Ông Lâm Sĩ lấy dẫn chứng từ bản thân ông – nhận thức chính trị của ông ‘không hề bị ảnh hưởng từ cha’.
“Trước 1975 thì tôi còn quá nhỏ. Sau 1975, ba tôi đi học tập cải tạo nên tôi có được ở cạnh ba đâu”, ông giải thích. Đến ngày rời Việt Nam sang Mỹ, trong đầu ông mới hình thành tư duy chính trị với những gì mà ông chứng kiến, ông cho biết.
‘Không Kỳ Thị Cộng sản’
Khi được hỏi ông có kỳ thị Cộng sản như những người Cộng sản trong nước kỳ thị Cộng hòa hay không, ông Sĩ nói: “Nếu tôi gặp một người Việt Nam bình thường thì chắc chắn tôi sẽ tay bắt mặt mừng không nhất thiết thái độ chính trị của họ là gì trừ phi họ áp đặt tư tưởng của họ lên bản thân tôi thì tôi sẽ phản kháng”.
Ngay cả khi làm bạn với những người có gia đình là Cộng sản thì ‘cũng không thành vấn đề’ đối với ông nếu ‘bản thân họ không là gì (không thể hiện quan điểm Cộng sản)’. “Du học sinh Việt Nam qua đây tôi tiếp xúc đâu có phân biệt gia đình các em đó là như thế nào đâu”, ông dẫn chứng.
Về việc chống Cộng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, với việc tẩy chay những văn nghệ sĩ từ trong nước sang Mỹ trình diễn hay lên án những ca sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn là ‘phục vụ cho Cộng sản’, ông Sĩ nói bản thân ông ‘không chống đối giao lưu văn nghệ giữa hai bên’.
Ông chỉ ra trường hợp ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cộng đồng Việt Nam tẩy chay, biểu tình phản đối vì ‘Đàm Vĩnh Hưng hát những bài ca ngợi Đảng, Đoàn gì đó nên họ không thích’.
“Họ sợ Cộng sản nên họ mới bỏ chạy ra ngoại quốc mà còn tuyên truyền cho Cộng sản nữa thì họ ghét là phải rồi”, ông lý giải. “Rất nhiều ca sĩ Việt Nam qua Mỹ hát mà có ai chống đối đâu”.
“Khi qua đến Mỹ tôi mới thấy hầu như không có sự phân biệt giữa người với người. Điều đó quá khác thời tôi còn ở Việt Nam. Đó là một xã hội đấu tố, người Việt lên án người Việt vì khác biệt quan điểm chính trị chứ không coi nhau là đồng bào nữa”, ông chỉ trích.
“Bởi vậy nên tính ra đã gần 50 năm rồi mà Việt Nam vẫn không hề hàn gắn vết thương chiến tranh!”.
Kết:
Nơi nào có tình yêu thương, nơi đó có hòa bình, no ấm, hạnh phúc, nơi nào chỉ có ganh ghét hận thù, nơi đó chỉ có chiến tranh, chém giết, độc tài bóc lột mà thôi!
(Uớc gì, đảng CSVN, Putin, Tập Cận Bình, Ông Ủn Ỉn, đọc bài này!)
Tin Việt Nam Hôm Nay!
Việt Nam Hỗ Trợ Tài Chánh Cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria Sau Vụ Động Đất, 1 Trăm Ngàn Đô! (Trong khi các nước khác tiền triệu)
(Hình: Cấp cứu động đất ở Syria, ngày 8/2/2023.)
- Ngày 16/2/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay chính phủ Việt Nam mới thông báo một khoản hỗ trợ tài chánh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả của trận động đất mạnh 7,8 độ Richter gây hậu quả nặng nề ở hai nước này.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam (MOFA), Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 14/2 “có thư thăm hỏi” gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam “sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 Mỹ kim để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2”.
MOFA cũng nói rằng ông Chính cho biết “sẽ giao các bộ, ngành Việt Nam tiếp tục có thêm các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời gian tới”.
Trước đó, tin cho hay, hơn 100 người thuộc lực lượng quân sự và và công an của Việt Nam đã được cử sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng với nhiều vật tư, thiết bị để tham gia công tác cấp cứu, cứu nạn tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Theo MOFA, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria “sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại và các đoàn công tác Việt Nam để hỗ trợ cao nhất công tác cấp cứu, cứu nạn, góp phần vào nỗ lực chung của chính phủ Việt Nam trong việc giúp hai nước khắc phục hậu quả vụ động đất”.
Thông tấn xã Reuters hôm 16/2 dẫn ước tính từ công ty JPMorgan cho biết rằng thiệt hại từ trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 6/2 có thể chiếm 2,5% tổng sản phẩm quốc nội, tức khoảng 25 tỉ Mỹ kim.
Hãng tin này đưa tin thêm rằng tổng số người chết trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên hơn 41.000 người và hàng triệu người đang cần viện trợ nhân đạo, trong đó nhiều người sống sót đã mất nhà cửa trong điều kiện nhiệt độ mùa Đông lạnh giá.
Năm Mão, Phát Giác Tại Đồng Tháp 4 Tấn Mèo Đông Lạnh!
(Hình: Những con mèo sống bị giam giữ trong kho ở Đồng Tháp.)
- Ngày 16/2/2023, Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay khoảng 4 tấn mèo đã qua giết mổ bị phát giác trong một kho lạnh ở tỉnh Đồng Tháp.
Lực lượng chức năng gồm Cảnh sát Môi trường, Công an huyện Lai Vung, Công an tỉnh và Chi cục Chăn nuôi, Thú y-Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra một kho lạnh và phát giác lượng mèo bị giết như vừa nêu.
Ngoài số mèo đã bị giết, còn có 480 con mèo sống đang bị nhốt trên một xe vận tải.
Lực lượng chức năng cho biết chủ cơ sở kinh doanh khai số mèo sống sẽ được chuyển lên Sài Gòn để bán lại; số đã bị giết và đông lạnh sẽ chuyển ra ngoài Bắc để nấu cao. Tuy nhiên nguồn gốc của số mèo bị giết vào còn sống không được cơ quan năng nêu ra.
Vào tháng 12/2021 Thành phố Hội An ký một thỏa thuận với nhóm bảo vệ quyền động vật Four Paws International, hứa hẹn sẽ thực hiện cam kết loại bỏ dần việc bán thịt chó và mèo.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Thành phố Hội An, cho thông tấn xã AFP biết khi ký kết thỏa thuận rằng: “Chúng tôi muốn giúp thúc đẩy phúc lợi động vật thông qua việc xóa sổ bệnh dại, xóa bỏ buôn bán thịt chó và mèo, và đưa thành phố trở thành điểm đến du lịch hàng đầu”.
Còn bà Julie Sanders, đại diện Four Paws International, thì cho rằng đây là một khởi đầu để có thể làm gương cho những nơi khác ở Việt Nam.
Thông tấn xã AFP dẫn lời bà Julie Sanders rằng ước tính ở Việt Nam mỗi năm có năm triệu con chó và một triệu con mèo bị buôn bán để giết lấy thịt ăn. Đây là mức được cho cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Một số người tin rằng ăn thịt chó mèo có thể giúp xua tan vận rủi.
Việt Nam-Thái Lan Ký Bản Ghi Nhớ Trao Đổi Thông Tin Chống Đánh Bắt Cá Trái Phép
(Hình: Hải quân Hoàng gia Thái Lan bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Thái Lan ở tỉnh Narathiwat hôm 8/4/2022.)
- Ngày 16/2/2023, Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ ký một bản ghi nhớ trao đổi thông tin để chống tình trạng đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Phó phát ngôn chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek hôm 14/2 cho báo chí biết chính phủ Thái Lan đã phê duyệt bản ghi nhớ này.
Bà Thanadirek cho biết “bản ghi nhớ giữa hai nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các biện pháp liên quan đến IUU, đặc biệt là tình trạng xâm phạm vùng biển của các tàu đánh cá, giấy phép khai thác và truy xuất nguồn gốc, nhằm ngăn chặn các sản phẩm từ đánh bắt cá trái phép lọt vào đường dây cung ứng”.
Việc ký kết Bản ghi nhớ này sẽ diễn ra nhân cuộc họp của nhóm làm việc chung lần thứ bảy giữa Việt Nam và Thái Lan tổ chức ở Việt Nam vào tháng Ba này, theo thông tin từ người phó phát ngôn chính phủ Thái Lan.
Thông tin mới nhất về hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam liên quan đến IUU được đưa ra vào khi Việt Nam cam kết sẽ chấm dứt tình trạng đánh bắt cá trái phép trong vòng ba tháng tới để hướng tới được bỏ “thẻ vàng” cảnh cáo của Âu Á Châup dụng lên thủy sản Việt Nam từ năm 2017 đến nay.
Các ngư dân Việt Nam thời gian qua cũng liên tục phải đối mặt với tình trạng bị bắt giữ, thậm chí bị đưa ra tòa xét xử ở các nước láng giềng vì tình trạng xâm phạm vùng biển để đánh bắt cá trái phép.
Việt Nam Đề Nghị Trung Quốc Sớm Mở Tour Đến Việt Nam
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam vừa gửi công hàm tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị “sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo tour”.
Bà Nguyễn Phương Hoà, Cục trưởng Hợp tác quốc tế của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho truyền thông hay tin trên trong ngày 16/2/2023.
Động thái trên của Việt Nam là do trong tháng 1 vừa qua Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia thí điểm mà công dân nước này được đi du lịch theo tour hoặc tự túc từ 6/2, nhưng không có Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, nhận định trên tờ Vneconomy rằng hoạt động khai thác hàng không, du lịch sẽ “ấm dần” lên trong thời gian tới, đặc biệt là với thị trường lớn như Trung Quốc, từ tháng 4/2023. Do đó, ông Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước nên có những chính sách kịp thời, phù hợp để sớm thu hút khách Trung Quốc.
Nhận xét về việc Việt Nam chưa nằm trong danh sách các quốc gia thí điểm của Trung Quốc, Giám đốc Công ty Nghiên cứu Thị trường Outbox Đặng Mạnh Phước nói trên tờ Vnexpress rằng Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề cấp bách hơn là chủ động thu hút khách Trung Quốc.
“Nếu so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam vẫn còn có quá ít thông tin về thị trường Trung Quốc, cũng như khai triển thành công các chiến dịch quảng bá, thu hút sự yêu thích từ khách Trung”, ông Phước chia sẻ.
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, Việt Nam luôn chiếm vị trí top năm quốc gia hàng đầu gửi khách đến Trung Quốc. Trung Quốc cũng đứng đầu các thị trường khách đến Việt Nam, với khoảng 5,8 triệu lượt trong năm 2019, chiếm hơn 30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Trước đó, nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2022, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ký kết “Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giai đoạn 2023-2027”. Qua đó, trong công hàm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kỳ vọng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc là điểm sáng trong hợp tác song phương.
Foxconn Thuê 45 Héc-Ta Đất ở Bắc Giang
(Hình: Một tấm biển của Foxconn nơi hãng tuyển công nhân ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.)
- Công ty sản xuất iPhone cho Apple là Foxconn vừa ký hợp đồng thuê 45 héc-ta với giá hơn 62 triệu Mỹ kim với Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Bắc Giang để “đáp ứng nhu cầu hoạt động và mở rộng sản xuất” ở Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.
Trang tin South China Morning Post hôm 15/2/2023 dẫn hồ sơ được Foxconn nợp lên ngày 14/2 cho biết như vậy.
Foxconn cho biết hợp đồng thuê được ký thông qua Công ty Fulian Precision Technology Component Co., một nhánh của Foxconn, và có hiệu lực đến tháng 2 năm 2057.
Hồi tháng tám năm 2022, Foxconn đã ký một thỏa thuận trị giá 300 triệu Mỹ kim với một công ty Việt Nam để xây dựng nhà máy ở Bắc Giang nơi hãng đã có đầu tư hơn 900 triệu Mỹ kim trước đó để sản xuất iPad và Airpod. Công ty không cho biết nhà máy mới sẽ sản xuất sản phẩm gì.
Hãng tin Reuters trước đó cho biết Foxconn đang chuyển sản xuất các sản phẩm iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple nhằm đa dạng hóa sản xuất để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà máy sản xuất iPhone của hãng tại thành phố Trịnh Châu – thành phố nổi tiếng với tên gọi là thành phố iPhone – từ tháng 10 năm 2022 đã phải đối mặt với tình trạng công nhân bỏ việc, phản đối các lệnh cấm nghiêm ngặt về phòng chống COVID-19 của chính phủ Trung Quốc. Việc phản đối của công nhân Trung Quốc đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất iPhone của hãng.
Apple cho biết thu nhập của hãng đã giảm trong quý cuối năm 2022 và đổ lỗi cho tình trạng gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc.
Hủy Niêm Yết Hơn 700 Cổ Phiếu của FLC
(Hình: Tấm biển với tên của Tập đoàn FLC trong một sự kiện ở Tân Gia Ba hôm 10/6/2017.)
- Gần 710 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) sẽ bị hủy niêm yết chính thức bắt đầu từ ngày 20/2/2023 theo quyết định của Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HoSE).
Nguyên nhân được HoSE đưa ra là do FLC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo HoSE, FLC hiện vẫn chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên dù đã quá sáu tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chánh 31/12/2021 và cũng chưa công bố báo cáo tài chánh kiểm toán 2021, chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chánh năm nay.
Mặc dù bị hủy niêm yết chính thức, cổ phiếu của FLC vẫn có thể được mua bán ở thị trường những công ty đại chúng chưa niêm yết Hà Nội (Upcom) chừng nào công ty đáp ứng được các điều kiện nhất định.
FLC là tập đoàn nắm vốn chủ yếu trong hãng hàng không Bamboo Airways nhưng phần lớn các đầu tư của tập đoàn là trong lĩnh vực bất động sản.
Cựu Chủ tịch của tập đoàn này là ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giữ hồi tháng 3 năm 2022 với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.
Google Maps Đổi Tên Đường “Điện Biên Phủ” Thành “Võ Nguyên Giáp”
(Hình: Đường Điện Biên Phủ bị hiển thị sai tên trên ứng dụng bản đồ Google Maps.)
- Nhiều người dùng Google Maps tại Việt Nam bất ngờ khi trong ngày 15/2/2023 thấy tên đường Điện Biên Phủ tại Tp. HCM đổi thành đường Võ Nguyên Giáp.
Các cơ quan chức năng tại Tp. HCM xác nhận việc đổi tên đường là do sự việc của Google vì lãnh đạo thành phố này không hề có bất kỳ công bố nào về việc đổi tên đường trên. Truyền thông nhà nước loan tin trong ngày 16/2/2023.
Trước sự việc trên, nhóm truyền thông Google tại Việt Nam cho biết trên tờ Vietnamnet rằng Google sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau với mục đích cập nhật và thể hiện thông tin kịp thời trên bản đồ, đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp kỹ thuật thủ công và tự động để kiểm tra về độ chính xác.
Đối với việc đổi nhầm tên đường Điện Biên Phủ thành Võ Nguyên Giáp, theo nhóm truyền thông Google: “Khi có bất kỳ vấn đề nào được cảnh báo như trường hợp này, chúng tôi sẽ giải quyết và khắc phục nhanh nhất có thể”.
Tuy vậy đến tối 15/2, theo Vietnamnet, Google vẫn chưa khắc phục sự việc trên.
Người dùng Việt Nam phát giác đây là lần thứ hai Google gặp sự việc với sản phẩm của mình tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng 2/2023, Google đã thực hiện một Doodle đặc biệt nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của bà Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút của tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, Doodle này đã thể hiện hình ảnh nhân vật được tôn vinh là nhà giáo Đặng Kim Chi, không phải bà Sương Nguyệt Anh.
Bà Đặng Kim Chi từng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường nữ trung học Tổng hợp Sương Nguyệt Anh. Tuy nhiên, khi phát giác ra sự việc, Google đã ngay lập tức đính chính và lên tiếng xin lỗi về thông tin này.
18 Giám Đốc Nhận Án Tù Trong Vụ Đưa “Chuyên Gia Dỏm” Vào Việt Nam Trái Phép
(Hình: Các bị cáo tại phiên tòa chiều 13/2/2023.)
- Hai mươi bốn bị cáo bảo lãnh chuyên gia dỏm vào Việt Nam trái phép, trong đó có 18 Giám đốc, bị toà tuyên án từ 9 tháng tù treo đến 10 năm tù giam.
Trong số đó, Lee Kwan Young - Phó Chủ tịch Hội người Hàn miền Trung, Giám đốc Công ty Eyelux và Seo Young Jin - quốc tịch Nam Hàn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mai KT (chủ mưu) bị tuyên 10 năm tù mỗi người. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 15/2/2023 ngay sau khi Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên án sau ba ngày xét xử.
Cáo trạng cáo buộc, Lee Kwan Young, Seo Young Jin đứng ra tổ chức việc lập hồ sơ bảo lãnh hàng trăm người Nam Hàn nhập cảnh dưới hình thức “chuyên gia” hoặc “nhà đầu tư’ không đúng quy định. Đường dây của Lee Kwan Young đã tổ chức 4 chuyến bay nhập cảnh trái phép từ Nam Hàn đến Đà Nẵng trong thời gian đại dịch COVID-19.
Cụ thể, Lee Kwan Young với vai trò chủ mưu, cầm đầu, thông qua 26 doanh nghiệp đã tổ chức cho 92 công dân Nam Hàn nhập cảnh trái phép, thu lời bất chính hơn một tỉ đồng. Seo Young Jin thực hiện theo chỉ đạo của Lee Kwan Young, thông qua 26 doanh nghiệp đã tổ chức cho 97 công dân Nam Hàn nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính 85 triệu đồng.
Cáo trạng cũng thể hiện, các bị cáo còn lại đã giúp sức hoặc tổ chức cho nhiều công dân Nam Hàn nhập cảnh trái phép.
Trong 24 bị cáo bảo lãnh chuyên gia dỏm, bị truy tố về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, có đến 18 Giám đốc. Trong đó có 5 Giám đốc người Nam Hàn còn lại là Giám đốc các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, trong số 24 người bị truy tố có 3 người làm dịch vụ visa du lịch bị truy tố thêm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Hà Tĩnh: Khởi Tố Vụ Án Đấu Thầu Mua Sắm Thiết Bị Giáo Dục Tại Sở Giáo Dục-Đào Tạo
(Hình: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh.)
- Vụ đấu thầu mua sắm trang thiết bị chuyên ngành tại Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019 bị khởi tố vụ án.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Hà Tĩnh và Viện Kiểm sát vào ngày 15/2/2023 thống nhất khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh”.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh công bố vào cuối năm 2022, Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh này đã thực hiện 17 gói thầm mua sắm thiết bị dạy học tổng giá trị hơn 250 tỉ đồng.
Trong quá trình đấu thầu, các đơn vị trúng thầu có hành động tráo đổi phụ lục trong hồ sơ; các thành viên liên danh trúng thầu ký hợp đồng mua bán hàng hóa cho nhau qua một đơn vị trung giam để đẩy giá thiết bị, hợp thức hóa giá trúng thầu, giá hợp đồng.
Số tiền chênh lệch giữa giá nhập cảng và giá bán lại cho Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Hà Tĩnh trong những gói thầu lên đến hơn 60 tỉ đồng.
Đối với sự việc này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm điểm các viên chức Sở Giáo dục-Đào tạo gồm bà Đặng Thị Quỳnh Diệp - Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Trần Trung Dũng - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Xuân Trường - nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Hải Lý - nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT.
Ba Trung Tâm Đăng Kiểm Tại Bình Định Bị Phát Giác Sai Phạm
(Hình: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 77-06D ở Bình Định.)
- Ba trong năm trung tâm đăng kiểm tại tỉnh Bình Định bị phát giác sai phạm và bị xử phạt.
Thông tin vừa nêu được Báo Pháp Luật thuộc Bộ Tư pháp loan đi ngày 16/2/2023, sau khi Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Bình Định tiến hành kiểm tra đột xuất các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh.
Ba trung tâm bị phát giác vi phạm gồm 77-03D, 77-04D và 77-06D. Cụ thể, các đăng kiểm viên tại ba nơi này bị phát giác hoặc làm sai lệch kết quả kiểm định hoặc bỏ qua các hạng mục phải kiểm định.
Biện pháp đối với ba đăng kiểm viên bị cho vi phạm là mỗi người bị phạt 1,5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên trong hai tháng.
Tính đến nay Bình Định là địa phương mới nhất chính thức bị công khai có những sai phạm trong kiểm định xe cơ giới đường bộ. Các địa phương khác có các trung tâm đăng kiểm bị phát giác sai phạm gồm Sài Gòn, Hà Nội, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Quảng Nam, Sơn La, Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Bắc Kạn, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hóa, Đắc Lắc.
Hai viên chức cao nhất ngành đăng kiểm là Cục trưởng Đặng Việt Hà và nguyên Cục trưởng Trần Kỳ Hình bị bắt giam.
Thêm Một Trung Tâm Đăng Kiểm ở Nghệ An Bị Khám Xét
(Hình: Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 37-09D tại Thành phố Vinh.)
- Vào sáng ngày 16/2/2023, Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 37-09D tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, bị khám xét và sau đó đóng cửa.
Công an tỉnh Nghệ An tiến hành công tác khám xét, yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Đăng kiểm 37-09D tại khối 9, phường Quán Bàu, thành phố Vinh cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục sự việc điều tra sai phạm.
Đây là trung tâm đăng kiểm thứ ba tại tỉnh Nghệ An bị điều tra vì sai phạm trong công tác.
Vào ngày 5/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt giữ 13 người thuộc hai trung tâm đăng kiểm 37-01S tại thành phố Vinh và 37-02S tại Thị xã Thái Hòa. Trong số này có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.
Biện pháp bắt giữ được tiến hành sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác minh những sai trái tại những nơi vừa nêu. Cụ thể, trưởng dây chuyền đăng kiểm gồm các đăng kiểm viên bậc cao và bộ phận kiểm tra hồ sơ ban đầu thu tiền lệ phí đã móc nối với “cò” để nhận các phương tiện đăng kiểm.
Những xe có lỗi như không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải, cơi nới, lốp xe mòn, phanh xe không còn an toàn, đèn xe không đúng quy định… phải đóng tiền từ 200 ngàn đến một triệu đồng để được bỏ qua.
Ngoài ra những chủ xe nếu muốn đăng kiểm nhanh phải chi ít nhất 200 ngàn đồng.
Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế Tiến Hành Bắt Giữ Cán Bộ Sai Phạm Tại Các Trung Tâm Đăng Kiểm
(Hình: Ông Bùi Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới Đà Nẵng nghe Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an thành phố Đà Nẵng tống đạt quyết định khám xét khẩn cấp nơi làm việc.)
- Vào ngày 16/2/2023, Công an thành phố Đà Nẵng tiến hành khởi tố và bắt tạm giam 3 người về tội “nhận hối lộ” tại Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới Thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, 3 người bị bắt gồm ông Bùi Văn Tấn (47 tuổi), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm Xe cơ giới Thành phố Đà Nẵng; Lương Ngọc Vũ (43 tuổi), đăng kiểm viên; Lương Kim Quang (29 tuổi), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và kỹ thuật LKQ.
Điều tra ban đầu cho thấy trong tiến trình đăng kiểm, ông Lương Ngọc Vũ nhận thấy có nhiều phương tiện thay đổi kết cấu, thiết kế nên không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Vũ nhờ ông Lương Kim Quang, một người có quan hệ họ hàng, đứng ra thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ & Kỹ Thuật LKQ để lập hồ sơ, hợp thức hóa cho những phương tiện có thay đổi kết cấu, thiết kế. Chủ phương tiện hay người đưa xe đi đăng kiểm phải hối lộ tiền cho Lương Ngọc Vũ. Số tiền hối lộ được chia cho Giám đốc Bùi Văn Tấn một phần.
Tại Đà Nẵng, vào ngày 8/2 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Thành phố này đã khởi tố vụ án “Đưa và nhận hối lộ” tại Trung tâm Đăng kiểm 4305D ở Quận Cẩm Lệ. Giám đốc Hoàng Ngọc Bình và Phó Giám đốc Nguyễn Thành của Trung tâm này bị bắt; người bị cáo buộc tội môi giới là Phạm Đình hoàng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cũng tại Thành phố Đà Nẵng, hai Trung tâm 4301S và 4302S thuộc Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới thành phố cũng bị khám xét.
Trong diễn biến liên quan, vào ngày 16/2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt giam đối với Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới tỉnh Đào Hữu Long và hai Phó Giám đốc Trung tâm là Trần Hưng Huy và Dương Phúc Thiện.
Tại Thừa Thiên-Huế đến ngày 14/2 vừa qua lực lượng chức năng bước đầu hoàn thành công tác khám xét tại trụ sở hai Trung tâm Đăng kiểm Xe Cơ giới 75.01S và 75.02S tại Đường Điện Biên Phủ, Thành phố Huế và phương Hương Văn, thị xã Hương Trà.
Biện pháp khám xét được thực hiện sau khi Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế và các đơn vị nghiệp vụ của Công an Tỉnh này phát giác nhiều phương tiện đăng kiểm không bảo đảm an toàn nhưng vẫn được Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; nhiều phương tiện tham gia giao thông nhưng không đúng các quy định về an toàn vẫn được hai trung tâm vừa nêu cho đăng kiểm.
Tàu Hải Quân Tân Gia Ba Thăm Việt Nam
(Hình: Viên chức hải quân Việt Nam chào đón đối tác Tân Gia Ba.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay hôm 15/2/2023, Việt Nam cho biết rằng một tàu hải quân của Tân Gia Ba đang trong chuyến thăm Nha Trang.
Theo Cổng thông tin chính phủ (VGP News), trong thời gian từ ngày 13 đến 16/2, các sĩ quan, thủy thủ tàu đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Học viện Hải quân cũng như tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ và giao lưu thể thao, ẩm thực, văn hóa và luyện tập chung với hải quân nhân dân Việt Nam đồng thời thăm quan một số danh lam, thắng cảnh tại thành phố Nha Trang.
Theo báo điện tử Hải quân Việt Nam, tàu đổ bộ xe tăng RSS Persistence của Hải quân Tân Gia Ba có 89 sĩ quan, thủy thủ trên khoang.
VGP News nói rằng chuyến thăm của tàu Hải quân Tân Gia Ba “nhằm duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước nói chung, quan hệ hợp tác quốc phòng và hải quân hai nước nói riêng”.
Tin cho hay, đây cũng là hoạt động được coi là “thiết thực” nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Tân Gia Ba.
Chuyến thăm của tàu hải quân Tân Gia Ba diễn ra cùng thời gian tàu tuần tra Settsu biên chế tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (thành phố Kobe) thăm Đà Nẵng.
Theo Tòa Ðại sứ Nhật Bản, cũng trong thời gian này, máy bay Falcon mang tên Wakataka 2 thuộc biên chế của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản dự kiến chở đoàn cán bộ tới phi trường quốc tế Đà Nẵng để gia các hoạt động giao lưu và luyện tập chung với cơ quan bảo đảm an ninh, an toàn trên biển của Việt Nam như Cảnh sát biển Việt Nam và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Việt Nam trong hành trình thực thi nhiệm vụ quốc tế về phòng chống cướp biển trong khu vực biển Đông Nam Á của mình.
Việt Nam Đặt Mục Tiêu Chấm Dứt Tình Trạng Đánh Bắt Cá Bất Hợp Pháp Trong 3 Tháng Tới
(Hình: Ngư dân và cá đánh bắt được ở Lý Sơn, Quảng Ngãi hôm 19/8/2022.)
- Chính phủ Hà Nội đặt ra mục tiêu từ nay đến tháng 5/2023 phải chấm dứt tình trạng tàu đánh cá khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển ngoại quốc, giải quyết các sự việc tàu đánh cá bị ngoại quốc bắt giữ, để gỡ bằng được “thẻ vàng” cảnh cáo của Âu Châu.
Đây là nội dung một quyết định vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký có tên gọi là “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”. Quyết định được đưa ra ngay trước chuyến đến thăm Việt Nam của Đoàn Thanh tra Ủy ban Âu Châu lần thứ tư dự kiến diễn ra vào tháng 4 năm nay.
Việt Nam bị Ủy ban Âu Châu (EC) rút “thẻ vàng” cảnh cáo về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc thủy hải sản xuất cảng sang EU của Việt Nam bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác suất, tức doanh nghiệp bị mất nhiều chi phi phát sinh hơn. Nếu Việt Nam không kiên quyết giải quyết vấn đề này thì thủy sản Việt Nam có thể phải đối mặt với “thẻ đỏ”, nghĩa là bị cấm xuất cảng sang Âu Châu.
Theo quyết định mới, các bộ, ngành và địa phương phải rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu đánh cá, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu đánh cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu đánh cá (VMS) theo quy định.
Các đơn vị kiểm tra, kiểm soát 100% tàu đánh cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; kiểm tra tàu đánh cá ra, vào tại cảng cá theo đúng quy định bảo đảm thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 tiếng đồng hồ từ khi tàu đánh cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu đánh cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu đánh cá.
Các lô hàng của doanh nghiệp cần thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm 100% hồ sơ các lô hàng xuất cảng sang thị trường Âu Châu (EU) và các thị trường khác có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
Theo thống kê của Cục Hải quan, hiện nay khối thị trường EU27 (Liên Hiệp Âu Châu gồm 27 nước thành viên) chiếm 12% giá trị xuất cảng thủy sản của Việt Nam, đứng thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất cảng thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất cảng thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 11 tỉ Mỹ kim. Xuất cảng thủy sản vào EU đạt khoảng 1,2 tỉ Mỹ kim.
Tập Đoàn Điện Lực Nhà Nước Gặp ‘Khó Khăn Chưa Từng Có’, Dự Báo Lỗ 2,75 Tỉ Mỹ Kim Năm Nay
(Hình: Việt Nam tìm cách tăng giá điện nhưng đồng thời phải đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát.)
- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay trong thông cáo báo chí hôm 15/2/2023, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đối mặt với thách thức, khó khăn “chưa từng có” do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất tăng cao, dẫn đến ước tính doanh nghiệp nhà nước này sẽ bị lỗ hơn 64.940 tỉ đồng (khoảng 2,75 tỉ Mỹ kim) trong năm nay nếu giá bán lẻ không thay đổi
Khoản lỗ dự kiến này cộng thêm vào khoản lỗ 31.000 tỉ đồng của năm 2022 dẫn đến ước tính lỗ lũy kế hai năm 2022 và 2023 sẽ vào khoảng 93.000 tỉ đồng (khoảng 3,94 tỉ Mỹ kim) sẽ khiến cho tập đoàn độc quyền của nhà nước rơi vào tình trạng mất cân đối tài chánh, dòng tiền.
Với tình hình tài chánh hiện nay, EVN cho biết sẽ không còn tiền trong tài khoản vào cuối tháng 5, thiếu tiền thanh toán từ tháng 6 (khoảng 3.730 tỉ đồng và tăng lên 28.206 tỉ đồng vào cuối năm nay). Điều này sẽ làm tảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của EVN trong năm nay và những năm tới.
Tại cuộc họp ngày 15/2, Bộ trưởng Công thương Việt Nam đã yêu cầu EVN sớm hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và kiểm toán tài chánh của tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Việt Nam đã tìm cách tăng giá điện để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện, nhưng đồng thời phải đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát.
Việt Nam hồi đầu tháng này đã tăng giá sàn bán lẻ điện trung bình lên 13,69%, một động thái được cho là sẽ dọn đường cho EVN tăng giá điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hôm 15/2 nói “việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, cân nhắc đầy đủ” về tác động đến lạm phát, đời sống người dân và việc điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Việt Nam đặt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4,5% trong năm nay. Tuy nhiên, giá tiêu dùng trong tháng 12 vừa qua đã tăng 4,55% so với năm trước đó.
Xuất Cảng Dệt May của Việt Nam Giảm Trong Tháng 1/2023
(Hình: Công nhân làm việc ở Dệt may Nam Định.)
- Ngày 15/2/2023, Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chánh, xuất cảng dệt may của Việt Nam trong tháng một năm 2023 đạt khoảng 2,2 tỉ Mỹ kim, giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, tổng giá trị xuất cảng hàng dệt may của Việt Nam đạt 37,5 tỉ Mỹ kim.
Hiện Hoa Kỳ là thị trường nhập cảng hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 44% tổng giá trị xuất cảng trong tháng qua, tương đương 990 triệu Mỹ kim. Các nước Nhật Bản và Nam Hàn cũng là các quốc gia nhập cảng nhiều hàng dệt may từ Việt Nam với trị giá xuất cảng tương ứng là 248 triệu và 244 triệu Mỹ kim.
Xuất cảng của Việt Nam trong tháng 1 cũng giảm hơn 52% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương con số là 225 triệu Mỹ kim.
Việt Nam đặt kế hoạch trong năm 2023 xuất cảng hàng dệt may và sợi đạt 48 tỉ Mỹ kim trong tình huống thị trường tích cực, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Việt Nam Muốn Trở Thành Hub Kết Nối Internet Quốc Tế
(Hình: Một người dùng internet đang lướt điện thoại trước một tấm biển quảng cáo kết nối 4G ở một trạm xe buýt tại Hà Nội.)
- Ngày 15/2/2023, Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Việt Nam dự định sẽ có tổng số 10 cáp quang biển kết nối quốc tế từ nay đến năm 2025, trong đó có 3 tuyến do Việt Nam làm chủ
Truyền thông nhà nước dẫn lời Cục trưởng Viễn thông Nguyễn Hồng Thắng cho biết, những khó khăn liên quan đến tình trạng đứt cáp liên tục nối Việt Nam với Hồng Kông và Tân Gia Ba đã tạo cơ hội mới để đưa Việt Nam trở thành hub kết nối quốc tế.
Hiện Việt Nam có 5 cáp quang biển kết nối với thế giới nhưng trong thời gian qua các cáp biển liên tục gặp trục trặc do bị đứt. Hiện 4 trong 5 tuyến cáp ngầm của Việt Nam đang bị đứt gây khó khăn trong việc kết nối internet cho người dùng
Theo dự tính, Việt Nam sẽ tăng thêm 2 đến 4 tuyến tính đến năm 2025 và 4 đến 6 tuyến đến năm 2030. Hai tuyến mới là ADC và SJC 2 sẽ hoạt động trong năm 2023, nâng số tuyến cáp hiện có trong năm nay lên 7 tuyến.
Nếu kế hoạch đưa thêm hai cáp mới vào hoạt động trong năm nay thành hiện thực thì so với khu vực, con số cáp ngầm của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác. Ví dụ, hiện Tân Gia Ba có 39 cáp, Mã Lai Á có 25 cáp, Phi Luật Tân có 24 cáp và Thái Lan có 13 cáp.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu xây dựng các tuyến áp thuộc sở hữu của doanh nghiệp trong nước để tăng tính chủ động. Bộ Thông tin và Truyền thông giữ vai trò quy hoạch và tập hợp các nhà mạng để cùng phối hợp.
Nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân và Nguyên Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Hà Nam Bị Bắt
(Hình: Công an tỉnh Hà Nam đọc quyết định khởi tố, tạm giam với ông Vũ Hữu Song - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường.)
- Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam - ông Trương Minh Hiến, và nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, ông Vũ Hữu Song, bị khởi tố và bị bắt về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Hà Nam ngày 15/3/2023 cho biết như vừa nêu. Các biện pháp khởi tố, bắt giam và khám nhà đối với hai ông Trương Minh Hiến và Vũ Hữu Song được tiến hành sau khi cơ quan chức năng thu thập thêm tài liệu, chứng cứ về vụ án “vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” xảy ra tại núi Hang Diêm, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ năm 2017 đến năm 2021.
Trong vụ án này, vào ngày 17/2/2022, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Văn Diễn - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải & Xây dựng Tiến Đạt về tội “vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”; sau đó tòa Hà Nam tuyên ông Diễn 6 năm tù, phạt tiền 150 triệu đồng và thu hồi số tiền gần 59 tỉ đồng là giá trị số khoáng sản đã khai thác trái phép, cùng số tiền gần 29 tỉ đồng bị cho thu lợi bất chính.
Cáo trạng nêu rõ, vào năm 2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải & Xây dựng Tiến Đạt được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam cho thuê gần 35 ngàn mét vuông đất để xây nhà máy sản xuất cống bê tông và gạch không nung xi măng cốt liệu tại khu vực núi Hang Diêm. Tuy nhiên, công ty này lại ký hợp đồng với Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chứng năng tâm thần tỉnh Hà Nam thuê người khai thác khoáng sản trong đất thuộc quyền quản lý của Trung tâm.
Từ năm 2010- 2020, Giám đốc Nguyễn Văn Diễn chỉ đạo khai thác trái phép khoáng sản tại khu đất được giao làm nhà máy gạch không nung và xi măng cốt liệu tại khu vực núi Hang Diêm.
TikToker Đưa Tin Về Thiếu Tướng Đinh Văn Nơi Bị Giải Quyết
(Hình: Công an làm việc với TikToker bị có buộc đưa video cắt ghép về Đại tá công an Đinh Văn Nơi - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.)
- Chủ tài khoản Tiktok có tên “T.T.010280”- T.M.T ngụ tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, bị Công an Quảng Ninh và Hà Nội làm việc về tin loan liên quan Thiếu tướng Đinh Văn Nơi. Công an tỉnh Quảng Ninh vào ngày 14/2/2023 cho biết như vừa nêu.
Sự việc cụ thể được cho biết, vào ngày 4/2, Phòng An ninh Mạng và Phòng Chống Tội phạm Sử dụng Kỹ thuật Cao thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh phát giác tài khoản vừa nêu đăng và phát đi một video với nội dung bị cho cắt ghép liên quan bài phát biểu của ông Đinh Văn Nơi khi đang còn là Giám đốc Công an tỉnh An Giang.
Công an tinh Quảng Ninh sau đó phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và xác định được chủ tài khoản là ông T.M.T., sinh năm 1976 ngụ tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh.
Công an cho rằng ông này còn đăng trên tài khoản cá nhân một số bài viết liên quan đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những thông tin liên quan bị cho thiếu kiểm chứng.
Biện pháp giải quyết đối với ông T.M.T. được cho biết trước mắt yêu cầu xóa các bài và video có nội dung bị cho vi phạm; và hồ sơ sự việc được giao cho Công an thành phố Hà Nội để giải quyết tiếp.
Đại tá Đinh Văn Nơi hôm đầu tháng 10/2021 gây xôn xao dư luận khi một đoạn ghi âm dài sáu phút được cho là cuộc nói chuyện điện thoại giữa ông Nơi và cựu Bí thư tỉnh uỷ - Thiếu tướng Bùi Bé Tư, nói về việc người dân ở tỉnh này về quê nhưng không được đón nhận, bị phát tán trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, sau đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã khẳng định thông tin trên file ghi âm là “cắt ghép, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ”, đồng thời quy kết ông Hoàng Dũng - một trong những người sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam hiện đang ở Mỹ là người phát tán lên mạng.
Ông Hoàng Dũng sau đó đã phủ nhận làm chuyện này trên trang Facebook cá nhân.
Bắt Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm ở Thanh Hóa và Đắc Lắc
(Hình: Công an thi hành lệnh bắt giam ông Trịnh Ngọc Tuấn.)
- Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 36-08D tại Thanh Hóa, ông Trịnh Ngọc Tuấn, bị khởi tố, bị bắt giam và nơi ở, nơi làm việc bị khám xét theo cáo buộc “nhận hối lộ”.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa ngày 15/2/2023 cho biết việc thực hiện các biện pháp vừa nêu.
Cơ quan này cho biết, trong thời gian làm Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 36-08D tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, ông Trịnh Ngọc Tuấn bị cho là đã nhận tiền của tổ chức, cá nhân để cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho nhiều phương tiện xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Cũng vào ngày 15/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Đắc Lắc bắt giữ ông Lại Phú Hợp - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 47-06D thuộc tỉnh này.
Ngoài ông Lại Phú Hợp, còn có các viên chức khác tại Trung tâm Đăng kiểm 47-06D bị bắt gồm ông Nguyễn Phước Quang - đăng kiểm viên; Đinh Công Kiên - nhân viên nghiệp vụ; Đỗ Trọng Quân - kế toán; Nguyễn Quang Thành - nhân viên; Nguyễn Trung Cang - bảo vệ; và bà Mai Huỳnh Lệ Thu - Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn An Phát.
Kết luận điều tra ban đầu do Phòng Cảnh sát Kinh tế tỉnh Đắc Lắc nêu rõ Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 47-06D tại cây số15, Quốc lộ 26, Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột; và tại xã Hòa Đông, huyện Krong Pak đã nhận tiền của các tài xế, chủ xe bỏ qua lỗi để cấp chứng nhận đăng kiểm.
Danh sách các địa phương có các trung tâm đăng kiểm bị điều tra ngoài Thanh Hóa và Đắc Lắc còn có Sài Gòn, Hà Nội, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Quảng Nam, Sơn La, Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Dương, Bắc Kạn, Thừa Thiên-Huế.
Hai viên chức cao nhất ngành đăng kiểm là cục trưởng Đặng Việt Hà và nguyên cục trưởng Trần Kỳ Hình bị bắt giam.
Lượng Điện Thoại Thông Minh Xuất Từ Việt Nam Giảm Xuống Mức Năm 2015
(Hình: Một người dùng điện thoại di động ở Hà Nội.)
- Lượng điện thoại thông minh lắp ráp ở Việt Nam rồi xuất ra thế giới trong năm 2022 giảm xuống mức của năm 2015.
Số liệu của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) vào ngày 15/2/2023 cho thấy như vừa nêu. Cụ thể, mức giảm là 15,6% trong năm 2022 so với năm trước đó, xuống còn 13,4 triệu chiếc.
Vào quý tư năm 2022, thời điểm mùa lễ hội mua sắm lớn nhất trong năm, số điện thoại thông minh xuất xưởng trên thế giới được cho biết giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm 2022, xuống mức 300 triệu chiếc.
Tuy nhiên, đây được nhận định là xu thế chung trên toàn cầu. Trong năm qua, có tổng cộng 1,21 tỉ chiếc điện thoại thông minh được xuất xưởng và là mức thấp nhất kể từ năm 2013.
Theo IDC đó là do nhu cầu của người tiêu dùng giảm đáng kể và áp lực từ lạm phát cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô.
Việt Nam hiện có hai nhà máy chuyên lắp ráp điện thoại thông minh Samsung, một ở Thái Nguyên và một ở Bắc Ninh. Doanh thu của Nhà máy Samsung Thái Nguyên cao nhất ở mức 23,2 tỉ Mỹ kim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét