Nghị Viện Âu Châu thông qua nghị quyết đòi tự do cho các nhà báo độc lập Việt Nam - Uỷ Ban Âu Châu cần đánh giá ảnh hưởng của Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do lên tình trạng nhân quyền - Ngày 21 tháng 1 năm 2020, Nghị Viện Âu Châu đã biểu quyết thông qua nghị quyết yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho 3 thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vừa bị tuyên án tù: Ts. Phạm Chí Du~ng, Ông Nguyễn Tường Thuỵ và Ông Lê Hữu Minh Tuấn. Nghị quyết được thông qua với 592 phiếu thuận, 32 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
<!>
"Tỉ lệ phiếu này cho thấy tuyệt đại đa số các thành viên của Nghị Viện Âu Châu quan tâm đến bản án khắc nghiệt, từ 11 đến 15 năm tù, dành cho các nhà báo độc lập này," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.
Trước khi biểu quyết, các nghị sĩ đã có 30 phút để phát biểu. Tất cả đều mạnh mẽ lên án việc bắt giam và bỏ tù các nhà báo khi họ thực thi đúng chức năng là đưa tin và phản biện.
Ngôn ngữ của dự luật đã được tu chính một cách đáng kể so với bản thảo ban đầu do 2 Nghị Sĩ Ba Lan đại diện nhóm Nghị Sĩ Bảo Thủ và Cải Tổ (European Conservatives and Reformists, ECR) đưa ra: Bà Anna Elzbieta Fotyga và Ông Karol Adam Karski.
Quang cảnh buổi tranh luận trước khi bỏ phiếu thông qua nghị quyết, Nghị Viện Âu Châu, ngày 21 tháng 1 năm 2020
Nội dung của bản nghị quyết được thông qua bao gồm một số điểm chính:
- Yêu cầu Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các Ông Phạm Chí Du~ng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn cu~ng như tất cả các tù nhân lương tâm, và ngưng mọi hành vi sách nhiễu hoặc bách hại những người hoạt động nhân quyền hoặc tranh đấu cho công bằng xã hội;
- Kêu gọi Việt Nam tu chính các Điều 117, 118 và 331 trong Bộ Luật Hình Sự, và điều chỉnh Luật An Ninh Mạng, Nghị Định 15/2020/ND-CP và Nghị Định 72/2013/ND-CP để tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt;
- Bày tỏ mối quan tâm về tình trạng sách nhiễu các cộng đồng tôn giáo và chính sách giới hạn tự do tôn giáo;
- Hoan nghênh việc hình thành Nhóm Nghị Sĩ hỗn hợp Liêu Âu - Việt Nam để theo dõi việc thực thi Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do và Hiệp Ước Bảo Vệ Đầu Tư, trong đó có những điều kiện về nhân quyền nói chung và quyền lạo động nói riêng;
- Tái khẳng định tính liên đới giữa Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do với các điều kiện nhân quyền trong khung thoả thuận về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Liên Âu và Việt Nam;
- Yêu cầu Uỷ Ban Âu Châu, tức cơ quan hành pháp của Liên Âu, và bộ phận đối ngoại thẩm định tác động của Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, và đưa ra một chương trình hành động để đối phó tình trạng đàn áp nhân quyền đang gia tăng;
- Kêu gọi thành lập các nhóm tư vấn nội địa bao gồm các tổ chức xã hội dân sự để góp ý cho Liên Âu về chính sách nhằm bảo vệ nhân quyền;
- Kêu gọi các chính phủ Âu Châu hợp tác với nhau và với Hành Pháp mới của Hoa Kỳ trong một nỗ lực tổng hợp tại LHQ để thúc đẩy cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
"Trong bước kế tiếp, chúng tôi sẽ liên lạc với các toà đại sứ ở Việt Nam của những quốc gia Liên Âu để thúc đẩy việc thực thi các khuyến nghị của Nghị Viện Âu Châu," Ts. Thắng nói.
Theo Ông, nghị quyết vừa được thông qua cu~ng sẽ giúp ích cho việc thúc đẩy Liên Âu áp dụng biện pháp chế tài Magnitsky lên một số giới chức Việt Nam đứng sau các vụ đàn áp nhân quyền, đặc biệt vụ bắt giam và bỏ tù 3 hội viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt nam.
Thông tin liên quan:
Nội dung nghị quyết được thông qua: https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/RC-9-2021-0077_EN.html
Bản dự thảo luật nguyên thuỷ: https://dvov.org/wp-content/uploads/2021/01/ECR-RES-VIETNAM-JAN-2021.pdf
Nghị Viện Âu Châu sẽ bỏ phiếu cho nghị quyết đòi tự do cho 3 nhà báo độc lập ở Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét