Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc cuối Tuần tháng 1 - Xuân 2017 - TS Nguyễn Nam Sơn

Nhạc Xuân:
1. Cô Láng Giềng: Hoàng Quý - Sĩ Phú 
<!>
2. Xuân Mong Chờ: Minh Châu - Như Quỳnh & Hòa Tấu 
3.  Mừng Xuân: Lê Văn Khoa - Ngọc Hà
4. Ly Rượu Mừng: Phạm Đình Chương - Hợp ca
Tình thân,
NNS
.............................. .............................. .............................. ...............
I. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Ns Tuấn Khanh: Thư gởi người bạn trẻ - Giấc mơ ngày mới
Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”.
Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi – và có lẽ là còn nhiều người khác nữa – vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chập trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó.
Mọi lời chúc và hy vọng cho năm mới vẫn như vậy. Tràn ngập trên facebook và điện thoại của tôi là những tin nhắn mừng năm mới. Năm thì mới nhưng nội dung thì không mới: vẫn là hạnh phúc, thịnh vượng…  Con người ngàn đời luôn khắc khoải mang giấc mơ về ấm no và bình yên. Nhưng hy vọng đó cũng là một loại ảo ảnh đáng sợ, nó lôi dắt con người chạy mệt nhoài về phía trước.
Ở các quốc gia độc tài, khái niệm hạnh phúc và bình yên được dùng như một loại ecstasy ảo giác toàn dân. Các nhà lãnh đạo quen lối mị dân vẫn hàng ngày cất lên những bài hát ru về hạnh phúc và bình yên ấy để mê mị đám đông, để họ tiện tay đục khoét đất nước và đặt ra những luật lệ trói buộc con người, để bảo toàn sự thống trị thô bỉ của họ. Tôi và bạn, chúng ta may mắn sinh ra trong lòng một dân tộc truyền đời dạy cho nhau về yêu thương, về chia sẻ. Chúng ta được học rằng người Việt sẽ vượt qua mọi thứ khi đoàn kết cùng nhau, cũng như thề chết để gìn giữ quê hương và giá trị của tổ tiên để lại.
Nhưng rồi tôi và bạn chứng kiến rằng dân tộc này khi đã thống nhất địa lý trong thời hiện đại, bị áp đặt lòng căm thù với chính anh em của mình. Chúng ta chứng kiến rằng có một lớp người của giai cấp thống trị đang chia chác nhau tài nguyên của đất nước này, phó mặc nhân dân và tương lai vào nợ nần và cùng cực. Chúng ta cũng sửng sốt khi nhận ra rằng nước Việt bị những người cầm quyền nhân danh, tuyên bố đoàn kết với kẻ thù, xóa bỏ lịch sử hôm qua đầy máu của các cuộc xâm lược từ phía Bắc, cũng như lịch sử hôm nay biển và xác ngư dân là những câu chuyện đang bị nhấn chìm. Dân tộc chúng ta với Trần Bình Trọng, như Nguyễn Trung Trực, như Nguyễn Thái Học…  đã thề chết cho quê hương mình, nhưng hôm nay, thì một câu nói của chân thành về bọn ngoại xâm cũng có thể đổi lại bằng đày đọa và bất an.
Những ngày tháng hôm qua như vậy đó, liệu chúng ta có nên mang một ước nguyện và hy vọng cho ngày mới rằng mọi thứ cần phải được đổi thay? Tôi đang mơ cho đất nước này và dân tộc mình trước những ngày như vậy, còn bạn?
Trong một chuyến đi với xe ôm Grab, tôi nghe người bạn trẻ kể rằng anh cũng có facebook, nhưng trước đây chỉ dám vào nghe, nhìn, đọc. Bấm một dấu like hay bình luận, anh cũng không dám. Anh thú nhận rằng anh rất sợ. Nhưng rồi gần đây, khi đọc về những câu chuyện về dân lành bị đánh chết trong đồn hỏi cung, do chính báo nhà nước đưa tin, khiến anh cũng đã không dằn được và góp lời bình luận.
Nửa thế kỷ trước, chúng ta đầy sợ hãi, nhưng hôm nay chúng ta có thêm những điều mới mẻ: đứng về phía lẽ phải và đám đông đang ngóng về tương lai, con người đã biết cách vượt qua sợ hãi. Tôi tin trong năm mới này, người thanh niên chạy xe ôm đó chắc cũng mơ một giấc mơ giống tôi, dù đó là một giấc mơ thầm lặng.
Một cô gái nhỏ nhiều năm sống ở Canada, về thăm nhà, kể rằng điều cô làm có ý nghĩa nhất, là đi mua cho ba một chiếc smartphone mới, lập facebook và hướng dẫn cho ba mình vào xem tin tức tự do, chỉ các trang cần theo dõi nhưng không quên dặn ba rằng nhớ đừng bấm nút gì hay bình luận lời nào. Nhưng tôi không tin rằng ông chỉ im lặng, bởi ngày thường, ông là một trí thức và luôn đau đáu về tương lai đất nước mình. Rồi chắc chắn rằng, ông cũng đang mơ một giấc mơ giống như tôi.
Chủ nghĩa Phát xít và Cộng sản Châu Âu từng có sách giáo khoa về cai trị giống nhau, rằng cứ nói dối, mãi rồi cũng sẽ thành một loại sự thật. Những con người sống quen im lặng, vì sợ hãi hay vì tự nhủ rằng nói ra chẳng để làm gì – nhưng đừng bao giờ quên nuôi hy vọng và giấc mơ.  Vì đó chính là khắc tinh của bài học cai trị. Một người nuôi giấc mơ thì nhỏ, nhưng một ngàn người nuôi giấc mơ thì lớn, và khi một dân tộc nuôi giấc mơ thì đó là sức mạnh thay đổi vận mệnh cho tất cả.
Truyền thuyết của nhân loại vẫn còn đó câu chuyện về đoàn người nô lệ và không tương lai, nuôi giấc mơ của mình nên đã cùng nhà tiên tri Moses bước qua dòng sông dữ và về đến vùng đất hứa. Và cùng với ước mơ và hy vọng, mà dân tộc Việt Nam đã từng vượt qua ngàn năm đô hộ, trăm năm thực dân.
Tôi nghe thấy năm mới gõ cửa. Thời khắc của đổi thay như đang đến, bạn có nghe không? Tôi mời bạn cùng tôi ước mơ và hy vọng. Và nếu bạn vẫn còn sợ hãi, thì cứ tạm giữ kín mọi thứ trong trái tim mình, nhưng xin đừng bao giờ vùi chôn, hay lãng quên về một ngày sẽ đến.

(ii) Hà Tường Cát (Người Việt): Chào năm 2017 với hy vọng mới
Bình thường từ xưa đến nay, khi bước qua một năm mới người ta hy vọng đến những điều tốt đẹp đồng thời không tránh khỏi những nỗi lo lắng về tương lai. Nhưng ít nhất trong những ngày đầu của năm 2017, mọi người đều mang tâm trạng lạc quan và gạt qua bên những suy nghĩ tiêu cực.
Năm 2016 là năm nhiều bất ngờ ở nước Mỹ, mà lớn hơn tất cả là Tổng Thống Tân Cử Donald Trump. Chưa thể có một kết luận quá sớm là dân Mỹ chia rẽ sâu sắc hơn sau cuộc bầu cử Tháng Mười Một, hay sẽ thống nhất đoàn kết hơn như lời hứa hẹn của các ứng cử viên lúc tranh cử. Nước Mỹ sẽ hùng mạnh hơn hay lâm vào tình trạng khủng hoảng; kinh tế phát triển hơn hay khó khăn hơn; mức sống của người dân trung bình có được cải thiện hơn không, và rất nhiều vấn đề khác nữa hãy còn là thắc mắc. Ông Trump cũng chưa thể trả lời được vì ngay lúc này ông vẫn chưa nắm quyền, và ông chưa thể dự đoán được hết các tình thế phức tạp sẽ phải đối phó. Vậy thì tất cả mọi người, đừng nên mong chờ quá nhiều hay lo lắng quá xa, chỉ nên lạc quan tin tưởng bằng niềm hy vọng mà năm mới đang đem đến cho toàn thế giới.
Từ đầu thiên niên kỷ 2000, an ninh trong đời sống là nỗi lo âu thường trực của quốc tế khi các nhóm quá khích bành trướng hoạt động. Cho đến bây giờ hầu như mỗi ngày nạn khủng bố vẫn xảy ra tại một nơi nào đó trên thế giới. Tuy nhiên, với nỗ lực ngăn chặn của Mỹ cùng các quốc gia khác qua nhiều năm, có thể tin rằng sẽ không dễ để bọn khủng bố gây ra những hành động bạo lực ở quy mô lớn trong năm 2017.
Hòa bình là lý tưởng của nhân loại nhưng trong thực tế hầu như không bao giờ đạt được, dù không có chiến tranh lớn, những xung đột ở tầm mức khu vực và địa phương luôn luôn xảy ra tại nơi này hay nơi khác. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp bằng chiến tranh là một quan niệm không còn được chấp nhận trong thế giới ngày nay nữa. Châu Âu giải quyết tạm ổn cuộc khủng hoảng di dân dù chưa phải là đã hoàn toàn êm ả vì như mọi sự kiện gì khác, đều đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài.
Ở hoàn cảnh thế giới toàn cầu hóa, vai trò của nước Mỹ khác hẳn thời kỳ Thế Chiến 2 và tiếp sau đó. Một số người phê bình nhiệm kỳ tám năm của Tổng Thống Barack Obama thiếu một chính sách đối ngoại cương quyết, nhưng nhìn theo một hướng khác thì đó lại chính là ưu điểm của chính quyền này. Nước Mỹ không thể nào “ổn định thế giới” theo hướng riêng của mình, chỉ nên can thiệp có chừng mực, nếu là tối cần, vào một số vấn đề khu vực. Hơn nữa chấp nhận sống chung hòa bình và thực tế cạnh tranh ngang bằng, là đường lối thích đáng nhất. Trong điều kiện ấy, hiện nay nước Mỹ và thế giới không đứng trước nguy cơ chiến tranh ở tương lai gần. Sự phát triển của Trung Quốc, với dân số 1.4 tỷ, là một tiến trình tự nhiên không nên hay không thể tìm cách ngăn chặn. Do đó có thể tin rằng năm 2017 không phải là lúc để Tổng Thống Donald Trump đặt nước Mỹ vào thế đối đầu và sử dụng những biện pháp mạnh, quân sự hay kinh tế, với Trung Quốc.
Bên cạnh những vấn đề chính trị còn nhiều tranh luận ấy, thế giới năm 2017 có những niềm hy vọng đáng phấn khởi cho mọi người. Dịch bệnh Ebola đã chấm dứt và ngày nay khoa học tìm ra được loại thuốc chủng ngừa hoàn toàn có hiệu quả để chống lại siêu vi khuẩn nguy hiểm này. AIDS không còn là mối đe dọa cho dân chúng nhiều nước Châu Phi, cuộc chiến đấu dai dẳng với chứng bệnh này gần 20 năm qua đã có kết quả với sự phòng chống có hiệu lực ngăn chặn dịch bệnh bành trướng.
Với trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ không ngừng, trong năm 2017, nhiều sản phẩm cải tiến và hoàn toàn mới lạ sẽ ra đời và trở thành phổ biến trong quảng đại quần chúng, giúp nâng cao phẩm chất của đời sống. Năm ngoái, Google tiêu thụ năng lượng bằng cả thành phố San Francisco, công ty này hứa hẹn tất cả năng lượng ấy sẽ được làm từ các trại gió (tập trung các cánh quạt gió) và bảng thu năng lượng mặt trời. Các trung tâm lưu trữ dữ kiện của Google trên toàn thế giới cũng sẽ chỉ dùng loại năng lượng sạch và tái sinh ấy.
Bất công xã hội là căn bệnh kinh niên của nhân loại, nhưng theo Liên Hiệp Quốc, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi ở nhiều quốc gia Châu Á và Châu Phi trong năm 2016.
Bây giờ bước vào mùa hy vọng, với dân Việt là thời gian kéo dài từ đầu năm 2017 đến Tết Nguyên Đán bốn tuần sau đó, chúng ta hãy đón mừng trong niềm tin tưởng rằng cuộc sống không bao giờ dứt những khó khăn, nhưng luôn luôn được hứa hẹn bằng những gì tốt đẹp sắp đến.

(iii) Nguyễn Thị Bích Ngà: "Đất nước mình có bao giờ được thế này chưa?"
Có một số anh chị thường bảo tôi, “Tại sao không nhìn tới mặt tươi sáng, phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay mà toàn nhìn cảnh tiêu cực rồi viết rất u ám, cứ như là xã hội tồi tệ lắm, trong khi thực tế thì người dân vẫn vui, vẫn chơi, vẫn mua nhà, sắm xe ầm ầm đấy thôi!”
Tôi suy nghĩ nhiều về lời các anh chị nói. Quả đúng là từ mấy năm qua, tôi rất ít khi viết về sự phát triển, về mặt tốt trong xã hội, tôi đúng là thật tệ?
Tôi nhớ, hồi còn ở Hà Nội, tôi hay ngồi chè chén góc chợ gần nhà mỗi buổi sáng, uống chén chè nóng, chém gió vài câu với các cụ trước khi đi làm. Các cụ bộ đội xuất ngũ, hưu trí thường nói, “So với thời chiến tranh, bao cấp thì giờ sướng lắm rồi. Đxx mẹ, bây giờ muốn mua ti vi mua đài xem kênh gì thì tùy ý, lên mạng có thể đọc từ báo chí trong nước đến BBC kể cả trang phản động. Hồi trước tao mua cái đài là phải có giấy giới thiệu, chờ đợi bao ngày và kèm theo bản cam kết KHÔNG NGHE ĐÀI ĐỊCH!” Anh hàng thịt, chị bán rau thì kêu, “Đa đảng thì loạn à!? Chiến tranh khổ lắm. Giờ tụi nó tham nhũng nhưng ít ra mình còn yên ổn để làm ăn. Đa đảng làm đxx gì cho loạn lạc rồi phải chạy giặc, không có cơm mà cho vào mồm”. 
Quê tôi miền Tây, giờ về ít thấy cầu tre cầu dừa. Nhà tranh vách lá cũng hiếm dần đi. Nhà tường nhà lầu nhiều hơn, đẹp hơn. Bữa ăn trong nhà cũng thịt cá chứ chẳng mấy người ăn kho quẹt và món rau tập tàng luộc chấm kho quẹt trở thành đặc sản ở Sài Gòn cho người… hoài niệm. Về Sài Gòn, thấy kênh Nhiêu Lộc một thời nước đen quánh hôi thúi giờ trong hơn và khang trang hẳn ra với hàng loạt quán nhậu, cà phê nườm nượp người sáng tối. Biệt thự, biệt phủ, chung cư cao cấp sang trọng được xây cất trong Nam ngoài Bắc, thậm chí người ta còn dư tiền tỉ xây lăng mộ cho người chết. Xe ô tô sang, xe máy sang, tiện nghi trong nhà từ đầy đủ cho đến cao cấp, trang trí nội thất thì ốp gỗ, hàng Ý sành điệu. Bật cái ti vi màn hình cong cả trăm inch lên với giàn loa chuẩn từng chi tiết là khỏi đi rạp. Các chương trình giải trí, game show tràn ngập trò vui, người đẹp. Báo chí thì toàn người mẫu xinh trai đẹp gái long lanh hút hồn, rồi nào là thực hiện thành công nghị quyết, gương người tốt việc tốt công an giúp dân dọn mảnh thủy tinh vỡ bằng tay không, nhào vào lửa với tay không để chữa cháy…hi sinh xả thân đến thế là cùng. Lãnh đạo đảng và nhà nước thì bằng cấp đầy mình, toàn thành phần con nhà dòng dõi ưu tú tiếp nối. Tổng bí thư đảng thốt lên một câu hỏi tu từ, “Đất nước mình có bao giờ được thế này chưa!?” để ca ngợi thành tựu của đảng dẫn dắt đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thành công. Nhân dân hoan ca, mỗi khi có lễ hội là dân mình nườm nượp tham gia chọi trâu, chém lợn, cướp lộc, đủ trò vui nhộn. Đó. Vậy mà tôi vẫn không hài lòng. Tôi đòi hỏi gì nữa cơ chứ?! Đêm qua, mất ngủ, tôi suy nghĩ và tự trách bản thân mình mãi.
Tôi trách mình khi gặp dân oan thì không quay mặt đi, bĩu môi và phán bừa rằng họ rất tham khi không chịu hiến đất cho chính phủ làm dự án mà lại đòi tiền, đòi tái định cư đàng hoàng tử tế.
Tôi trách mình khi về quê nhìn thấy nhà tường, nhà lầu thì không biết chúc mừng họ mà lại lăn tăn câu hỏi con Thu, con Mén, con Huệ, con Hồng “đi làm xa” lâu nay có về không? Con Thảo, con Lan, con Tuyền lấy chồng Đài Loan, chồng Hàn lâu nay có về, có hạnh phúc không? Tôi trách mình không nhìn tiện nghi đầy đủ trong nhà họ để ngợi ca mà lại cứ nhìn vào ánh mắt người già đau đáu và nụ cười gượng khi có ai đó hỏi về mấy đứa con gái trong nhà.
Tôi trách mình khi thấy thức ăn, thịt cá rau củ ngon thì không khen ngon, không ăn nhiều mà lại lo sợ rau xịt thuốc trừ sâu, củ xịt tăng trưởng, heo nuôi tăng trọng, cá nhiễm kim loại, chế biến có phụ gia..
Tôi trách mình đi ra đường không chịu trầm trồ xe mui trần, xe SH anh kia chạy, chị kia đi để thán phục dân mình sành điệu mà lại cứ chăm chăm quan sát người ta chạy leo lề, bóp còi, vượt đèn đỏ, lấn tuyến và… chửi nhau.
Tôi trách mình không coi chương trình thời sự Việt Nam để học nghị quyết, thấm nhuần chủ trương đường lối của đảng và nhà nước để đi theo và tự hào mà tôi lại toàn coi các chương trình thời sự chính trị của nước ngoài rồi quay ra thắc mắc tại sao nước người ta có an sinh xã hội tốt, tại sao thủ tướng, bộ trưởng của nước người ta lại từ chức khi làm sai mà nước mình thì không, tại sao người nước họ có thể chỉ trích chính phủ, quan chức và xuống đường biểu tình biểu lộ tiếng nói còn ở nước mình thì bị cho là phản động, thế lực thù địch bắt nhốt, đánh đập, tại sao bầu cử nước mình lại kỳ quặc như vậy…
Tôi trách mình khi nhìn thấy nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy nhiệt điện thì không mừng vì nước mình tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa mà lại lo sợ ô nhiễm môi trường rồi cứ suốt ngày kêu gào chỗ này ô nhiễm chỗ kia ô nhiễm. Khi thấy thủy điện thì phải tin vào quy trình xả lũ của đảng và nhà máy thì tôi lại cứ gào lên “đó là quy trình khốn nạn, giết người.” Mới có 235 người chết vì lũ tôi đã đòi chính phủ phải để tang mà không chịu hiểu mạng dân chứ đâu phải là mạng đồng chí. Hạn hán, ngập mặn đã có đảng và chính phủ đi xin Trung Quốc xả đập cứu miền Tây, tôi lại cứ ra rả chửi đảng và chính phủ quy hoạch ngu ngốc để phải lệ thuộc và kêu gào đó là nguy cơ chết tới đít. Thấy đảng và chính phủ bao dung cho Formosa tôi lại không coi đó là bước đi chiến lược, là yêu thương đồng chí mà tôi lại coi đó là bao che, là không minh bạch, là không thương dân.
Tôi trách mình không tự hào vì dân tộc có những tinh hoa cha truyền con nối, mà lại chửi mắng đó là hiện tượng con ông cháu cha, bè cánh bất tài vô dụng nhờ gia đình mà leo cao. Thấy đồng chí bắn đòm nhau tôi không biết xót xa thương tiếc mà lại phủi đít làm ngơ. Thấy quan chức tham nhũng, làm sai đã bị đảng cho quốc hội đem ra phê bình trước toàn dân tôi lại không lấy đó làm thông cảm mà lại đòi ị vào.
Tôi trách mình không biết vui với lễ hội toàn dân trong Nam ngoài Bắc, không vui với phim Tàu, phim Hàn tràn ngập các kênh tivi mà lại cứ đi ngó nghiêng tìm hiểu mấy cụ già em nhỏ lang thang mưu sinh, người mất nghề mất nghiệp, mất đất lang thang khắp nơi tìm việc rồi lo lắng rồi kêu gào. Tôi trách mình không chịu ngắm biệt thự biệt phủ của quan chức để trầm trồ mà lại cứ nhìn ba bốn người chen chúc một giường bệnh rồi than thở về an sinh xã hội. Khi thấy người ta đánh chết trộm chó thay vì hân hoan là người dân đã giúp cho công an và tòa án xử lý người vi phạm pháp luật thì tôi lại đập đất kêu trời, bảo xã hội không có nhân bản, pháp luật không được thượng tôn. Khi thấy học trò đánh nhau quay clip tung lên mạng như cơm bữa, thay vì tự hào là nền giáo dục và xã hội đã khơi gợi được tinh thần anh hùng thiện chiến thì tôi lại bảo giáo dục xuống cấp, mất nhân bản, suy đồi…
Tôi trách mình thay vì nhìn về cái thời bao cấp để biết mình may mắn không phải mua tất tần tật bằng tem phiếu thì tôi lại nhìn qua Hàn, Sinh, Mỹ, Úc rồi ước ao vớ vẩn. Lại còn bày đặt đòi dân chủ tự do trong khi bà Doan đã khẳng định rất rõ là nước mình dân chủ gấp vạn lần hơn tụi tư bản giãy chết. Tôi trách mình… Mà thôi, trách cả đêm rồi.
“Đất nước mình có bao giờ được thế này chưa?!” -Thưa tổng bí thư, ơn đảng ơn chính phủ, chưa ạ! Với tinh thần tự phê, tôi thấy mình thật là tệ quá đi! Các anh chị thấy tôi đáng bị hình thức kỷ luật nào ạ??? Tốt nhất là phải kỷ luật thật nặng vào, cho nó chừa!
*** Ls Luân Lê: Nhân vật và Lịch sử
Cách đây mấy tháng, khi đi qua hiệu sách, tôi thấy trên giá sách có một cuốn bìa màu nâu tối với cái tên Trương Vĩnh Ký nằm giữa bìa nổi bật lên. Tôi lập tức đã mua về và đọc nó một cách đầy tò mò và háo hức, vì xưa nay chưa hề được nghe đến cái tên này trong lịch sử hay được giảng dạy ở bất kỳ đâu kể từ khi được sinh ra.
Cho tới mãi sau này tôi mới biết đến có một ngôi trường có tên là Pétrus Ký. Và ở đâu đó có đúc tượng nhân vật này mà rồi cũng bị dỡ bỏ không cho tồn tại trên thực địa. Vì những sự kiện xuất hiện rời rạc và đầy ẩn khuất như thế, nên lúc này tôi mới tìm hiểu và biết được đây là tên của một nhân vật lịch sử thuộc hàng bác học của Việt Nam thời Pháp thuộc. Mà theo tôi biết thì sau “nhà bác học” Lê Quý Đôn thời phong kiến xưa kia thì ông Trương Vĩnh Ký chính là người thứ hai có thể vinh dự có được danh xưng này, không chỉ người trong nước chúng ta tự tôn tụng người của dân tộc mình mà là sự ghi nhận từ các quốc gia hàng đầu ở Châu Âu, Châu Á như Pháp, Nhật, Malaysia, Ấn Độ,…đều nhắc đến điều đó như một niềm tự hào của người Việt.
Có lẽ sẽ có nhiều sự kiện hoặc nhân vật lịch sử sẽ bị chôn vùi hoặc cố tình bị giấu kín bởi một mục đích chính trị nào đó mà chúng ta hoàn toàn có thể biết trước vì sao, cũng giống như nhân vật tạo dựng anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy mình rồi lao vào phá huỷ kho xăng địch.
Sau vụ án 40 năm bị lưu đày trong sự câm lặng cho ca khúc Ly Rượu Mừng mà mới đây mới được “cho phép” để hát trong đêm nhạc hội vừa qua, đến nay, khi cuốn sách “Trương Vĩnh Ký – Nỗi oan thế kỷ” sắp được phát hành mà được ấn định vào ngày 08.01.2017 sẽ có mặt tại Đường sách Sài Gòn thì ngay ngày hôm nay đã có một lệnh âm thầm được ban ra rằng, sẽ ngưng và thu hồi toàn bộ các cuốn sách nêu trên về nhân vật này. Các bạn có thể tìm hiểu về vị bác học đất Việt danh tiếng Trương Vĩnh Ký để biết dân tộc ta đã từng có một nhà “bác ngữ học” thông thạo tới 26 ngoại ngữ khác nhau như thế nào, người đã viết nhiều loại sách, tiểu luận, tạp chí, bài báo về văn hoá, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ có giá trị nghiên cứu và học tập cho đến ngày nay. Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông. Chúng ta, sẽ được sống bao lâu nữa trong những sự cấm đoán hay ngược lại là sự được cho phép của một nhóm người nào khác tự cho mình quyền năng để tự mình mặc nhiên có thể đè bẹp hay xoá bỏ dấu vết về sự thật, về lịch sử và về những mưu cầu chính đáng của một con người, trong lòng một dân tộc suốt bao năm trường tồn?
*** Nhân Thế Hoàng: Mơ ước cuối đời của một bác công an
Trong chuyến đi Châu Âu lần này, tôi có dịp đi cùng một bác thượng tá công an vừa về hưu, bác ấy đi du lịch kết hợp với việc thăm cô con gái đang làm việc bên này. Tại là công an nên sau khi nghỉ hưu bác mới được xuất cảnh, tôi và bác cũng trao đổi với nhau nhiều về cuộc sống giữa Việt Nam và ở đây. Trong đêm cuối năm, tôi hỏi bác ước mơ điều gì cho năm mới? Ồ ước mơ ấy hả, bác mơ cô con gái được nhập tịch ở Ba Lan, mơ đưa cô út qua luôn ở đây và cuối cùng là hai bác cùng sang với chúng.
Sao bác một đời làm công an, một đời bảo vệ chế độ mà không cho con cái theo nghiệp của mình, rồi sao bác không sống ở Việt Nam, đất nước mà những người như bác đang kiên định dẫn dắt nó theo con đường mà không ai biết bao giờ sẽ đến đích? Tại con cái bác cần một môi trường tốt hơn bác đã và đang sống; chúng cần được ăn một bữa ăn sạch không hoá chất, một bác sỹ hay một cô giáo tốt; chúng cần được bình đẳng về cơ hội tiến thân, cần một nơi mà thứ người ta cần là năng lực thực sự chứ không phải chúng là con ông này, bà kia.
Việt Nam cho chúng dòng máu, ngôn ngữ Việt nhưng không cho chúng quyền được làm một con người đúng nghĩa. Chúng không có một xã hội lành mạnh, không có một sự níu kéo để phải trở về ngay chính từ cái lúc chúng bước chân đi.
Việt Nam giờ không những ô nhiễm về môi trường sống mà còn ô nhiễm về lòng tự trọng, ô nhiễm về đạo đức lối sống và đặc biệt là ô nhiễm về cả cái quyền cơ bản nhất, quyền được làm người.
Tôi dừng câu chuyện vì không biết phải nói gì hơn. Những người như bác ấy đều biết con đường này là sai, là phi thực tế nhưng ai cũng đợi đến khi về hưu thì mới nói ra. Bác ấy mong muốn con cái được vậy thì chẳng lẽ người dân Việt Nam họ lại không mong muốn thế?
Tôi nghĩ, đất nước mình giờ thành như vậy lỗi phần lớn là bởi những người như bác. Những người này, họ sẵn sàng phục vụ cho cái sai, nhắm mắt làm ngơ trước mọi bất công chỉ để nhận về mình và gia đình sự ấm êm, còn xã hội có sao thì mặc kệ.
Từ bao giờ, đất nước này trở thành nơi xâu xé, ăn chia của những con người đang ngày đêm bày mưu tính kế để được tranh phần hơn thay vì là cùng nhau góp sức xây dựng nó? Câu hỏi này cứ quanh quẩn trong đầu tôi từ hôm qua đến giờ! (FB NhanTheHoang)

(iv) Cao Tuấn: "Tam quốc diễn nghĩa" - Mỹ,Nga,Trung - từ Donald Trump đến chuyện con trăn nuốt con nai Việt Nam
Lời đầu: Không thể tránh chuyện chính trị nước Mỹ như chuyện Donald Trump. Mỗi người mỗi ý. Người viết rất bi quan về ông Tổng Thống tân cử kiêm doanh nhân tỉ phú playboy này. Mong là nghĩ sai. Đây là ý kiến đã trao đổi với anh em, bằng hữu xin mời quý độc giả đọc cho vui (hay có thể buồn).
1. Thay vì “ấn tượng” với chiến thắng của Donald Trump trước 16 đối thủ trong đảng Cộng Hoà và chiến thắng cả Hillary Clinton trong cuộc tổng tuyển cử bầu Tổng Thống Mỹ, một cách nhìn khác:
+ nước Mỹ phân hoá, rối loạn, ốm yếu, suy sụp một cách sâu xa hơn người ta tưởng. Quả thật là khá bất ngờ: Nước Mỹ đã được đánh giá cao hơn hiện trạng của chính nước Mỹ! Lá phiếu giúp Trump thắng cử là lá phiếu của giận dữ, tức tối, bất mãn, kỳ thị, thất vọng, tuyệt vọng – nhắm mắt đưa chân, bịt mũi mà bỏ phiếu cho một kẻ hoạt đầu, mị dân, ăn nói bỗ bã, phách lối, tự ái quá lố, đạo đức khả nghi…
+ khi nước Mỹ không còn là nước Mỹ hùng mạnh của thời vàng son, thù tất múa tay trong bụng vì thấy thời cơ đã đến, bạn thì lo ngại, mất tin tưởng…
+ cuộc tranh cử vừa qua hạ thấp giá trị của cái gọi là American Democracy, American Values – Dân
Chủ Mỹ, Giá Trị Mỹ. Trump dùng “bá đạo” để đoạt Presidency. Cái giá phải trả sẽ rất đắt, không những cho chính cái định chế Tổng Thống Mỹ mà còn cho cả nước Mỹ. “Hard power” đã kém, “soft power” còn kém hơn thì còn làm “trùm” được bao lâu nữa?
2. Nước Mỹ cần chính sách đúng và dùng đúng người đúng việc. Không phải cứ Quân Đội, Diều Hâu là hiệu quả hơn Dân Sự, Bồ Câu
Dân sự mà Diều Hâu ai bằng Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld của Tổng Thống Bush? Tốn cả ngàn tỉ đô la ở Iraq mà hiệu quả thế nào? Dân Sự mà Diều hâu như McNamara đổ quân vào Việt Nam sao lại biến thành Bồ Câu? Quân Sự Diều Hâu MacArthur truy kích quân Bắc Hàn tận sông Áp Lục bất chấp cảnh cáo của Chu Ân Lai sao phải đại bại chạy ngược trở về vĩ tuyến 38? Sao lại bị Truman cách chức?
Những Diều Hâu của Trump sẽ làm gì? Đổ quân vào Syria? Gửi bộ binh trở lại Iraq, Afghanistan? Oanh tạc Iran? Mang 10 Hàng Không Mẫu Hạm đến eo biển Đài Loan cho Tầu thử hoả tiễn Đông Phong? Ám sát Raul Castro? Ám sát luôn cả Kim Jong Un?
Năng suất thấp hơn đối thủ, phát triển lẹt đẹt, túi rỗng, ngân sách khiếm hụt, nợ nần… Không bột dễ gột nên hồ? Tối đa Trump sẽ làm được gi ngoài việc đánh võ miệng?
3. Trump biết đánh cờ, không lẽ Putin không biết đánh cờ? Trump muốn lợi dụng Putin, không lẽ Putin không muốn lợi dụng Trump?
Khi Liên Sô tan vỡ dưới thời Gorbachev. Đế quốc Nga mất hơn nửa dân số, từ hơn 300 triệu, còn chưa đến 150 triệu. Mất quá nửa GNP. Đau vì mất Geogia, Ukraine, Latvia, Lithuania, Estonia, Armenia, Belarus…tất cả mười mấy nước thành viên lớn nhỏ của “Liên Bang”, chỉ mong lấy lại. Ưu tiên của Putin vì thế phải là Âu Châu (các lý do lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược đều cho thấy đối với Nga phần Nga Âu (Âu Châu) quan trọng hơn phần Nga Á (Á Châu).
Chính sách “thân Nga, chống Tầu”, ca tụng Putin của Trump sẽ làm NATO, vốn đã rệu rạo mất tinh thần, sụp đổ; sẽ mở đường cho đế quốc Nga sống dậy như con phượng hoàng từ đống tro tàn. Nga với sức mạnh quân sự áp đảo trong vùng sẽ khống chế không những cả Âu Châu mà luôn cả vùng Trung Đông bắt đầu từ Syria; Nga sẽ kiểm soát phần tài nguyên năng lượng quan trọng nhất thế giới.
Putin lúc ấy sẽ tranh “võ lâm minh chủ” với Tập Cận Bình. Nói một cách khác khi chưa phục vị ở Âu Châu, Putin chẳng dại gì gây sự với Tầu. Mặt khác võ khí nguyên tử của Nga còn mạnh hơn Tầu – Tầu một sớm, một chiều đâu đã dám tấn công Nga! Cùng lắm, Nga “trả lại” cho Tầu đất Ngoại Mông hoang vu (Cộng Hoà Mông Cổ) vì chỉ riêng việc “thâu hồi” 3 nước Baltic nhỏ xíu cũng đã “một vốn, bốn lời”.
4. Khi Trump tuyên bố “I don’t know why we have to be bound by a one-China policy unless we make a deal with China having to do with other things, including trade.” ( “Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại để cho mình bị buộc chặt bởi chính sách “một Trung Hoa” trừ khi nước Tầu thoả thuận với chúng ta về những vấn đề khác, kể cả chuyện giao thương buôn bán.”) thiên hạ nhiều người vỗ tay nồng nhiệt khen Trump “vô chiêu thắng hữu chiêu”, có nghĩa là “unpredictable” (biến hoá vô lường) mà không biết người Đài Loan ngao ngán thế nào: “thằng Sở Khanh này sắp bán mình đây!”
Cái sự “unpredictability” (biến hoá vô lường) của Trump thực ra rất predictable (dễ đoán) – vì tính chất con buôn có bao giờ thay đổi! Tuy nhiên khi áp dụng “thói con buôn” vào bang giao quốc tế thì đồng nghĩa với ngu xuẩn, phản tác dụng – Từ nay còn nước nào muốn làm đồng minh trung thành của “nước Mỹ vĩ đại”?
5. Tam quốc chí tân thời: Mỹ, Tầu, Nga
Pax Americana cáo chung, thế chân vạc thành hình. Tầu hùng cứ Á châu, Nga tại Âu Châu, Mỹ tại Mỹ Châu.
Võ khí nguyên tử có tác dụng trung hoà, gián chỉ nên dù đẩy nhau đến bờ vực của chiến tranh, chiến tranh toàn diện, tận diệt sẽ không xẩy ra trực tiếp giữa 3 đại cường.
Chân vạc chỉ là tạm thời, mưu đồ bá chủ – “thống nhất giang hồ” là chuyện đương nhiên, xưa và nay. Ưu thế thuộc về nước có kinh tế lớn nhất, mạnh nhất – nước Tầu! Năm 1993 GNP của Tầu bằng 7% GNP của Mỹ. Theo tài liệu thống kê của IMF tháng 10/2016, Tầu phát triển với tốc độ trung bình nhanh hơn Mỹ 4 hay 5 lần; năm 2016 GNP của Tầu bằng 61% của Mỹ tính theo hối suất chính thức và bằng 114% tính theo sức mua tương đương, nghĩa là thực sự đã vượt Mỹ. Cùng cho tới tháng 10/ 2016 Tầu đã thâu tóm được số dự trữ ngoại tệ cực lớn,nhờ thặng dư ngoại thương, là 3000 tỉ đô la, gấp rưỡi tổng số dự trữ của toàn thể các nước trong khối G7 cộng lại kể cả Mỹ – riêng Mỹ chỉ có vỏn vẹn 116 tỉ. Con số 3000 tỉ đô la đáng sợ nhưng chưa đáng sợ bằng cái tài sản khổng lồ ấy lại thuộc thẩm quyền xử dụng gần như vô giới hạn của Đảng và chính quyền độc tài Cộng Sản Tầu. Thế giới chứng kiến Tầu, giống như Mỹ đã làm sau thế chiến 2, đang biến sức mạnh kinh tế, tài chánh thành sức mạnh quân sự, khoa học kỹ thuật, sức mạnh chính trị như “mua” luôn cả đồng minh của Mỹ – chẳng hạn “mua” Anh Quốc, “mua” Phi Luật Tân mới đây. Như bất cứ một quốc gia nào khác; tất nhiên Tầu cũng có những vấn đề nan giải, khó khăn riêng nhưng sẽ không có một chính quyền nào ngồi trên một núi tiền, một núi vàng lại như thế mà chịu bó tay trước vì hoàn cảnh hay bó tay cho người ta lật đổ.
Dự đoán: Trong 10 đến 15 năm, vào khoảng 2030 Pax Sinica sẽ thay thế Pax Americana – Thế Giới Hoà Bình Kiểu Tầu sẽ thay thế Thế Giới Hoà Bình Kiểu Mỹ. Trụ sở Liên Hiệp Quốc sẽ dọn sang Tầu, đặt tại Hàng Châu hay Thượng Hải. Đồng Quan Kim thay thế vị trí đồng Mỹ Kim. Tiếng Quan Thoại thay thế vị trí của tiếng Anh. Mỹ đóng cửa các căn cứ quân sự trên thế giới tới đâu, Tầu mở thêm tới đó. Tầu cũng phất cờ nhân nghĩa “thế thiên hành đạo” như Mỹ đã làm, hoặc như Tào Tháo, như Tề Hoàn Công, như Tấn Văn Công, như Sở Trang Vương – nhân danh Thiên Tử nhà Chu để sai khiến Chư Hầu, có đủ cả ân, uy!
Người Tầu sẽ ào ạt di dân ra ngoài vừa giải quyết nạn nhân mãn vừa trốn môi sinh ô nhiễm trong nước Tầu – hàng chục triệu, hàng trăm triệu người tràn ngập Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, đặc biệt những nước đất rộng, dân thưa, nhiều tài nguyên như Úc, Canada, Mỹ, Brazil, Argentina, Mexico….nhân danh “Thiên Hạ Nhất Gia”, “Tứ Hải Giai Huynh Đệ”…Thế giới sẽ có một bộ mặt khác hẳn.
6. Suy sụp của Mỹ sẽ đến rất nhanh vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, nước Mỹ không “at peace” với chính mình. Xã hội phân hoá, trì trệ, rối loạn, xuống cấp vì bất bình đẳng: 10% dân số chiếm hết 90% của cải. Chính quyền Trump, với các bộ trưởng là tỉ phú, triệu phú, lại còn chủ trương cắt giảm thuế rất “phản động” khiến người giầu còn giầu hơn, nghèo còn nghèo hơn, đã bất bình đẳng còn bất bình đẳng hơn. Hàng hoá, dịch vụ sản xuất thiếu người mua vì đa số túng quẫn, kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng. Tinh thần sa sút, nội lực quốc gia giảm, phải tiếp tục vay nợ để tiêu xài.
Thứ hai, chính sách duy lợi thiển cận “America First” của chính quyền Trump làm các Liên Minh như NATO, Liên Minh MỸ-Nhật-Hàn-Đài Loan-Úc-Tân Tây Lan, G7, các Liên Minh song phương như Mỹ-Phi Luật Tân, Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn lần lượt tan rã vì đồng minh bỏ Mỹ hay Mỹ bỏ đồng minh.
7. Về diễn tiến, khúc quanh quan trọng nhất bắt đầu từ điểm nóng biển Đông
Mỹ chịu thua Tầu và rút lui vì mất chỗ đứng quân sự ở Phi Luật Tân mà cũng không tìm được chỗ đứng ở Việt Nam (căn cứ Cam Ranh chẳng hạn).
Không tìm được sách lược đối phó hữu hiệu với loại hoả tiễn mới Đông Phong DF-21, DF-26 khắc tinh của các Aircraft Carriers. (Hàng Không Mâu Hạm) vốn là xương sống của Hải Quân Mỹ Không có tiền – cần vài trăm tỉ đô la – để “mua” các nước Đông Nam Á như Tầu đã, đang và sẽ làm tại các nước Lào, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương và Phi Luật Tân…
Tầu khống chế biển Đông bằng cách tự ý tuyên bố chủ quyền bao trùm, đương nhiên hành xử chủ quyền, quân sự hoá hải phận, không phận… đồng nghĩa với khống chế toàn vùng Đông Nam Á, khống chế đường giao thương, tiếp tế huyết mạch cho Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản… tức là khống chế luôn cả Đông Bắc Á.
Tại Mỹ Châu, Mỹ cũng không giữ nổi “châu Mỹ của người Mỹ” theo Monroe Doctrine vì Trump “đánh mất” Mexico, Cuba và có thể cả Venezuela, Nicaragua trong lúc Tầu tích cực bành trướng ảnh hưởng…
(Trong việc đối phó với Tầu, Trump có lẽ bị ảnh hưởng của Kissinger lý thuyết gia /chiến lược gia “chủ hoà” hơn là Navarro lý thuyết gia /chiến lược gia “chủ chiến” – người mà Trump vay mượn ý tưởng chống Tầu làm chiêu bài khi tranh cử và khi đắc cử thì cho đứng đầu cái Hội Đồng “ma”, mới thành lập – The National Council of Trade mà trách nhiệm và cả danh xưng trùng lặp với các cơ quan đã có sẵn. Trump không đủ cương quyết, miệng hùm, gan sứa… Mặt khác “cái khó bó cái khôn” nên nước Mỹ của Tổng Thống Trump sẽ cứ phải lui dần trước áp lực của đối thủ?).
8. Điều đáng buồn là trong cái kịch bản nêu trên nước Việt Nam của chúng ta sẽ bị Tầu nuốt giống như con trăn nuốt con nai với sự tiếp tay những kẻ nội thù. Đối với Tầu đây là việc thâu hồi một vùng đất cũ như thâu hồi Đài Loan, Ngoại Mông. Đối với dân tộc Việt Nam thì như ông Nguyễn Cơ Thạch nói: “Một thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ hai bắt đầu…!”
Sự lo ngại và báo động này có phải như “người nước Kỷ lo trời sụp”? Hãy để ý những điểm sau đây trước khi nghĩ đến câu trả lời:
+ Nước Việt Nam Cộng Sản đã diễn trò đi dây giữa Mỹ và Tầu mấy chục năm nay bây giờ nếu Mỹ rút lui khỏi Đông Nam Á thì trò đi dây còn diễn được nữa không?
+ Khác với các nước cùng là Đông Nam Á nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ, chưa bao giờ bị Tầu đô hộ như trường hợp Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan, Cao Miên, Mã Lai… Việt Nam từng là quận huyện của Tầu suốt một ngàn năm, chịu ảnh hưởng Tầu rất nặng nề, xấu, tốt lẫn lộn về mọi phương diện từ tên họ, văn tự, học thuật, tôn giáo, đạo lý, luật pháp, phong tục, lối sống, thi cử, tổ chức chính quyền, tổ chức gia đình, tổ chức xã hội… và ngay cả thời kỳ “độc lập” vẫn bị Tầu coi là thuộc quốc, phên dậu, là một phần của đế quốc Trung Hoa cho đến khi Tầu ký hiệp ước “nhường” Việt Nam cho Pháp vào cuối thế kỷ 19. Bây giờ đế quốc Trung Hoa đang tái lập còn mạnh mẽ hơn xưa, không lẽ cái đế quốc ấy lại bỏ quên cái nước Viêt Nam nằm ngay trên vị trí chiến lược trọng yếu bậc nhất?
+ Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại hai nước Cộng Sản Tầu-Việt anh em yêu nhau thắm thiết, hạt gạo cắn làm đôi. Bên này chịu chết đói chi viện cho bên kia cùng chống “đế quốc Mỹ xâm lược”! Cuộc chiến tranh khốc liệt Tầu-Việt 1979 và 10 năm thù nghịch kế tiếp cộng với sự tuyên truyền nhồi sọ, vo tròn, bóp méo kiểu Cộng Sản của bên kia lẫn bên này khiến yêu cực kỳ như thế trở thành ghét nhau đến xương tuỷ. Đối với đa số dân Tầu hiên nay, Việt Nam, không phân biệt dân hay chính quyền, đồng nghĩa với lừa thầy, phản bạn, ăn cháo đá bát luôn luôn cần “dậy cho những bài học”, còn đối với dân Việt Nam thì “Tầu khựa cút đi”. Nhưng thăm dò công luận mới đây cho thấy dân Tầu ghét Việt Nam nhất thế giới. Ngược lại dân Việt Nam cũng ghét Tầu nhất thế giới. Có điều Việt ghét Tầu thì chẳng làm gì được Tầu. Tầu ghét Việt thì có thể làm được nhiều thứ một khi Mỹ rút lui hẳn và… “màn đêm” buông xuống.… Như trường hợp người Tây Tạng, người Hồi Tân Cương, người Mãn Châu…không ai biết chính xác các dân tộc ấy còn, mất thế nào.
+ “Trung Quốc vĩ đại” có diện tích, dân số, tổng sản lượng GNP, dự trữ ngoại tệ lớn hơn Việt Nam lần lượt là 30 lần, 16 lần, 55 lần, 100 lần thì phải hiểu Con Trăn thuộc loại khổng lồ và Con Nai thì quá nhỏ mà nếu là nai vàng “ngơ ngác” thì kết quả còn gì để nói?
+ Một khi Việt Nam hoàn toàn rơi vào vòng kiềm toả của Tầu thì nguy cơ bị đồng hoá, mất giống nòi có thật hay chỉ là lo lắng vu vơ nếu như Tầu cố ý dùng Việt Nam, “một công đôi việc”, làm nơi giải quyết tình trạng nước Tầu đang thiếu mấy chục triệu phụ nữ do hậu quả của chính sách “một con”? Ai cũng biết phụ nữ Việt bị bán qua biên giới Việt-Trung đang là “chuyện thường ngày ở huyện”!
+ Khi Tập Cận Bình trong chuyến công du Việt Nam năm 2016 vừa qua có tuyên bố một câu ngắn nhưng là một thông điệp thuộc loại chính sách vô cùng quan trọng: “Việt Nam-Trung Quốc vận mệnh tương đồng!” Điều này không thể hiểu khác hơn: Việt Nam phải là một phần không thể tách rời của đế quốc Trung Hoa! Trung Quốc đã có sẵn giải pháp cho Việt Nam, một giải pháp rất đặc biệt giống như “Con Trăn nuốt con nai!”
+ Dù Dân Tộc Việt Nam có liên hệ đặc biệt về lịch sử và văn hoá với Dân Tộc Trung Hoa và cần giữ một quan hệ song phương hữu hảo người viết không tin rằng vận mệnh của 2 Dân Tộc Việt Nam, Trung Hoa nhất thiết phải tương đồng, và cũng không thể chấp nhận nước mình bị nuốt.
Bài viết “Nghĩ về một “Sinh lộ cho dân tộc Việt” trong thế giới đầy cạm bẫy” đã đăng hơn một năm trước, ngày 10/11/2015, đề nghị một lối thoát cho dân tộc trong một khúc quanh lịch sử cực kỳ nguy hiểm. Nếu quan tâm, xin mời đọc và cùng suy nghĩ tìm giải pháp trước khi quá muộn. (Tháng 1/2017 - DCVOnline)

(v) Hiệu Minh: Bush vs Obama - Những con số biết nói
Còn hơn 10 ngày nữa, TT Obama sẽ lên chiếc trực thăng Air Force One  (Navy One? )để về quê vui thú điền viên cùng với Michelle và hai con gái. Tờ Economic đã đăng bài nói về Di sản của Obama, so sánh nhiệm kỳ 8 năm của ông (2008-2016) so với Bush con (2000-2008).
Các con số đều nói lên thời của Obama tốt hơn nhiều so với Bush trừ phân biệt chủng tộc. Thời của Obama người ta cho rằng, người da đen bị đối xử tồi tệ hơn thời của Bush, dường như TT da mầu bị phân biệt nhiều hơn.
1. Uy tín của Bush vút lên cao tới gần 90% dân ủng hộ năm 2001 do ông xử lý vụ Bin Laden tấn công nước Mỹ nhưng cứ tụt dần, tụt dần, khi về vườn ở ngưỡng 25-35%, gần như thấp nhất so với các TT Mỹ khác khi hết nhiệm kỳ, chỉ hơn có TT Nixon phải từ chức (34%).
2. Trong khi đó, uy tín của Obama luôn dao động ở mức 75-45-55%. Lúc về vườn ông đạt mức 55%, khá cao so với những con vịt què trước đó, ngang ngửa với những TT nổi tiếng như Reagan hay Bill Clinton.
3. Khi Bush nhậm chức (2000), chỉ có 4% người thất nghiệp, cuối nhiệm kỳ 2, “di sản” để lại là 10%
4. Obama tiếp nhận và sau 8 năm ông đã đẩy xuống dưới 5%.
5. Thanh thiếu niên da đen bỏ học thời kỳ Bush khá cao (10-12%) nhưng chính sách không trẻ nào bị bỏ lại (phải đến trường) nên đã kéo xuống dần.
6. Obama tiếp tục và chỉ còn khoảng 4-5% bỏ học.
7. Thời của Bush số người không có bảo hiểm khoảng 15%, nhờ có Obamacare, số này hiện là 10%.
Giá như cuối mỗi nhiệm kỳ của lãnh đạo Việt Nam, các nhà báo và kinh tế gia nên đưa ra các số liệu để so sánh xem các ông TBT và TT đã làm những gì khác biệt. Một bức ảnh giá trị bằng ngàn lời nói. Một con số thay cho cả giờ đồng hồ thao thao trên bục.
(v) Thụy My (RFI): Phương Tây tiếp tục bối rối trước Nga
(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, « vấn đề Nga » thường xuyên làm phương Tây phải nhức đầu. Làm gì đây với nước Nga, vốn luôn là tù nhân của những cơn lốc xoáy và tinh thần phản dân chủ thời hậu cộng sản, cũng như những chấn thương do đế quốc Nga tan rã một cách thô bạo? Giúp hội nhập và làm Nga hòa dịu trong khi vẫn tiếp tục đề cao việc hợp tác, cho dù Matxcơva đe dọa chủ quyền của các nước láng giềng, thậm chí còn can thiệp vào trung tâm chính trị của chúng ta, như đã từng hành động trong chiến dịch bầu cử Mỹ mới đây, thông qua các vụ tấn công tin học vào trang mạng của đảng Dân Chủ? Hay là tốt nhất nên kềm chế Nga một cách cứng rắn nhất, qua việc bảo vệ các liên minh của chúng ta, trong khi chờ đợi Matxcơva thay đổi từ bên trong ? Chiều theo mong muốn lại trở thành một cường quốc chủ chốt của Nga, qua việc hợp tác - vì lợi ích của chúng ta, trong những vấn đề mà Matxcơva nắm trong tay chiếc chìa khóa, như Syria hiện nay ? Mặc cho những nỗ lực nhằm ràng buộc Nga với phương Tây, thông hiểu hoặc ít nhất cản trở Nga gây tác hại, cần phải nhìn nhận là phương Tây không có được một lời đáp thích ứng cho những câu hỏi gai góc này.
Chính quyền Obama và cung cách mà ông khép lại nhiệm kỳ trong không khí Chiến tranh lạnh những ngày gần đây, với việc trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại này. Khi lên nắm quyền, ông Barack Obama là một lãnh đạo chủ trương « reset », tái thiết lập, nhằm hóa giải những tranh chấp thời ông Bush. Tóm lại, Obama muốn làm một con chim bồ câu, chìa ra cành ô-liu hòa bình cho điện Kremlin. Khẩu hiệu mới là « làm việc với Kremlin » trên « những chủ đề lợi ích chung », như hồ sơ Iran hay cắt giảm vũ khí nguyên tử, đồng thời ngưng các cam kết của Mỹ tại các khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ. Washington muốn giao lại cho Liên hiệp Châu Âu việc quản lý « biên giới phương Đông » của châu lục, và các quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraina, Moldova hay Gruzia.
Trong gần năm năm, mặc cho lời lẽ của Nga ngày càng mang hơi hướng chống Mỹ, coi việc Liên Xô sụp đổ và trật tự mới của châu Âu sinh ra từ đống tro tàn ấy là âm mưu của phương Tây chống lại Nga (chứ không phải là hậu quả sự thất bại hiển nhiên của chế độ cộng sản Liên Xô), ông Obama vẫn bám chặt vào lý lẽ của mình.
Năm 2012, mặc cho những cáo buộc của Putin - coi sự nổi dậy của giai cấp trung lưu Matxcơva chống lại gian lận bầu cử là thủ đoạn của CIA và bà Hillary Clinton - tổng thống Mỹ ngay trong chiến dịch vận động tranh cử vẫn coi quan hệ với Nga và các hiệp định giải trừ vũ khí nguyên tử ký với Matxcơva là…thành công lớn trong chính sách đối ngoại của ông, cười vào mũi đối thủ Mitt Romney – người tố cáo Matxcơva là « mối đe dọa chiến lược hàng đầu ». Cần phải đợi đến cú đòn sấm sét năm 2014 và việc Crimée bị sáp nhập, rồi đến cuộc chiến do Matxcơva tung ra ở Donbass, thì Obama mới tỉnh thức. Nhưng thay vì kìm bớt Putin, Obama lại để cho ông ta rảnh tay hành động.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây được gia hạn đến cuối tháng Giêng, trước khi NATO được tăng cường phía đông châu Âu. Nhưng Nga, tuy bị thiệt hại, đã đạt được mục tiêu chính : làm Ukraina phải chảy máu, để cản trở nước này hướng về phương Tây. Và như thế Nga còn làm nản lòng tất cả những quốc gia muốn đi theo con đường của Ukraina. Matxcơva cũng tiếp tục thủ đoạn hăm dọa NATO, cho phi cơ bay sát trên đầu các chiến hạm Mỹ…Nhất là Nga còn dấn thêm nước cờ vào châu Âu một cách khôn ngoan, kết nối với phe cực hữu và cực tả châu Âu, vốn đang bắt đầu tập hợp lại thành một loại Putintern – Françoise Thom, nhà nghiên cứu về Nga ghi nhận, hàm ý về Komintern (Đệ tam quốc tế trước đây). Cuộc tấn công này lại còn hiệu quả hơn, khi Nga lợi dụng sự yếu kém của một Liên hiệp Châu Âu không có khả năng huy động nguồn lực để đối phó với Hồi giáo cực đoan. Đóng vai người bảo vệ Cơ Đốc giáo và mô hình thay thế cho các nền dân chủ đang dao động – một lý lẽ ít thuyết phục nếu biết được những xáo trộn bên trong nước Nga, bị che khuất dưới bề mặt chủ nghĩa toàn trị của Putin, và nạn tham nhũng đang hoành hành – thì Putin đã ghi điểm.
Quả bóng đang trên phần sân của ông Trump
Việc tham chiến ở Syria, mà rõ ràng là một cú bậc thầy về quân sự và địa chính trị (dù sử dụng phương pháp như thế nào đi nữa) sẽ góp phần tăng thêm vầng hào quang cho Putin. Sau khi ỡm ờ thương lượng với Mỹ, Matxcơva nay ra mặt « kiến tạo hòa bình » cho Syria với sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ, bỏ lại Washington đứng trơ bên lề. Cả một sự sỉ nhục cho ông Obama, thêm vào cú đá giò lái là xâm nhập các máy chủ của đảng Dân Chủ trong chiến dịch tranh cử. Việc trả đũa muộn màng của tổng thống Mỹ mãn nhiệm có thể không gây tác động lớn, nếu so với tương quan tệ hại giữa đôi bên. Đối với người Nga, ông Obama đã trở thành chuyện cũ – như thủ tướng Dimitri Medvedev hôm thứ Sáu 30/12 đã tố cáo ông Obama « kết thúc nhiệm kỳ trong tình trạng hấp hối chống Nga ». Medvedev viết trên Twitter : « Hãy an nghỉ, chính quyền Obama ». Thực chất, quả bóng đang nằm ở phần sân ông Donald Trump, như Vladimir Putin đã ám chỉ, khi không làm theo đề nghị của bộ Ngoại giao Nga đòi trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ. Với quyết định không trả đũa, ông chủ đầy thủ đoạn của điện Kremlin cho người đồng nhiệm tương lai thấy rằng các quân bài có thể được sắp xếp lại.
Nhưng đến mức độ nào? Đó chính là câu hỏi dành cho các chuyên gia và chính khách Nga. Cuộc tranh luận gần như vẫn như cũ: một mặt, những người chống đối chế độ Putin vẫn tin rằng lý do chính cho sự hung hăng của Nga là Matxcơva cần có một kẻ thù bên ngoài để củng cố quyền lực « bởi vì, cũng như mọi nhà độc tài toàn trị khác, Putin khá lo sợ bị mất quyền » – theo thổ lộ của một luật sư Nga. Mặt khác, những người ủng hộ Putin và các tín đồ của chủ trương « thực dụng » khẳng định, sự hung hăng của Matxcơva là phản ứng trước việc NATO bao vây Nga, và những « nhục nhã » mà phương Tây khiến Nga phải chịu đựng.
Nói rõ hơn, dường như cũng là suy nghĩ của Donald Trump. « Phải chăng sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng ta có thể thông cảm với nhau ? » mà Trump đã nói nhiều lần trong chiến dịch tranh cử.Nhưng đây cũng chính là điều mà ông Obama đã nghĩ, cho đến khi thực tế chứng minh rằng ông ta đã sai lầm.
*** Hoàng Duy Long (TTO): Vì sao ông Trump giữ thái độ hòa hoãn với Nga?
Cho đến giờ, không ít người trong chính giới Mỹ tức giận với chuyện Tổng thống đắc cử Donald Trump luôn tỏ thái độ không công kích Nga và Tổng thống Vladimir Putin.
Nhật báo Washington Post đã nêu vấn đề đó trong bài xã luận có tựa đề “Trump từ chối đối mặt thực tế về Nga”. Bài báo nêu các giả thiết về thái độ ít thù địch của nhà lãnh đạo tương lai của nước Mỹ: thiếu kinh nghiệm đối ngoại, sự ngưỡng mộ đối với những nhân vật chính trị tầm cỡ và sự “ngây thơ” trước những ý định của Nga.
Dù thừa nhận vẫn chưa rõ những “mưu đồ” của Tổng thống đắc cử nhưng bài báo cũng đặt ra những câu hỏi: “Ngài Trump cương quyết từ chối giải thích về những cách ứng xử của mình. Phải chăng đã có những thỏa thuận hoặc những giao dịch ngầm với các doanh nghiệp Nga hoặc nhà nước Nga trong quá trình vận động tranh cử? Phải chăng đã có những trao đổi bí mật với Ngài Putin hoặc những người đại diện của ông ấy? Chúng tôi sẽ rất vui mừng được giải tỏa những ngờ vực đó nhưng thái độ kỳ lạ của Ngài Trump trước mối đe dọa rõ ràng của Nga, song hành với thái độ hào hứng rõ ràng của Ngài Putin dành cho Tổng thống đắc cử quả khó lòng giải thích được”.
Dĩ nhiên cách đặt vấn đề của Washington Post vẫn bị đặt trong tầm ngắm hoài nghi vì ai cũng biết tờ báo này từng tỏ thái độ chống ứng viên Donald Trump trong kỳ bầu cử vừa qua và phải lên tiếng xin lỗi độc giả sau khi ông Trump thắng cử. Nhưng có một điều rất hiển nhiên là Tổng thống đắc cử của Mỹ đã bày tỏ công khai sự chống đối đối với những quyết định của Tổng thống Barack Obama. Ông khen ngợi cách chơi cao tay của Tổng thống Putin trong việc không đáp trả với những biện pháp trừng phạt mới nhất về ngoại giao và kinh tế của Mỹ.Như để trêu ngươi dàn lãnh đạo chính trị hiện tại của Mỹ, ông Trump khen mình và cũng để khen ông Putin của nước Nga trên Twitter: “Tôi luôn biết là ông ấy rất thông minh” và dòng trạng thái này được đại sứ quán Nga tại Washington tải lại. Điều này chẳng khác nào thông điệp phía Nga không xem trọng những quyết sách của chính quyền Obama trong những ngày cuối cùng tại vị và chỉ chờ ông Trump lên ngôi để ngồi lại với nhau bàn việc. Trong tình thế đó, người ta chỉ có thể đoán già đoán non về cách hành xử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự suy đoán vì thế thường mang hàm ý xấu. Chẳng hạn cho rằng tỉ phú Donald Trump đã gầy dựng những mối quan hệ thân thiết trong làm ăn với các ông trùm kinh tế hoặc ngân hàng của Nga từ cuối những năm 1980. Dẫn chứng được nêu ra: vào năm 2008, Donald Trump Jr., con trai của Donald Trump từng khẳng định rằng “người Nga có nắm một phần cổ đông của chúng tôi. Trong vốn kinh doanh của chúng tôi có nhiều tiền đầu tư từ Nga”.
Khi ông Trump còn thuần túy là nhà kinh doanh thì điều đó bị xem nhẹ, thậm chí còn được xem là thuộc tài kinh doanh của đế chế Trump.
Một dẫn chứng khác được cho là “moi móc” từ quá khứ: tỉ phú Donald Trump từng nhiều lần sang thăm Matxcơva. Một trong những lần bị đặt nghi ngờ và vào tháng 11-2013 khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 62 được tổ chức tại Crocus City Hall ở Matxcơva. Tin đồn giờ đây cho rằng tình báo Nga đã có thỏa thuận với ông Trump dịp đó. Suy diễn từ tin đồn: tình báo Nga FSB, hậu thân của KGB khét tiếng, đã nắm trong tay những hình ảnh “nhạy cảm”, băng ghi hình hoặc ghi âm để giờ đây dùng cho mục đích mặc cả.
Thượng nghị sĩ Bob Menendez của đảng Dân chủ, thành viên Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, vì thế đã lên tiếng cảnh cáo: “Ngài Trump có thể nói bằng mọi lời lẽ nhã nhặn tùy ông ấy, nhưng điều đó cũng không ngăn được những nỗ lực của Vladimir Putin muốn hình thành trở lại một nước Đại Nga. Theo chiều hướng đó, ông Donald Trump sẽ phải đối diện với một Thượng viện rất cương quyết trong quan điểm của mình và trong trường hợp cần thiết có thể hành động độc lập đối với quyết định của bên hành pháp”.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng không chỉ truyền thông Mỹ chưa biết nhà lãnh đạo tương lai đang toan tính gì với Nga và cả giới chính trị gia cũng phải chọn thái độ "chờ và xem" sau ba tuần nữa. Chính tờ Washington Post cũng phải ghi nhận rằng một số nghị sĩ của đảng Cộng hòa cũng đã phải "giữ mồm giữ miệng" trong việc công kích ông Donald Trump. Tờ báo viết: "Ở Quốc hội, nhiều nghị sĩ Cộng hòa trước đây từng yêu cầu thực thi những biện pháp cấm vận cứng rắn với Nga nay thể hiện thái độ im lặng hoặc bình luận mơ hồ về những quyết định trừng phạt mới của Tổng thống Obama hoặc những phát ngôn của Donald Trump". Dường như họ bảo nhau:đành chờ "thời khắc sự thật" sau ngày 20-1-2017 vậy!
*** VOA: Nhất định Nga tấn công tin tặc bầu cử Mỹ (Giám đốc tình báo)
Giới chức tình báo hàng đầu của Mỹ ngày 5/1 báo cáo Quốc hội ông nhất mực tin rằng Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào đảng Dân chủ trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, bất chấp những hoài nghi từ Tổng thống đắc cử bên đảng Cộng hòa về những phát hiện liên quan đến vai trò này của Moscow.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, James Clapper, khẳng định ông tin tưởng cao độ rằngNga đã tấn công tin tặc các định chế và các nhân vật bên đảng Dân chủ cũng như phổ biến tuyên truyền và tin giả nhắm vào cuộc bầu cử ngày 8/11/16. “Đánh giá của chúng tôi hiện nay còn quả quyết hơn” hôm 7/10 khi chính phủ lần đầu tiên tố cáo Nga nhúng tay vào việc này, ông Clapper nhấn mạnh tại buổi điều trần ở Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Tổng thống tân cử Donald Trump đã tỏ ra hoài nghi về những đánh giá cho rằng Nga nhắm mục tiêu cuộc bầu cử. Nhiều nhà lập pháp thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa rất cảnh giác Moscow và không tin lời ca tụng của ông Trump về Tổng thống Nga cũng như các nỗ lực của ông hàn gắn rạn nứt Nga-Mỹ. Ngày mai, 6/1, ông Trump sẽ được các lãnh đạo tình báo tường trình về các vụ tấn công tin tặc nhắm vào đảng Dân chủ trong giai đoạn trước khi diễn ra cuộc bầu cử mà tỷ phú bất động sản này đã bất ngờ chiến thắng.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper nói: “Tôi nghĩ chúng ta chưa từng gặp một chiến dịch nào can thiệp vào tiến trình bầu cử của chúng ta trực tiếp và táo bạo như trường hợp này.” Ông Clapper, người sẽ rời chức khi ông Trump lên làm Tổng thống vào ngày 20 tới đây, không liệt kê việc làm của Nga là ‘hành động chiến tranh’, giải thích rằng quyết định đó ngoài phạm vi chức năng của văn phòng ông. Dù ông Clapper không nêu rõ điều gì khiến ông tin tưởng rằng Nga đứng sau các cuộc tấn công tin tặc vừa qua, nhưng kết luận này được các cơ quan tình báo như CIA và một số công ty an ninh mạng tư nhân tán đồng.
Moscow bác cáo buộc về tin tặc. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần rồi ra lệnh trục xuất 35 người Nga bị tình nghi làm gián điệp và ban hành chế tài đối với hai cơ quan tình báo Nga mà ông cho là có dính líu trong vụ tấn công tin tặc nhắm vào các tổ chức chính trị Mỹ như Ủy ban Dân chủ Toàn quốc.
II.Văn Nghệ
(i) Cô Tư Sài Gòn: Ca khúc Ly Rượu Mừng
Bất kể bị nhà nước CSVN cấm từ hơn 4 thập niên, Ly Rượu Mừng vẫn là một ca khúc được hát khắp nơi tại Miền Nam VN, và rồi cả ở Miền Bắc VN. Trong ca khúc này là lời chúc mừng đất nước vào xuân...
Ngaỳ xuân nâng chén, ta chúc nơi nơi...
Câu hỏi: Tại sao CSVN cấm hát bài Ly Rượu Mừng? Có phải vì nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954? Hay vì đã bỏ chạy ra hải ngoại sau 1975?
Và một lần chạy đi, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng không chịu quay về -- ngay cả, dù là về thăm nhà, thăm bạn (chớ chưa nói tới chuyện về tham dự Đaị Hội Việt Kiều)... Mà, tại sao nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chịu rời California để quay về VN xin hát?
Bất kể như thế, và bất kể bị cấm, trang web Nhạc Của Tui cho thấy ca khúc Ly Rượu Mừng do ca sĩ Kiều Nga đã tới con số 662.643 lượt nghe. Như thế, nếu kể cả các nhạc sĩ khác, và kể cả các trang âm nhạc khác... ca khúc Ly Rượu Mừng chắc chắn được nghe cả triệu lượt.
Như thế, CSVN có cấm cũng vô ích. Đó là lý do, bây giờ phải chính thức cho nghe. Nhưng, người yêu nhạc có mấy ai nghe tới cơ quan có tên là “Cục nghệ thuật biểu diễn”? Hình như không mấy ai. Nhưng cơ quan này đã cấm hát Ly Rượu Mừng hơn 4 thập niên.
Báo Thanh Niên có bản tin “Tiết lộ vì sao ca khúc Ly rượu mừng bị cấm hát 40 năm” trong đó giải thích rằng, chỉ vì 2 chữ thôi:
“Giai điệu tự hào Xuân và tuổi trẻ cho biết chỉ vì chữ “đời lính” mà ca khúc Ly rượu mừng đã bị cấm hát 40 năm.”
Bản tin kể rằng trong chương trình có tên là Giai điệu tự hào hồi tối 31.12.2016, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói:
“Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi.”
Vui kể gì nhỉ? Có phải lời khen nói lên chậm hơn 4 thập niên?
Bản tin báo Thanh Niên kể: “Một trong những lý do để ly rượu đó gây xúc động đến thế chính là nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng. “Bài hát có những câu như bài vè. Nó nhắc và quy tụ hầu hết tầng lớp dân cư...”, nhà báo chuyên mảng âm nhạc này nói. Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.
Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.
Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói.”(ngưng trích)
Vâng, đúng là nhạc sĩ Phạm Đình Chương tham gia kháng chiến chống Pháp. Và đặc biệt là ông thất vọng với chủ nghĩa CS, thế là bỏ về thành, và rồi chạy vào Nam năm 1954...và rồi tỵ nạn sang Mỹ sau 1975. Thế là tác phẩm của ông bị cấm. Nhưng làm sao cấm nổi ca khúc Nửa Hồn Thương Đau và Ly Rượu Mừng?Bây giờ ông khuất núi rồi. Và nhà nước CS không cản nổi sức mạnh của ca khúc Ly Rượu Mừng.
*** Cao Đắc Tuấn: Người "binh sĩ" trong ca khúc "Ly Rượu Mừng" là ai?
Theo một nguồn tin, ca khúc "Ly Rượu Mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã trở lại trên đất nước Việt Nam sau 40 năm bị nhóm cầm quyền cộng sản (NCQCS) ngăn cấm. Lý do cho sự trở lại này không được NCQCS công bố rõ rệt. Tuy nhiên, dựa vào bản tin đầu tiên (dường như đã bị gỡ bỏ), "theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc tác giả Phạm Đình Chương vô tình nhắc tới người lính, tới từ ngữ 'đời lính', 'binh sĩ ' mà bài hát này đã không được phép phổ biến suốt 40 năm. 'Chính yếu tố người lính làm bài hát không được cho hát - Người lính là người lính nào?', ông chia sẻ" (Đông 2017; Ông 2017). Cũng theo nguồn tin này, "có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính thời chống Pháp. Trên cơ sở chứng minh đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn [đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016]. Cuối cùng thì sau 40 năm bài hát đã được giải oan, ông Minh nói" (tlđd.). 
Câu hỏi đặt ra là người "binh sĩ" trong ca khúc "Ly Rượu Mừng" là ai? Có thật nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết về người lính thời chống Pháp?...(ngưng trích)
Nội dung bài hát khẳng định người lính trong ca khúc "Ly Rượu Mừng" là người lính quốc gia Việt Nam chống cộng.
Tác giả Đông Đô Phạm viết, "Từ ngàn xưa của dân tộc chúng ta quân binh chiến sĩ người lính nào khi lên đường chiến đấu thì cũng một lý tưởng niềm tin chiến đấu cho quê hương cho đất nước chứ không chiến đấu cho bất cứ một thứ chủ nghĩa ngoại lai nào" (Đông 2017). Đây là một nhận xét chính xác. Thật vậy, người lính chiến đấu cho "ngày mai sáng trời tự do," "nước non thanh bình," và "muôn người hạnh phúc chan hoà" chỉ có thể là người lính trong quân đội quốc gia Việt Nam chống cộng, vì người chiến sĩ cộng sản không hề chiến đấu cho tự do, thanh bình, và hạnh phúc. Người chiến sĩ cộng sản chỉ chiến đấu cho đảng cộng sản, hoặc/và chủ nghĩa ngoại lai cộng sản, hoặc/và các quốc gia cộng sản đàn anh như Liên Xô và Tàu cộng.
Tác giả Ông Bút đi xa hơn với những nhận xét tinh tế và sâu sắc về những người chống Pháp như Nguyễn Thái Học, Việt Nam Quốc Dân Đảng, và Đảng Đại Việt (Ông 2017). Ngoài ra, tác giả Ông Bút đưa ra những lý luận hùng hồn về ý nghĩa của "người thương gia lợi tức," và "bà mẹ già từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa" (tlđd.). Chế độ cộng sản, trong khoảng thời gian Cải Cách Ruộng Đất tàn sát hơn 170 ngàn "địa chủ" vào các năm 1953-1956, làm sao có thể mừng người thương gia lợi tức và ca ngợi bà mẹ già mong con mắt vương lệ nhòa?
Trong khoảng thời gian ca khúc "Ly Rượu Mừng" được sáng tác, thanh niên miền Nam tham gia quân đội trong cuộc chiến chống cộng sản. Quân đội Quốc Gia Việt Nam (QGVN), tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), được thành lập từ năm 1950 (Duiker 1996, 154). Vì thiếu thốn ngân quỹ và có những cản trở hành chánh, lực lượng quân đội QGVN đạt được 100 ngàn binh lính vào năm 1953 (tlđd., 163). Tuy nhiên, chiến sĩ QGVN tham gia các trận đánh chống Việt Minh trong những năm này. Vào năm 1955, QLVNCH được thành lập và sau đó được phát triển mạnh mẽ. 
Ca khúc "Ly Rượu Mừng" nhắc đến người lính, chiến tranh, và hòa bình nhiều lần. Do đó, tác giả hẳn nhiên có nhiều suy nghĩ về chiến tranh trong dịp Xuân về. Tuy nhiên, toàn thể bài hát không hề có một lời nhắc đến kẻ thù, một đặc điểm trong các bài hát cộng sản, Nếu người "binh sĩ" trong "Ly Rượu Mừng" là chiến sĩ cộng sản, thì tác giả, nếu viết bài hát trong lúc ở miền Bắc, ắt là phải nhắc đến việc tiêu diệt kẻ thù như được viết trong quốc ca Việt cộng "Tiến Quân Ca" ("xây xác quân thù," "nuốt căm hờn") để bài hát được phổ biến trong mùa Xuân vào tình trạng chiến tranh. Ngược lại, bài hát nhắc đến những nét hiền hòa, nhân bản của người lính miền Nam với các câu "sáng cuộc đời lành," "vì nước quên thân mình," "thắm tươi đời lính," và "đợi anh về trong chén tình đầy vơi." Việc toàn bài không nhắc nhở đến quân thù, chém giết, hoặc nỗi căm hờn, cho thấy nhạc sĩ Phạm Đình Chương chủ ý viết người "binh sĩ" và "đời lính" cho người lính miền Nam chống trả quân cộng sản.
Một khía cạnh quan trọng trong việc tìm hiểu ý của tác giả trong tác phẩm là xem xét các tác phẩm liên hệ để suy diễn. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết ca khúc "Anh Đi Chiến Dịch" về người lính (Xem, Hợp Âm Việt). Ca khúc "Anh Đi Chiến Dịch" mô tả người lính miền Nam với những nét phù hợp với người lính trong ca khúc "Ly Rượu Mừng": "lòng súng nhân đạo cứu người lầm than," "nghe như lúa reo đời sống lành," và "mênh mang một niềm thương." Ta thấy cùng một ý tưởng sống cuộc đời lành và nhân hậu. Đặc biệt, như người lính trong "Ly Rượu Mừng," người lính trong "Anh Đi Chiến Dịch" không ôm nỗi căm hờn về kẻ thù và xây xác quân thù. Với những nét phù hợp trong cách mô tả người lính, ta có thể suy diễn dễ dàng rằng người "binh sĩ" trong ca khúc "Ly Rượu Mừng" là người lính miền Nam chống lại cộng sản.
Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Đình Chương là người chống cộng mạnh mẽ qua việc ông vào Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Ca khúc "Anh Đi Chiến Dịch" có câu "Bao nhiêu chàng trai tay xiết mạnh, thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi" cho thấy ông mơ ngày "quân Nam về Thăng Long" như nhạc sĩ Lam Phương trong bài "Chuyến Đò Vĩ Tuyến." Với ý chí như vậy, làm sao ông có thể mô tả người "binh sĩ" trong ca khúc "Ly Rượu Mừng" là người lính chống Pháp, hoặc người lính cộng sản?...

(ii) Thơ Xuân của Bằng hữu
(1) Vuông chiếu Luân Hoán: Chào mừng ngày tháng tới
(Xin giới thiệu thiệu Trang www.luanhoan.net)
chào mừng ngày tháng mới
mang tên Đinh Dậu niên
năm Hai Không Mười Bảy
thế giới vẫn bình yên
      kính cảm ơn bạn đọc
      mừng bạn chơi chung đường
      mới cũ đều ngồi chiếu
      mở riêng mộng văn chương
năm mới vẫn giữ cũ
tranh đấu cho nhân quyền
vẫn tiếp tục nổ lực
giữ đất nhà tổ tiên
      chữ nghĩa từng như đạn
      nay xin là tấm lòng
      ngòi bút nay dùng ít
      ngón tay đừng quá cong
chiếc chiếu này nhỏ bé
luân hoán và lê  hân
không phải là chủ xị
rượu từ bạn đồng tâm
(2) Hoàng Lộc: Xuân tới với ta
đã chẳng còn ai trên cố xứ
cho ta rót bớt nửa ly đầy
mấy năm bệnh hoạn cam chừa rượu
cũng hiếm hoi dần những bữa say
      đầu xuân quẩn trí không còn bạn
      cái lạnh ùa theo gió lạc đường
      buộc buổi chiều cùng ta đối ẩm
      ngùi ngùi hơi rượu chảy trong xương
vẫn chỉ là em trời phố cũ
năm năm trôi nổi tình không may
chẳng lẽ mời em ngồi lại nữa
để sớt chia cho cái lạnh này?
      nên chỉ là ta ôm hết gió
      cúi đầu nói để cúi đầu nghe
      mấy năm bệnh hoạn cam chừa rượu
      mà cảnh đời nghiêng ngả thế kia!
sương cứ mù lên hiên mái dột
là bay đôi chiếc đụng vai người
quê nhà đây - bỗng đau con mắt
mờ tỏ mùa xuân tới với ai?
(3) Lê Ký Thương: Tiễn Nàng Về Quê Ăn Tết
Ngắt đọt chuối vấn kèn
Thổi đuôi mây về rừng
Tiễn đưa nàng về quê...
      Nàng đi mấy bữa nàng về
      Đừng ở lâu con nhện sẽ giăng tơ đầy phòng
      Vườn cau sẽ rụng hết bông
      Giàn trầu quắn lá động lòng bình vôi
      Cầu trời gió thuận buồm xuôi
      Nàng đi yên thắm cho tôi đỡ bồn chồn.
.............................. .............................. .............................. .................
Kính,
NNS

Không có nhận xét nào: