Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Những Bài Viết Hay - Mời Đọc - ST - Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA NHỮNG CON ĐƯỜNG XUNG QUANH DINH ĐỘC LẬP - Tuệ Lãng


Khi đăng bộ với tư cách một quốc gia tại Liên hiệp quốc, một quốc gia phải xác định 5 trụ cột cơ bản như sau:
1) Bộ quốc hiệu-quốc kỳ-quốc ca-quốc huy;
2) Lãnh thổ (Giáp giới với các quốc gia lân cận);
3) Chủ thể (Các dân tộc tồn tại trong quốc gia);
4) Văn hóa (Bản sắc) và lịch sử; và
5) Ngôn ngữ (sử dụng chính thức).
<!>
Vì lẽ ấy, xung quanh Dinh Độc Lập, trái tim của thủ đô quốc gia Việt Nam Cộng hòa và thành phố Sài Gòn, đã châu tuần các con đường phản chiếu các tinh thần trụ cột ấy.

Dinh Độc Lập cùng với đường Công Lý (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và đường Thống Nhất (Nay là đường Lê Duẫn) đã khẳng định 3 mục tiêu quan trọng của chính thể: Độc Lập – Công Lý – Thống Nhất.

Bên trái Dinh Độc Lập là đường Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc được xem là đại diện cho văn hóa Việt Nam. Bên phải Dinh Độc Lập là đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Hồng Thập Tự (nay được gọi là Chữ Thập Đỏ) là tên gọi Hán-Việt của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC - International Committee of the Red Cross) được thành lập năm 1863. Đây là tổ chức nhân đạo lâu đời nhất, lớn nhất trên thế giới hoạt động với mục đích bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, giúp đỡ những người bị thương trong các cuộc xung đột vũ trang, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp hay quan điểm chính trị. Hai con đường này phản chiếu tinh thần hòa hợp văn hóa dân tộc và các giá trị phổ quát của nhân loại của quốc gia Việt Nam Cộng hòa.

Sau Dinh Độc Lập là con đường Huyền Trân Công Chúa, con đường mang tên của một người phụ nữ đã có công rất lớn trong sự nghiệp Nam tiến thuở ban đầu, để từ đó lãnh thổ phương Nam của Tổ quốc đã được mở rộng cho đến mũi Cà Mau.

Trước Dinh Độc Lập là hai con đường: đường Hàn Thuyên (Bên phải) và đường Alexandre de Rhodes (Bên trái) chạy song song với con đường chính, đường Thống Nhất.

Đấy là những con đường văn tự của Sài Gòn, với hai đai diện tiêu biểu: một chữ Nôm và một chữ Quốc ngữ.

Đường Hàn Thuyên thời Pháp thuộc, khoảng 1871 có tên là đường Hồng Kông. Đến ngày 24-2-1897 nó đổi là đường Amiral Page. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Hàn Thuyên, và tên gọi đó được giữ lại cho đến nay.

Hàn Thuyên (1229-?) có tên thật là Nguyễn Thuyên. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ quê gốc của ông, song nhiều người cho rằng ông người làng Lai Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (Nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247 và làm quan tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông. Ông là người nổi tiếng với giai thoại viết bài Văn tế cá sấu để trừ cá sấu ở sông Hồng và giỏi thơ Nôm. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật. Ông được xem là người phát triển và phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Song song với chữ Hán, chữ Nôm trở thành một phương tiện quan trong trong đời sống trước tác của tầng lớp trí thức, biểu thị cho lòng yêu văn hóa, tiếng Việt và tinh thần duy trì phẩm tính Việt trong suốt chiều dài lịch sử của quốc gia Việt Nam trong giới trí thức dân tộc.

Còn về đường Alexandre de Rhodes, thực ra, thời Pháp thuộc, từ ngày 2-6-1871, đường này có tên là Rue de Paracels (Đường Hoàng Sa). Đến ngày 16-10-1871 đổi lại là đường Colombert. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Alexandre de Rhodes. Đến ngày 4-4-1985 chính quyền mới lại đổi tên là đường Thái Văn Lung. Tuy nhiên, may mắn thay, đến nay Alexandre de Rhodes đã lấy lại tên cho con đường này.

Alexandre de Rhodes (1591-1660) là một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông đã góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá Công giáo tại Việt Nam và hình thành chữ Quốc ngữ. Dù ông thừa hưởng những kết quả nghiên cứu và thực hành tiếng Việt của nhiều giáo sĩ trước ông để hệ thống hóa và xây dựng bộ chữ Quốc ngữ tương đối hoàn chỉnh cho người Việt Nam, song với hai tác phẩm ông biên soạn là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt–Bồ–La), và Catechismus (Phép giảng tám ngày) bằng chữ Quốc ngữ lần đầu được xuất bản tại Roma vào năm 1651 đã khiến người Việt nhiều thế hệ xem ông là người có công lớn nhất trong việc hình thành chữ Quốc ngữ, một bộ chữ viết hiện được sử dụng chính thức tại Việt Nam.

Việc đặt tên đường có ý nghĩa rất quan trọng, vì để lưu giữ những giá trị truyền thống, gợi nhắc di sản tổ tiên để thế hệ sau tri ân, tiếp bước học tập và hành động.

Tiếc là, hình như những người nắm giữ quyền lực trong chính quyền mới đã không có những nhận thức sơ học yếu lược như dzậy để rồi sau 1975, họ bỏ, thay, hoặc đặt tên đường một cách tùy tiện (?!)...



Một chục không phải là 10
Lê Đại Anh Kiệt

Khi dư luận xôn xao tin vui sắp khánh thành cầu Mỹ Thuận, nhà văn Sơn Nam viết bài “Vĩnh biệt con phà Mỹ Thuận.” Khi Sài Gòn di dời chợ đầu mối, nhà văn Võ Đắc Danh viết ký “Phiên chợ trăm năm” giã biệt chợ rau Cầu Muối… Theo quy luật cuộc sống, cái này sinh ra thì có cái khác mất đi.


Với cây bẹo giới thiệu hàng hóa của chiếc ghe có lẽ là nơi xuất phát một chục có đầu. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt).

Lục tỉnh, miền Tây cũng vậy. Những khu công nghiệp, khu dân cư lấn át cánh đồng, con trâu không còn chỗ đứng, con diều giấy thưa dần trên bầu trời và lối sống, cách mua bán nghĩa tình nồng hậu một chục không phải là mười cũng thành ký ức của một thời.

Miền Tây đâu phải xa xôi. Cách đây hơn 20 năm, từ Sài Gòn đi về lục tỉnh, qua An Lạc, Bình Điền đã cảm nhận hơi hướng miền Tây với màu xanh đồng ruộng bao quanh những vườn xoài cổ thụ. Qua khỏi Bình Chánh đã lọt vào miền Tây đích thực với đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh và những vườn cây xanh lặc lìa trái ngọt.

Không bông ô môi, vắng hẳn tiếng chày

Ngày nay cũng trên con đường ấy, hình ảnh miền Tây bị những khối nhà bê tông che khuất. Màu xanh đặc trưng của miền Tây bị những trụ khói đen, những nhà máy cấu trúc sắt thép khổng lồ băm nát. Bầu trời giăng giăng dây điện không gian bị ngăn cách nên vắng bóng cánh cò và ngay trẻ con cũng không có nơi để thả lên ước mơ bầu trời qua con diều giấy.

Câu hát “Mỗi lần thấy bông ô môi nở hồng trong gió chướng, mỗi lần nghe tiếng quết bánh phồng rộn rã đón Xuân sang, mỗi lần có dịp về Vĩnh Long đi ngang Tân Ngãi thấy nhà chợ Trường An” của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã trở thành cổ tích. Cây ô môi, cây gòn, cây quao, cây me tây, cây trôm hay còn gọi là lim xẹt… biết bao loại cây thân thuộc của miền Tây đã gần như tuyệt chủng theo đà công nghiệp hóa. Hai bên đường ngang Tân Ngãi đã bị nhà cao tầng che chắn, không còn thấy nhà chợ Trường An như hình ảnh đặc trưng của đất Vãng[1]. Tiếng chày quết bánh phồng gõ nhịp hằng đêm cũng tắt lâu rồi.

Về đâu mùa nước nổi

Thiên nhiên miền Tây ngày xưa có mùa nước nổi nằm vắt ngang giữa hai mùa mưa nắng. Nước từ đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, từ biên giới phía Tây chảy tràn đồng về phía Đông ra biển mang theo bao nhiêu tôm, cá, trăn, rùa và nhiều sản vật khác nào là điên điển, cà na, bông súng, bông hẹ… đặc biệt là hàng vạn hàng triệu tấn phù sa như sữa mẹ vun bồi sức sống trù phú. Nước về chậm rãi, ở đầu nguồn một ngày đêm chỉ lên vài tấc. Người dân miền Tây nồng hậu đón chờ nước về, nước xuống và đặt tên cho nước mùa này rất thân thương là “nước bạc” nôn nao đồn đoán nước nhỏ hay nước lớn.D

Dọc các triền sông, kinh rạch, những hàng đáy, vó lưới mọc lên đón cá, đồng thời cũng tạo thêm nét đẹp chất thơ cho miền Tây.

Từ cuối thập niên 1990 mùa nước nổi hiền hòa ấy lại bị gọi bằng cái tên phản cảm là mùa lũ. Người ta đào kinh, đắp lộ ngăn đường nước suông nên chỗ này bị ninh ngập úng, chỗ kia héo khô thiếu nước.

Đến nay Trung Quôc đắp đập chặn dòng ở đầu nguồn, mùa lũ cũng không còn, miền Tây khát khao nước ngọt ngay trong mùa lũ và đang bị chìm dần trong làn sóng thủy triều. Nước biển xâm nhập càng lúc càng sâu và người dân miệt vườn chưa có khái niệm, chưa có ý thức phải thích nghi với hệ sinh thái ngập mặn theo sự chu chuyển của đất trời và của cả con người đã lạm dụng khai thác quá mức lượng nước ngầm trong lòng đất.

Một thời sông nước

Đất đai tươi tốt, cây trái dồi dào thành hàng hóa cho các vùng miền khác, ngược lại ít làng nghề, thiếu các hàng tiểu thủ công nên nhu cầu giao lưu hàng hóa hình thành rất sớm. Con người miền Tây sông nước ngày xưa đi lại vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy là chính, họ quần tụ thành phố thị theo truyền thống trên bến dưới thuyền và cả những chợ nổi trên sông.

Nhà vườn bán sỉ thậm chí bán mão, sang từng ghe hàng cho thương lái. Thương lái địa phương cũng len lỏi đến từng vườn để mua hàng. Đường xa, tốc độ đi ghe chậm, trái cây chín dễ hư, con người lại phóng khoáng nên việc mua bán rất nhanh gọn ít kỳ kèo bớt một thêm hai và phương tiện đo lường cũng vậy. Trong bốn cách cân, đo, đong, đếm thì người miệt vườn chuộng nhất là cách đếm. Nó gọn lẹ, không cần công cụ.

Ngày xưa nếu có ai hỏi mua ký cam, ký quýt, ký dưa hấu sẽ là chuyện mắc cười. Từ vườn tới chợ, mua bán trái cây không ai cần đến cái cân mà chỉ đếm. Tùy theo từng loại trái, từng mặt hàng, mua sỉ mua lẻ mà có những đơn vị đếm khác nhau.

Với những trái to có giá trị như dừa, dưa hấu, bưởi, mua lẻ có đơn vị là một trái, cặp (hai trái) hoặc là một chục. Mua sỉ thì tính theo đơn vị là trăm, thiên (ngàn).

Chỉ đếm, rất hiếm đo, đong, cân

Với các loại quả nhỏ như cam, quýt, xoài mua lẻ vẫn đếm bằng đơn vị trái, chục, nhưng mua sỉ thì kết hợp giữa đong và đếm. Đơn vị đong cũng là bao bì cho hàng hóa là cái cần xé[2]. Người ta không đong bao nhiêu lít cam hay cân bao nhiêu ký cam mà tính đơn vị bằng cần xé.

Trái cây từ vườn hái cho vô cần, đóng gói và tính tiền theo đơn vị cần. Cách này rất tiện dụng cho nhà vườn lẫn thương lái và đến lượt mình các thương lái sang hàng cho chành vựa hoặc các tiểu thương bán lẻ cũng đếm bằng cần. Hiện nay, ở các tỉnh miệt vườn, Vĩnh Long, Bến Tre… nhà vườn vẫn còn duy trì cách bán này.

Không chỉ với trái cây mà ngay cả vật nuôi như gà, vịt, trứng, người miền Tây cũng tính theo phương cách đếm. Ngay cả cá con, cá giống, cũng tính theo đơn vị đếm con. Nhưng với các loại cá quá nhỏ như cá tra giống người ta cũng kết hợp giữa đong và đếm. Múc vài vợt cá, đếm mẫu xem mỗi vợt có bao nhiêu cá con và từ đó lấy con số trung bình của vợt làm đơn vị tính. Thí dụ, một vợt quy là 120 con, thì 10 vợt tính thành 1 thiên 2.D

Với các chế phẩm từ nông sản như bánh tráng, bánh phồng cũng tính bằng cách đếm nhưng đơn vị tính là xấp. Một xấp có thể từ 10, 20, 50 cái tùy theo từng vùng. Rau, cải bán bó. Đồ hàng bông như bắp cải, bông cải thì bán bắp, tức nguyên một cái.

Lá chuối tươi, lá chuối khô để gói bánh, gói hàng thì tính theo xấp. Một xấp có bốn tàu, xé ra thành tám tờ. Người bán có lòng thì phân ra các loại lá lớn nhỏ khác nhau để theo từng xấp, vì giá khác nhau.

Chuối thì tính quày (buồng), nải. Một quày có nhiều nải. Nếu mua nguyên quày thì khuyến mãi luôn những nải chót có trái nhỏ không ngon bằng các nải ở phía trên.

Du di một chục có đầu

Điều thú vị đặc biệt là từ phương thức đo lường là đếm phát sinh ra đơn vị “chục có đầu” tức là một chục không phải là 10 mà là 11, 12, 14… thậm chí là 18. Chục có đầu phổ biến đến mức được xem là mặc định trong giao dịch bán mua. Nói mua một chục thì đương nhiên phải hiểu có đầu không cần nói để xác định, muốn lấy một chục là 10 thì phải nói rõ là mua một chục trơn hay một chục bẻ đầu.

Còn chục 11? Khi mua chục thuốc giồng (thuốc sợi để vấn hút hoặc xỉa trầu), người bán đưa một xấp 10 bánh cột dây sẵn và một bánh rời gọi là rê đầu. Đối với trái cây thì tính chục gồm 12, 14, 16, 18… đến 24 trái số lượng này lại du di bất định tùy theo loại trái và tùy theo nơi bán! Thông thường trái cây càng rẻ tiền, vị trí càng xa trung tâm thì con số chục càng lớn. Ví dụ, ở tại chợ Cái Bè, một chục quýt có thể là 14 trái nhưng vô sâu hơn ở các xã Mỹ Đức, chục quýt có thể từ 16, tới 18 trái.

Trong cuốn “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười,” học giả Nguyễn Hiến Lê cho biết, ở tỉnh Tân An, chục trái cây được tính từ 12, 14 cho đến 16 trái. Vùng Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp tính chục trái cây 12 (dừa khô, măng cụt, thơm, xoài, trầu…). Bến Tre, Vĩnh Long trước đây, bắp, xoài tính chục 16. Ở Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) chục trái cây là 12, nhưng ở Mỏ Cày cũng thuộc Bến Tre lại là chục 14.

Nghĩa tình kẻ bán người mua

Điều thú vị hơn nữa là sự chân thành chất phác của người bán cũng bộc lộ qua cách mua bán này. Người mua là khách phương xa, không rành số chục của địa phương, không phải lo lắng, cứ mua một chục người bán sẽ đếm đủ số đầu. Nếu người mua tự mình đếm trái không đủ số đầu, người bán sẽ nhắc “Lấy thêm hai trái, lấy thêm bốn trái cho đủ chục.”

Má tôi, dì tôi quê Long An, gần Sài Gòn nên một chục nhiều nhất là 14, mấy lần đi chùa ở Mỹ Thiện, Cái Bè, Tiền Giang, cứ tấm tắc khen những người bán hàng ở đây tốt bụng, đã lấy đủ 14 trái rồi mà vẫn cho thêm bốn trái. Hóa ra ở đây một chục là 18.

Thủa nhà văn Sơn Nam còn sống, tôi đã hỏi ông vì sao một chục có đầu, ông giải thích đây là cách bù hao của người bán dành cho người mua. Trái cây đi đường xa dễ dập dễ hư, trứng gà trứng vịt đi xa dễ bể. Thời đó đất rộng người thưa, sản vật dồi dào nên giá trị không lớn so với đồng tiền, bù hao thêm một chút, được cái tình, cái niềm tin, chuyện mua bán sẽ bền chặt, tin cậy nhau hơn. Tánh rộng rãi, trọng nghĩa khinh tài của người miền Tây là vậy đó.

Theo quy luật vật càng rẻ, nơi bán càng xa trung tâm phố thị, con số đầu của mỗi chục càng lớn, cách giải thích của nhà văn Sơn Nam là hợp lý. Tuy nhiên tôi băn khoăn tự hỏi, tại sao những anh chàng Ngũ Quảng[3] vốn tánh chặt chẽ tiện tặn từng xu từng cắc, vô tới miền Nam lại sanh ra hào phóng bán hàng không cân kéo trái nặng trái nhẹ, không đo lường cây lớn cây nhỏ, không đong xem bao lớn mà chỉ cần đếm, trái lại cho thêm một chục có đầu?

Kết quả của cuộc sống cộng cư

Nhìn lại những tiệm chạp pô, tạp hóa của người Hoa tuy có đủ các phương tiện cân, đong, đo nhưng đa phần vẫn dùng cách đếm. Các loại bánh tính bằng cây, bánh in thường một cây là một miếng hình chữ nhật, bánh in nhưn đậu xanh một cây 10 cái. Bánh xà lam xưa cũng 10 cái một cây, nay chỉ còn sáu cái.

Thuốc rê tính miếng, khi bán cho kèm cuộn giấy quyến để vấn thuốc. Một cây đường cát trắng, đường cát vàng nặng 12 kg, khi bán chỉ tính tiền 10 kg thôi. Đường tán có hình oval, 42 miếng là 1 kg, được đóng trong bịch 12 miếng.

Người Khmer Nam Bộ hay tại Cambodia cũng vậy, việc mua bán rất đơn giản, lỏng lẻo là hạo chừng. Cả đàn gà một con cứ bắt một con, lựa con nhỏ con lớn họ không phiền. Miễn đừng bắt hai con.

Phải chăng chính cuộc sống quần cư trên vùng đất mới giao thoa với cung cách sống khác nhau, những lưu dân Việt đã hình thành tính cách, tập tục sống mới, trong đó có cách mua bán nghĩa tình một chục có đầu.

Sau năm 1975, cung cách đo lường của miền Bắc được áp vào miền Nam. Cái trật tự của miền Nam đếm, đo, đong, cân bị đảo ngược lại thành cân, đong, đo, đếm. Lúa cân ký không còn đong giạm. Dưa hấu cân không bán chục, rau quả tất tần tật đều cân. Người mua, kẻ bán tính toán chi ly với nhau từng gram, từng lạng. Rồi lại sinh ra nạn cân già, cân non, hàng xấu hàng hư độn vào hàng tốt. Khi mở cửa làm ăn với Trung Quốc thì lại thêm tình trạng hóa chất độc hại, chất tăng trưởng, chất bảo quản, chất tạo màu tràn vào.

Cách mua bán một chục có đầu, một chục không phải là mười song trùng với cách ứng xử tin cậy, nghĩa tình giữa kẻ bán người mua lần hồi chết hẳn. Chỉ còn sót lại một vài nơi sâu thẳm vẫn còn lưu giữ được chút dư vị ngày xưa. Nghe đâu rằng, ở vài vùng Sóc Trăng trước đây tính chục 14 trái, nay một chục còn 12. Trà Vinh vẫn còn cách tính chục trái cây 12, 14 trái đối với dừa tươi, cam, quýt, cau. Trước đây một bó mía là 12, 14 cây, nay mía cũng bó nhưng bán theo cân ký.

Những đóm lửa tàn dư vị ngày xưa đó rồi cũng sẽ tắt trước làn sóng mua bán đua chen chụp giật.

Ôi! Thương nhớ miền Tây của một thời không xa, một chục không phải là 10. [qd]____

[1] Tên xưa của đất Vĩnh Long.
[2] Đồ đựng bằng mây tre, miệng rộng, đáy sâu, có quai, thường dùng để đựng hàng hóa.
[3] Năm vùng đất: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và Quảng Ngãi.


Thương nhớ miền Tây: Một chục không phải là 10 - Nam Kỳ Lục Tỉnh


Đâu cần phải hoảng lên vì độc tố acrylamide
Vũ Thế Thành

Acrylamide là độc chất gây ung thư. Điều này khoa học đã xác định khi thử trên chuột. Nhưng acrylamide chỉ sử dụng trong công nghiệp thuốc nhuộm, bột giấy, chất dẻo, xử lý nước,…nếu có rủi ro cũng chỉ quanh quẩn trong bệnh nghề nghiệp (ngấm qua da hoặc không khí). Năm 2002, acrylamide lại được tìm thấy trong thực phẩm, nhiều nhất là ở khoai tây chiên…

Độc tố acrylamide độc cỡ nào?


Nghiên cứu trên loài gậm nhấm (như chuột) cho thấy, acrylamide có thể gây ngộ thần kinh và vô sinh. Chưa hết, acrylamide còn gây độc cho gen (genotoxic carcinogen), làm gia tăng rủi ro ung thư bằng cách tương tác với DNA trong tế bào. Gây độc cho gen thì có thể tạo đột biến gen, ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Các thí nghiệm với liều cao acrylamide (qua nước uống) trên loại gặm nhấm cho thấy rủi ro phát triển ung thư miệng, vòm họng, thực quản, thanh quản, ruột già, thận, vú, buồng trứng.

Khi tiêu hóa, acrylamide được chuyển hóa thành glycidamide. Chất này gây đột biến và làm tổn thương gen.

Thực phẩm nào có acrylamide?

Không chỉ ở khoai tây chiên, mà các loại bột chiên, bánh nướng,…những thứ có gốc gác từ hạt ngũ cốc (khoai, bắp, bột mì,…) đem nướng hay chiên đều có lượng acrylamide khá cao (từ 150 – 3.000 µg /kg). Rồi thịt bò heo gà tôm cá cũng đều có hết, nhưng ít hơn, chỉ khoảng vài chục microgram.

Không phải người ta cố tình cho acrylamide vào đồ ăn để chuốc họa, mà tự nhiên nó thế. Hàng tươi, hàng luộc thì không sao, nhưng hễ là đồ ăn nướng chiên xào, ít nhiều đều có acrylamide.

Đồ ăn mà không nướng chiên xào thì làm sao nuốt nổi. Rồi cà phê, khói thuốc cũng có kha khá acrylamide nữa. Rõ khổ!

Cái giá của Đẹp-Thơm-Ngon

Độc chất acrylamide chỉ phát sinh khi nướng chiên xào ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C). Cho đến nay cơ chế tạo thành acrylamide vẫn chưa được biết rõ.

Khoa học cho rằng (mà rất có thể là đúng), acrylamide là sản phẩm phụ của phản ứng Maillard giữa asparagine (một loại acid amin) và đường khử. Hai thứ này có sẵn trong hầu hết các loại ngũ cốc.AD

Phản ứng Maillard là phản ứng giữa acid amin và đường khử (glucose, fructose), cho ra màu nâu (nhìn), hương (ngửi) và vị (ngon) đặc trưng cho các sản phẩm nướng chiên xào.

Khi nhiệt tăng cao (chiên, nướng), tạo ra vô số chất mà đến nay khoa học vẫn chưa biết hết. Một trong những thứ đó là acrylamide.

Với các loại ngũ cốc thì nhiệt càng cao, nướng càng lâu thì acrylamide sinh ra càng nhiều.

Coi vậy cũng chưa đến nỗi…

Độc chất acrylamide không chỉ gây ung thư, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh và vô sinh. Nhưng thực tế thì không đáng ngại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì phải ăn gấp 500 lần mức tiêu thụ trung bình acrylamide hiện nay (1µg /kg thể trọng) thì mới tới ngưỡng thấp nhất gây rối loạn thần kinh, và gấp 2.000 lần nếu ”muốn” vô sinh.

Còn acrylamide gây ung thư thì sao? Nghiên cứu bằng cách thử liều cao acrylamide trên loại gậm nhấm (như chuột) thì thấy chuột bị ung thư. Còn thử trên người thì khoa học không dám. Đơn giản, chẳng lẽ trộn acrylamide vào đồ ăn, rồi cho con người nuốt cho tới…khi bị ung thư? Chỉ còn cách phỏng vấn họ về khẩu phần ăn hàng ngày rồi thống kê này nọ. Phương pháp nghiên cứu này có độ tin cậy thấp.

Viện Ung thư Quốc gia (thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ – NIH) dựa trên nhưng nghiên cứu về độc tố học cho rằng, con người và con chuột (loài gậm nhấm) không chỉ có mức độ hấp thu acrylamide khác nhau, mà việc chuyển hóa acrylamide trong cơ thể cũng khác nhau nữa. Quá trình chuyển hóa tạo ra những chất trung gian gây ngộ độc vẫn chưa được hiểu rõ. Khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu

Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có chứng cớ để nói rằng thực phẩm chiên xào nướng (có acrylamide) gây ung thư cho người.

Quy định về acrylamide trong thực phẩm thế nào?

Hiện nay chưa có quy định về dư lượng acrylamide trong thực phẩm, vì khoa học vẫn chưa xác định được ngưỡng hàm lượng không gây hại (NOAEL – no-observed-adverse-effect level), hay xác định được liều lượng thấp nhất có thể gây hại (LOAEL), thì làm sao đưa ra được mức dung nạp acrylamide chấp nhận mỗi ngày (ADI – acceptable daily intake) để mà khuyến cáo hay đưa ra mức giới hạn tối đa này nọ.

Tuy nhiên, trong nước uống thì quy định giới hạn không quá 1µg/lít. Sở dĩ nước uống bị giới hạn dư lượng vì acrylamide là nguyên liệu để sản xuất polyacrylamide, một chất dùng trong xử lý nước.

Bên răn đe, bên hứa hão

Thế các cơ quan an toàn thực phẩm trên thế giới có khuyến cáo gì về thực phẩm acrylamide không? – Có – nhưng chỉ mới khuyến cáo các nhà chế biến thực phẩm, chiên xào nhẹ lửa thôi, hay xài enzyme nào đó xử lý khoai tây trước khi chiên,… để hạ thấp acrylamide xuống một chút, miễn sao coi cho được.AD

Mấy ông chế biến thì, dạ thưa, …để tụi tui tính chuyện này vì sức khỏe cộng đồng. Bên răn (đe) bên hứa (hão). Cho đến nay acrylamide trong khoai tây chiên vẫn là chuyện huề tiền.

Còn khuyến cáo mấy bà bếp nên nhẹ lửa? Đố dám! Liệu những người khuyến cáo có ăn nổi rau luộc thịt luộc hết ngày này, tháng nọ không?

Về an toàn thực phẩm, thì khoai tây chiên là đối tượng đáng gờm nhất vì phát sanh nhiều acrylamide nhất trong số các thực phẩm chiên xào. Nhưng chỉ đáng gờm với Tây thôi vì đó là món ăn phổ biến hàng ngày của họ. Còn với ta, khoai tây chiên chỉ là món ăn chơi. Đâu có gì phải lăn tăn vì mấy quảng cáo hù dọa, acrylamide gây ung thư.

Vũ Thế Thành

(trích bộ sách “Ăn để sống hay ăn để sợ?” 2023, tập IV, Giải mã tin đồn)


Người Việt hải ngoại có đầu hàng?
Yên Khê

Rã rời
Cách đây hơn 30 năm, một người bạn tôi ở Mỹ, nhưng đi đi về về Việt Nam để làm ăn, nói với tôi rằng, tiếng Việt của người Việt ở Mỹ và người Việt ở Việt Nam đã bắt đầu cách xa nhau, có khi nói cũng không hiểu nhau.
Khi nghe nhận xét đó, tôi liên tưởng đến những người Quebec nói tiếng Pháp, nhưng khi phim ảnh của họ chiếu ở Pháp thì thường có phụ đề … Pháp ngữ.
Người Quebec vốn xuất phát từ nước Pháp, nhưng trải qua mấy trăm năm cách biệt, từ ngữ hai bên ngày càng xa nhau. Người Quebec một mặt thu vào nhiều từ tiếng Anh, vì họ lọt thỏm giữa môi trường Anh ngữ, mặt khác, họ cố gắng chống lại nguy cơ bị đồng hóa ngôn ngữ, nên cố gắng duy trì những từ vựng, cách nói cách nay mấy trăm năm. Ngược lại, tiếng Pháp ở cố quốc lại phát triển theo một kiểu khác, tự tin hơn trong sự pha trộn.
Ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ như vậy ở những người Creole sống ở các đảo thuộc địa Pháp, hay một số người… Mỹ ở Louisiana.
Tôi và anh bạn cứ nghĩ rằng tiếng Việt hải ngoại sẽ như tiếng … Quebec. Nhưng không ai ngờ đến sự xuất hiện của… mạng xã hội, và chính sách nhập cư của… Mỹ. Với sự nhập cư, dòng người Việt lớn lên trong nước sau 1975 ồ ạt đến Mỹ. Với mạng xã hội, sự cách biệt ngôn ngữ trở về … zero.
Tôi thấy hiện tượng này như cái bình thông nhau trong vật lý vậy. Với áp suất của gần 100 triệu người, ngôn ngữ và cả thói quen (tôi không dám dùng từ văn hóa) của họ sẽ thắng thế. Có vài hiện tượng gần đây cho thấy sự thắng thế đó.
Vào dịp Tết Quý Mão, tại các trung tâm người Việt ở Mỹ, chúng ta thấy rất nhiều người đàn ông mặc một loại áo dài trên đó vẽ nhiều kiểu khác nhau. Đây là một kiểu ăn mặc xuất hiện trong nước cách đây độ chục năm.

Một nhóm phụ nữ mặc áo dài, nhưng không quần, xuất hiện đâu đó tại khu Little Saigon. Đây cũng là kiểu đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây khá lâu và bị báo chí chính thống của Đảng Cộng sản VN chỉ trích. Các phụ nữ tại Little Saigon cũng bị dư luận trên mạng xã hội chỉ trích.
Một số người làm truyện tranh cho trẻ em tại hải ngoại, dùng những kiểu vẽ những nhân vật lịch sử rất giống trong nước. Mà trớ trêu thay kiểu vẽ này lại mang dấu ấn Trung Hoa Cộng sản rất nhiều.
Về mặt ngôn ngữ, từ vựng, cái bình thông nhau hoạt động ngày càng mạnh. Không cần kể ra đây, bạn đọc cứ vào các trang báo hải ngoại, như VOA, Người Việt… có thể nhặt ra hàng hà sa số.
Những tiếng nói chỉ trích của giới người Việt lớn tuổi ở hải ngoại liên quan đến sử dụng cái họ gọi là “ngôn ngữ Việt cộng”, ngày càng ít đi.
Nhà cầm quyền trong nước rõ ràng là có lợi với cái bình thông nhau này để khuếch trương ảnh hưởng của họ, cộng với lợi thế chính trị trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Cần phải kể ra đây rằng sự khuếch trương “văn hóa” này còn đi theo một con đường rất mạnh nữa, đó là các nhà sư, linh mục, mục sư, từ trong nước. Điều đó không có nghĩa là tất cả những người này có dính líu đến chính quyền cộng sản, nhưng họ mang theo ngôn ngữ, và cả thói quen. Điều này không thể tránh khỏi.
Các tổ chức chống đối chính quyền trong nước có lẽ lần lượt giải tán, hay đầu hàng, hay xa hơn nữa là họ muốn “nói chuyện” một cách vô vọng với nhà cầm quyền trong nước. Vô vọng vì họ không có thực lực gì để có thể “nói chuyện” với một nhà cầm quyền có cả một quốc gia sau lưng.
Hồi năm ngoái, một tổ chức từng chống Cộng rất triệt để, thậm chí là bạo động, đã tuyên bố là họ không đòi hủy bỏ cả điều bốn hiến pháp của nhà cầm quyền cộng sản (điều bốn này qui định sự độc tôn của đảng cộng sản tại VN).

Bi đát của văn hóa Việt Nam hiện tại
Với sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản, sự tha hóa xã hội trong cuộc hôn phối giữa chế độ toàn trị và chủ nghĩa tư bản hoang dã, văn hóa, ứng xử xã hội,… trong nước ngày càng tệ hại. Dĩ nhiên đây là quan điểm chủ quan của tôi, có thể cũng có ai đó nói rằng, không sao đâu, và thậm chí là tốt hơn.
Trong tình hình như vậy, lẽ ra cộng đồng người Việt hải ngoại phải là nơi giữ vững sức mạnh văn hóa và xã hội của người Việt. Nhưng thực tế có lẽ không như thế.
Một mặt, với sức ép của cái bình thông nhau, văn hóa xã hội người Việt tại Mỹ không có gì khá hơn. Họ chịu trận trước sức tấn công của văn hóa xã hội trong nước.
Mặt khác, cũng không thể đổ lỗi hết cho cái bình thông nhau, chẳng hạn như trong vụ kéo cờ vàng đi làm loạn ở quốc hội Mỹ, chẳng có gián điệp cộng sản nào xúi giục được sự bậy bạ đó.
Nguyên nhân trong sự “chịu trận” của người Việt hải ngoại rất rõ ràng, đó là họ không có một sức mạnh nội tại, cả về tài chánh lẫn chính trị.
Theo con số của chính quyền cộng sản trong nước công bố, có đến 30% ngân sách của thành Hồ đến từ … kiều hối, tức là tiền của những người Việt, mà chủ yếu là ở Mỹ gửi về. Thoạt nhìn, tưởng rằng đây sẽ là lợi thế để gây sức ép của cộng đồng Việt hải ngoại, nhưng không phải thế, lượng tiền khổng lồ này được di chuyển qua cái bình thông nhau, mà người Việt hải ngoại chống chính quyền trong nước không thể kiểm soát.
Về mặt chính trị, dù có đến gần nửa thế kỷ sống ở Mỹ, cộng đồng Việt hải ngoại vẫn dường như đứng ngoài dòng chính của chính trị Mỹ. Nhân vật cao cấp nhất là bà Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung) lên đến dân biểu liên bang, đã rút lui khỏi chính trường sau ba nhiệm kỳ Quốc hội (Trước đó là ông Cao Quang Ánh, cũng là dân biểu Quốc hội liên bang, duy nhất một nhiệm kỳ). Điều này làm cho cộng đồng Việt hải ngoại không có sức ép nào khả dĩ lên nhà cầm quyền trong nước cả.

Cái bình thông nhau
Trong một tiệm bán bành mì không xa thương xá Phúc Lộc Thọ, tôi nghe hai cô gái trẻ người Việt nói chuyện với nhau. Cả hai nói giọng miền Tây (Nam Bộ) rặt, áo thun Bebe, túi xách Michael Kors, quần “True Religion” … giống hệt các phụ nữ Việt Nam đâu đó trên khắp thế giới, Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Nội, hay San Jose, Florida.
Họ nói chuyện về “xứ dừa Bến Tre”, một cụm từ phổ biến mạnh sau năm 1975 trong toan tính tuyên truyền về cái “nôi cách mạng” Bến Tre. Họ nói về chuyến đi sắp tới về Việt Nam sẽ đem bao nhiêu tiền… mặt, và bày nhau cách khai báo phúc lợi xã hội, giấu thu nhập (income) thực tế…
Cái bình thông nhau vẫn đang hoạt động hết công suất để nuôi… thành phố Hồ Chí Minh!


Mãi mãi là nước Việt buồn
Phạm Vũ


Sài Gòn vào những ngày trước Tết cổ truyền dân tộc 20 Tháng Giêng, 1970. Ảnh: Bettmann Archive via Getty Images

Xin/Cho – Được/Không

Năm 2008, phòng trà Văn Nghệ, Sài Gòn có một vị khách đặc biệt. Ông là một trong những văn nghệ sĩ thế hệ trước 1975 trở về tái ngộ khán giả trên quê hương: Nhạc Sĩ Từ Công Phụng. Đêm đó, người đến phòng trà phần lớn là những người tóc đã pha sương, sống qua “hai chế độ.” Họ đã nghe và yêu nhạc Từ Công Phụng qua những ca khúc như “Mắt lệ cho người”, “Mưa trên ngày tháng đó”, “Trên ngọn tình sầu”…

Phòng trà tràn ngập hoa. Buổi diễn không có ca sĩ khách mời. Duy nhất, chỉ là Từ Công Phụng. Không ít người yêu nhạc của ông đã nói rằng: “chỉ có Từ Công Phụng hát nhạc của ông ấy là hay nhất.” Đêm đó, ông hát tất cả những bài hát gắn liền với một trời kỷ niệm của ông, của khán giả, của Sài Gòn. Dĩ nhiên, đó là những bài ông ĐƯỢC PHÉP hát, trên mảnh đất Việt Nam.


Cho đến khi vừa kết thúc một bài hát, ông nhận được tấm giấy ca khúc yêu cầu từ khán giả. Nhạc sĩ họ Từ quay lại, có vẻ như ông cần trao đổi tiết tấu với ban nhạc. Sau đó, ông cất tiếng hát. Câu hát đầu tiên chưa trọn thì một người bước lên sân khấu, nói nhỏ vào tai ông. Ban nhạc cũng ngừng chơi. Từ Công Phụng ngập ngừng nói với khán giả: “Xin lỗi quý vị, bài hát này tôi chưa được phép.” Đó là ca khúc “Xứ thâm trầm.”

“Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này / Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên / tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên.”

Rồi cũng là nhạc sĩ Từ Công Phụng, trong đêm nhạc khác ở Sài Gòn, một vị khán giả trẻ yêu cầu ông hát bài “Đêm không cùng.” Ca khúc này cũng cùng chung “số phận” với “Xứ thâm trầm” nên ông phải từ chối chéo là “Xin lỗi, tôi không nhớ lời.”

Trong suốt 14 năm qua, quy chế bất thành văn “xin/cho” – “được/không” đối với các ca khúc thuộc về nền văn hoá VNCH trước 1975 như sợi dây thòng lọng vô hình treo lơ lửng trên sân khấu. Sự kiện mới nhất, nóng hổi trong đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” của Khánh Ly vừa qua tại Đà Lạt không làm cho triệu người dân trong xã hội “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” ngạc nhiên, sửng sốt, khó chịu, tức giận. Trái lại, họ bình thản đón nhận như một sự đã rồi, đã quá quen thuộc. Họ bình luận trào phúng, phanh phui những hạt sạn của một kịch bản tồi.

Không có bất kỳ lý do cụ thể nào được nêu ra trong văn bản “mời” làm việc của Sở Văn hóa-Thể thao và Du Lịch tỉnh Lâm Đồng, đơn giản chỉ là “Gia tài của mẹ” không nằm trong danh mục 24 ca khúc được duyệt. Nếu nói “Gia tài của mẹ” bị cấm vì nằm trong tuyển tập phản chiến “Ca khúc da vàng” thì không đúng vì trong danh mục 24 bài có ca khúc “Người con gái Việt Nam da vàng.” Báo chí, mạng xã hội cho rằng “của đáng tội” là “hai mươi năm nội chiến” với gia tài là “một bọn lai căng” là “lũ bội tình”.


Nhưng ai cũng biết, “Gia tài của mẹ” được sáng tác vào năm 1965. Tháng Ba năm 1965, đơn vị thuỷ quân lục chiến đầu tiên của Mỹ đổ bộ bãi biển Đà Nẵng, chính thức can thiệp cuộc chiến ở Việt Nam. Do đó “20 năm nội chiến” theo đúng nguyên tắc cộng trừ của thời điểm sáng tác thì đó là 20 năm giai đoạn 1945-1965. Trong đó có cuộc chiến tranh Đông Dương (1946 -1954) và đặc biệt, giai đoạn nhuốm máu đồng bào từ cuộc cải cách ruộng đất (1953 – 1956).


Cho dù 20 năm của giai đoạn nào, thì cũng là người cùng dân tộc, cùng màu da, cùng ngôn ngữ, cùng lãnh thổ tham gia vào cuộc chiến gây tương tàn, chỉ vì khác quan điểm, khác giá trị. Đó là nội chiến!

Mãi mãi là nước Việt buồn

Ca khúc “Gia tài của mẹ” vốn đã nổi tiếng, nay càng phổ biến. Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Lâm Đồng đã giúp cho thế hệ sau tìm lại “Gia tài của mẹ.”

Và họ tìm thấy gì?

Có phải là những người nhân danh nghệ sĩ, đại diện nền văn hoá và nghệ thuật của một xã hội “Tự do – Dân chủ đi rải đống tro tàn khắp nơi, để một ngày hiện diện trên báo chí trời Âu với “cáo buộc tội hiếp dâm”? Ê chề, nhục nhã.

Hai nghệ sĩ Việt Nam bị cáo buộc hiếp dâm một thiếu nữ 17 tuổi ở Tây Ban Nha

Có phải họ đã chứng kiến những phận đời bỏ nước bỏ quê, chạy thật xa mong tìm cuộc sống ấm no, rồi phơi xác trong thùng hoang giữa đất khách? Những ngư dân phải đánh tàu ra khỏi lãnh hải quốc gia vì biển đã chết, cá đã hết.

Có phải ngày ngày họ chứng kiến những dối lừa, những bất công, hèn hạ, nhưng bảo nhau “đấy chẳng phải chuyện mình”? Câu chuyện những kẻ đã bám vào một cơn đại dịch chấn động toàn cầu để làm giàu trên xương máu của chính dân tộc mình.

Có phải họ đang nhận một gia tài hoang phế, mục nát của nền giáo dục “xin và cho”? Những đứa trẻ sẵn sàng khóc oà trước nhóm nhạc thần tượng nào đó nhưng hoàn toàn vô cảm với một xã hội đang bị bào mòn đạo đức.



Có phải ngày ngày họ đang đọc, đang nghe, đang nói một ngôn ngữ pha trộn, lai căng không cần biết “Tiếng Việt còn là nước Việt còn”? Những băng rôn biểu ngữ căng đầy đường phố với một loại ngôn ngữ lắp ghép quái thai như kiểu “Cái Mu VN“. Đến nỗi, khi giới thiệu tài năng của một thí sinh Việt Nam trong cuộc thi nhan sắc, người ta nói cô ta có khả năng nói lưu loát ba thứ tiếng nước ngoài, trong đó có…tiếng Việt.

“Gia tài của mẹ”: Mãi mãi là nước Việt buồn.


Cái Giấy Mời
Ngô Du Trung


Cô Thuý đến trình diện công an Phan Thiết. Công an hỏi :
" Cô biết tại sao chúng tôi mời cô đến đây không ? "
Thuý đáp:
" Tôi không biết ! "
Tên công an quăng một tấm hình có bốn cô gái mặc áo dài màu vàng lên bàn, lấy ngón tay chỉ vào một cô :
" Cô đây đúng không ? Vì cô mặc áo dài không phù hợp ! "
Thuý nhướng mắt :
" Tôi mặc áo dài thế nào mà không phù hợp? Tôi để hở ngực, hở mông ra à ? "
Tên công an lườm lườm :
" Cô mặc áo dài màu vàng có ba sọc đỏ ! "
" Vì sao áo dài màu vàng có ba sọc đỏ là không phù hợp ? "
" Vì đó là cờ ba que của bọn nguỵ ! "
" Bọn nguỵ là bọn nào ? "
Tên công an gằn giọng :
" Cô đừng làm bộ ngây thơ! Là cờ của bọn nguỵ VNCH đấy "
Cô gái phá ra cười :
" À, ra là cờ của chế độ cũ VNCH. Nhưng cái áo dài màu vàng có sọc đỏ của tôi không phải là cờ VNCH, nó chỉ có cái màu, cái sọc giống giống màu cờ VNCH thôi. Mà cái chế độ đó chết hơn 40 chục năm rồi, cớ sao các ông còn sợ cả tới cái bóng vàng vàng, đỏ đỏ của nó đến thế ? "
Tên công an cao giọng :
" Đây là âm mưu thâm độc nhằm lôi kéo, xúi giục, khích động thành phần xấu gây rối làm xáo trộn đời sống của nhân dân, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân..."
Thuý mỉm cười :
" Các ông khoe từng đánh những tên đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mỹ chạy không kịp cuốn cờ mà bây giờ sợ bóng sợ gió cái màu vàng vàng, đỏ đỏ trên mấy chiếc áo dài của chúng tôi có thể lôi kéo, xúi giục, khích động thành phần xấu nổi lên cướp chính quyền à? Các ông sợ màu vàng, sợ sọc đỏ là việc của các ông, nhưng các ông không thể cấm nhân dân mặc áo màu vàng, sọc đỏ. Chỗ nào trong hiến pháp, trong luật pháp ghi cấm nhân dân không được mặc áo màu vàng có sọc đỏ ? "
Tên công an đập bàn văng tục :
" Địt mẹ luật là tao đây nè. Hôm nay tao chỉ cảnh cáo, còn mặc nữa là tao bỏ tù... Cút ! "
Thuý lẳng lặng lôi cái giấy mời đặt lên bàn, chỉ tay vào đầu trang giấy, nói :
" Cái giấy mời này của các ông gởi cho tôi. Trên cùng có hàng chữ 'Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Độc lập. Tự Do. Hạnh Phúc'. Nếu từ nay các ông đổi thành " Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nô Lệ. Độc Tài. Khổ Nhục " thì tôi sẽ làm như các ông muốn. Còn nếu các ông vẫn ghi "Độc Lập. Tự Do. Hạnh Phúc" thì tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do của một công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN được quy định rõ ràng trong hiến pháp. Chào ông "

Ngô Du Trung


Tiết lộ động trời của một người Việt tại California chuyên chở các tham quan Việt+ sang Mỹ
Từ ngày qua Mỹ, hắn sống quanh quẩn ở California bằng nghề chuyên chở tư nhân. Nghĩa là ai cần ra phi trường đón, hay cần xe đưa đi khám bác sĩ, hay thậm chí đi nhậu về không dám lái xe thì cứ gọi cho hắn. “ Lộc chuyên chở : Rẻ, tận tâm, kín đáo “.
Hắn không ngờ chính vì cái sự kín đáo này mà có nhiều mối ở Việt Nam qua đều gọi hắn trước để đặt xe. Hầu hết các mối này là các đoàn cán bộ việt cộng qua Mỹ tham quan hay công tác. Thấy hắn ít nói lại uy tín đúng giờ giấc, họ thích lắm. Ngồi trên xe, có nhiều ông còn gạ hắn xem có mối nào làm đám cưới giả cho con cái họ được qua Mỹ thì giới thiệu, tốn bao nhiêu cũng được, vô tư. Ai hắn cũng gật, bảo để xem xem. Thế là họ sướng điên lên, nhồi nhét vào túi hắn bao nhiêu là danh thiếp có số phôn của họ, toàn những chức vụ kêu loảng xoảng. Và khi về lại VN, họ rỉ tai nhau. Thế là đoàn nào sắp qua Mỹ cũng cứ “Lộc chuyên chở” mà gọi đặt xe trước.
Chẳng biết mấy ông công tác thế nào nhưng phần lớn các ông ấy thuê hắn là chỉ nhằm phục vụ các mục đích sau đây :
-Đi xem nhà : Có đoàn bao xe hắn suốt ba ngày trời chỉ để chạy lòng vòng xem các khu dân cư. Coi trinh sát bên ngoài cho biết thôi chứ chưa mua ngay đâu. Nhưng khu nào các ông cũng chê. Chở tới khu nhà hơn triệu đô la vẫn chưa vừa ý. Hắn bảo: Tiêu chuẩn mấy ông cao nhỉ ? Một ông cười, nhe nguyên cái hàm răng vẩu ra : Thì cũng phải cố phấn đấu, hy sinh đời bố củng cố đời con. Hắn toan nói thằng quan nào cũng nghĩ như ông thì bỏ mẹ đất nước, nhưng lại thôi. Làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.
-Gái gú : Có đoàn thì máu gái, hỏi xem có chỗ nào mấy em Mỹ trắng ngon mắt một tí để cho các ông ấy “ trả thù dân tộc”. Hắn bảo : Cái này không được. Bị bắt ra toà rắc rối lắm. Xem vũ thoát y thì được, nhưng nhớ đừng đụng vào người mấy cô ấy, sẽ bị bảo vệ ném ra cửa. Mấy ông ấy coi xong ra chê vũ nữ Mỹ con nào cũng già, chê vú bé như hai quả quít, không bằng gái Việt. Hôm sau hắn chở đi cà phê Lú. Ở đây các cô tiếp viên VN ăn mặc hết sức mát mẻ, lại trẻ trung. Các ông ấy xem chừng thích thú lắm, mặt ai cũng hiện lên nét ngu ngu, lú lú...Và các ông thi nhau bo đẹp, đến nỗi có cô phải ngạc nhiên nhìn kỹ xem các vị khách này là ai mà xộp thế. Nhưng đến chiều, ghé ăn phở, 10 đồng một tô các ông kêu đắt và lờ đi không cho người hầu bàn tiền tip. Hắn phải tươi cười, lén móc tiền túi bỏ tip lên bàn. Làm ăn phải giữ lấy cái mối.
-Đi mua sắm : Hình như ông nào cũng có một danh sách dài những thứ vợ dặn phải mua. Các ông ấy xài toàn giấy 100 đô bó lại với nhau thành một cục. Nhưng cũng có ông không mua mà dở trò ăn cắp. Lần đó, một ông dấu cặp kính mát hàng hiệu của Ý vào bụng, vừa ra khỏi cửa thì bị bắt. Vì là đi chung đoàn nên tất cả được mời vào văn phòng giải quyết. Cũng may gặp tay quản lý (manager) hôm đó cũng dễ dãi. Ông ta nói nếu ai ăn cắp cái gì yêu cầu tự giác bỏ lên bàn, và nếu vẫn thấy thích món đồ đó cứ việc bỏ tiền ra mua, ông hứa sẽ bỏ qua. Còn để khám xét thấy thì chắc chắn sẽ bị truy tố.
Sau khi nghe hắn dịch lại, tay cán bộ ăn cắp mặt đang tái mét, run run tự nguyện rút từ trong bụng ra thêm hai lố quần lót phụ nữ đặt hết lên bàn: Những mảnh vải bé tí, xinh xinh, đủ các màu, trắng hột gà, xanh nhạt, xanh da trời, đỏ, tím, hồng đậm, hồng phấn...trông rất bắt mắt. Cuối cùng, để thoát hiểm, tay cán bộ chịu bỏ tiền ra mua cặp kính mát , còn mớ quần lót định ăn cắp để tặng cho bồ nhí đành bỏ lại, không thì về vợ nó xem hoá đơn, nó phát hiện ra, nó giết.
Trên đường về, ông trưởng đoàn xuống giọng nhỏ nhẹ bảo hắn : Chuyện vừa qua là cũng chẳng ai muốn, thôi anh cứ giữ kín cho nhé. Hắn cười : Mấy cái vụ này tôi còn lạ gì nữa ? Mười đoàn thì hết năm đoàn ăn cắp rồi, nhưng có bao giờ tôi tiết lộ cho ai biết đâu, các ông cứ yên tâm. Thế là mấy ông vui vẻ trở lại, bắt đầu phét lác khoe khoang về những chuyến xuất ngoại của mình trong quá khứ, nào Nhật Bản, nào Anh Quốc...Hắn thây kệ, chỉ chuyên tâm lái xe, bụng rất khinh bọn quan chức chỉ ăn hại tiền thuế của dân này, nhưng thôi, làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

Loc Duong

Đất nhà nó cướp tiêu tan 
Lề đường xó chợ dân oan lệ sầu 
Thiên đường quan hứa ở đâu 
Người dân nay chỉ hầm cầu tạm nương
Mảnh đời chăn chiếu bờ mương 
Bới ăn rác thải mắt vương lệ dài 
Tham quan một lũ quái thai 
Lột dân dân khổ tương lai tiêu đời
Khóc cho cuộc sống thế thời 
Người nằm bụi cát khỉ ngồi lầu cao 
Bao năm nước mắt tuôn trào 
Dân tôi có được chút nào ấm êm
Lệ buồn tiếng khóc thâu đêm 
Thiên đàng chủ nghĩa chôn thêm dân lành 
Trị cai bởi lũ lưu manh 
Tương lai đất nước sắp thành mồ sâu !

Gia tài một bó quẩy sau lưng 
Chẳng dép quần không lội giữa rừng 
Thiếu gạo mất nhà đành bỏ xứ 
Tang thương cuộc sống lệ rưng rưng
Một đời bất hạnh trẻ miền núi 
Mỏi gối cuồng chân bước chẳng ngừng 
Gian khổ chơi vơi trong bão tố 
Hạt cơm manh áo máu trộn bưng !

Gió xuân phủ bụi nặng vai 
Cọng rau héo úa lệ dài tuổi thơ 
Miếng ăn thân rã trông chờ 
Lề đường ngồi bán mắt mờ cơn đau
Tuổi thơ nặng vác u sầu 
Tiếng cười thắt nghẹn nuốt câu đói nghèo 
Bụng còn vắng tiếng cơm reo 
Xuân về không gạo thêm đeo nỗi buồn
Tìm ăn đau buốt tâm hồn 
Thiên đàng vụt chết tắt nguồn tương lai 
Nỗi đau nối tiếp ngày dài 
Phụ cha giúp mẹ miệt mài tìm ăn
Bụi đường sương gió xả lăn 
Thân gầy một kiếp nhọc nhằn thê lương 
Đời con hạnh phúc thiên đường 
Bó rau trái bí tìm phương sống còn
Tương lai kéo kiếp bồ hòn 
Lề đường kiếm gạo mỏi mòn nuôi thân 
Môi trường xã hội phi nhân 
Dân nghèo khô héo phì thân quan giàu
Dân đau mặc mẹ dân đau 
Quan tham quan đỏ thi nhau hốt vàng !

(xuanngocnguyen)


Khách xếp hàng ở tiệm bánh mì Việt ở Anh

Tuy chậm mà chắc, ẩm thực Việt Nam ngày càng trở thành lựa chọn số một đối với người dân thập phương đổ về London. Món Việt đậm đà, tươi mới và đầy sáng tạo, được tẩm ướp nhiều hương vị như sả, gừng, nước mắm và ớt. Cách đây 15 năm mới có một nhà hàng Việt đầu tiên xuất hiện, nhưng giờ đây bạn có thể nhìn thấy nhà hàng Việt khắp mọi nơi. Dưới đây là danh sách 8 nhà hàng được yêu thích nhất London:

1. Bánh Bánh


Bánh Bánh có khởi đầu là một quầy street food, trước khi dừng chân tại một mặt bằng cố định. Hiện tại nhà hàng có 2 địa điểm ở Peckham và Brixton, đều khá nổi tiếng trong cộng đồng người mê món Việt ở miền nam London.

Nhà hàng do 5 anh chị em trong một gia đình xây dựng nên. Bánh Bánh có phong cách tối giản hiện đại, nội thất nhẹ nhàng với gam màu vàng và màu be nhã nhặn.

Để khai vị, bạn có thể gọi một bát bánh gạo dùng với nước chấm ớt cay. Bánh có vị rất giòn, hương vị đậm đà. Món cà tím nướng BBQ là lựa chọn không thể bỏ qua, bên trên được rưới nước mắm mỡ hành và đậu phộng.

Ẩm thực miền đông nam VN nổi tiếng với bánh khọt, được chế biến tinh xảo với nghệ, cơm dừa, tôm, hành lá... Vào các thứ Hai nhà hàng có chương trình Meat Free dành cho người ăn chay.

Thực đơn cocktail và các thức uống không cồn cũng khá thú vị. Ở đây phục vụ thức uống nhà làm, chẳng hạn nước ép mít và các loại cocktail truyền thống.

Địa chỉ: 326 Coldharbour Lane London, Greater London SW9 8QH. Tel
hoặc 46 Peckham Rye London, Greater London SE15 4JR. Tel: +44 20 7207 2935


2. Sông Quê

Banh Banh Vietnamese Kitchen
Authentic Vietnamese street food in Brixton + Peckham, South London


Đường Kingsland Road sở hữu khá nhiều nhà hàng Việt Nam, một trong số đó là Sông Quê. Mặt tiền nhà hàng được sơn màu xanh sáng nổi bật ngay góc đường Falkirk và Kingsland. Bên trong lúc nào cũng đông khách nên bạn chẳng có gì phải vội vã.

Sông Quê sở hữu thực đơn hơn 150 món với giá cả phải chăng. Món bò nướng lá lốt vô cùng đặc sắc với mùi thơm nồng nàn. Chưa kể món phở với nước dùng đậm đà bốc khói, bên trên được rắc vài cọng ngò xanh mướt, kèm hành lá và các loại rau thơm khác. Ở đây cũng có nhiều món thích hợp với người ăn chay.

Địa chỉ: 134 Kingsland Road, London, United Kingdom

Điện thoại: +44 20 7613 3222


3. Mien Tay

Mien Tay là một chuỗi nhà hàng lãng mạn, rất thích hợp cho một ngày hẹn hò. Hiện tại Mien Tay có 3 chi nhánh ở London, bao gồm Fulham, Shoreditch và Wood Green.

Nhà hàng được trang trí bằng cây tre từ sàn lên đến trần. Ở đây phục vụ các món ăn vùng miền, đặc biệt là miền tây nam bộ Việt Nam. Bạn nhớ đừng bỏ qua món thịt chim cút tẩm mật ong nướng nhé. Đây là món khá đặc biệt trên menu. Ngoài ra món đậu phụ chiên cũng rất ngon.

Đến đây, bạn có thể chọn một đĩa chả giò ăn kèm bánh phồng tôm. Chả giò bao gồm bánh tráng bọc ngoài nhân nấm, cà rốt, hành và khoai môn. Món này ăn kèm đồ chua rất ngon. Nổi tiếng miền nam có món canh chua và bánh xèo rất đặc biệt. Ở đây còn có đa dạng các loại rượu cho bạn lựa chọn.

Địa chỉ: 45 Fulham High St, London, SW6 3JJ. Tel: +44 20 7731 067
hoặc 106 Kingsland Road, Shoreditch, London, E2 8DP. Tel: +44 20 7739 3841
hoặc 433 Lordship Lane, Wood Green, London N22 5DH. Tel: +44 20 3302 9530


4. Saigon Saigon

Sông Quê Café
London's finest Vietnamese cuisine. Delicious authentic Pho noodle soup and all the best Vietnamese dishes this ...


Ở West London không có nhiều quán Việt, do đó bắt gặp Saigon Saigon ở Hammersmith có thể khiến người yêu ẩm thực Việt vô cùng hạnh phúc.

Nội thất của quán khá hiện đại mang phong cách Viễn Đông với vách ngăn bằng tre. Thực đơn thay đổi theo mùa, giống như ẩm thực 2 mùa ở Việt Nam. Ngoài những món rau tươi giòn, ở đây bạn có thể thử sức với các món cay, chẳng hạn tôm rim ớt trong chảo đất sét, ngao (sò ốc hến) nấu với đậu bắp và tiêu xanh ăn cùng sa tế.

Bạn có thể khai vị với món đùi ếch chiên bơ mang phong cách ẩm thực Việt-Pháp. Đùi ếch rất giòn và có chút cay. Món nổi tiếng nhất là Phở, ăn cùng rau thơm. Ở đây cũng có một số món thích hợp với người ăn chay.

Địa chỉ: 313 - 317 King Street, Hammersmith, London W6 9NH
Điện thoại: +44 20 8748 6887 hoặc +44 20 8748 4390

5. Viet Grill

Thực đơn của Viet Grill rất đa dạng, khiến cho bạn mất khá lâu mới có thể quyết định được nên ăn món gì. Thực đơn nhấn mạnh sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng lành mạnh vừa phải cho thực khách.

Để thưởng thức hết cái ngon của ẩm thực Việt, bạn có thể gọi một phần ăn thập cẩm. Phần ăn này bao gồm mỗi thứ một ít, chẳng hạn chả giò, cà-ri gà với dừa, thịt lợn hầm, cá kho tộ, bánh chuối nướng...tổng cộng giá £28/người.

Ngoài ra bạn cũng nên thử món bún chả, đây là món bún thịt nướng trứ danh của Hà Nội. Về đồ uống, bạn có thể chọn caphe martini, tương tự như espresso nhưng được pha bằng cà phê Việt Nam cùng với sữa đặc có đường.

Địa chỉ: 58 Kingsland Rd, London E2 8DP, United Kingdom
Điện thoại: +44 20 7739 6686


6. Cafe East

Đừng bỏ qua nhà hàng Cafe East nằm ở rìa Trung tâm mua sắm Surrey Quays, ở đây có một menu món Việt khá đa dạng cho bạn lựa chọn.

Khởi đầu là một quầy street food trên phố Evelyn Street, nhà hàng chính thức khai trương tại Surrey Quays vào năm 2008. Từ đó đến nay, nhà hàng ngày càng được khách thập phương biết đến. Tháng 4-2023, nhà hàng sẽ mở thêm 1 chi nhánh ở Blackheath Village.

Bạn không cần phải quen với ẩm thực Việt mới tìm được món ăn phù hợp ở đây. Chẳng hạn món gà giòn trộn với salad, đồ chua chấm với nước mắm chua ngọt, ăn rất hợp khẩu vị. Trên thực đơn liệt kê đầy đủ hình ảnh từng món ăn, cho bạn dễ dàng quyết định.

Nhà hàng có khoảng 30 món đặc trưng, quen thuộc nhất là chả giò và thịt lợn nướng. Chưa kể món phở ngon nhất London, bạn có thể chọn phở gà, bò hoặc tôm.

Địa chỉ: 100 Redriff Road, Surrey Quays Leisure Park, SE16 7LH
Điện thoại: +44 20 7252 1212
Website: Cafe East

7. Viet Food

Viet Food nằm gần cổng vào Chinatown ở London với mặt tiền và nội thất khá bắt mắt. Ngay khi bước vào bạn sẽ nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ các loa trên tường. Tiếng nhạc không ồn ào nhưng đủ làm bạn phấn chấn hẳn.

Thực đơn là các đặc sản đường phố truyền thống của Việt Nam, nhưng được chế biến theo phong cách riêng của bếp trưởng nhà hàng. Bạn nên thử món bò xào đậu cô-ve vô cùng đặc sắc.

Cũng không thể bỏ qua thịt lợn nướng và chả giò. Nếu chưa quen món Việt, bạn có thể tập với món cánh gà nướng sả. Ngoài ra còn có chim cút nướng, mực tẩm nước dừa nướng giòn, nước sốt chua ngọt...

Địa chỉ: 34-36 Wardour Street, Soho, London W1D 6QT
Điện thoại: +44 20 7494 4555

8. Banh Mi Bay

Saigon Saigon Restaurant | Authentic Vietnamese Cuisine
Welcome to Saigon Saigon Restaurant | Authentic Vietnamese Cuisine

Cafe East
Authentic Vietnamese Home Cooking

Vietnamese Restaurant Kingsland Road, East London | Takeaway, Delivery,...
Authentic Vietnamese restaurant in Kingsland Road, specialist in bún, phở & grill serving eat-in, takeaway or de...


Khách xếp hàng tuy đông nhưng cũng không phải chờ quá lâu.

Banh Mi Bay đã hiện hữu ở London một thời gian dài, nổi tiếng với các loại bánh mì thịt, bánh mì gà sa tế, bánh mì tôm, bò... Ngoài ra nhà hàng còn phục vụ nhiều món ăn truyền thống khác.

Để khai vị, bạn có thể chọn cánh gà chiên ăn cùng với sốt lòng trắng trứng và khoai tây nghiền. Ở đây có 3 loại sốt tự chế rất hấp dẫn là nước chấm chua ngọt, nước chấm tỏi và sốt ớt cay.

Banh Mi Bay cũng thích hợp với người ăn chay, bạn có thể chọn salad với hoa chuối và cà rốt thay vì thịt lợn, trộn với nước sốt mè và đậu phộng rất ngon. Thịt nướng chấm với sốt đậu phụ, được tẩm ướp mật ong và tỏi, các loại rau và cà rốt muối chua, bắp cải ăn cùng cơm trắng. Cũng đừng bỏ qua các món bún, phở và mì trộn nhé. Ở đây còn có các phần ăn trưa mang đi vô cùng tiện lợi.

Banh Mi Bay hiện có 3 địa chỉ: 4-6 Theobalds Road, Holborn, London, WC1X 8PN. Tel: 020 7831 4079
hoặc Fitzrovia 21 Rathbone St, Fitzrovia, London, W1T 1NF. Tel: 020 3609 4830 (chỉ gọi đồ ăn mang đi)
hoặc Surrey Quays Shopping Centre, Redriff Road, London, SE16 7LL. Tel: 020 7252 2188

Ngoài ra bạn còn có thể đặt nhà hàng nấu tiệc tại số +44 20 7635 2587


HANNI PHẠM, THÀNH VIÊN GỐC VIỆT CỦA NEWJEANS, ĐƯỢC CHỌN LÀM ĐẠI SỨ TOÀN CẦU CHO THƯƠNG HIỆU GIORGIO ARMANI BEAUTY

Ca sĩ gốc Việt Hanni Phạm của nhóm nhạc Nam Hàn New Jeans hiện là gương mặt đại diện cho Armani Beauty.

Hôm 8 tháng 2, Giorgio Armani Beauty, thương hiệu thời trang của Ý thông báo Hanni Phạm là thành viên K-pop trở thành đại sứ toàn cầu đầu tiên của nhãn hàng.

Nữ ca sĩ trẻ tuổi thuộc nhóm nhạc New Jeans đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ toàn cầu với chất giọng độc đáo và vẻ ngoài quyến rũ.

Trên Instagram, thương hiệu Giorgio Armani Beauty cũng đăng bài giới thiệu ca sĩ kiêm vũ công Hanni Phạm từ New Jeans với tư cách là Đại sứ mỹ phẩm toàn cầu mới của Armani.

Cá nhân ông Giorgio Armani cũng nói thêm rằng “Hanni là một nghệ sĩ rất trẻ với khả năng biểu cảm tuyệt vời, cá tính quyến rũ và khó có thể cưỡng lại”.

Theo ông Armani, cá tính của Hanni Phạm là điều mà mà đối với ông luôn là đặc điểm hấp dẫn nhất.” Hanni sẽ làm việc cùng với các ngôi sao toàn cầu như Cate Blanchett, Sydney Sweeney, Tessa Thompson, Barbara Palvin, v.v. với tư cách là gương mặt đại diện toàn cầu của Armani Beauty.

Khi trở thành đại sứ mới nhất của thương hiệu, Hanni Phạm chia sẻ cô rất vui và vinh dự khi được chọn làm đại sứ toàn cầu vì bản thân vốn dĩ là một người hâm mộ Armani Beauty.

Sau khi chính thức ra mắt, niềm đam mê của Hanni Phạm đối với trang điểm ngày càng lớn và cô nghĩ mình sẽ có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn với các sản phẩm của Armani Beauty.

Gần đây, NewJeans đã đạt đến một đỉnh cao mới trên Billboard 100 sau khi bài hát “OMG” vươn lên vị trí thứ 77, và bài hát “Ditto” có tuần thứ tư liên tiếp trên bảng xếp hạng ở vị trí thứ 90




BÁNH MÌ VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 7 TRONG TOP 50 MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐ NGON NHẤT THẾ GIỚI

TasteAtlas, một trang web chuyên khám phá các nguyên liệu tươi ngon, các món ăn truyền thống và các nhà hàng đỉnh cao trên khắp thế giới, đã công nhận bánh mì Việt Nam là món ăn đường phố ngon thứ 7 trên thế giới.

Theo trang TasteAtlas, bánh mì là món ăn phổ biến của Việt Nam, có phần ruột bánh giống với bánh mì baguette. Món bánh mì bắt đầu du nhập đến Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa, và ngày nay bánh mì là một trong số ít những di sản còn sót lại từ thời đó.

Thời gian đầu, hầu hết các loại bánh mì chỉ có bánh mì, thịt và gia vị, chứ không có rau. Ngày nay, bánh mì được nhồi thêm nhiều loại nguyên liệu và khả năng phối hợp các món ăn kèm gần như là vô hạn.

Bánh mì được nhồi với thịt nguội, bơ Pháp, sốt mayonnaise tươi, pa-tê gan, dưa leo, nước tương, tỏi… và còn nhiều món nữa. Vỏ bánh mì mỏng nhẹ, giòn, còn phần bên trong thì mềm xốp, dai dai và có vị hơi ngọt.

Món Guotie của Trung Cộng đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng mới nhất của TasteAtlas. Và món Roti canai, bữa sáng phổ biến của Malaysia, đứng ở vị trí thứ hai.


Phạm Công Tắc và những tư tưởng tranh đấu của đạo Cao Đài

Một di sản còn nhiều tranh cãi.. 6:09 PM

Năm 2006, việc di dời hài cốt của Hộ pháp Phạm Công Tắc - một trong những người sáng lập đạo Cao Đài và cũng là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Việt Nam thế kỷ 20 - đã khơi dậy những tranh cãi về cuộc đời và di sản của ông trong giới tín đồ Cao Đài cả ở Việt Nam và hải ngoại. [1]

Trước khi mất, Phạm Công Tắc đã xin hoàng thân Sihanouk cho hài cốt của ông được ở lại Campuchia đến khi nào Việt Nam hòa bình, thống nhất và trung lập. Nhiều tín đồ Cao Đài tin rằng ngày mà hài cốt của vị lãnh tụ này được trao trả, cũng chính là thời điểm tự do tôn giáo sẽ trở lại với Việt Nam, là dấu mốc cho việc bình thường hóa hoàn toàn trong mối quan hệ giữa đạo Cao Đài với chính quyền hiện tại.

Tuy nhiên, tình hình tôn giáo ở Việt Nam vẫn chưa có tiến triển gì tại thời điểm đưa hài cốt của ông trở về.

Kể từ năm 2004, Việt Nam bị liệt kê vào nhóm các “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. [2] Nhờ các thỏa hiệp liên quan đến WTO, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nói trên. Tuy nhiên, đáp lại việc nhượng bộ này là Việt Nam cần hành động ngay lập tức để tạo điều kiện tái hòa nhập cho các nhóm tôn giáo đã và đang bị trừng phạt. Việc hài cốt của Phạm Công Tắc bất ngờ được phép trở về an táng tại quê nhà là một trong những biểu hiện của “điều kiện” đó.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhân vật Phạm Công Tắc và tư tưởng của ông, người viết xin phép giới thiệu một nghiên cứu có tên là “A Posthumous Return from Exile: The Legacy of an Anticolonial Religious Leader in Today’s Vietnam” của tác giả Janet Hoskins, Đại học Nam California, Hoa Kỳ. [3]

Trong nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng đóng góp quan trọng nhất của Phạm Công Tắc nằm ở việc ông đã khởi xướng một dự án (được cho là không tưởng) nhằm hỗ trợ công cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Theo đó, Phạm Công Tắc sử dụng các khái niệm tôn giáo để hình dung ra quyền tự chủ quốc gia, cũng như thiết kế bộ máy quyền lực riêng biệt nhằm đạt được quyền tự chủ này.


Hộ pháp Phạm Công Tắc (ngồi ghế, phải) và các chức sắc Cao Đài. Ảnh: Walter Bosshard chụp năm 1930.


Cảm Nghĩ Tuổi Già

Tất cả chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng phải già. Làm sao tránh được! Ðã có "sinh" là có "lão". Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin…

Nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn "How a Man Ages," ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:

• Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.

• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.

• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.

• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó nướu răng co rút lại làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.

• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.

• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch nên tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.

• Các cơ bắp làm cho phổi hoạt ðộng bình thường suy yếu dần, độ co giãn của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.

• Trọng lượng của thận giảm từ 20% ðến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bàng quang cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
• Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng luợng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút……

Hiểu được lẽ vô thường của cuộc đời, sẽ thấy quyền lực, danh xưng cũng chỉ là những ảo vọng mà thôi, chỉ lôi cuốn con người vào vòng tục lụy không lối thoát.

Cuộc đời ngắn ngủi quá, sự sống và cái chết chỉ cách nhau bằng một hơi thở. Cái lằn ranh vô hình đó ai cũng biết nhưng được bao nhiêu người tỉnh thức?

Hôm nay ta còn sống, còn nói cười, còn nghĩ mình cứ sống mãi, sống hoài để tận hưởng những lạc thú của trần gian, để hơn thua, vênh váo, được mất với đời. Nhưng khi nhắm mắt rồi, cát bụi lại trở về với cát bụi hư vô...


Nghe lại ca khúc ‘Hẹn Hò’ của Phạm Duy

Trần Doãn Nho/NV

KENNEDALE, Texas (NV) – Phạm Duy ra đi về cõi vĩnh hằng đã hơn 10 năm (27 Tháng Giêng, 2013
.
Bìa nhạc phẩm “Hẹn Hò” của Phạm Duy. (Hình: Trần Doãn Nho cung cấp)

Tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi được nghe lại giọng ca truyền cảm của ca sĩ Lệ Hồng qua bản “Hẹn Hò,” là một trong những bản nhạc của Phạm Duy mà tôi rất thích.

Tôi đã từng nhiều lần nghe Lệ Hồng hát ca khúc này trong một “video clip” với tiếng đàn của “guitarist Thiên An” mấy năm trước đây. “Hẹn Hò” cũng đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước trình bày như Thái Thanh, Ý Lan, Ngọc Hạ, Quang Dũng, Tuấn Ngọc, Họa Mi, Hương Lan, Thanh Thúy, Đức Tuấn, Thiên Tôn, Duy Quang, Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Hiền, Thanh Hà…Trong số này, tôi thích nhất là giọng ca mượt mà của hai ca sĩ Ngọc Hạ và Họa Mi.

Dẫu vậy, cái lạ là, so với nhiều ca khúc khác của Phạm Duy, “Hẹn Hò” lại không nằm trong số những ca khúc phổ biến nhất của ông đối với công chúng cũng như đối với những nhà văn hay nhà nghiên cứu về nhạc Phạm Duy. Đọc qua hàng chục bài viết về Phạm Duy, rất ít tác giả đề cập đến ca khúc này. Thực tình, từ hồi còn nhỏ, võ vẽ tập đàn tập hát, tôi cũng không mấy khi “đụng” đến nó, có lẽ là vì mấy lý do sau:

-Lời ca kể một chuyện tình yêu tuyệt vọng, nhưng mơ mơ hồ hồ với khá nhiều hình ảnh ẩn dụ, không mấy gần gũi với mọi người, chỉ trừ hai chữ “mùa Ngâu,” ám chỉ một chuyện cổ tích mà bất cứ trẻ em nào cũng biết.

-Nhạc điệu lê thê, trầm đều, ít kịch tính và lời ca cũng thế, lê thê, mỗi câu nhạc dài đến… 12 chữ. Đây là một bản nhạc không… khó hát, nhưng hát… khó hay. Tôi thích đọc lời ca, nhưng không mấy khi hát, dù chỉ hát cho mỗi một mình nghe.

Nhắc lại việc sáng tác “Hẹn Hò,” Phạm Duy cũng chỉ nói qua loa trong hồi ký của ông. Ông cho biết, bản nhạc này chịu ảnh hưởng của dân ca, “được xây dựng trên giai điệu ngũ cung, kể lể một câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ” (“Hồi Ký Phạm Duy,” chương 3).

Giai điệu ngũ cung, hèn gì! Tôi chẳng rành gì về nhạc lý, nhưng khi nghe ông nói “ngũ cung,” tôi xem lại, mới hay toàn bản nhạc chỉ xoay lui xoay tới trong có năm nốt nhạc: Đô, Rê, Fa, Sol, La. Đã thế, chỉ trừ đoạn điệp khúc có hơi khác đôi chút, còn tất cả những câu 12 chữ, thì năm chữ ở giữa câu đều cùng một nốt, chẳng hạn:

-(Một người ngồi) bên kia sông im nghe (5 nốt sol)…

-(Trời thì mưa) rơi mưa rơi không ngưng (5 nốt rê)…

Rõ ràng tác giả có dụng ý làm cho bài hát trở nên lê thê, phù hợp với câu “chuyện tình thảm thiết” mà ông “kể lể.” Mà thảm thiết thật! Trong truyện cổ, Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ bị chia cách, nhưng rồi được gặp lại nhau hằng năm, do đó, những giọt nước mắt “mùa Ngâu,” dù sầu khổ, nhưng chỉ là nước mắt tạm biệt. “Hẹn Hò” của Phạm Duy, ngược lại, là vĩnh biệt. Chúng ta hãy theo dõi lại diễn tiến câu chuyện tình bi thảm này.

Hai người yêu nhau hẹn hò ở một địa điểm nào đó – bến đò hay một nơi vắng vẻ chẳng hạn – của dòng sông. Vào mùa nước cạn, có lẽ họ có thể qua lại dễ dàng để gặp nhau. Nhưng rủi thay, khi đến chỗ hẹn thì gặp tiết Tháng Bảy mưa Ngâu, trời mưa liên tục, dòng sông nước lớn, không cách gì “sang sông” được. Cả hai đành ngồi, mỗi người ở một ven sông, người thì “im nghe,” người thì “trông hoa trôi,” chờ cho đến khi “chóng tạnh mùa Ngâu:”

“Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa Ngâu”

Theo lời kể thì có vẻ như cả hai không chọn đúng thời điểm hẹn hò. Thực ra, đây là một cuộc tình vốn trắc trở ngay từ đầu, chắc chắn là do hoàn cảnh gia đình hai bên “cách một biển sâu,” kiểu “Em ngồi trong song cửa/ Anh đứng dựa tường hoa/ Nhìn nhau mà lệ ứa/ Mỗi ngày một cách xa” (thơ Lưu Trọng Lư), nên cho dù không có mùa Ngâu chăng nữa, họ cũng không thế nào chung sống với nhau được. Họ hẹn gặp nhau chẳng qua để làm trọn một lời “hứa vui về sau” của cái “thuở ban đầu” lưu luyến ấy, vì biết là họ “cách biệt dài lâu:”

“Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu
Hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu
Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau
Trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu”

Hai người ngồi hai bên bờ sông nhìn dòng nước “không màu,” cứ vô tình trôi đi ngày này qua tháng khác, chẳng thể nào hiểu được cõi lòng tan nát của hai kẻ yêu nhau ngồi đợi chờ trong tuyệt vọng:

“Nước vẫn trôi mau/ mắt vẫn hoen sầu
Đành để hồn theo nước trôi không màu”

Cuối cùng, dù không trao đổi được với nhau bằng lời, nhưng cả hai đều hiểu từ trong trái tim của nhau rằng chỉ còn một cách để họ có thể “gần nhau” là “sông nước:”

“Số kiếp hay sao/ không cho bắc cầu
Thì xin sông nước sẽ cho gần nhau”

Nghĩa là sao? Nghĩa là, họ quyết định chọn một giải pháp đau lòng: cùng nhau quyên sinh. Thế là bi kịch bắt đầu. Ở bên này sông:

“Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau”

Một khoảnh khắc trước đó, ở bên kia sông:

“Một người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu”

Cả hai, kẻ trước người sau, cùng nhảy xuống sông tự tử, một kẻ thì đã “chìm sâu,” một kẻ thì “buông theo nước cuồn cuộn mau.” Oái oăm thay, chính vào lúc đó, “mưa Ngâu” đã ngừng. Nhưng muộn mất rồi, hai thân xác đã theo dòng nước trôi về một nơi vô định:

“Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu”

Cuộc “hẹn hò” cụ thể ở trên bến sông trở thành một cuộc hẹn hò huyền ảo ở cõi vĩnh hằng, cõi “thiên thu:”

“Hẹn hò gặp nhau thiên thu…”

Đó là nơi không còn ai có thể chia cắt được mối tình da diết của họ. Phạm Duy kết thúc câu chuyện tình bi thảm bằng niềm hy vọng rằng người đời sau sẽ lấy đó làm gương: đừng bao giờ tìm cách cản trở mối tình của đôi lứa yêu nhau:

“…cho phong phú đời người sau”

Cuộc tình “Hẹn Hò,” như thế, trông có vẻ còn “bi kịch” hơn cả cuộc tình Romeo-Juliet của Shakespeare: trong lúc Romeo và Juliet chọn cái chết vì do hiểu lầm, thì đôi trai gái trong “Hẹn Hò” chọn cái chết vì do quá hiểu lòng nhau. Cũng là một cách nói cho vui thôi. Bi kịch là bi kịch!


Nhạc phẩm “Hẹn Hò” của Phạm Duy. (Hình: Tài liệu)

Thời tôi còn nhỏ, khoảng thập niên 1960, mỗi khi cầm đến bản nhạc này là tôi nghĩ đến những vụ tự tử vì tình thỉnh thoảng lại xảy ra ở Huế. Phần nhiều trong số đó là các cô gái lứa tuổi 18, 20 nhảy tự tử ở sông Hương, trên cầu Bạch Hổ, gần cồn Dã Viên – nơi nước sông thì sâu mà đoạn cầu này lại rất vắng vẻ – vì gia đình hai bên không tán thành mối tình của họ, hoặc do không “môn đăng hộ đối” hoặc do những nguyên nhân riêng biệt khác, “làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu.” Cũng có vài vụ tự tử gây chấn động toàn thành phố như vụ một cặp trai gái uống thuốc tự tử chết cả hai ở lăng Thiệu Trị (hay Minh Mạng?) hay vụ một cặp khác cũng uống thuốc tự tử, chàng trai thì chết nhưng cô gái được cứu sống, ở vùng Gia Hội. Cuộc tình của hai cặp này rõ ràng là hao hao cuộc tình trong “Hẹn Hò.”

Thực ra, theo tôi, cảm hứng để Phạm Duy sáng tác ca khúc này có lẽ không xuất phát từ một câu chuyện có thực như thế, mà là từ sự đào sâu ý niệm về tình yêu của ông: một tình yêu tuyệt đối. Một mặt, lời ca tuy chứa đựng nhiều chi tiết hiện thực, nhưng mơ mơ hồ hồ, có tính cách tượng trưng, bóng bẩy hơn là “tả thực” như ta có thể tìm thấy trong nhiều ca khúc hiện thực khác của ông. Mặt khác, cũng trong hồi ký, khi đề cập đến “Hẹn Hò,” ông có nói thêm: “Đây là lúc tôi hay nói tới chuyện thiên thu. Phải sống bon chen với thực tại, thỉnh thoảng tôi muốn sống với viễn mơ.”

Trên đây, tôi đã phân tích “Hẹn Hò” dựa theo nội dung văn bản: một cuộc tình bi thảm. Tuy nhiên, có một chi tiết khiến tôi nghĩ đến một cách giải thích khác, đó là, trong ấn bản đầu tiên (1954), vào cuối bản nhạc, tác giả có ghi: “Saigon 1954 (thời chia đôi đất nước).”

Ông viết trong hồi ký: “Vào thời điểm này không phải chỉ có tôi viết về đất nước mến yêu hay soạn những bài hát nhớ quê hương khi đang sống trên quê hương. Cuộc di cư năm 54 của một triệu người đã khiến Vũ Thành soạn bài ‘Giấc Mơ Hồi Hương,’ Hoàng Dương viết bài ‘Hướng Về Hà Nội.’”

Ngoài ra, một số ca khúc khác vào giai đoạn này cũng đề cập đến chuyện chia đôi đất nước như “Tình Cố Đô,” “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” (Lam Phương), “Về Đây Anh” (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)…

Cho nên, dù ông nói bản “Hẹn Hò” là để “xưng tụng ái tình,” nhưng rõ ràng Phạm Duy sáng tác ca khúc này trong nỗi ám ảnh – có thể là vô thức – của biến cố chia cắt đất nước mà hậu quả nặng nề của nó đang tác động trên mọi mặt của đời sống cá nhân cũng như xã hội lúc bấy giờ. Con sông trong ca khúc có phần chắc là hình ảnh của sông Bến Hải chia đôi đất nước; hai người ngồi hai bên sông có phần chắc là hình ảnh của người Việt ở hai bên bờ sông.

Đọc kỹ lại từng câu, từng ý, và cả từng nhóm chữ, ta sẽ thấy hiện ra rành rành nỗi đau chia cắt: “đôi bên yêu nhau cách một biển sâu,” “cách biệt dài lâu,” “biết thuở ban đầu,” “bắc cầu,” “sông nước gần nhau,” vân vân.

Tuy nhiên, đất nước cũng như con người có lúc thăng lúc trầm, có lúc nhiễu nhương nhưng cũng có lúc thái bình an lạc. Trong cái buồn thảm, có chứa đựng niềm lạc quan về tương lai:

“Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau”

Dù hiểu theo cách nào, tôi cho đó là ý nghĩa tích cực mà Phạm Duy muốn gửi cho chúng ta qua ca khúc chứa đầy chi tiết tiêu cực này. (Trần Doãn Nho) [qd]

Không có nhận xét nào: