Quang cảnh buổi công bố phúc trình thường niên 2017 về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới, tại washington, DC hôm 12/1/2017.
Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch vừa công bố phúc trình thường niên 2017 về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
<!>
Năm 2016 đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách kiểm soát mọi hoạt động xã hội, tiếp tục trừng phạt những người dám thách thức quyền lực độc tôn của đảng.
Nhà cầm quyền Việt Nam tìm mọi cách hạn chế quyền căn bản của người dân, điển hình quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến, quyền lập hội và quyền tập họp.
Đó là nhận định mở đầu phần phúc trình về nhân quyền Việt Nam năm 2016 do Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền soạn thảo và công bố hôm thứ Năm 12/1/2017.
Theo Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, các nhà hoạt động và các bloggers luôn là đối tượng bị bắt giữ, bị bỏ tù, thường xuyên bị sách nhiễu và bị đe dọa.
Chính phủ Việt Nam làm đủ cách họ muốn để kiểm soát những hoạt động xã hội và những tiếng nói độc lập mà họ cho là có âm mưu chống phá nhà nước.- Ông Kenneth Roth
Đã có nhiều nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam mà gia đình không được thăm nuôi, quyền được bào vệ pháp lý cũng bị bác bỏ.
Năm 2016, con số bloggers và nhà hoạt động bị xét xử và kêu án tù tăng gần gấp ba so với năm 2015, nghĩa là từ 7 tăng lên thành 19. Tiến sĩ Sophie Richardson, chuyên trách phần vụ Châu Á của Human Rights Watch:
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam là mối quan tâm lớn lao của Giám Sát Nhân Quyền. Mức độ của sự đàn áp, đặc biệt nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận và tự do phát biểu đã gia tăng đáng kể. Điều mà Giám Sát Nhân Quyền không thể không quan tâm và phải nói lên là con số những bloggers và những cây viết trên mạng bị chính quyền bắt giam quả thực đã tăng gần như gấp ba lần trong năm 2016.
Tình trạng này phản ảnh thái độ thù nghịch của nhà nước Việt Nam trước những lời phê bình chỉ trích độc lập và ôn hòa của người dân.
Tổ chức Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền quan ngại về xu hướng tiêu cực chung tại hầu hết khu vực Châu Á, đặc biết là Đông Nam Á. Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành Human Rights Watch. RFA photo
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành Human Rights Watch, cũng là người công bố bản phúc trình, nói với Đài Á Châu Tự Do:
Chính phủ Việt Nam làm đủ cách họ muốn để kiểm soát những hoạt động xã hội và những tiếng nói độc lập mà họ cho là có âm mưu chống phá nhà nước. Việt Nam thực sự muốn duy trì một chế độ độc tài theo kiểu cũ, không cho người dân được thành lập tổ chức và ngồi lại cùng nhau để làm cho tiếng nói của họ được nghe biết đến. Thiết tưởng đây là kiểu cầm quyền lỗi thời, toàn trị đè nặng lên quyền con người của nhân dân Việt Nam.
Phúc trình của Human Rights Watch đã nhắc đến những trường hợp tiêu biểu về quyền con người bị vi phạm trong năm 2016 với những luật mơ hồ liên quan đến việc bắt giữ và tuyên án tù đối với những blogger và những nhà hoạt động tên tuổi Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu giữ đất Cấn Thị Thêu.
Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch tiếp tục theo dõi cũng như báo cáo mọi diễn biến về quyền con người của Việt Nam trong hy vọng nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện lãnh vực nhân quyền cho chính người dân của họ.
Human Rights Watch nêu rõ nếu chính quyền Việt Nam muốn đất nước phát huy được hết mọi tiềm năng, thì cần phải đối thoại với những tiếng nói chỉ trích thay vì buộc họ phải im tiếng.
Đó là kết luận của phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2016 phần nói về Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét