Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

BIỂN ĐÔNG ĐI VỀ ĐÂU? - Nguyễn Nhơn

 

Vận tải cơ hạng nặng trên Đá Chữ Thập: Đòn hù dọa mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngay đầu năm 2021, Trung Quốc đã có động thái phô trương uy lực, tổ chức đồng thời ba cuộc tập trận lớn ở vùng biển ngoài khơi Hải Nam, cách Trường Sa khoảng 1.200 km về phía bắc. Trước đó không lâu, Bắc Kinh đã cho một chiếc vận tải cơ quân sự thuộc loại lớn nhất của họ đáp xuống Đá Chữ Thập ở vùng Trường Sa, trong một động thái được cho là nhằm hù dọa nước khác về khả năng quân sự Trung Quốc.

<!>

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 01/01/2021, chiếc vận tải cơ quân sự khổng lồ loại Y-20 của Trung Quốc đã bị phát hiện trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), một trong 7 tiền đồn quân sự của Bắc Kinh tại vùng quần đảo Trường Sa

.

Y-20 là loại lớn nhất trong đội máy bay quân sự của Trung Quốc. Theo chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, máy bay này có khả năng chở các thiết bị quân sự hạng nặng như xe bọc thép và bệ phóng tên lửa. Trung Quốc có thể đã sử dụng việc triển khai Y-20 ra Đá Chữ Thập để phô trương “năng lực viễn chinh” của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là khả năng vận chuyển quân lính và thiết bị đến các tiền đồn xa xôi ở Biển Đông.

Về măt chính trị, đây là một tín hiệu gởi đến Hoa Kỳ, cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh duy trì sự hiện diện của họ ở Biển Đông, bất chấp sức ép của Washington.

( Trọng Nghĩa RFI )


Vành đai con đường đang vụn vỡ


Cuối năm 2013, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo về Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, hai tuyến đường kết nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu.

Kể từ đó, Sáng kiến Vành đai và Con đường (hay BRI) - tên gọi sau khi kết hợp cả hai dự án trên - đã được mở rộng đến mọi nơi trên hành tinh

…...

Do những hạn chế chính trị và tài chính trong nước, Trung Quốc sẽ không còn có thể mang đến cho các đối tác BRI nhiều khoản vay. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng BRI để thể hiện sức mạnh mềm của mình, một chiến lược ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Ít nhất là khía cạnh địa chính trị của BRI sẽ được nhấn mạnh thêm bởi sự tham gia của quân đội Trung Quốc, rõ ràng là dưới sự ngụy trang xây dựng nhân đạo và hòa bình. Và đây cũng là điều Việt Nam cần phải tính đến.


BRI tác động gì đến quan hệ Việt Trung hiện nay?


Trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2017, hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về việc thúc đẩy kết nối khuôn khổ “Hai Hành lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai và Con đường-BRI). Nhưng việc ký Bản Ghi nhớ này không có một cơ sở nào để đảm bảo rằng BRI sẽ có những đột phá ở Việt Nam trong tương lai gần nhất là từ đây cho hết nhiệm kỳ 13 của TW Đảng Cộng sản Việt Nam.

Do sự “phát triển” của tình hình trên Biển Đông và những đột biến trong quan hệ quốc tế nhất là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc nên cho đến hết năm 2020, không có dự án cơ sở hạ tầng mới nào ở Việt Nam được triển khai là do “Sáng kiến vành đai và con đường” tài trợ, ngoại trừ sự án tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông tại Hà Nội bằng vốn vay của Trung Quốc nhưng đã qua 3 đời Tổng Thống Mỹ cũng chưa biết bao giờ đưa vào sử dụng.

Chúng ta thấy rằng, trong 6 năm trở lại đây, từ khi xảy ra sự kiện HD 981 đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam và sau đó là Trung Quốc quân sự hóa 7 thực thể đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mặc dù quan hệ công khai giữa Việt-Trung là đối tác quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và “trong 70 năm qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính”, nhưng Hà Nội vẫn cảnh giác trước mọi quan hệ với Trung Quốc trong đó có MOU.

Tại một hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2017 về các cơ hội và thách thức mà BRI mang lại, các học giả đã cảnh báo rằng sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến ​​này có thể dẫn đến tình trạng “phụ thuộc quá mức” vào Trung Quốc, và thậm chí gây hại cho các tuyên bố lãnh thổ và hàng hải của Việt Nam ở Biển Đông. Họ cũng nhấn mạnh những lo ngại khác, chẳng hạn như việc Trung Quốc thường không bảo vệ đầy đủ các quyền lao động, hồ sơ môi trường yếu kém của các công ty Trung Quốc, tình trạng thiếu minh bạch và việc Trung Quốc đôi khi thách thức các cơ chế giải quyết tranh chấp được quốc tế công nhận. Vì vậy, các học giả này khuyến nghị Việt Nam và các nước khác nên nhìn xa hơn những lợi ích kinh tế khi xem xét tham gia vào BRI.

Các tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đã và đang tiếp diễn và không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế là một chỉ dấu cho triển vọng tương lai của BRI tại Việt Nam.

Trong năm 2020, việc Việt Nam thành công trong ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và mới đây là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết là câu trả lời cho câu hỏi: Tương lai nào cho BRI ở Việt Nam.

RFA  Nguyễn Trường


Việt Nam nhìn từ biển đông năm 2021


Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã thổi phồng thành công chống đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ năm 2020 phản ảnh “tính ưu việt của hệ thống chính trị”, nhưng lại cố tình giấu đi đe dọa có thật của Trung Cộng ở Biển Đông và trên đất liền.


Chuyện tréo cẳng ngỗng này không thể là vô tình mà cố ý, vì Trung Cộng vẫn là mối đe dọa toàn diện và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021.


Kết luận này không phải của cá nhân hay tổ chức nghiên cứu nhỏ nào mà là của các chuyên gia về Biển Đông thuộc hai bộ Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và khối ASEAN (The Association of South East Asia Nations) đã công bố tại nhiều cuộc thảo luận Quốc tế về thái độ thù nghịch và gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông.


Thế mà, trong hai bài diễn văn tại Hội nghị Chính phủ với Địa phương ngày 28/12/2020, cả ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều không muốn quan trọng hóa mối đe dọa của Bắc Kinh.

....

Đây là lần thứ hai trong vòng 4 tháng, ông Trọng đã răn đe cán bộ, đảng viên như thế. Lần thứ nhất ông đưa ra tuyên bố này trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31-08-2020.


Như vậy, nếu Tổ tiên người Việt có câu “họa vô đơn chí” thì đe dọa an ninh biển đảo của Trung Cộng nhằm vào Việt Nam ở Biển Đông hiện nay không phải mà mối nguy duy nhất. Chính số hàng chục ngàn người Hoa nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, cộng với “đội quân” Công nhân Tầu tràn ngập ở các Dự án Kinh tế do người Hoa làm chủ, đặc biệt tại những vùng đất trồng rừng có giá trị chiến lược quốc phòng ở biên giới, Tây nguyện và vùng kinh tế ven biển mới là mối nguy to cho an toàn lãnh thổ.


Chẳng lẽ đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không nhìn thấy, hay biết mà vẫn giả câm giả điếc bấy lâu nay ? 


Phạm Trần Danlambao


Tác giả Phạm Trần đặt câu hỏi:


“ Chẳng lẽ đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không nhìn thấy, hay biết mà vẫn giả câm giả điếc bấy lâu nay ? “


Thì câu trả lời chính ngay ở đoạn mở đầu của bài biết:


“ Chuyện tréo cẳng ngỗng này không thể là vô tình mà cố ý, vì Trung Cộng vẫn là mối đe dọa toàn diện và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021.


Kết luận này không phải của cá nhân hay tổ chức nghiên cứu nhỏ nào mà là của các chuyên gia về Biển Đông thuộc hai bộ Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và khối ASEAN (The Association of South East Asia Nations) đã công bố tại nhiều cuộc thảo luận Quốc tế về thái độ thù nghịch và gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông.Chuyện tréo cẳng ngỗng này không thể là vô tình mà cố ý, vì Trung Cộng vẫn là mối đe dọa toàn diện và lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021.


Cho nên đừng hỏi: Biển Đông đi về đâu?


Mà phải hỏi câu trọng đại hơn:


VẬN MẠNG NƯỚC VIỆT ĐI VỀ ĐÂU?


Và câu trả lời là ở đây:


Ván bài đã Lật ngữa. Quyết định lẽ nào?

Những vấn đề ẩn chứa sau phát biểu của Tướng Vịnh

Biển Đông vẫn tiếp tục “nổi sóng”. Theo dõi các hành động nối tiếp nhau từ 2007 đến nay cho thấy, Trung Quốc không dễ buông xuôi ý đồ độc chiếm biển Đông. Tuy nhiên, thủ đoạn hành động của Trung Quốc lại thiên biến vạn hoá, và Trung Quốc cũng tỏ ra hết sức kiên nhẫn để đạt được mục đích.

Chính vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng với các hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông đã khiến Việt Nam đang nhích lại gần phía Hoa Kỳ. So với 10 năm trước, thái độ cũng như mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ đã khác trước rất nhiều.

Việt Nam nhích lại gần phía Hoa Kỳ, tức là đồng thời bước xa hơn khỏi vòng kềm toả của Bắc Kinh. Có phải điều này đang thực sự xảy ra?

… Mới đây, trong lần trả lời chương trình truyền hình quân đội, khi phóng viên hỏi về dịch COVID - 19 cũng như tình hình căng thẳng trên biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã có phát biểu: “Những thách thức ở an ninh khu vực thì nói dù có dịch hay không, thì nó đều tồn tại, nó là thách thức, nhưng nó chưa phải là nguy cơ.

Điều đáng lên án là những quốc gia nhân cái dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Quốc gia nào làm điều đó không có lợi.”

Mặc dù tướng Vịnh chỉ là Thứ trưởng, nhưng ông ta đang là Thành viên Thường trực của Quân Uỷ Trung Ương - Cơ quan nắm giữ sức mạnh quốc phòng của Việt Nam. Tướng Vịnh là người hiếm hoi trong giới quân đội đóng vai trò như người phát ngôn những vấn đề quan trọng của Bộ Quốc Phòng và thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng. Trong lần ra Sách Trắng Quốc Phòng mới đây hồi cuối năm 2019, tướng Vịnh cũng đóng vai trò là người chủ trì giới thiệu về Sách Trắng như một thông điệp của giới chính sách Việt Nam đối với thế giới. Chính vì vậy, phát biểu của Tướng Vịnh vào thời điểm này cũng là một thông điệp để xem xét và phân tích cho thấy phần nào thái độ của lãnh đạo Việt Nam trước vấn đề này.

Qua phát biểu này của tướng Vịnh, nổi lên ba vấn đề:

1. Thứ nhất, mặc dù câu hỏi của phóng viên trực tiếp về vấn đề biển Đông, nhưng tướng Vịnh không đề cập trực tiếp đến biển Đông, thay vào đó, tướng Vịnh chỉ đề cập về “an ninh khu vực”. Thêm nữa, tướng Vịnh có nói về quốc gia nào đó nhân dịp dịch đẩy mạnh những hoạt động phi pháp, điều này hàm ý ám chỉ Trung Quốc. Tuy nhiên, tướng Vịnh không chỉ đích danh Trung Quốc. Điều này cho thấy sự e dè của các lãnh đạo Việt Nam khi chỉ trích Trung Quốc.

2. Thứ hai, tướng Vịnh cho rằng vấn đề an ninh khu vực mới chỉ là thách thức, chưa phải là nguy cơ. Thực sự thì điểm nóng nhất của an ninh khu vực hiện nay chính là biển Đông. Và vấn đề gây căng thẳng nhất trong quan hệ Việt - Trung cũng là vấn đề biển Đông. Việc Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông, cùng với việc gia tăng các hành động hung hăng, hiếu chiến ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ASEAN khác, trong đó có Việt Nam đã dấn đến việc các quốc gia khu vực này liên tiếp phải tăng cường sức mạnh quân sự, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực. Từ đó, đưa đến nguy cơ khu vực này như một thùng thuốc súng. Đặc biệt đối với Việt Nam là quốc gia luôn nằm trong sự đe doạ của Trung Quốc. Chính vì vậy, việc tướng Vịnh đề cập an ninh khu vực mới chỉ là thách thức mà chưa phải là nguy cơ, cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo Việt Nam đối với vấn đề này. Từ đó dẫn tới các kế hoạch phản ứng của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông sẽ không tương xứng. Điều đó cũng giải thích vì sao giới chuyên gia Việt Nam cho rằng Việt Nam chưa thực sự có một chiến lược đối phó với Trung Quốc về biển Đông một cách hiệu quả và lâu dài.

3. Điều thứ ba cũng phải đề cập, nhưng nằm ngoài tuyên bố của tướng Vịnh, cho dù cũng có sự liên quan. Tướng Vịnh cũng có những phát ngôn khá mạnh mẽ về Trung Quốc và biển Đông từ những năm 2011, thế nhưng, một số người Việt Nam vẫn biết rằng, vào thời gian quan hệ Việt - Trung căng thẳng năm 2011 với sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 thì con gái của tướng Vịnh đang theo học tại Trung Quốc, được Trung Quốc chăm sóc rất chu đáo, với tiêu chuẩn như của một thứ trưởng. Ngoài ra, Hãng Hàng không Vietjetair mà chị ruột của tướng Vịnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị, là công ty đang nhận sự giúp đỡ tài chính từ Trung Quốc. Chưa kể việc mới đây nhất, một số người thạo tin ở Hà Nội cho biết đã có một đoàn bác sĩ Trung Quốc sang giúp đỡ điều trị căn bệnh về huyết áp cho Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vốn mới trải qua một tai biến nhẹ cách đây không lâu. Chuyện này có lẽ cũng đã xảy ra nhiều lần với nhiều lãnh đạo cao cấp Việt Nam khi có các bệnh về tim mạch thường được các bác sĩ Trung Quốc chữa trị với thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn loại đặc biệt.

Nhất Nguyên rfa
2020-04-28

Ngôn từ của Nguyễn chí vịnh phản ánh thái độ của Quân ủy Bộ Quốc phòng vc và Bộ chánh trị đảng vc:

“ Thứ nhất, mặc dù câu hỏi của phóng viên trực tiếp về vấn đề biển Đông, nhưng tướng Vịnh không đề cập trực tiếp đến biển Đông, thay vào đó, tướng Vịnh chỉ đề cập về “an ninh khu vực”. Thêm nữa, tướng Vịnh có nói về quốc gia nào đó nhân dịp dịch đẩy mạnh những hoạt động phi pháp, điều này hàm ý ám chỉ Trung Quốc. Tuy nhiên, tướng Vịnh không chỉ đích danh Trung Quốc. Điều này cho thấy sự e dè của các lãnh đạo Việt Nam khi chỉ trích Trung Quốc.

Trong phía quân sự vc e dè tránh né đương đầu thì phía bộ Ngoại giao trực diện đương đầu với tàu cọng trước diễn đàn LHQ khi tàu cọng trưng dẫn công hàm Phạm văn đồng để minh chứng Chủ quyền Biển Đông:

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản bác lại các công hàm của cả Trung Quốc và Malaysia trước đó để “bày tỏ lập trường nhất quán” về vấn đề về chủ quyền Biển Đông.

Bản công hàm của Việt Nam nộp tại LHQ ngày 30 Tháng Ba để phản bác lại các công hàm ngày 12 Tháng Mười Hai, 2019 của Malaysia về thềm lục địa mở rộng và công hàm ngày 23 Tháng Ba của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền theo “đường lưỡi bò chín đoạn” chiếm gần hết Biển Đông “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa” và lại còn nói là cả “quyền lịch sử.”

Công hàm gửi đi ngày 30 Tháng Ba đến 7 Tháng Tư, tức một tuần sau, Việt Nam mới cho báo chí trong nước đồng loạt đưa tin kèm theo bản công hàm phản đối bằng tiếng Việt.

“Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.”

Bản công hàm của Việt Nam viết: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.”

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao có cảnh trống đánh xuôi – kèn thổi ngược như vậy?

Câu trả lời mau lẹ là: chú nhỏ việt cọng đàn em vẫn ca bài xàng xê, tránh né câu giờ để tồn tại tới đâu hy tói đó: sẳn sàng đấu võ miệng chờ thời mà không dám giở trò chơi quân sự với anh cả chệt!

Trước sự lưu manh vặt của xã nghĩa việt cọng, phía Mỹ bèn lật ngữa ván bài:

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc

Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Quốc

Việt Nam cần một chiến lươc mới

Để chống lại Trung Quốc, tiến sĩ Anders Corr cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.

1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.

2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung Quốc, ví dụ như Hoa Kỳ;

3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe Trung Quốc ngay tại chỗ, ví dụ như thông qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không;

4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.

Mỹ có đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam chống Trung Quốc

Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp Việt Nam củng cố tiềm năng chống lại Trung Quốc, cải thiện sức mạnh răn đe của Việt Nam nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.

Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với Trung Quốc, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ khẳng định: Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, an ninh Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại Trung Quốc căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc hạt nhân, Việt Nam ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền.

Liên minh Mỹ - Việt còn vì lợi ích của Hoa Kỳ

Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung Quốc được nền kinh tế đang giàu lên hỗ trợ, kèm theo việc Bắc Kinh dùng tiền mua chuộc sự ủng hộ chính trị của giới tinh hoa nước ngoài, kể cả giới tinh hoa Mỹ.

Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược dòng chiến thắng ngoại giao mới của Bắc Kinh và sẽ làm cho Trung Quốc không chiếm được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khai thác dầu khí và nguồn cá béo bở. Liên minh đó sẽ là một ví dụ cho các quốc gia khác trong khu vực về cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Nếu được mở rộng từ Việt Nam sang Indonesia và Ấn Độ, hai nơi cũng có chính sách không liên kết, Trung Quốc sẽ ngày càng bị ngăn chặn ngay trong sân sau của chính họ.

…........

Mùa Thu 1994, chánh quyền Clinton tuyên bố “ Bãi bỏ cấm vận “ đối với xả nghĩa VN.

Buổi sáng mùa Thu trời hanh lạnh, Ban Đại diện Cộng đồng Người Việt Bắc Cali do giới trẻ Đỗ Hùng vừa mới được bầu ra, quy tụ được vài ba chục đồng bào kéo tới trụ sở Liên bang trên đường 1 biểu tình phản đối.

Bãi bỏ cấm vận là bước khởi đầu của sách lược “ Kết giao – Mở rộng “ thời Clinton. Nó gồm có ba bước:

1/ Bãi bỏ cấm vận: nhằm tháo gở sự đe dọa để làm tin.

2/ Mở cửa trao đổi nhân sự: doanh nhân – học sinh sinh viên để tập làm quen …

3/ Ký kết những thỏa ước kinh tế có lợi để “ khuyến khích THAY ĐỔI DÂN CHỦ “.

Từ bấy đến nay, trải qua 2 Thỏa ước đặc biệt có lợi như Thỏa ước Quốc gia Tối huệ quốc ( MFN ) và Hiệp ước gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế ( WTO ) thời gian khoảng 20 năm mà xứ vc xã nghĩa hổng có “ cải thiện Dân chủ – Nhân quyền gì hêt trơn! Trái lại càng ngày càng phát xít hóa: Bắt bỏ tù người “ bất đồng chính kiên “ ngày càng nhiều.



Thực tế cho thấy, việt cọng tự thân không có khả năng tự cải tiến dân chủ vì kẹt vào hệ thống xã nghĩa với tàu cọng nên không thể dân chủ hóa để “ thoát trung “ được.”

Cho nên những ai bảo là nên “ Đứng với việt cọng chống tàu “ đích thị là hoạt đầu chánh trị, từ chống cọng xoay qua ôm việt cọng.

Cũng vậy, những ai muốn lân la tò vè việt cọng như hoàng duy hèn lúc trước bảo: Phải can trường xáp lá cà “ bắt cọp vc! “ Ngày nay nó lộ mặt, chẳng những xáp vô không “ bắt được cọp việt cọng “ mà còn trở thành “ chó con bắc cụ việt cọng!”

Và hiện nay có người tên Phạm anh tuấn đang rao nam rao bắc chiêu bài yểm hô người trong nước “ Tự ứng cử quốc hội vc năm 2021. “ viện cớ rằng 45 năm rồi các bác già chống cọng chẳng ra chi, để giới trẻ tui tui xôm vô “ đem tiền về … ủng hộ làm dân chủ CUỘI.”

Người Mỹ biết rõ tình hình là như vậy nên LẬT TẨY VÁN BÀI như trên để việt cọng tụ quyết dịnh.

Hoặc nhân dân Việt Nam tự quyết định?

Câu trả lời thật rõ ràng việt gian hán ngụy vc không tự thoát tàu được.

Vì vậy, nhân dân Việt muốn dựa Mỹ, dân chủ hóa và phát triển Đất nước để chống tàu xâm lăng thì phải liều thân đứng lên đánh đuổi việt gian lê chiêu thống vc, giành lại CHỦ QUYỀN QU61C GIA mới kết ước Liên minh với Hoa Kỳ được.

Ánh sáng ngày nay sắp tỏ lộ.

Sau dịch vật cúm tàu vũ hán, Thế giới sẽ biến chuyển sâu xa.

Những thứ rác rưới hung tàn xã nghĩa tàu và an nam sẽ bị xóa bỏ.

Nước Việt lúc hừng đông.

Nguyễn Nhơn

1/5/2020

Không có nhận xét nào: