Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

THẤU HIỂU BẢN THÂN MÌNH - DS Nguyễn Hữu Đức

Để con người sống cuộc sống mình có ý nghĩa, con người rất cần biết mình là ai, bản chất mình là gì. Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật. Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, cũng như không ai hiểu được con người một cách trọn vẹn. 
<!>
Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại thật sự của mình.
Với những gì mình đã học, đã đọc, đã biết tôi thử tản mạn ghi vài lời về con người.
Loài người, theo phân loại trong khoa học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vật đặc biệt có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, hình thành ngôn ngữ và bản thân có thể xem xét, đánh giá nội tâm của mình. Những điều vừa kể kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng và chế tạo nhiều công cụ, thậm chí rất tinh xảo hơn tất cả những loài khác.
Con người là động vật cao cấp, thông minh nhất, xứng danh là chúa tễ muôn loài trên trái đất này. Đến độ Shakespeare đã mô tả trong vở kịch Hamlet: "Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện".
Con người là động vật cao cấp, thông minh nhất. Nhưng ôi, khổ ải là dường nào vì con người cũng là loài động vật mưu mô, tàn ác nhất! Chẳng có động vật nào chế tạo những thứ vũ khí tối tân nhất rồi đem đi giết đồng loại hàng loạt một cách tàn bạo như con người. Jonathan Swift kể cũng có lý khi ông viết: "Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu".
Con người là động vật biết chế tạo công cụ
Con người là loài động vật quá ư đặc biệt vì từ khi có mặt trên trái đất này, con người đã sinh sôi và hình thành lịch sử gọi là cuộc tiến hóa của hàng triệu triệu năm. Cuộc tiến hóa này không chỉ thuần sinh học theo Darwin mà còn là cuộc tiến hóa do chính con người tạo ra. Con người đã sáng tạo ra những công cụ lao động, nay gọi là công nghệ, để tác động hiệu quả hơn vào môi trường, vào thế giới vật chất nhằm tồn tại và phát tiển của mình. Con người nhờ chế tạo công cụ mà tiến bộ mà có sự đột phá. Lịch sử phát triển của con người nhìn lại có hai cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi công nghệ mang tính cách mạng. Đó là cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây hơn 10.000 năm và cuộc cách mạnh công nghiệp khoảng 250 năm. Thế là Benjamin Franklin, triết gia và là nhà phát minh người Mỹ, đã khái quát: “Con người là động vật biết chế tạo công cụ”. Nhưng hỡi ôi, những việc đã xảy ra cho thấy con người tạo ra các công cụ giúp con người tiêu thụ một cách quy mô đồng thời cũng làm hại trái đất và môi trường một cách đột biến và tàn bạo.
Con người là động vật chính trị
Sự tiến hóa con người không chỉ thuần sinh học theo Darwin mà còn nhảy vọt nhờ sự xuất hiện ngôn ngữ của con người. Xã hội hình thành một phần là nhờ ngôn ngữ. Và kinh nghiệm của thế hệ trước không chỉ truyền lại cho thế hệ sau rất ít nhờ DNA trong nhiễm sắc thể con người mà chủ  yếu nhờ chữ viết. Trong thời gian rất dài, con người đã im lặng sống như những động vật khác. Thế rồi, điều kỳ diệu xảy ra, con người bắt đầu biết cách học nói và học lắng nghe. “Những thành tựu lớn nhất của nhân loại đã hình thành bằng lời nói, và những thất bại lớn nhất của nó là do không nói…” Stephen Hawking đã nói như thế.
Ngôn ngữ vốn là sản phẩm của con người nhưng sau đó, con người lại bị biến thành sản phẩm của ngôn ngữ, bởi vì con người rất dễ hành xử và suy nghĩ trong cái thế giới do ngôn ngữ mình tạo ra. Ngôn ngữ gắn liền chính trị. Vì sao? Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng. Chính trị hình thành theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Chính trị không thể nào thể hiện hoạt động của nó nếu không nhờ quyền lực của ngôn ngữ. Ngược lại, ngôn ngữ đạt mức lão luyện, thậm chí là xảo quyệt nhờ gắn liền với chính trị. Thế là, thay vì chú trọng đến ngôn ngữ, Aristotle, nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại đã phát biểu: “Con người là động vật chính trị”.
Con người là động vật có tính xã hội
Có chủ thuyết cho rằng, trong lịch sử, con người hình thành từ lao động mang tính xã hội. Trong lao động, con người thường xuyên làm biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, tạo ra thế giới văn hoá vật chất và tinh thần. Con người cũng hình thành từ nền văn hoá do chính mình tạo ra. Do vậy, con người vừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa là chủ thể của sự phát triển ấy. Hai mặt cơ bản nhất của con người là mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Chịu sự tác động của các mặt xã hội, mặt tự nhiên của con người luôn được nâng lên làm cho con người khác hẳn động vật. Con người là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học, đồng thời là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội. Karl Marx có câu nói nổi tiếng: “Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Con người là động vật tự huyễn hoặc mình
Tôi nhớ đã được đọc đâu đó câu nói: “Con người là động vật có thói quen hay tự huyễn hoặc mình”. Có lẽ đúng vậy. Bởi vì, con người tự huyễn hoặc vì h ch biết sng vi danh vng, s nghip, titài, quyn lc… Con người tự huyễn hoặc để hình thành những thành kiến, cố chấp, những hận thù, những say mê... Con người còn tự huyễn hoặc vì luôn tự đề cao bản thân, luôn tự xây nên cái vỏ bọc bên ngoài con người thật của họ. Cái vỏ bọc ấy được trau chuốt, điểm trang, được làm cho đẹp đẽ, được ngụy tạo như thực, được thổi lồng vào đấy những giá trị cao cả hoặc những lợi ích xem ra rất nhân văn và rất thực tế. Cái vỏ bọc còn có tên là “giả ngã tuyệt vời” được thay thế cho cái“thực ngã” (con người thực) và huyễn hoặc cho đó là mình thật! Trong suốt con đường phát triển, con người tự huyễn hoặc khoác những “mặt nạ bản ngã” khác nhau mà không tự biết. Bi thảm và bi khốn là ở chỗ ấy! Rất nhiều người trong nhân loại này đang sống với cái giả ngã, với “con người lạ mặt”.
Con người là động vật thấu hiểu bản thân mình
Roger Garaudy, nhà triết học người Pháp, có nói: “Con người là động vật biết chôn cất nhau khi chết”. Đây là cách nói cho thấy, chỉ con người có ý thức về cái chết và chết một cách có ý thức. Ý thức về cái chết thường dẫn đến quan niệm “chết chưa phải là hết, mà chỉ là chuyển từ hình thái sống này sang hình thái sống khác”. Cũng như dẫn đến các câu hỏi thuộc về tâm linh: Con người là gì? Sinh ra từ đâu? Sống để làm gì? Chết đi về đâu? Trả lời những câu hỏi này với những cách khác nhau đã nảy sinh tôn giáo. Thế là có câu trả lời con người là gì như sau: “Con người là động vật tôn giáo
Trong lịch sử phát triển con người cho thấy, tôn giáo tồn tại và lớn mạnh thành tổ chức. Là tổ chức, tôn giáo trở thành thiết chế nhà nước (nhà nước thần quyền) hay thiết chế xã hội, và ít nhiều có thể bị tha hóa. Trong thời đại ngày nay, xã hội càng công nghiệp hóa, càng tự động hóa con người càng đòi hỏi sinh hoạt tâm linh, do cảm thấy đánh mất mình, khát khao tìm lại cái mình đã mất. Nhưng do con người có thói quen hay tự huyễn hoặc mình nên dễ có nhận thức và hành vi làm tha hóa tôn giáo. Bởi vậy, có nhà hiền triết không thừa nhận tôn giáo tổ chức mà tán dương tôn giáo chân chính là thứ tồn tại trong tự thân mỗi người và trong toàn thể vũ trụ. Tôn giáo chân chính phải là phương tiện giúp con người tự do giải thoát.
Tôi nhớ đã đọc được và tâm đắc câu này: “Nếu bạn muốn thay đổi điều gì đó trong cuộc đời, thì bạn là người duy nhất có thể làm sự thay đổi đó xảy ra”.
Như vậy, đối với tôi: “Con người là động vật thấu hiểu bản thân mình”.
Đối với tôi, con người thấu hiểu bản thân để thông minh nhưng không mưu mô, tàn ác nhất trên trái đất này. Con người thấu hiểu bản thân để biết chế tạo các công cụ tinh xảo giúp con người sống, tiêu thụ một cách hiểu biết đồng thời không làm hại trái đất và môi trường một cách thảm hại. Con người thấu hiểu bản thân để thực hiện chính trị một cách quang minh, chính đại. Con người thấu hiểu bản thân để sống hài hòa và an nhiên trong các mối quan hệ xã hội. Con người thấu hiểu bản thân để không tự huyễn hoặc mình. Và nhất là, con người thấu hiểu bản thân để trở lại chính mình, gạn lọc thân tâm theo con đường thiền tập mà hơn 2.500 năm qua Đức Phật đã khẳng định: “Đây là con đường độc đạo đưa đến sự thanh tịnh của chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn” (Kinh Trường Bộ I, Hòa Thượng Minh Châu dịch). 

Không có nhận xét nào: