Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Trung Cộng quấy nhiễu máy bay Mỹ ở Biển Đông (South China Sea) - Nguyễn Tài Ngọc

Máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải Quân Hoa Kỳ
Cuối tháng 2, Hải Quân Mỹ mời CNN tháp tùng máy bay trinh sát P8 bay trong một phi vụ thường xuyên kiểm soát Biển Đông, cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, Japan. P-8 Poseidon (do hãng Boeing sản xuất) là một loại máy bay trinh sát và tuần tra hàng hải của Hải Quân Hoa Kỳ (USN). P-8 hoạt động trong vai trò tác chiến chống chiến hạm và tầu ngầm, tình báo, giám sát và trinh sát. Nó được võ trang với ngư lôi (torpedoes), hỏa tiễn Harpoon chống chiến hạm, máy rà tiếng động dưới biển (sonobuoy).
<!>
Khi bay đến 30 miles phía Bắc của đảo Hoàng Sa thì một chiến đấu cơ Trung Cộng xuất hiện bay bám sát theo, gần đến nỗi dùng camera với ống kính zoom có thể thấy phi công Trung Cộng.



Theo các nhân viên quân sự Mỹ trên chiếc máy bay P8 của Hải Quân Hoa Kỳ thì chiến đấu cơ này là J-11D của Trung Cộng.


Chiến đấu cơ J-11D của Trung Cộng
Chiếc này làm dựa theo chiếc SU-27 của Nga:


SU-27 của Nga

Sau khi bám sát máy bay Mỹ độ 15 phút thì chiến đấu cơ Trung Cộng loan báo: “Máy bay Hoa Kỳ, đây là Không Quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Anh đang xâm phạm không phạm Trung Quốc. Anh phải giữ khoảng cách an toàn, nếu không sẽ bị ngăn chận -American aircraft. This is the PLA* Air Force. You are approaching Chinese airspace. Keep a safe distance or you will be intercepted-” (*PLA là People's Liberation Army Air Force, Không Quân của Trung Cộng)

Xem thường lời cảnh cáo của chiến đấu cơ Trung Cộng, máy bay Hoa Kỳ trả lời: “Đây là Hải Quân Mỹ P8 trên tần sóng VHF 1 2 1 decimal five. Tôi thấy máy bay anh bên cánh trái của tôi, và tôi giữ ý định tiếp tục bay về hướng Tây - This is US Navy P8 on VHF 1 2 1 decimal five. I hold you on my left wing and I intend to continue to process to the West”.


Máy bay Trung Cộng không trả lời rồi bay mất (Giọng người cảnh cáo của máy bay Trung Cộng là phụ nữ, nói tiếng Anh. Tôi đoán phi công Trung Cộng làm gì biết tiếng Anh, đây chỉ là một băng ghi âm, phi công Trung Cộng phát ra sang máy bay Mỹ. Khi máy bay Mỹ trả lời thì anh Trung Cộng không hiểu tiếng Anh nên không trả lời rồi biến mất).

Chiếc P8 bay đến eo biển Taiwan, hạ xuống cao độ rất thấp, chỉ còn 1000 feet (300 thước) để tìm một tầu chiến Trung Cộng. Khi vừa phát hiện ra thì nó báo ngay một lời cảnh cáo: “Máy bay Mỹ, đây là chiến hạm Hải quân Trung Quốc. Anh đang bay gần đến tôi. Hãy giữ khoảng cách an toàn cách tầu của tôi - US aircraft. This is Chinese Navy warship. You are approaching me. Keep safe distance away from me”.


Máy bay Mỹ trả lời:

“Tôi là phi cơ Quân đội Hoa Kỳ. Tôi sẽ giữ khoảng cách an toàn xa tầu của anh - I am a United States military aircraft, and I will remain a safe distance from your unit”.


Từ khi chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng trơ trẽn tuyên bố cả khu biển Đông (South China Sea) bao gồm từ Taiwan đến Hoàng Sa, Trường Sa, xuống tận Bruniei, Mã-Lai là của mình:


Trơ trẽn là vì thứ nhất, Trung Cộng dùng bạo lực đem quân chiếm Hoàng sa và Trường Sa; thứ nhì, Taiwan là của Taiwan không phải của Trung Cộng, và thứ ba, theo Hiệp ước về Luật chủ quyền biển cả của Hội nghị Liên Hiệp Quốc vào năm 1982, mỗi quốc gia chỉ được quyền tuyên bố lãnh hải mình chủ quyền là 12 hải lý nautical miles (13.8 miles, 22.2 km) từ đất liền (Ngoài ra, từ đất liền ra 200 nautical miles (230 miles, 370 km) thì quyền đánh cá và đào mỏ tài nguyên thuộc về quốc gia đó).


Không một nước nào chấp nhận Trung Cộng là chủ quyền của toàn cõi của South China Sea (mầu đỏ hồng trong bản đồ dưới đây), nhưng không ai dám thách thức chiến hạm, chiến đấu cơ Trung Cộng đi tuần tiểu ở vùng này.


Ngoại trừ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chẳng những không chấp nhận lãnh hải Trung Cộng tuyên bố, mà còn ngang nhiên dùng tầu chiến và máy bay phô trương lực lượng, tuần tiễu trên vùng biển quốc tế công nhận bởi Hiệp ước Liên Hiệp Quốc vào năm 1982. Đại Tá Will Torasson trên chiếc P8 nói ưu tiên số một của Hoa Kỳ là giữ tự do cho tất cả tầu bè, máy bay của Hoa Kỳ và các nước đồng minh được quyền thoải mái di chuyển trên hải phận và không phận quốc tế, và sự có mặt của Quân đội Hoa Kỳ sẽ làm cho Trung Cộng không thể nào tự do thao túng.

Việc Trung Cộng xách nhiễu và cảnh cáo máy bay, tầu chiến Mỹ chỉ là một trò hề. Nó có thể dọa được các nước khác nhưng không thể nào dọa được quân đội Mỹ: Hoa Kỳ ngang nhiên bay và đi tầu chiến trong không phận và hải phận South China Sea, nơi Trung Cộng tuyên bố là chủ quyền. Ấy thế mà máy bay và tầu chiến Trung Cộng chỉ dùng lời đe dọa; và mặc dù cứ liên tục xách nhiễu, Trung Cộng không dám đụng trận với chiến đấu cơ và tầu chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh hải tuyên bố là của họ.

Có lý do Trung Cộng không dám tuyên chiến với Hoa Kỳ: giống như Nga khi xâm chiếm Ukraine, giống như quân đội Iraq chạm trán với Hoa Kỳ vào năm 2003 (lúc bấy giờ quân đội Iraq lớn thứ tư trên thế giới), cả hai bị đánh bại nhanh chóng và thê thảm.

Trong tất cả mọi lãnh vực quân sự, Trung cộng chỉ hơn Hoa Kỳ về số lượng binh lính. Dưới đây là danh sách 12 quân lực quốc gia nhiều nhất thế giới:


Còn trong tất cả lãnh vực quân sự khác, Trung Cộng thua Hoa Kỳ xa.

Từ lúc Chiến tranh lạnh đến giờ, Mỹ tiêu $19000 tỷ đô-la vào quân đội, trong khi cả thế giới và Trung Cộng cùng thời gian đó chỉ tiêu $3000 tỷ đô-la cho quân đội của mình.

Ngân sách Quốc phòng hàng năm Mỹ bỏ xa Trung Cộng. Đây là năm 2021:



Nói về máy bay quân sự, Mỹ có 13,232 chiếc trong khi Trung Cộng chỉ có 3,260 chiếc:


Về hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử, Hoa Kỳ có 5,428, Trung Cộng chỉ có 350:


Về hàng không mẫu hạm, Hoa Kỳ có 11, Trung Cộng chỉ có 2. Trong hai chiếc này, chiếc thứ nhất của Trung Cộng là… đồ phế thải mua lại của Nga. Lúc ban đầu Trung Cộng tân trang với ý định dùng nó để tập sự. Chiếc thứ hai thì không to như hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ:


Hoa Kỳ có kinh nghiệm đánh nhau trong đủ loại chiến trường, trong khắp năm châu. Hoa Kỳ đánh nhau trong Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Đại Hàn, Chiến tranh Việt Nam, Panama, Grenada, Kosovo, Iraq, Afghanistan, và bây giờ gián tiếp viện trợ Ukraine đánh nhau với Nga. Trung Cộng chưa bao giờ đánh nhau với ai trong những thập kỷ gần đây.

Hoa Kỳ có 516 căn cứ trong 121 quốc gia trên thế giới, chứa đựng vũ khí khắp nơi. Mỹ có binh lính hiện diện trên 160 quốc gia, và trong 15 quốc gia, Mỹ có số lính đáng kể tại chỗ để tham gia trận chiến bất cứ lúc nào.

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ dùng nhiên liệu nguyên tử, có thể đánh nhau ngoài biển bốn năm liền không cần nhiên liệu, trong khi hàng không mẫu hạm của Trung Quốc thì phải ở gần nhà để được tiếp tế xăng nhớt. Mỹ có 68 tầu ngầm mang đầu đạn nguyên tử đi dưới biển đêm ngày không nghỉ, trong khi Trung Cộng không những ít tầu ngầm, mà còn không có khả năng đó.

Chỉ có 30% vũ khí và quân đội Trung Cộng là cập nhật, phần còn lại là lỗi thời. Ai cũng biết “Made in China” là đồ dỏm, kể cả vũ khí quân sự. Chạm trán với quân đội thiện chiến Hoa Kỳ với võ trang liên tục cập nhật hóa thì bảo đảm Trung Cộng chỉ có chết đến bị thương.

Nhiều người, nhiều quốc gia chê Mỹ -kể cả Cộng Sản Bắc Việt-, thế nhưng lời nói không bằng hành động: không một quốc gia nào trên thế giới dám đương nhiên đối đầu với lời nói phét làm chủ Biển Đông của Trung Cộng.

Việc quân đội Hoa Kỳ ngang nhiên thách thức quân đội Trung Cộng cho thấy là với Cộng Sản, chỉ có một phương pháp duy nhất đối phó để nó chùn bước là dùng sức mạnh.

Trung Cộng là kẻ tiểu nhân chỉ xâm lăng và bức hiếp các quốc gia yếu hơn mình, không dám đụng đến lông chân của Mỹ. Lý do Trung Cộng bành trướng được quân sự để rồi dùng quân sự áp bức các nước khác là kinh tế: khắp thế giới mua hàng hóa Trung Quốc. Mỗi năm Trung Cộng bán 600 tỷ đô-la hàng hóa sang Mỹ. Tôi biết thực hiện rất khó, thế nhưng mỗi người chúng ta phải đóng góp phần mình vào việc giảm bớt sức mạnh của Trung Cộng: tẩy chay không mua hàng hóa Made in China.

Tôi nói thế không có nghĩa là tẩy chay dim sum và không ăn vịt quay Bắc Kinh nữa.

Phụ lục:

Nói về chiến đấu cơ, đây là những chiến đấu cơ của Không Quân và Hải Quân Mỹ:

F-35A/B/C Lightning II: chiến đấu cơ mới nhất, có thể “tàng hình”, tránh radar địch, thay thế F-16, bắt đầu sản xuất năm 2015. Cả hai Không Quân và Hải Quân dùng:


F-22A Raptor: chiến đấu cơ có thể “tàng hình”, tránh radar địch, bắt đầu sản xuất năm 2005, chỉ có Không Quân dùng:


F/A-18E/F Super Hornet: sản xuất năm 1999, chỉ có Hải Quân dùng. Hải Quân mới đặt thêm 22 chiếc E/F:


F-16C/D Fighting Falcon: sản xuất năm 1978. Đại đa số Không Quân dùng. Không còn sản xuất.


F-15C/D/E/EX Eagle: sản xuất năm 1976, chỉ có Không Quân dùng. Đã ngưng sản xuất:


Nguyễn Tài Ngọc

March 2023

Tài liệu tham khảo:

Không có nhận xét nào: