Tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội đến thăm San Jose
Tuần qua Việt Museum đã có dịp đón tiếp riêng đại tá Tôn Thất Tuấn hiện là đương kim tùy viên quốc phòng của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ tư 11 tháng 1 năm 2017.
<!>
Nhân dịp này ông Tuấn trình bày đặc biệt về việc trùng tu Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Đại tá Tuấn là con trai một sĩ quan ngành Quân Cụ QLVNCH. Hiện là người giữ chức vụ quan trọng trong ngành ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ mời một số quan khách giới hạn, quan tâm và hiểu biết về đề tài. Đặc biệt buổi họp mặt có sự hiện diện của ông Nguyễn Đức Cường, nguyên tổng trưởng kinh tế VNCH, giáo sư âm nhạc Trần Nhật Hiền, ông Lê Thái Phúc, đại diện hội Hải quân và Liên Hội cựu chiến sĩ, giáo sư Vũ Công Hiển Hội nhiếp ảnh Trúc Viên. Trung tá Công Binh Vũ Thượng Đôn, Trung tá Đỗ Hữu Nhơn, lực lượng đặc biệt. Về phía TV và báo chí có sự tham dự của ông Huỳnh Lương Thiện và Việt Vùng vịnh từ San Francisco. Ông Vũ Nhân SBTN.
Hậu duệ VNCH và chuyện Nghĩa trang.
Trong chuyện viếng thăm đặc biệt Viet Museum đại tá Tuấn đi cùng vợ là bàThu Hà con gái của đại tá không quân VNCH quê miền Hậu Giang. Hai ông bà đã có các con trưởng thành. Riêng con trai cũng là đại úy lục quân Hoa Kỳ. Hoàn cảnh của đại tá Tuấn hết sức liên quan đến ý nghĩa của Viện bảo tàng Thuyền Nhân và VNCH. Ông là thuyền nhân 16 tuổi và là hậu duệ của gia đình chiến binh miền Nam. Đặc biệt trong chức vụ hiện nay ông là người quan tâm và có cơ hội góp phần trực tiếp vào việc bảo tồn Nghia Trang Biên Hòa. Trong phạm vi giới hạn vì chức vụ không cho phép nên ông chỉ có thể thông báo vắn tắt một vài con số cụ thể. Tổng số phần mộ hiện nay còn lại trên 10 ngàn so với con số 16 ngàn được ghi lại trong tác phẩm của cơ quan IRCC phát hành năm 1993. Các phần mộ trùng tu được 5700 ngôi mộ. Mỗi ngày con số này gia tăng.Ông cũng gợi ý sau này Viet Museum có cơ hội đưa tất cả tin tức vào mạng điện toán có danh tính tử sĩ nào còn tài liệu ngõ hầu các gia đình và chiến hữu có thể tham khảo. Đồng thời về việc đóng góp, ông cho biết nên liên lạc thẳng với hội VAF do ông Nguyễn Đặc Thành là cơ quan đã mở đường và còn tiếp tục lâu dài. Đại tá Tuấn cho biết điều khó khăn là bước đầu trùng tu được trên 200 phần mộ đầu tiên mấy năm trước. Mặc dù có nhiều ý kiến khác biệt nhưng chỉ trong vài năm mà đồng bào từ khắp nơi đã âm thầm đóng góp từ Mỹ. Pháp, Canada và ngay cả Úc châu đạt được nửa đường. Trùng tu được tất cả các phần mộ hiện nay và tiếp tục bảo toàn lâu dài là đạt được mục tiêu căn bản. Đặc biệt có sự hiện diện của trung tá Đỗ hữu Nhơn thông báo các tin tức về việc đóng góp trực tiếp tại San Jose trong phạm vi liên hội cựu quân nhân và gia đình ông hoàn tất trên 300 phần mộ và sẽ còn nỗ lực tiến tới con số 500 trong tương lai. Trong buổi nói chuyện rất riêng tư nhưng cũng có nhiều tin tức rất lý thú về vai trò của một người lính Mỹ gốc Việt trong cấp bậc đại tá tùy viên tại Hà Nội nhưng vì còn tại chức nên không thuận tiện thu hình và tường thuật.Rất mong một thời gian sau chúng ta có thể đọc được hồi ký về một đại tá thuyền nhân trong nhiệm kỳ tuỳ viên Hoa Kỳ 3 năm tại Hà Nội.
Sau đây để quý độc giả có thể biết rõ hơn về đại tá Tôn Thất Tuấn, tôi xin gửi đến bà con các tài liệu của ông BMH đã phổ biến từ DC. Qua tài liệu này, khán giả có thể ghi nhận được người thiếu niên thuyền nhân Tôn Thất miền Trung xứng đáng là hậu duệ của QLVNCH. Trong hoàn cảnh hết sức tế nhị hiện bỏ tâm huyết lo cho nơi yên nghỉ cuối cùng của các tử sĩ miền Nam. Rất mong rằng ông hoàn tất được sứ mạng căn bản trong nhiệm kỳ hiện nay.
ĐẠI TÁ TÔN THẤT TUẤN
(TÙY VIÊN QUỐC PHÒNG-TÒA ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM)
Bài của BMH, VA.
Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vừa bổ nhiệm Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn làm Tùy viên Quốc phòng Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Việt Nam kể từ 30/9/2015, thay thế cho Đại tá Lục quân Earnest Lee, vừa mãn nhiệm kỳ trở về Bộ Quốc Phòng nhận nhiệm vụ mới. Trước Đại tá Tôn Thất Tuấn có Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Patrick D. Reardon, tên Việt Nam Nguyễn Đức Độ là Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên tại Hà Nội từ năm 2009-2012.
Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Tòa Đại sứ Hòa Kỳ tại Việt Nam chịu trách nhiệm hỗ trợ trong việc phối hợp thực hiện chính sách quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời là đại diện cho Bộ trưởng Quốc phòng, và Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, và các cơ quan quân sự khác của Hoa Kỳ. Do đó, Đại tá Tùy viên Quốc phòng chịu trách nhiệm phân tích và tường trình về những diễn biến quân sự tại Việt Nam, những vấn đề an ninh đang diễn ra trong khu vực và trên toàn thế giới. Những thông tin này được sử dụng để đưa ra những chính sách quân sự đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Văn phòng Tùy viên Quốc phòng cũng phối hợp tất cả các hoạt động về an ninh giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam tại các diễn đàn song phương và đa phương, cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động quân sự. Đại tá Tôn Thất Tuấn, một thuyền nhân tị nạn định cư Hoa Kỳ vào năm 1977 lúc đã 16 tuổi. Sau khi hoàn tất Đại học Southeastern Oklahoma State University, ông theo đuổi ước mơ phục vụ trong quân đội và trở thành một binh sĩ vào năm 1986. Đơn vị đầu tiên trong đời quân ngũ của ông là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 30, Lữ đoàn 3, Sư đoàn 3 Bộ binh. Năm 1989, ông theo thụ huấn khóa sĩ quan, và trở thành một sĩ quan bộ binh. Từ đó ông lần lượt thuyên chuyển phục vụ tại các đơn vị như: Sư đoàn 101 nhảy dù (101st Airborne Division), Sư đoàn 1 Thiết kỵ (1st Cavalry Division), Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command), Lực lượng hỗn hợp tìm kiếm tù binh và quân nhân Hoa Kỳ mất tích/Bộ quốc phòng (Defense POW/MIA Accounting Agency) v.v... Đại tá Tôn Thất Tuấn đã từng phục vụ và chiến đấu tại Kuwait, Iraq và biên giới
Afghanistan-Pakistan. Ông được ân thưởng nhiều huy chương cao quý như: Bronze Star Medal, Defense Meritorious Service Medal with 2nd Oak Leaf, Meritorious Service Medal, Department of State Meritorious Honor Award, Ranger Tab, Parachute Badge, Air Assault Badge, and Combat Infantryman Badge.
Ông được thăng cấp Đại tá vào năm 2012.
Trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
Được sự đồng ý của Đại tá Tôn Thất Tuấn, xin chuyển đến Quý Vị lá thư ngắn của Ông gởi cho Hội Biệt Động Quân vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận, dù vắn tắt nhưng cũng nói lên sự quan tâm đặc biệt của Ông sau lần đi thăm mới nhất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông cũng cho biết cuộc thăm viếng Nghĩa trang mới đây của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vào ngày 16/10/2015.
Đồng thời ông cũng gởi kèm tài liệu, hình ảnh mới nhất của những mộ phần của tử sĩ QLVNCH, và việc trùng tu Nghĩa Trang trong thời gian qua của Hội Vietnamese American Foundation (VAF)…
Kèm theo là phần thông báo về buổi tiếp xúc với đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius của VAF… và đặc biệt lá thư đại sứ Ted Osius gởi nhị vị dân biểu thuộc Ủy ban Ngoại Giao Hạ viện Hoa Kỳ sau khi Ông đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Xin mời Qúy Vị theo dõi để tường và tùy nghi thẩm định..
BMH
Washington, D.C
Washington, D.C
—————————————-
From: Tonfamily
Date: November 18, 2015 at 5:58:14 AM EST
To: bietdongquandcSubject: Kính chào Hội BĐQ DC và phụ cận
Date: November 18, 2015 at 5:58:14 AM EST
To: bietdongquandcSubject: Kính chào Hội BĐQ DC và phụ cận
Kính thưa quý bác, cô chú và anh chị Hội Biệt Động Quân DC và phụ cận, Dạo này qúy bác, cô chú và anh chị khoẻ luôn chứ? Bên này Thu Hà và Tuấn vẫn bình thường. Công việc của Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ tại Việt Nam tuy rất bận nhưng cũng có cơ hội đi lại đây đó trong mấy tuần qua như Huế và Sài Gòn.
Tuần vừa rồi Tuấn đi cùng anh bạn thuộc VAF đến thăm NTQĐBH. Khung cảnh ở đây thật buồn nhưng được biết là 2,447 ngôi mộ cũng đã trùng tu xong do sự đóng góp của nhiều cá nhân và hội đoàn khác nhau [trong đó có Hội BĐQ DC&PC]. Khí hậu bên này ẩm lắm cho nên sau khi quét vôi trắng lên trên mộ được 5-6 tháng thì lại bắt đầu thấy rong rêu. Thật là khổ ải trong việc bảo tồn nghĩa trang cho đúng lòng tôn kính của chúng ta!
Cũng xin báo qúy bác, cô chú và anh chị rõ là ông Đại sứ Ted Osius cũng đã đến thăm NTQĐBH vào ngày 16/10. Ông nói với Tuấn ông đến thăm nghĩa trang trước là để tỏ lòng tôn kính đến sự hy sinh của những anh linh chiến sĩ VNCH nơi đây và cũng để chính ông có thể tự nhận định được tình trạng hiện tại của nghĩa trang. Gởi quý bác, cô chú và anh chị xem hình ông Osius đến thăm nghĩa trang và bản tổng kết trùng tu do VAF tóm lược.
Tuấn thiết nghĩ cộng đồng mình cần hợp lại công sức nhiều hơn nữa mới có thể làm xong việc trùng tu này. Tuấn được may mắn đang làm việc với một ông Đại sứ có tầm nhìn rất xa và thiết tha với nguyện vọng của những người Mỹ gốc Việt.
Vài hàng thăm sức khoẻ qúy bác, cô chú và anh chị và cho Tuấn Hà gởi lời thăm đến Tổng Hội Biệt Động Quân.
Rất kính mến,
Đại tá Tôn Thất Tuấn, Lục quân Hoa Kỳ
Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ
Đại Sứ Quán Hoa Kỳ – Hà Nội, Việt Nam
Lời phát biểu của Trung Tá Tôn Thất Tuấn, Lục Quân Hoa Kỳ - Đêm Hội Ngộ Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận
Monday, September 13, 2010
Đêm Hội Ngộ Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận - Lời phát biểu của Trung tá Tôn Thất Tuấn, Lục Quân Hoa Kỳ. Ngày 12 Tháng 9 Năm 2010 - Falls Church, Virginia
Kính thưa quý niên trưởng Kính thưa quý Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Kính thưa Ban Tổ Chức (BTC) Kính thưa quý Cựu Chiến Binh (CCB) cùng toàn thể quý vị thân mến. Tôi xin phép được tự xưng là “tôi” trong vài phút tới đây để cùng thưa chuyện trong một khung cảnh tuy long trọng nhưng không kém tình huynh đệ chi binh. Thật là một vinh dự cho gia đình chúng tôi được đến dự đêm hội ngộ CCB hôm nay và tôi cũng rất hânh hạnh được chia sẽ với quý vị vài quan điểm và nhận định riêng của mình trên phương diện là một người lính, con của lính, rể của lính, anh của lính, và bây giờ cũng là cha của một người lính. Chân thành cám ơn BTC đã có lời giới thiệu về cá nhân tôi. Phải nói rằng tôi cảm thấy có một phần hơi hổ thẹn vì đã nhận lời để phát biểu mà thường được dành cho khách danh dự, bởi vì đối với tôi, trong đêm nay có rất nhiều bậc lão thành, có rất nhiều vị anh hùng, và có không biết bao nhiêu người đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến tham dự tối hôm nay. Thật vậy, CCB là những vị anh hùng đã chiến đấu cho niềm tin chân chính, phục vụ cho lý tưởng của quốc gia, và hy sinh cả một đời người cho tổ quốc.Tôi rời Việt Nam lúc đó gần 16 tuổi nên cũng đã chứng kiến được nhiều cảnh hào hùng và anh dũng của người CCB – cương quyết, gian nan, và nhiều người cũng đã chịu đựng nhiều đau thương do hậu quả cuả chiến tranh, mà có thể nói rằng, khả năng chịu đựng đó ngoài sức tưởng tượng cuả chính bản thân tôi.Tôi được biết, CCB là những người có lòng quyết tâm và sự dũng cảm, đã chiến đấu hăng say cho tổ quốc và cho dân tộc cho đến những giây phút cuối cùng – tay cầm súng tay bồng con, tay cầm súng lưng cỏng mẹ, mà vẫn cầm súng với đồng đội cho đến khi không còn cầm được nữa.Tôi cũng đã được chứng kiến, CCB là những người có sức chịu đựng dẽo dai, kiên trì, có một sức sống thật mảnh liệt, để còn phải dìu dắt gia đình của họ qua những chặng đường nguy hiểm, chông gai, và đầy thử thách sau biến cố năm 1975.Tôi cũng rất kính phục, CCB là những người có sức nhẩn nại phi thường nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho con cháu họ trưởng thành trên mảnh đất xa lạ nhưng đầy hứa hẹn từ thuở ban đầu, như cha mẹ của chúng tôi đã tạo cơ hội cho vợ chồng tôi và ngay cả cho các con của chúng tôi.
Ngay trong giây phút này, tôi xin quý vị hãy cùng tôi tạm ngưng lại những gì vừa gợi nhớ trong trí óc của chúng ta, để cùng chụp lại những hình ảnh kiêu hùng trong quá khứ cuả người lính Việt Nam Cộng Hòa. Tấm hình đó chính là món quà cuả tôi xin trao tặng đến tất cả quý vị CCB trong đêm nay để đánh dấu sự hy sinh cao cả của một người lính, người anh, người chị, người vợ, người chồng, người cha hay một người mẹ.Tôi vừa mới về lại đây tối hôm qua sau một tuần lễ đi công tác ở Việt Nam. Chuyến đi này cũng như 18 lần đi công tác trước đây, đều tốn ít nhất là một ngày đường mệt mỏi mới tới Việt Nam. Nhưng riêng lần này tôi có mang theo một cái ví tiền nhỏ màu nâu, trong đó có những tấm hình của những người mà tôi chưa bao giờ gặp, để hoàn lại cho thân nhân hoặc gia đình của họ còn ở Việt Nam. Bởi vì trong một trận cận chiến tại tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 2 năm 1968, một người lính Mỹ đã chính tay anh giết chết kẻ địch của mình là một Cộng quân, rồi anh ta đã lấy đi cái ví tiền màu mâu này đem về Hoa Kỳ để làm kỷ vật chiến trường. Nhưng mãi cho đến 2 tuần trước đây, người lính Mỹ này đã nhận định rằng, cái ví tiền mà anh cất giữ bấy lâu nay, đã kéo dài một thảm kịch tinh thần cho chính anh trong suốt bao nhiêu năm qua. Cuối cùng anh đã nhờ tôi đem trả kỷ vật này về lại cho Việt Nam. Ngồi trên máy bay, tôi thầm nghĩ, chẳng lẻ phải cần tới 42 năm trong cuộc đời để người cựu chiến binh Mỹ này có thể xóa đi những hận thù trong cuộc chiến, và để có thể tìm lại sự bình an cho chính anh hay sao!
Tôi nhận thấy quá khứ đã để lại nhiều bài học, thành công cũng như thất bại. Con người không thể thay đổi được quá khứ, nhưng nếu quá khứ được nhận định một cách chính xác, thì chắc chắn con đường dẩn đến tương lai sẽ được rõ ràng và tốt đẹp hơn. Cũng vì chuyện cái ví tiền này làm tôi gợi nhớ một câu chuyện khác đã xảy ra cánh đây không lâu. Tôi không biết đầu đuôi câu chuyện này đã xảy ra như thế nào trong một cửa tiệm ở khu Eden, nhưng lúc đó có một người đàn ông vừa bước ra khỏi tiệm thì ông ta nói ngay với một giọng nói rất là bực tức: “Qua đây tị nạn mà cứ đòi hỏi được như Mỹ, không biết cái thân phận gì hết.” Tôi đã không đoán được ngụ ý của ông ta là như thế nào, nhưng vì lúc đó tôi đang đợi vợ tôi ở bên vỉa hè và cũng vì hơi tò mò, nên tôi đã mạnh dạn bước đến vài bước để trao đổi vài câu tâm sự với ông ta. Kính thưa quí vị, trong mỗi người chúng ta ở đây cũng đã có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau khi đến Hoa Kỳ. Thật vậy, một số người trong chúng ta một thời đã làm người tị nạn, nhưng hôm nay chúng ta không còn là những người tị nạn nữa. Chúng ta vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để đi tìm tự do và đã tìm được tự do trên đất nước thân yêu và đầy hy vọng này. Đối với tôi, chúng ta cũng không phải là người Việt Nam hải ngoại hay là Việt kiều, bởi vì những danh từ đó có một tính cách chính trị, biểu hiệu cho một người công dân mang quốc tịch Việt Nam đang tạm trú, đi học, hoặc đi làm ở nước ngoài. Chúng ta ở đây là những người Mỹ gốc Việt với niềm tự hào, vì ít hay nhiều, trong mỗi người chúng ta cũng đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phồn thịnh và an ninh của nước Mỹ mình.Từ chiến tranh vùng Vịnh cho đến chiến trường bảo vệ tự do hôm nay ở Iraq và Afghanistan, đã không một lần vắng bóng hay thiếu sự đóng góp với nhiều khả năng khác nhau của những người lính Mỹ gốc Việt; và trong đó có 12 người lính Mỹ gốc Việt đã anh dũng hy sinh tại Iraq và Afghanistan. Anh em thế hệ chúng tôi vẫn tiếp tục bước trên con đường hào hùng, anh dũng, nối tiếp theo những nét vàng son trong hình ảnh kiêu hùng của qúy CCB đã ghi lại, và thi hành bổn phận của người công dân xứng đáng như mọi người công dân Mỹ khác ở đây. Kính thưa quý vị, khi chúng ta chấp nhận đứng vào trong vị trí xứng đáng là công dân của nước Mỹ, thì chúng ta sẽ có được một tiếng nói rõ ràng hơn, không những hợp thức hơn, mà còn gây được nhiều ảnh hưởng thiết thực hơn, để dìu dắt cho thế hệ sau được hưởng một tương lai đầy hứa hẹn. Đối với tôi, quý CCB luôn luôn là những vị anh hùng!
Kính thưa quý niên trưởng Kính thưa quý Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Kính thưa Ban Tổ Chức (BTC) Kính thưa quý Cựu Chiến Binh (CCB) cùng toàn thể quý vị thân mến. Tôi xin phép được tự xưng là “tôi” trong vài phút tới đây để cùng thưa chuyện trong một khung cảnh tuy long trọng nhưng không kém tình huynh đệ chi binh. Thật là một vinh dự cho gia đình chúng tôi được đến dự đêm hội ngộ CCB hôm nay và tôi cũng rất hânh hạnh được chia sẽ với quý vị vài quan điểm và nhận định riêng của mình trên phương diện là một người lính, con của lính, rể của lính, anh của lính, và bây giờ cũng là cha của một người lính. Chân thành cám ơn BTC đã có lời giới thiệu về cá nhân tôi. Phải nói rằng tôi cảm thấy có một phần hơi hổ thẹn vì đã nhận lời để phát biểu mà thường được dành cho khách danh dự, bởi vì đối với tôi, trong đêm nay có rất nhiều bậc lão thành, có rất nhiều vị anh hùng, và có không biết bao nhiêu người đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến tham dự tối hôm nay. Thật vậy, CCB là những vị anh hùng đã chiến đấu cho niềm tin chân chính, phục vụ cho lý tưởng của quốc gia, và hy sinh cả một đời người cho tổ quốc.Tôi rời Việt Nam lúc đó gần 16 tuổi nên cũng đã chứng kiến được nhiều cảnh hào hùng và anh dũng của người CCB – cương quyết, gian nan, và nhiều người cũng đã chịu đựng nhiều đau thương do hậu quả cuả chiến tranh, mà có thể nói rằng, khả năng chịu đựng đó ngoài sức tưởng tượng cuả chính bản thân tôi.Tôi được biết, CCB là những người có lòng quyết tâm và sự dũng cảm, đã chiến đấu hăng say cho tổ quốc và cho dân tộc cho đến những giây phút cuối cùng – tay cầm súng tay bồng con, tay cầm súng lưng cỏng mẹ, mà vẫn cầm súng với đồng đội cho đến khi không còn cầm được nữa.Tôi cũng đã được chứng kiến, CCB là những người có sức chịu đựng dẽo dai, kiên trì, có một sức sống thật mảnh liệt, để còn phải dìu dắt gia đình của họ qua những chặng đường nguy hiểm, chông gai, và đầy thử thách sau biến cố năm 1975.Tôi cũng rất kính phục, CCB là những người có sức nhẩn nại phi thường nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho con cháu họ trưởng thành trên mảnh đất xa lạ nhưng đầy hứa hẹn từ thuở ban đầu, như cha mẹ của chúng tôi đã tạo cơ hội cho vợ chồng tôi và ngay cả cho các con của chúng tôi.
Ngay trong giây phút này, tôi xin quý vị hãy cùng tôi tạm ngưng lại những gì vừa gợi nhớ trong trí óc của chúng ta, để cùng chụp lại những hình ảnh kiêu hùng trong quá khứ cuả người lính Việt Nam Cộng Hòa. Tấm hình đó chính là món quà cuả tôi xin trao tặng đến tất cả quý vị CCB trong đêm nay để đánh dấu sự hy sinh cao cả của một người lính, người anh, người chị, người vợ, người chồng, người cha hay một người mẹ.Tôi vừa mới về lại đây tối hôm qua sau một tuần lễ đi công tác ở Việt Nam. Chuyến đi này cũng như 18 lần đi công tác trước đây, đều tốn ít nhất là một ngày đường mệt mỏi mới tới Việt Nam. Nhưng riêng lần này tôi có mang theo một cái ví tiền nhỏ màu nâu, trong đó có những tấm hình của những người mà tôi chưa bao giờ gặp, để hoàn lại cho thân nhân hoặc gia đình của họ còn ở Việt Nam. Bởi vì trong một trận cận chiến tại tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 2 năm 1968, một người lính Mỹ đã chính tay anh giết chết kẻ địch của mình là một Cộng quân, rồi anh ta đã lấy đi cái ví tiền màu mâu này đem về Hoa Kỳ để làm kỷ vật chiến trường. Nhưng mãi cho đến 2 tuần trước đây, người lính Mỹ này đã nhận định rằng, cái ví tiền mà anh cất giữ bấy lâu nay, đã kéo dài một thảm kịch tinh thần cho chính anh trong suốt bao nhiêu năm qua. Cuối cùng anh đã nhờ tôi đem trả kỷ vật này về lại cho Việt Nam. Ngồi trên máy bay, tôi thầm nghĩ, chẳng lẻ phải cần tới 42 năm trong cuộc đời để người cựu chiến binh Mỹ này có thể xóa đi những hận thù trong cuộc chiến, và để có thể tìm lại sự bình an cho chính anh hay sao!
Tôi nhận thấy quá khứ đã để lại nhiều bài học, thành công cũng như thất bại. Con người không thể thay đổi được quá khứ, nhưng nếu quá khứ được nhận định một cách chính xác, thì chắc chắn con đường dẩn đến tương lai sẽ được rõ ràng và tốt đẹp hơn. Cũng vì chuyện cái ví tiền này làm tôi gợi nhớ một câu chuyện khác đã xảy ra cánh đây không lâu. Tôi không biết đầu đuôi câu chuyện này đã xảy ra như thế nào trong một cửa tiệm ở khu Eden, nhưng lúc đó có một người đàn ông vừa bước ra khỏi tiệm thì ông ta nói ngay với một giọng nói rất là bực tức: “Qua đây tị nạn mà cứ đòi hỏi được như Mỹ, không biết cái thân phận gì hết.” Tôi đã không đoán được ngụ ý của ông ta là như thế nào, nhưng vì lúc đó tôi đang đợi vợ tôi ở bên vỉa hè và cũng vì hơi tò mò, nên tôi đã mạnh dạn bước đến vài bước để trao đổi vài câu tâm sự với ông ta. Kính thưa quí vị, trong mỗi người chúng ta ở đây cũng đã có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau khi đến Hoa Kỳ. Thật vậy, một số người trong chúng ta một thời đã làm người tị nạn, nhưng hôm nay chúng ta không còn là những người tị nạn nữa. Chúng ta vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để đi tìm tự do và đã tìm được tự do trên đất nước thân yêu và đầy hy vọng này. Đối với tôi, chúng ta cũng không phải là người Việt Nam hải ngoại hay là Việt kiều, bởi vì những danh từ đó có một tính cách chính trị, biểu hiệu cho một người công dân mang quốc tịch Việt Nam đang tạm trú, đi học, hoặc đi làm ở nước ngoài. Chúng ta ở đây là những người Mỹ gốc Việt với niềm tự hào, vì ít hay nhiều, trong mỗi người chúng ta cũng đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phồn thịnh và an ninh của nước Mỹ mình.Từ chiến tranh vùng Vịnh cho đến chiến trường bảo vệ tự do hôm nay ở Iraq và Afghanistan, đã không một lần vắng bóng hay thiếu sự đóng góp với nhiều khả năng khác nhau của những người lính Mỹ gốc Việt; và trong đó có 12 người lính Mỹ gốc Việt đã anh dũng hy sinh tại Iraq và Afghanistan. Anh em thế hệ chúng tôi vẫn tiếp tục bước trên con đường hào hùng, anh dũng, nối tiếp theo những nét vàng son trong hình ảnh kiêu hùng của qúy CCB đã ghi lại, và thi hành bổn phận của người công dân xứng đáng như mọi người công dân Mỹ khác ở đây. Kính thưa quý vị, khi chúng ta chấp nhận đứng vào trong vị trí xứng đáng là công dân của nước Mỹ, thì chúng ta sẽ có được một tiếng nói rõ ràng hơn, không những hợp thức hơn, mà còn gây được nhiều ảnh hưởng thiết thực hơn, để dìu dắt cho thế hệ sau được hưởng một tương lai đầy hứa hẹn. Đối với tôi, quý CCB luôn luôn là những vị anh hùng!
Chân thành cảm tạ toàn thể quý vị và xin kính chào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét