Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

ChatGPT Phiên bản Việt - Ai là người đứng sau VoiceGPT phiên bản Việt?


Để thỏa mãn sự tò mò cũng như học hỏi - sử dụng VoiceGPT một cách thuận tiện, mới đây một startup đã giới thiệu VoiceGPT phiên bản Việt. Theo đó, người dùng Việt Nam có thể đăng nhập và sử dụng cả chức năng chat lẫn voice miễn phí hoàn toàn bằng tiếng Việt. Vậy người đứng sau VoiceGPT phiên bản Việt là ai mà có thể chớp thời cơ nhanh như thế? ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện bởi OpenAI, cho phép người dùng tương tác với ChatGPT bằng cách truyền tải thông tin văn bản. ChatGPT được sử dụng để trả lời các câu hỏi, giải quyết vấn đề và giả lập các cuộc hội thoại hữu ích.
<!>
Sự bùng nổ của ChatGPT đã khiến nó trở thành một trong những công nghệ hot nhất trên toàn thế giới. Từ các tập đoàn lớn như Microsoft đến các start-up mới, đều đang sử dụng ChatGPT để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, người dùng Việt Nam chưa thể sử dụng ChatGPT chính thức vì là quốc gia chưa được hỗ trợ. Để giải quyết vấn đề này, một công ty Việt Nam vừa ra mắt trang web được phát triển trên nền ChatGPT, giúp người dùng giao tiếp với ChatGPT thông qua giọng nói tự nhiên. Tên của trang web đó là VoiceGPT.

VoiceGPT sử dụng công nghệ từ OpenAI và Google để cung cấp một trải nghiệm giao tiếp tự nhiên với ChatGPT, cho phép người dùng tra cứu thông tin, hỏi đáp - nghiên cứu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Ảnh: FPT Shop

Việc đăng ký sử dụng VoiceGPT hoàn toàn miễn phí cho tất cả người dùng tại Việt Nam và bạn chỉ cần có một mã giới thiệu để sử dụng dịch vụ này. Startup đứng sau dự án này chính là Tesse Inc.

Tesse là một startup khá thú vị. Được thành lập từ 2016 bởi Nguyễn Phạm Tuấn Anh, sau hơn 6 năm thăng trầm, với rất nhiều lần thử và sai, hiện Tesse đã phát triển thành một nhóm các công ty chuyên xây dựng và phát triển các sản phẩm công nghệ trên nền tảng những công nghệ mới, bao gồm livestreaming, blockchain, thực tế ảo và AI.

Nguyễn Phạm Tuấn Anh theo học MBA tại một trường đại học Việt Nam liên kết với Đức trong năm 2016. Trong quá trình học tập - nghiên cứu, anh nhận thấy: người dân các nước châu Âu có thói quen muốn nghe tư vấn từ các chuyên gia trước khi làm một việc quan trọng. " Tại sao mình không tạo ra một nơi như vậy kết nối chuyên gia với người cần tư vấn khắp nơi trên thế giới ", Tuấn Anh chia sẻ.

Nguyễn Phạm Tuấn Anh - Founder và CEO của Tesse Inc

Lúc đó, Tess giới thiệu mình thế này: “ Tesse là một nền tảng kiến thức, giúp bạn tiếp cận với nguồn kiến thức sống của thế giới thông qua việc tìm kiếm, kết nối và trao đổi với chuyên gia và hệ thống trí tuệ nhân tạo. Tesse cho phép người dùng tìm kiếm kiến thức từ người khác, tìm kiếm chuyên gia trực tuyến trên khắp thế giới và kết nối với họ thông qua công cụ tương tác gọi video.

Các chuyên gia tham gia hệ thống của Tesse để tạo thu nhập thông qua việc chia sẻ kiến thức, được ghi nhận và trở thành một phần của cộng đồng chuyên gia trên khắp thế giới. Sứ mệnh của Tesse là kết nối kiến thức toàn thế giới vào cùng một hệ thống và giúp cho tất cả mọi người tiếp cận nó một cách dễ dàng nhất” .

Đọc những dòng giới thiệu nói trên, hẳn chúng ta thấy phần công nghệ của nó phần nào đó giống ‘ngôi sao mới nổi’ của giới khởi nghiệp thế giới ChatGPT.

Tuy nhiên, đây lại là một mô hình kinh doanh không hiệu quả của Tuấn Anh và Tesse, vì “ đa số chuyên gia tư vấn và người học của Tesse lúc đó đến từ Ấn Độ, Nga, Mỹ, rất ít người Việt tham gia học và chi phí để thu hút chuyên gia quốc tế cao hơn nhiều so với chuyên gia Việt ”.

Vậy nên, năm 2018, Tuấn Anh cùng đội ngũ chuyển hướng sang hình thức mua từng khóa học, trọng tâm là thu hút khách hàng Việt Nam.
 

Tesse có Universe Labs là một dự án nghiên cứu trong mảng Thực tế ảo.

Điểm nổi bật của Tesse là tính năng live-streaming (truyền tải trực tiếp qua Internet) hai chiều giúp người học tương tác trò chuyện trực tiếp với giáo viên, học viên có thể phát biểu và giáo viên sẽ trả lời đến tất cả những người đang tham gia học. Trong quá trình live-streaming, giáo viên có thể chia sẻ audio hay video để bài giảng thêm sinh động.

Hiện tại, ngoài VoiceGPT trong mảng AI, Tesse hiện có TBLabs là một dự án nghiên cứu trong mảng Blockchain, Edutek là một công ty cung cấp hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và Universe Labs là một dự án nghiên cứu trong mảng Thực tế ảo.

Vì sao Tesse lại nghĩ đến chuyện Việt hoá VoiceGPT bằng giọng nói? Tesse đã có sự đồng ý của GPT chưa?

Lý do phát triển VoiceGPT là vì đội ngũ đánh giá rất cao ChatGPT, tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng tôi thấy người dùng Việt Nam đang không được hỗ trợ, từ đó sinh ra các hình thức mua bán tài khoản và cả lừa đảo người dùng.

Do đó, đội ngũ đã phát triển VoiceGPT - với điểm độc đáo là có thể dùng giọng nói để giao tiếp với ChatGPT chứ không chỉ chat; và mở quyền sử dụng cho toàn bộ người dùng Việt Nam.

Việc VoiceGPT phát triển trên nền ChatGPT là hoàn toàn được họ đồng ý. Thậm chí, chúng tôi đã trả phí mua nền tảng của họ dưới dạng API để tạo ra VoiceGPT. VoiceGPT giống như là một khách hàng của OpenAI vậy.



Đội ngũ Tesse Inc.

Thuận lợi và khó khăn khi Tesse phát triển VoiceGPT? Tesse muốn thu lại gì từ VoiceGPT?

Thuận lợi là chúng tôi đã từng nghiên cứu về mảng AI từ những năm 2018 nên khá nhanh đã có thể tung ra sản phẩm. Khó khăn là chi phí triển khai khá lớn, nhất là trong giai đoạn kinh tế đi xuống như hiện nay.

Hiện tại Tesse chưa nghĩ xa đến việc thu lại gì từ ứng dụng này, chỉ muốn mang lại giá trị cho người dùng Việt Nam và thế giới với những gì chúng tôi có thể làm.

VoiceGPT là miễn phí nhưng đang thử nghiệm nên người dùng cần được mời từ một người khác đang sử dụng để có thể tham gia.

Chiến lược tiếp theo của Tesse với VoiceGPT và ChatGPT?

Chiến lược tiếp theo của chúng tôi là cải thiện liên tục sản phẩm và theo dõi thị trường, có thể tung ra các sản phẩm mới khi sắp tới đây Google có lẽ cũng sẽ tung ra một sản phẩm để cạnh tranh với ChatGPT.

Cảm ơn anh!

Quỳnh Như

Không có nhận xét nào: