Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 11 tháng 7 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Cánh Cò - Cú diều và thuộc hạ
10/7/2020
Trong tình hình Trung Quốc ngày một lộng hành hơn trên biển Đông, Mỹ đã có những động thái phải nói là mạnh mẽ và dứt khoát trước các hành vi hiếp đáp những nước nhỏ trong khu vực. Những động thái này làm nhiều nước vững tin hơn vào một chỗ dựa có thể dùng để đối phó với Trung Quốc trong đó có Việt Nam, đất nước bị Trung Quốc hiếp đáp nhất trong khu vực.
Tuy nhiên một bài báo của tờ Dân Việt phỏng vấn tướng về hưu Võ Tiến Trung đã như gáo nước lạnh tạt vào mặt người dân đang trông cậy vào chỗ dựa này. Là một tướng lãnh dù đã về hưu nhưng ông Võ Tiến Trung không thấy được tầm quan trọng của Mỹ trước các hành vi bành trướng của Trung Quốc để có thể phát biểu rằng: “Mỹ đến khu vực Biển Đông trước hết họ muốn khẳng định vị trí siêu cường số 1 về quân sự, kinh tế, không để cho Trung Quốc trỗi dậy, đe dọa đến vai trò của Mỹ. Hành động của Mỹ nhằm "dằn mặt" Trung Quốc, khẳng định tầm ảnh hưởng của Mỹ với thế giới nhưng nó cũng trùng với việc chúng ta đang phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước ta. Nói như vậy để thấy, Mỹ đến Biển Đông và có hành động với Trung Quốc là vì mục đích của họ, không phải đơn thuần để giúp đỡ Việt Nam hay các nước ASEAN trong việc bảo vệ chủ quyền.”<!>
<!>
Việt Nguyễn  - Bầy thú và lũ người
11/07/2020
Những gia đình thành thị Sài Gòn chưa một ngày làm nông bị đẩy lên những vùng nông thôn hẻo lánh, gọi là đi kinh tế mới nhưng thật ra mục đích chính trị là để cô lập họ với những người của chế độ cũ.
Theo một nghiên cứu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng, có khoảng 5 triệu người đã bị cưỡng bức đi các vùng kinh tế mới từ năm 1975 đến năm 2000. Các biện pháp cưỡng bức là thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và nhu yếu phẩm, không cho trẻ con nhập học, công an khủng bố tinh thần,…
Kinh tế VN: 'Hậu Covid-19 chỉ là triệu chứng, phải đổi mới về nền tảng'
Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
11/7/2020
Thị trường Việt Nam trên thế giới bắt đầu hẹp lại và có rất nhiều việc mà đất nước với khoảng 97 triệu dân cần phải làm để đương đầu với những khó khăn trong giai đoạn hậu Covid-2019, theo một chuyên gia kinh tế từ trong nước.
"Nhưng tự Việt Nam cũng chưa đã thực sự là một nền kinh tế thị trường, mà mới bập bẹ đi học theo cách vận hành theo kinh tế thị trường, thì đấy là điều đáng quan tâm về mặt cơ chế, thể chế mà Việt Nam cần phải có những tư duy mạnh mẽ hơn.
"Các vị quản lý nhà nước phải giải tỏa ám ảnh của những học thuyết cũ kỹ và phải ra khỏi những cái đấy hầu đi vào trong nền kinh tế thị trường một cách mạnh dạn hơn, thì đó là điều Việt Nam hiện còn chưa làm được, vẫn còn rất là chậm tiến về việc ấy.

Một dòng sông khô cạn: Cá, Lúa và an ninh lương thực trong khu vực Mekong

(A River Drained: Fish, Rice, and Food Security in the Mekong)

Peiying Loh – Bình Yên Đông lược dịch
Kontinentalist – June 26, 2020


Sông Mẹ cho Cuộc sống

Mekong là con sông dài thứ 12th trên thế giới và là một mạch sống thiết yếu của nhiều người ở Đông Nam Á (ĐNA).  Được gọi là Sông Mẹ (แม่น้ำโขง) ở Thái Lan và Lào, Mekong mang lại thực phẩm phong phú và nhiều tài nguyên cho 6 quốc gia nó chảy qua.

Lưu vực và đa dạng sinh học

Mekong cùng các phụ lưu và chi lưu tạo thành lưu vực Mekong, một lưu vực phức tạp – một vùng trong đó các sông, rừng và đất đai có một liên hệ cộng sinh – thoát nước cho một diện tích 795.000 km2.  Nguồn của sông ở Cao nguyên Tây Tạng trong thượng lưu vực Mekong.  Khoảng ½ chiều dài của sông chảy qua Trung Hoa, nơi nó được gọi là Lancang Jiang (澜沧江) (Lạn Thương).
Điểm tin báo ngày Thứ bảy 11 tháng 7 năm 2020

Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố cuộc thanh trừng nội bộ lớn

CCP Announces Major Internal Purge: “It Will Be Like Yan’an”

MASSIMO INTROVIGNE

10/7/2020


Lược dịch bởi TS Phạm Đình Bá

Tóm lược:

Vào ngày 8 tháng 7 năm 2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố và triển khai chương trình thí điểm rộng lớn để thanh trừng trong nội bộ những đảng viên và cán bộ trong các guồng máy đảng, chính phủ, pháp lý và công an mà lãnh đạo cho là thối hóa. Chương trình nầy mô phỏng theo Chiến dịch Thanh trừng Yan'an (運動) đẫm máu của Mao Trạch Đông diễn ra từ năm 1942 đến 1944 với kết quả là khoảng 30.000 đảng viên và cán bộ bị thanh trừng và khoảng 10.000 đảng viên và cán bộ bị xử tử. Theo dự án, chương trình thí điểm sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm 2020. Chiến dịch quốc gia sẽ được bắt đầu vào tháng 1 năm 2021 và hoàn thành vào quý đầu tiên của năm 2022.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 11 tháng 7 năm 2020

Thế giới "sau" đại dịch : Giữ gì ? Vứt gì ? Thấy gì ?

Tuần báo L'Obs phỏng vấn nhà triết học Bruno Latour.

Hồ sơ - Tranh luận báo L’OBS

Giữ gì ? Vứt gì ? Thấy gì ?

Của thế giới trước, chúng ta vứt bỏ gì ? giữ lại gì ? Chúng ta tạo được cái gì mới. Để tư duy “ thế giới sau ”, nhà triết học Bruno Latour đã thiết kế một bảng câu hỏi gồm ba điểm mà báo L’Obs (người quan sát) quyết định gửi đến hai mươi lăm nhân vật thuộc mọi chân trời, từ Nicolas Hulot lãnh đạo « Đảng Xanh » đến bà thủ tướng Iceland Katrín Jakobsdóttir, thông qua nhà văn Nicolas Mathieu giải thưởng Goncourt , nhà kinh tế Thomas Piketty, bà Isabelle Kocher cựu giám đốc tổng công ty năng lượng Engie, bà Valérie Pécresse, chủ tịch miền Ile-de-France.

Ta đã làm quá chăng ?

Tôi không phải là một chuyên gia trong vấn đề này, nhưng tôi muốn so sánh với sự kiện khủng bố. Sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 tất nhiên là phải đối phó, các nhà nước chúng ta đã lao vào một chiến tranh không cùng chống khủng bố ; phong tỏa là một phản ứng chính đáng, nhưng chúng ta không nên biến nó thành một trường kỳ chinh chiến chống vi trùng. Chúng ta phải sống với virus chứ ; nhưng câu hỏi là : làm cách nào ? Dịch bệnh không phải là một thảm họa tự nhiên rơi xuống đầu chúng ta.
Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Cập nhật ngày 11 tháng 7 năm 2020
Thương chiến Ấn-Trung: Đòn phản công ‘không khoan nhượng’ của Ấn Độ khiến Trung Quốc điêu đứng
Tâm An
 10/07/20
Gần đây, Trung Quốc đang phải trả giá cho những cuồng vọng bành trướng quân sự chính trị của mình khi Ấn Độ không ngại ngần khơi mào và leo thang cuộc thương chiến Ấn-Trung giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trong khi đó, Ấn Độ có khả năng "mất nhiều hơn" khi tham gia vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Gokhale, cựu ngoại trưởng Ấn Độ, nói rằng các nước không còn có thể bỏ qua những vi phạm của Bắc Kinh và phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo The New York Times.
Nguồn Bản tin ngày Thứ bảy 11 tháng 7 năm 2020

Không có nhận xét nào: