Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Biển Đông : Úc phản đối yêu sách của Trung Quốc lên LHQ - Thu Hằng RFA


Image en ligne


Đến lượt Úc bác bỏ bản đồ đòi chủ quyền hình "lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông. (@wikipedia.org) - Thu Hằng
Trong công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 23/07/2020, phái bộ thường trực của Úc lên án Bắc Kinh tự vẽ “đường 9 đoạn”, đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông là “không có cơ sở pháp lý” và “không có giá trị” theo phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Công hàm được Úc gửi lên Liên Hiệp Quốc chỉ một tuần sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức công bố bản “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách tại Biển Đông” ngày 13/07/2020. Trước đó, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cũng lần lượt gửi công hàm phản đối những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
<!>
Trong công hàm, chính quyền Úc bác yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” hoặc “quyền lợi hàng hải” được thiết lập trong suốt “quá trình hoạt động lâu dài trong lịch sử”. Canberra khẳng định đường cơ sở được Trung Quốc tự vẽ (đường 9 đoạn) là “không phù hợp” với UNCLOS, vì vậy, Úc bác mọi đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng nội thủy, lãnh hải, hoặc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế dựa trên bản đồ này.
Chính phủ Úc cũng không chấp nhận bản ghi chú ngày 17/04/2020 của Trung Quốc khẳng định chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi”.
Canberra khuyến khích tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc, làm sáng tỏ những yêu cầu hàng hải và giải quyết tranh chấp theo con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Vịnh Bắc Bộ

Dù tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng trong thời gian gần đây, Trung Quốc vẫn quyết định tập trận bắn đạn thật ở bờ tây bán đảo Lôi Châu (gần đảo Hải Nam), sát Vịnh Bắc Bộ, trong vòng 9 ngày, từ 25/07 đến 02/08.
Trong thông báo ngày 23/07/2020 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, được South China Morning Post trích dẫn, cuộc tập trận được tiến hành theo hai giai đoạn : Giai đoạn 1 có quy mô rộng, từ ngày 25 đến 27/07 ; giai đoạn 2 từ 28/07 đến 02/08 được tiến hành ở một khu vực có bán kính 8 km.
Quân đội Trung Quốc cảnh báo tập trận bắn “đạn thật rất mạnh” nên cấm mọi hoạt động đánh bắt và lưu thông hàng hải trong vùng cho đến hết Chủ Nhật 02/08.
Theo Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự ở Hồng Kông, đây là một đợt tập trận thông thường của quân đội Trung Quốc để nâng cao khả năng chiến đấu, nhưng cũng có thể mở đầu cho cuộc tập trận đổ bộ lên bãi biển được dự kiến vào tháng Tám.
Quân đội Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận sau khi Hải Quân Mỹ điều hai đội tầu sân bay tiến hành nhiều cuộc tuần tra chung ở Biển Đông để bảo vệ lưu thông hàng hải.

Úc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
RFA

2020-07-24

Image en ligne


Hình minh hoạ. Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 25/9/2019 ở New York
 AFP
Úc hôm 23/7 gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền đối với “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Công văn của Úc được đăng trên trang web của Uỷ ban Giới hạn Thềm lục địa của UN vào hôm thứ Sáu, ngày 24/7.
Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, lấn vào các vùng đặc quyền kinh tế của những nước láng giềng. Toà Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của toà.
Công văn của Úc có đoạn viết: “Chính phủ Úc bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc không tuân theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đặc biệt là các yêu sách trên biển không tuân theo các quy định về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể.”
Theo công văn này, Úc đã bác bỏ đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với Tứ Sa là các quần đảo trên Biển Đông bao gồm Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield). Và như vậy Úc bác bỏ các yêu sách quyền lợi của Trung Quốc liên quan đến vùng nội thuỷ, lãnh hải, đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa mà Trung Quốc áp dụng dựa trên các đường cơ sở thẳng này.
Trung Quốc trong các tháng qua đã gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định các yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông của mình bao gồm việc tiến hành tập trận, điều các tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines bất chấp những phản đối của các nước.
Hôm 13/7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lần đầu tiên chính thức lên tiếng phản bác các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo cho rằng thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông như là vương quốc biển của họ. Hoa Kỳ đứng về phía các quốc gia đồng minh Đông Nam Á và đối tác trong nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên xa bờ, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.
Mới đây, vào ngày 21/7, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Dù lên tiếng phản bác các yêu sách của Trung Quốc nhưng Úc và Mỹ đều không phải là các nước có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc nhiều lần lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đang khuấy động, gây bẩn ổn trong khu vực khi gửi tàu chiến và máy bay đến Biển Đông.

Không có nhận xét nào: