Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Nhiều siêu thị Việt Nam đã bán cho ngoại quốc

alt

Siêu thị Coop-mart ở Sài Gòn là siêu thị còn lại duy nhất chưa bị bán cho ngoại quốc. Cảnh mua hàng ngày giáp tết Bính Thân 
(ảnh: N.Thịnh)

<!->

Trong dịp họp mặt tất niên vào sáng mồng 4 tết, nhiều chủ công ty ở Sài Gòn tự hỏi rằng tương lai nào đang chờ đợi hàng Việt khi hàng ngoại sẽ theo chân nhà bán lẻ ngoại quốc nhập cảng vào thị trường Việt Nam?
Siêu thị Fivimart luôn được biết tới là hệ thống bán lẻ hàng Việt hàng đầu trong nước với số lượng hàng Việt lên tới hơn 90% trong hệ thống. Tuy nhiên hiện tại đã chuyển nhượng 30% cổ phần cho nhà bán lẻ Nhật Bản – Aeon. Dịp tết Bính Thân, Fivimart bắt đầu dành một phần không gian trưng bày cho nhãn hàng Top Value của đối tác Nhật. Ở siêu thị này, hàng của Nhật Bản đa phần được sản xuất ở nước thứ ba là Hong Kong, Trung cộng. Tuy nhiên, có một điểm khác, đó là khoảng 10% hàng ngoại quốc thuộc hệ thống Aeon toàn cầu, hấp dẫn cả mẫu mã, giá cả, do vậy nhiều khách hàng Việt Nam đến với Aeon Mall cũng đặt sự quan tâm nhiều tới các mặt hàng có thương hiệu của Nhật Bản.

Ngoài Aeon những thương hiệu ngoại như Metro, Lotte, Big C, Parkson, BJC… cũng đang phát triển chóng mặt. Bên cạnh đó, hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới như E-mart (Hàn Quốc), Wallmart (Mỹ), Seven & I Holdings và Takashimaya của Nhật Bản… cũng rục rịch vào Việt Nam làm ăn.
Ghi nhận tính đến ngày 11-02-2016, Fivimart bán 30% cổ phần cho Aeon (Nhật Bản); Citi Mart bán 49% cổ phần cũng cho Aeon; S.mart nay trở thành Simply Mart của AuchanSuper (Pháp); Trần Anh đã bán 31% cho Nojima Corporation (Nhật Bản); Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho Central Group (Thái Lan)...
Những nhà bán lẻ ngoại quốc này không quan tâm hàng Việt hay hàng nhập cảng, họ bán theo đúng sở thích mua hàng của người Việt. Như vậy, so về chất lượng, mẫu mã, thì hàng Việt Nam vẫn không bì lại hàng nhập cảng. Đáng chú ý là khi thương vụ BJC của Thái Lan mua Metro Việt Nam hoàn tất, như đại diện BJC từng tuyên bố sẽ bán 60% hàng Thái trong hệ thống siêu thị này, thì đây sẽ là cú sốc cho các công ty sản xuất hàng hóa gia dụng Việt Nam, vì hàng Thái có chất lượng, giá cả cạnh tranh và đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt.

Không có nhận xét nào: