Nhac: Xuân, Hạ, Thu, Đông năm Bính Thân qua
1. Mộ Chiều Xuân: Châu Đình An - Hoàng Ngọc Ẩn - Vân Khánh
2. Phượng Hồng Phượng Tím: Anh Bằng - Hương Lan
3. Sầu Viễn Xứ: Lam Phương - Thu Hồng
4. Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa: Tô Vũ - Ngọc Bảo
Tình thân,
Tình thân,
NNS
.............................. .............................. .............................. .....................
.............................. .............................. .............................. .....................
I. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Đặng Xương Hùng: Tại sao tôi từ bỏ cờ đỏ để đi với cờ vàng
Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Ca sĩ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản.
Cách đây khoảng mười lăm – hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi: cờ đỏ – cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới. Số người này rất dễ gây ra câu chuyện cờ đỏ – cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo, thì rất dễ gây ra nhưng cuộc tranh cãi lớn.
Nhưng có một thực tế đáng mừng là người dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước, nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù đầy của cộng sản.
Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh. Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.
Những con người vừa mới dấn thân vào đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn cờ vàng.
Đối với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ của người dân: cờ vàng là xấu, phải xa lánh.
Với nhận thức cộng sản toàn làm những điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi « tại sao ? », nhất là với những gì mà cộng sản muốn tuyên truyền.
Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để phát triển như Hàn Quốc hiện nay.
Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử, bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn minh.
Có tìm hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tị nạn hải ngoại lại trân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ với cờ vàng.
Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đầy đọa của cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa; những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam phải hứng chịu khi họ bị cộng sản « giải phóng ». Mỗi cá nhân, mỗi gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ đỏ.
Có tìm hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung Quốc để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm như No U, Con đường Việt Nam … khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang cờ đỏ nữa.
Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà Nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền.
Một trong những yếu tố làm cho các nước phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhận thức là một quá trình, tôi tin rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ, nhân quyền và tự do.
Nước Nga, sau khi cộng sản bị sụp đổ, cũng đã lựa chọn cờ Sa Hoàng. Vậy nên, xin cho tôi chia sẻ một niềm tin rằng, sau này khi cờ đỏ bị phế bỏ, một chế độ dân chủ tại Việt Nam cũng sẽ lựa chọn tiếp nối cờ vàng, thông qua một cuộc bỏ phiếu của toàn dân.
*** Trịnh Kim Tuyến: Hãy để chúng tôi được biết ơn những người nằm xuống vì dân tộc
Những năm trước đó trong cuộc đời, nếu có ai đó hỏi tôi nghĩ gì về những trận hải chiến năm xưa, tôi sẽ chẳng thể trả lời họ. Vì tôi không hề được biết cái gì gọi là nỗi đau Hoàng Sa, cái gì là nước mắt Trường Sa? Những trận hải chiến đã diễn ra vào những năm 1974 và 1988, vì lý do gì? Tôi chưa bao giờ được nghe về những sự kiện này khi con còn đi học. Tôi cũng không hề được thấy thông tin về những cuộc chiến đã đi vào lịch sử trên truyền thông đại chúng.
Bởi sức mạnh của công nghệ thông tin mà giờ đây những hy sinh của người lính năm nào không còn là bí mật của quá khứ, nhiều người đã biết đến những ký ức đau thương trong lịch sử giữ nước của người Việt, trong đó có tôi.
Những năm gần đây người ta buộc phải nhìn nhận về những mất mát của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 2 cuộc hải chiến Hoàng – Trường Sa trên các mặt báo. Thế nhưng sự thật về những cuộc chiến vẫn không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Và vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết. Ngày 19/01/1974, 74 người lính VNCH đã bỏ mình nơi đảo xa. Họ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như bao anh hùng Việt trong lịch sử dựng nước, máu và nước mắt đã đổ để giành giật từng tấc đất tấc đảo trên quê hương nhưng sự hy sinh của họ lại cố tình bị quên lãng, bị coi nhẹ và thậm chí bị xúc phạm bởi sự phân biệt màu cờ chế độ.
Đã là lòng yêu nước thì cần phải được vinh danh, người lính nào ngã xuống vì Tổ quốc cũng đều xứng đáng được truy điệu và ghi ơn đến muôn đời sau. Người Việt dù sống ở chế độ nào cần phải công bằng và nhớ về những người lính VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc. Lịch sử cần phải sòng phẳng với những đứa trẻ sinh ra dưới màu cờ đỏ như chúng tôi để chúng tôi có thể nhận thức một cách đúng đắn hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và rồi tôi tin, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ không còn có thể sống một cách vô ơn như đã từng hơn 40 năm qua.
Những năm trước đó trong cuộc đời, nếu có ai đó hỏi tôi nghĩ gì về những trận hải chiến năm xưa, tôi sẽ chẳng thể trả lời họ. Vì tôi không hề được biết cái gì gọi là nỗi đau Hoàng Sa, cái gì là nước mắt Trường Sa? Những trận hải chiến đã diễn ra vào những năm 1974 và 1988, vì lý do gì? Tôi chưa bao giờ được nghe về những sự kiện này khi con còn đi học. Tôi cũng không hề được thấy thông tin về những cuộc chiến đã đi vào lịch sử trên truyền thông đại chúng.
Bởi sức mạnh của công nghệ thông tin mà giờ đây những hy sinh của người lính năm nào không còn là bí mật của quá khứ, nhiều người đã biết đến những ký ức đau thương trong lịch sử giữ nước của người Việt, trong đó có tôi.
Những năm gần đây người ta buộc phải nhìn nhận về những mất mát của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 2 cuộc hải chiến Hoàng – Trường Sa trên các mặt báo. Thế nhưng sự thật về những cuộc chiến vẫn không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Và vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết. Ngày 19/01/1974, 74 người lính VNCH đã bỏ mình nơi đảo xa. Họ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng như bao anh hùng Việt trong lịch sử dựng nước, máu và nước mắt đã đổ để giành giật từng tấc đất tấc đảo trên quê hương nhưng sự hy sinh của họ lại cố tình bị quên lãng, bị coi nhẹ và thậm chí bị xúc phạm bởi sự phân biệt màu cờ chế độ.
Đã là lòng yêu nước thì cần phải được vinh danh, người lính nào ngã xuống vì Tổ quốc cũng đều xứng đáng được truy điệu và ghi ơn đến muôn đời sau. Người Việt dù sống ở chế độ nào cần phải công bằng và nhớ về những người lính VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc. Lịch sử cần phải sòng phẳng với những đứa trẻ sinh ra dưới màu cờ đỏ như chúng tôi để chúng tôi có thể nhận thức một cách đúng đắn hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và rồi tôi tin, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ không còn có thể sống một cách vô ơn như đã từng hơn 40 năm qua.
*** BBC: Cảnh sát chặn, bắt người biểu tình chống Trung quốc tại Hanoi.
Cảnh sát hôm thứ Năm (19/1/2017) đã chặn cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm vụ hải chiến Hoàng Sa giữa quân Trung Quốc và lính Việt Nam Cộng hòa hồi hơn 40 năm về trước. Cuộc biểu tình tại Hà Nội khởi đầu bằng một lễ kỷ niệm ôn hòa nhằm tưởng nhớ hơn 70 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19/1/1974, là sự kiện qua đó Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Có khoảng 100 người tụ tập tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Tin tức nói cảnh sát đã lôi khoảng 20 người biểu tình lên xe buýt sau khi họ phớt lờ yêu cầu giải tán và bắt đầu tuần hành với các biểu ngữ, hô vang nhiều khẩu hiệu. Các phóng viên có mặt được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay, theo AFP. Truyền thông trong nước không đưa tin về vụ việc, trong lúc chính quyền và cảnh sát từ chối bình luận, hãng tin Reuters nói.
*** James Hookway: Vietnam Election Is No Independants' Day, Singer Mai Khoi is one of many candidates barred from running by Vietnam's ruling Communist Party (The Wall Street Journal - May 22, 2016).Cảnh sát hôm thứ Năm (19/1/2017) đã chặn cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm vụ hải chiến Hoàng Sa giữa quân Trung Quốc và lính Việt Nam Cộng hòa hồi hơn 40 năm về trước. Cuộc biểu tình tại Hà Nội khởi đầu bằng một lễ kỷ niệm ôn hòa nhằm tưởng nhớ hơn 70 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19/1/1974, là sự kiện qua đó Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Có khoảng 100 người tụ tập tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Tin tức nói cảnh sát đã lôi khoảng 20 người biểu tình lên xe buýt sau khi họ phớt lờ yêu cầu giải tán và bắt đầu tuần hành với các biểu ngữ, hô vang nhiều khẩu hiệu. Các phóng viên có mặt được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay, theo AFP. Truyền thông trong nước không đưa tin về vụ việc, trong lúc chính quyền và cảnh sát từ chối bình luận, hãng tin Reuters nói.
Ngay từ khi bắt đầu biết sáng tác nhạc, Ca sĩ Mai Khôi đã quan tâm đến công bằng xã hội. Nhưng có lẽ chỉ từ khi nghe Ts Nguyễn Quang A tuyên bố đứng ra ứng cử quốc hội thì cô mới bắt đầu thực sự đi tìm các câu trả lời về sự bế quan tỏa cảng trong sáng tác nghệ thuật, về sự kiểm duyệt vô nguyên tắc. Rồi Khôi nhận ra rằng việc người nghệ sỹ không có quyền tự do sáng tác cũng chính là việc người dân không có quyền được nói lên tiếng nói của mình. Vậy nên cô quyết định đứng ra ứng cử đại biểu quốc hội. Với việc làm đó, cô mong muốn thức tỉnh giới trẻ hãy quan tâm hơn đến chính trị, hơn là mong mình được vào quốc hội....
Trong cuộc gặp gỡ hôm 22-05-2016 cô đã phát biểu với Tổng Thống OBama về vấn đề tự do sáng tác, tự do tư tưởng và nhân quyền ở Việt Nam. Sau cuộc gặp này thì Ca Sĩ Mai Khôi bị tất cả các bầu show ở Việt Nam cắt hơp đồng biểu diển. Sự ngu ngốc đó đã tạo bước chuyển lớn trong nhận thức của cô. Họ đã đẩy Mai Khôi vào con đường chính trị. Nhưng trong vòng 5-7 tháng qua nhiều việc cô ta chưa tỏ hết. Kể cả chuyện cờ đỏ cờ vàng.
(ii) Nguyễn Viện: Chuyện Chính trị
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa "sự bày tỏ một thái độ chính trị" (bằng một cách nào đó như lên tiếng trên một diễn đàn, biểu tình, kháng thư...) với "việc làm chính trị" (mưu cầu quyền lực).
Có thể bạn không thích/sợ/ghê tởm Việc Làm chính trị, nhưng bạn không thể không có THÁI ĐỘ chính trị. Bởi ngay cả khi bạn im lặng trước bất công, thối nát.. thì đó cũng đã là một thái độ chính trị. Và khi bạn im lặng, không có nghĩa là những kẻ làm chính trị sẽ để cho bạn yên thân. Bởi mọi chính sách, dù tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Im lặng, chỉ có nghĩa là một thái độ tự khinh bỉ mình (để cho ai muốn làm gì thì làm).
Chính trị salon và Dấn thân chính trị, tất nhiên rất khác nhau về hình thức biểu hiện, mức độ nguy hiểm cũng rất khác nhau. Những ai thực sự dấn thân, liều mình tranh đấu bằng những hành động cụ thể vì lý tưởng, tất nhiên đáng được ngưỡng mộ. Nhưng những người hoạt động chính trị salon, giấu mặt hay đơn giản chỉ là "chém gió" trên Facebook, theo tôi, cũng không phải là tầm phào, vô ích. Hẳn nhiều người không quên Thượng tọa Thích Trí Quang (trước 1975) đa phần cũng chỉ ngồi trong chùa, nhưng đã là "Người làm rung rinh nước Mỹ", theo báo Time. Đến nay vẫn có những đánh giá khác nhau về nhân vật này. Nhưng chắc không ai phủ nhận ông là người góp phần không nhỏ vào việc lật đổ chế độ Đệ nhất Cộng hòa và làm miền Nam rơi vào tay Cộng sản.
Một nhân vật bí ẩn khác, Nguyễn Đức Quỳnh với Đàm Trường Viễn Kiến hẳn là cũng đã có những tác động vào nhận thức của những con người đã xây dựng nên một nền văn hóa nghệ thuật miền Nam sáng chói.
Thời điểm này, dù bạn chỉ là một facebooker, nhưng nếu có những bài viết hay bình luận đụng chạm hoặc bất đồng với chính quyền hay quan chức, chắc chắn bạn sẽ được các đồng chí an ninh quan tâm (không kể cộng đồng mạng). Điều ấy có nghĩa,tiếng nói của bạn đang được nghe. Dư luận xã hội, bạn sẽ là một tiếng nói trong đó, dù chính quyền này có giả vờ điếc, cũng không vô ích. Nó ít nhiều gây ảnh hưởng đến các chính sách. Các vụ như Formosa, thủy điện, Tân Hiệp Phát, Mai Linh, Minh Béo, nước mắm... và ví dụ gần nhất vụ bệnh viện Hoàn Mỹ với việc từ chối chữa bệnh cho cụ nhạc sĩ Tô Hải, đã chứng minh sức mạnh của dư luận.
Đừng ngại làm chính trị salon, cũng đừng ngại "chém gió" với tiếng nói của bạn. Điều cần là bạn trung thực và chỉ nói sự thật. Sự thật sẽ chiến thắng. Và có sự đóng góp của bạn, một tiếng nói nhỏ nhoi trước những vấn đề mà bạn cho rằng đúng và cần thiết.
Hãy lên tiếng theo cách của bạn, dù bạn là ai.
*** Phan Thanh Nghiên: "Tôi là một người sinh sau 1975 và sinh tại miền Bắc. Khi còn đi học cho đến khi đã trưởng thành, tôi vẫn có cái nhìn sai lệch và hiểu lầm về chế độ VNCH. Thậm chí còn gọi họ là "nguỵ". Tôi chỉ biết sự thật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng là lúc tôi công khai, mạnh dạn cất lên tiếng nói của một người Việt Nam đúng nghĩa. Tôi đã hiểu về chế độ VNCH, hiểu về cuộc chiến mà ông Hồ và những người cộng sản thực hiện và rêu rao là cuộc “giải phóng miền Nam”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn nói về "Hoà giải hoà hợp dân tộc", nhưng những gì họ đã làm trong hơn 40 năm qua hoàn toàn ngược lại.
Ngày hôm nay, tôi và các anh chị em khác tới đây để viếng mộ những người lính đã ngã xuống để bảo vệ nền tự do của chế độ VNCH, cũng là để tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh 43 năm trước trên đảo Hoàng Sa khi giao chiến với quân Trung cộng xâm lược. Nhìn những ngôi mộ xơ xác, tiêu điều của các chiến sĩ VNCH, và nhất là qua sự việc chúng tôi bị giam lỏng trái phép ngày hôm nay, chính là câu trả lời rõ ràng nhất về thực tâm “Hoà hợp, hoà giải” của nhà cầm quyền cộng sản. Những gì xảy ra trên đất nước này hơn 40 năm nay, sự thù hằn đối với cả những ngôi mộ của người “thua cuộc”, ta có thể khẳng định rằng “hoà hợp, hoà giải” chỉ là một trò hề.”
(Khoảng 10 giờ sáng 17/10/2017 một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh trong trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng chiến Hoàng Sa năm 1974. Mọi người thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.
Dâng hương xong, mọi người ra về thì bị BQL NT và hơn 20 công an ngăn cản, không cho ra khỏi khu nghĩa trang. Phía công an yêu cầu những người đi thắp hương viếng mộ phải “làm việc” với họ, trả lời rõ vì sao đến đây. Mọi người phản đối cách hành xử vi phạm pháp luật, coi thường anh linh những người đã khuất và từ chối làm việc với công an).
(iii) Ls Luân Lê: Hãy tỉnh thức, bỡi Dân tộc và Tổ quốc là trên hết
Điều đáng buồn nhất không phải chỉ nằm ở việc quan chức không có khí chất và thiếu cả phẩm chất, mà ngay cả người dân chúng ta cũng lại thờ ơ và hèn nhát để cho những thứ không ra gì diễn ra trước mắt mình. Có chăng đến khi mất nước họ mới sáng mắt và tỉnh thức? Nhưng lúc đó có còn kịp nữa không khi đã nằm trong gọng kìm của giặc?
Chúng ta còn nhớ, vào khoảng thời gian đánh chiếm Hoàng Sa vào những ngày tháng 01.1974 thì trước đó chính Mỹ và Trung Cộng đã từng thoả thuận với nhau rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào việc Mao Trạch Đông ra lệnh đánh chiếm Hoàng Sa, khi này còn nằm trong sự quản lý và kiểm soát của Việt Nam Cộng Hoà.
Thế nên, nếu đất nước chúng ta không mạnh và không có lập trường thì sẽ trở thành con bài của những nước lớn.
Mỹ họ có quan điểm rõ ràng và đặt lợi ích của đất nước họ lên hàng đầu. Khi trước họ có thể thoả thuận ngầm để đứng ngoài cuộc chiến mà Trung Cộng đã thực hiện với quần đảo Hoàng Sa của chúng ta để đổi lại nhiều lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh thèm khát. Và nay, khi Trung Cộng đe doạ đến lợi ích của Mỹ thì Mỹ lại quay sang làm hoà với Nga để cô lập Trung Quốc và sẵn sàng đánh gục Bắc Kinh nhằm giữ vững cương vị làm chủ thế giới.
Tuy nhiên, người Mỹ họ hành động có toan tính và cũng ngay thẳng, hứa là làm, làm thì đến nơi đến chốn. Nó khác biệt và ngược lại với sự thâm hiểm, tàn độc và bất chấp của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của Trung Hoa cho đến nay.
Nên chỉ khi chúng ta cường mạnh thì chúng ta mới được lựa chọn trong sự tôn trọng của quốc tế và đứng vững được trước các nguy cơ từ các âm mưu của các quốc gia khác. Chẳng lẽ chỉ vì sát cạnh, chỉ vì chung chế độ bề ngoài mà cứ cầu cạnh và còn mời mọc nó (Trung quốc) đến làm ăn trên đất nước mình trong khi các quốc gia khác đang xua đuổi và cô lập chúng?
Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương đều muốn thoát Trung một cách mãnh liệt và bằng mọi biện pháp vì họ vừa hiểu sâu sắc bản chất Trung Quốc, lại vừa thấm thía những giá trị văn minh của Tây phương là như thế nào – bởi họ đã được tiếp cận và thừa hưởng chúng trong nhiều thập kỷ qua. Rồi ngay cả đất nước nhỏ bé nằm sát nách Trung Quốc là Bhutan, họ cũng tuyệt giao với Trung Quốc mà không hề giao du hay dính dáng bất cứ thứ gì tới đất nước này. Vậy tại sao chúng ta còn mời đón chúng vào đầu tư để tàn phá đất nước và tận diệt dân tộc này?
Những bài học cả ngàn năm lịch sử phải chăng vẫn chưa đủ hiển hiện và lớn lao cho chúng ta sáng mắt mà cảnh giác và gìn giữ?
Trận chiến Biên giới năm 1979, trận đánh Gạc Ma năm 1988, và nhìn vào cách mà đảng cộng sản Trung Quốc đối xử với ngay cả dân chúng của mình, như sự kiện nghiền nát hàng nghìn người tại Thiên An Môn năm 1989, để thấy chúng dã tâm và tàn độc như thế nào. Mọi thứ vẫn còn chưa xa hiện tại là bao nhiêu.
Dân tộc và tổ quốc mới là giá trị vĩnh viễn. Chế độ hay đảng phái chỉ là nhóm người và nhất thời. Thế nên đừng để hậu quả cho cả thế hệ sau của dân tộc phải gánh chịu trong đau đớn và tủi nhục.
(iv) Phương Thảo & Hiền Đức: Vũ khí truyền thông lợi hại của ông Trump
Từ ngày đắc cử tổng thống Mỹ đến nay, tỷ phú Donald Trump thường xuyên có những phát ngôn rất sôi nổi trên mạng xã hội Twitter.
* 8/11/16: Trump đắc cử Tổng thống đăng 13 tweet trên twitter
* Từ 9/11/2016 đến 10/1/2017:
- Tweet đã đăng: 333 lần
- Tweet trung bình mỗi ngày: 5,3 lần
- Số Tweet nhiều nhất trong ngày: 11 lần
- Số ngày không tweet: 4 ngày
* Số lần nhắc đến quốc gia và vùng lãnh thổ:
- Nga: 9 lần
- Mexico: 8 lần
- Trung quốc: 6 lần
- Israel: 4 lần
- Nhật bản 2 lần
- Đài Loan: 2 lần
- Australia: 1 lần
* Những từ khóa nổi bật (Số lần được nhắc đến):
- T.T. Obama: 5 lần
- Putin: 2 lần
- New York Times: 10 lần
- "Sai rồi": 8 lần
- Tấn công mạng: 7 lần
- Obamacare: 6 lần
- Chuyển giao quyền lực: 4 lần
- Tình báo: 2 lần
- Vũ khí hạt nhân: 2 lần
* Đặc biệt:
- TPP: 0 lần
- Đạo Hồi: 0 lần
- Bức tường biên giới: 0 lần
- Phá thai: 0 lần
*** Tống Hoa: Những điều đặc biệt về bằng cấp của các Tổng thống Mỹ
Hầu hết Tổng thống đều có ít nhất một bằng cử nhân kể từ năm 1953. Mặc dù vậy, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những tiết lộ sau đây về bằng cấp của các ông chủ Nhà Trắng:
8 Tổng thống chưa từng học đại học
Trong lịch sử nước Mỹ, 8 vị tổng thống chưa từng tham dự đại học, trong đó có hai người được khắc chân dung trên núi Rushmore. Đó là George Washington và Abraham Lincoln. Washington có chứng chỉ điều tra viên tại Đại học William & Mary, bang Virginia, nhưng không có bằng cử nhân. Trong khi đó, ông Lincoln chưa từng học đại học.
Tuy nhiên, cả hai đều được đánh giá là những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ và được khắc lên núi Rushmore để tưởng nhớ.
Những ông chủ Nhà Trắng khác chưa từng học đại học bao gồm Andrew Jackson (1829-1837), Martin Van Buren (1837-1841), Zachary Taylor (1849-1850), Millard Fillmore (1850-1853), Andrew Johnson (1865-1869) và Grover Cleveland (vị tổng thống duy nhất không có bằng cử nhân đảm nhận 2 nhiệm kỳ không liên tục 1885-1889 và 1893-1897).
4 Tổng thống từng học đại học nhưng bỏ giữa chừng
Harry S. Truman, tổng thống 33 của Mỹ, từng được cho là chưa bao giờ tham dự đại học mặc dù ông có học một kỳ tại trường kinh doanh ở Kansas City trước khi bỏ để đi làm. Sau đó, ông tham dự một số lớp học buổi tối ở khoa Luật của Đại học Missouri. Tổng thống thứ 5 James Monroe ghi danh vào Đại học William & Mary nhưng chỉ học một thời gian ngắn, sau đó gia nhập quân đội. William Henry Harrison, tổng thống thứ 9, học nghiên cứu y học tại Đại học Pennsylvania nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Ông mất vào ngày thứ 32 sau khi nhậm chức năm 1841. Ông chủ Nhà Trắng thứ 25 - William McKinley - học Đại học Allegheny chỉ một năm, tiếp đó ông chuyển sang học trường Luật Albany nhưng sau được nhận vào làm luật sư mà không cần bằng cử nhân.
8 Tổng thống có bằng của Đại học Harvard
Khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2009, Barack Obama chính thức trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 8 tốt nghiệp Đại học Harvard.
7 người khác cùng nằm trong danh sách này bao gồm các tổng thống George W. Bush, John Adams, John Quincy Adams, Rutherford B. Hayes, Theodore Roosevelt, Franklin D. Roosevelt và John F. Kennedy.
Harvard được coi là cái nôi đào tạo ra nhiều ông chủ Nhà Trắng hơn bất kỳ trường đại học nào. Bên cạnh đó, Đại học Yale cũng đào tạo tới 5 vị tổng thống.
Duy nhất một người có bằng Tiến sĩ
Woodrow Wilson, nắm quyền điều hành đất nước từ 1913-1921, là vị tổng thống duy nhất có bằng tiến sĩ. Ông từng là hiệu trưởng Đại học Princeton trước khi trở thành tổng thống thứ 28 của Mỹ.
25 vị Tổng thống của Mỹ là luật sư
Với vai trò là người điều hành đất nước, ông chủ Nhà Trắng có trách nhiệm xét duyệt, ký kết hoặc phủ quyết rất nhiều điều luật.
Chính vì vậy, những hiểu biết về pháp luật, hiến pháp và lịch sử pháp luật có thể giúp tổng thống dự đoán chính xác điều luật đó sẽ thế nào khi đối mặt thách thức từ tòa án hay sẽ thay đổi thế nào theo thời gian.
Trường luật cũng là nơi đào tạo ra nhiều chính trị gia tương lai. Trong danh sách này, Barack Obama và Rutherford B. Hayes đều có bằng cử nhân Luật tại Đại học Harvard. Gerald Ford và Bill Clinton nhận bằng luật của Đại học Yale. Theodore Roosevelt và người em của mình Franklin D. Roosevelt cùng tham dự trường luật Columbia.
II. Văn Nghệ
(i) Xích Tử: Một "Ly rượu mừng" chưa hòa hợp hòa giải được dân tộc
Rộ lên vào những ngày giáp tết Đinh Dậu này, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho phép ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ quá cố Phạm Đình Chương được biểu diễn “chính thức” trên những sàn diễn “chính thức” trong những sự kiện chính thống.
Tin được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước hình như và hầu như phản ánh/ biểu hiện sự phấn khởi hồ hởi, hả lòng hả dạ của dòng xúc cảm nghệ thuật (vị nghệ thuật) trong giới hoạt động nghệ thuật về sự sáng suốt, khoan dung của nhà nước đối với một tác phẩm âm nhạc bị cầm tù 42 năm. Những người ưu tư chính trị, trăn trở với những biến động bể dâu của lịch sử đất nước từ 1945 đến nay (cũng tức là toàn bộ thời gian mà nhạc sĩ Phạm Đình Chương, cùng với những trí thức khác, rời bỏ mái trường, tham gia kháng chiến, rồi dinh tê, rồi vào nam, rồi vượt biên, định cư lưu vong và mất ở xứ người, cho đến thời điểm một tác phẩm của mình được phục hồi), cũng nhân đó bày tỏ sự u uất, có khi là phê phán phẫn nộ về cái chuyện "cai trị nghệ thuật" lạ đời đó.
Việc cấp/cho phép biểu diễn đối với ca sĩ, tác phẩm và chương trình ca nhạc không phải là mới trong luật và lệ Việt Nam, từ 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trên cả nước. Vài tháng trước đây, nhân cũng rộ lên phong trào nhạc sến và thi hát nhạc bolero, nhà nước cho phép 8 bản nhạc bolero sáng tác trước 1975 được biểu diễn; xa trước nữa, khi nhạc sĩ Phạm Duy về nước sinh sống cuối đời, 18 bản nhạc của nhạc sĩ này cũng được cởi trói bằng một quyết định hành chính.
Không biết những người lãnh đạo Việt Nam nghĩ sao về việc cấp phép và những lần cấp phép như vậy. Hay với họ, đó đơn giản chỉ là một hành động quản lý thuần túy chỉ để thể hiện quyền uy toàn diện của mình đối với đất nước và dân tộc, cả quá khứ, hiện tại và tương lai, cùng với một suy nghĩ cũng đơn giản đến dốt nát rằng họ đang thi công lắp ráp từng mảnh vật liệu vào nền tảng tinh thần của cả xã hội theo chủ trương chính sách của Đảng.
Suy diễn như vậy có thể cũng là đơn giản, song không thể là khác với cách làm thậm thò thậm thụt, hết sức bí mật, nghiêm trọng và đầy quyền uy trong quá trình chọn lựa và cấp/cho phép rồi công bố của cơ quan chức năng, giống như những sắc lệnh bỏ án tích của Vatican từ Công đồng II đối với những vụ xử dị giáo của Tòa án Công giáo trong lịch sử vậy. Trong khi đó, những bản nhạc, tiền chiến và trước 1975 ở miền Nam, dù có được phép hay không, đã được hát, được nghe đến tận hang cùng ngõ hẻm của đất nước hàng chục năm qua, cả miền Nam cũng như miền Bắc. Nhân dân lao động, vốn đã làm nên lịch sử, đã làm một cuộc hòa hợp hòa giải nghệ thuật rất dân dã và tất nhiên…, rất là không chuẩn mực trí tuệ, bằng cách, trong đám cưới tiệc tùng, kể cả cúng bái lễ hội, hát tràn cung mây từ “Trên bốn vùng chiến thuật”, “Xuân này con không về”… đến “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”… Chắc phải giải thích hiện tượng đó bằng lý thuyết của Lenin về hai nền văn hóa (Nga).
Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương, năm nay là “Ly rượu mừng”; tết năm ngoái, trong chương trình văn nghệ của cuộc gặp mặt mừng Việt kiều về nước ăn tết do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tại Hà Nội, bài hát đầu tiên được biểu diễn là trường ca “Hội trùng dương”. Tuy nhiên, tên tác giả không được giới thiệu. Cũng là tế nhị thôi. Bởi dù đã mất từ 1991, nhạc sĩ này vẫn là một người Việt lưu vong bằng con đường vượt biên bất hợp pháp; đó là một khúc ruột ngàn dặm có "bệnh". Hơn nữa, bên cạnh những sáng tác trong kháng chiến chống Pháp, những bản tình ca sau 1952 ở Sài Gòn, ông còn là tác giả của "Anh đi chiến dịch". Ở đó, “anh” dứt khoát không phải là Bộ đội cụ Hồ, mà là người lính trong đội quân “cùng hẹn ngày về quê Bắc ơi” như trong “Giải phóng Ninh Bình” của nhà văn Đỗ Kh.
Nợ nần ân oán vẫn còn, một “Ly rượu mừng” chưa làm say để xí xóa hết chuyện trong cái Tết này. Họa chăng, chỉ có kiểu hòa hợp hòa giải Việt - Trung mới làm được bằng những chén trà Long Tĩnh mà ông Nguyễn Phú Trọng đã uống với những lãnh đạo Trung Hoa tại Bắc Kinh và Hàng Châu trong chuyến công du vừa rồi? (BXVN)
(ii) Thơ Tết từ Bạn bè
1. Phan Khâm: Đón Xuân Đinh Dậu
Chào đón Xuân Đinh Dậu
Sao không nghe tiếng gà
Hay mình còn ở đậu
Trên đất nước người ta.
2. Trần Trung Đạo: Xuân đất khách
Ai có về bên kia đất nước
Thở dùm tôi hơi ấm quê hương
Tôi, con én lạc mùa xuân trước
Vẫn khóc âm thầm nơi viễn phương
Vẫn đếm xuân về trên đất khách
Nghe buồn nhỏ giọt xuống vai tôi
Ðèn ai thắp sáng bên kia phố
Nhớ quá, chao ôi, tiếng mẹ cười
Bếp lửa than hồng sao chẳng ấm
Tôi thèm một chiếc bánh chưng xanh
Thèm nghe ai nói lời tha thiết
Một lời chúc tụng bước sang năm
Ai có về bên kia đất nước
Chở dùm tôi nỗi nhớ qua sông
Hỡi em, cô gái mùa xuân trước
Còn đứng hong khô áo lụa hồng
Lòng tôi cũng bạc theo màu áo
Chiếc pháo giao thừa đã tả tơi
Chén rượu mừng xuân tôi chẳng uống
Chỉ uống đêm nay những ngậm ngùi.
3. Mạc Phương Đỉnh: Xuân lại về
Xuân gõ cửa thì thầm tình tự
bốn mươi năm một thoáng thật gần
người đi không hẹn ngày quay lại
giọt lệ tan rồi thuở gió trăng
bốn mươi năm bàn chân chưa mỏi
nơi chốn xa người mẹ nhớ con
mưa trắng đường quê lời hẹn ước
mẹ ơi sông núi vẫn không mòn
bốn mươi năm nỗi buồn quay quắt
em có nghe câu hát xứ người
câu hát mùa Xuân như nhắc nhở
tình quê thao thức giấc nào nguôi
nỗi đau xa xứ còn nguyên đó
Xuân vẫn là Xuân của đất trời
hoa nở lòng thương cha nhớ mẹ
đường về xa lắc sóng mù khơi
.............................. .............................. .............................. ................
Kính,
NNS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét