Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 27/7/3020 - Hoa Tự Do

Những hạt giống lạ mà người dân Mỹ nhận được nghi đến từ Trung Quốc - Mỹ cảnh báo không gieo trồng ‘hạt giống bí ẩn’ nghi gửi từ Trung Quốc Bộ Nông nghiệp bang Virginia (Mỹ) cho biết hôm thứ Sáu (24/7) rằng, một số cư dân đã nhận được các gói lạ trong đó chứa các hạt giống cây “bí ẩn” nghi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số cư dân ở các tiểu bang Utah, Arizona cũng loan báo, trong vài tuần qua, họ nhận được qua đường bưu điện các gói hạt giống tương tự. Bộ Nông nghiệp bang Virginia kêu gọi những người nhận không gieo trồng những hạt giống cây này, vì đây có thể là những loài thực vật xâm lấn. Có một vài giả thiết cho rằng, liệu đây có phải là đang mở màn cho một cuộc chiến tranh sinh học.<!>
Động đất ở Việt Nam và Trung Quốc
Khoảng 12h15 thứ Hai (27/3), một trận động đất cường độ 5,3 độ richter xảy ra ở Sơn La (Lai Châu) gây ra dư chấn khiến người dân các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội cũng cảm nhận được sự rung lắc.
Trên trang volcanodiscovery, nhiều người cho biết sự cảm nhận của họ về trận động đất. Có người nói ở tầng 10 Times City (Minh Khai), đang ngủ trưa thì cảm thấy rung lắc, dường như rung lắc tới 3 lần, mỗi lần trong vài giây. Có người ở tòa Hpc Landmark 105 (Hà Đông) cảm nhận được rung chuyển hơn 1 phút. Các khu vực Lĩnh Nam, Tây Hồ có chấn động khoảng 20 đến 30s. Nhiều người ở Long Biên, Đội Cấn, Văn Quán và Mỹ Đình đều cảm nhận được trận động đất này. Theo earthquake-report, trận động đất Sơn La tác động tới một vài khu vực ở Lào.
Trong khi đó, khoảng 5h50 sáng (giờ địa phương) cùng ngày, một trận động đất cường độ 4,5 độ richter xảy ra ở Khu Tự trị Tây Tạng (Trung Quốc), tâm chấn 10km.

Chính quyền Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức để sản xuất khẩu trang cho dịch COVID-19

Video được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị cạo trọc đầu, bị bịt mắt, còng tay, và bị vận chuyển tới các nhà máy cưỡng bức lao động 
Một cuộc điều tra của The New York Times (NYT) phát hiện ra rằng, một số công ty Trung Quốc đang sử dụng nguồn nhân lực bị nghi ngờ là “lao động cưỡng bức” từ dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương để sản xuất các khẩu trang và các vật dụng y tế khác trong đại dịch COVID-19. Các nhà quan sát chỉ ra rằng chương trình cưỡng bức lao động là do chính quyền Trung Quốc bảo trợ, trong khi đó Bắc Kinh gọi đây là hình thức “xóa đói giảm nghèo”.
Theo công bố của chính quyền Trung Quốc, chỉ có 4 công ty ở Tân Cương sản xuất thiết bị bảo vệ y tế trước khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, theo cuộc điều tra của NYT, tính đến 30/6, có tới 51 công ty ở khu vực này sản xuất các thiết bị y tế. Sau khi xem xét các bản tin của giới truyền thông nhà nước và hồ sơ công khai của Trung Quốc, NYT nhận thấy rằng ít nhất 17 trong số các công ty đó có hoạt động vận chuyển lao động, trong đó có những người Duy Ngô Nhĩ bị đưa tới để làm việc tại các nhà máy.
Các công ty này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong nước, nhưng NYT đã xác định được một số công ty khác ngoài Tân Cương sử dụng lao động người Duy Ngô Nhĩ để xuất khẩu hàng hoá ra toàn cầu. Phóng viên của tờ báo đã theo dõi một lô hàng khẩu trang cho một công ty cung ứng y tế ở bang Georgia của Hoa Kỳ. Lô hàng này đến từ một nhà máy ở tỉnh Hồ Bắc, tại đó có hơn 100 công nhân Duy Ngô Nhĩ được gửi đến. Các công nhân được yêu cầu học tiếng Quan Thoại và phải cam kết trung thành với chính quyền Trung Quốc tại các buổi lễ chào cờ hàng tuần.
Chính sách này của ĐCSTQ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước như một hình thức “xóa đói giảm nghèo”. Phòng điều tra nhân quyền tại Đại học California và tổ chức Dự án nhân quyền Duy Ngô Nhĩ đã thu thập được hàng chục video và báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội ghi lại những vụ vận chuyển lao động gần đây.
NYT đã liên hệ Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ để đề nghị bình luận. Người phát ngôn của Đại sứ quán nói rằng chương trình này giúp cư dân địa phương có việc làm, thoát khỏi nghèo đói và tiến tới cuộc sống no đủ.
Tuy nhiên, bà Amy K. Lehr, giám đốc của Sáng kiến Nhân quyền tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết đó là hành vi cưỡng ép lao động. Bà nói với NYT rằng chương trình của Trung Quốc thực chất là buộc người dân phải vào làm việc tại các nhà máy. “Và đó có thể được coi là lao động cưỡng bức theo luật pháp quốc tế”, bà Amy nói.

Người nghi nhiễm Covid-19 bơi vượt sông vào Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc hôm nay (27/7) cho biết, người Triều Tiên đào tẩu có thể đã chui qua cống rồi bơi vượt sông từ đảo Gwanghwa để quay lại Triều Tiên, theo hãng tin Yonhap.
“Chúng tôi phát hiện địa điểm nơi anh ta vượt biên về miền bắc tại đảo Ganghwa, khi tìm thấy một chiếc túi được cho là của anh ta”, đại tá Kim Jun-rak, phát ngôn viên Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, nói trong cuộc họp báo cùng ngày.
Vụ việc nam thanh niên 24 tuổi vượt biên được Triều Tiên công bố hôm 26/7 khi nói rằng “người bỏ trốn” nay đã trở về nhà ở thành phố biên giới Kaesong mang các triệu chứng nhiễm virus corona. Anh ta từng vượt biên tới Hàn Quốc vào năm 2017 bằng cách bơi qua sông tới hòn đảo Gyodong nằm phía tây đảo Ganghwa. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố và ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn virus lây lan.

Trung Quốc-Pakistan bí mật ký kết thỏa thuận sinh học

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pakistan Imran Khan 
Mới đây, truyền thông Ấn Độ đưa tin nói rằng, Viện Virus Vũ Hán và quân đội Pakistan đã có thỏa thuận bí mật với khả năng nhằm mở rộng chiến tranh sinh học.
Theo truyền thông Ấn Độ, phóng viên điều tra người Úc Anthony Klan mới đây đã công bố báo cáo điều tra nói rằng, Viện virus học Vũ Hán Trung Quốc với Tổ chức Khoa học & Công nghệ Quốc phòng quân đội Pakistan (Defence Science & Technology Organization) có thể đã bí mật ký kết thỏa thuận 3 năm với tên gọi “Nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm mới”, nhằm triển khai dự án nghiên cứu những căn bệnh chết người như bệnh than (anthrax) và vi khuẩn Bacillus thuringiensis với cam kết “kiểm soát sự lây lan của các bệnh sinh học”.
Anthony Klan trích dẫn nguồn tin tiết lộ rằng, dự án hợp tác được đặt tên là “Hợp tác nghiên cứu về kiểm soát sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm mới và các bệnh lây qua đường trung gian”, được Trung Quốc tài trợ hoàn toàn.
Theo đó, Viện Virus học Vũ Hán cung cấp tài chính, đào tạo cho các nhà khoa học Pakistan cùng hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu virus.
Trung Quốc và Pakistan đã tiến hành các thí nghiệm về virus “sốt xuất huyết Congo” (CCHF), độ nguy hiểm của loại virus này tương đương với virus Ebola, với tỷ lệ gây tử vong là 25%. Tuy nhiên, theo phóng viên Anthony Klan, mức độ an toàn sinh học của các phòng thí nghiệm liên quan vẫn chưa đạt đến mức P4.
Anthony Klan cho biết thêm, các chuyên gia chỉ ra rằng, quỹ tài trợ của chính quyền Trung Quốc ở Pakistan có tên gọi là “Chống Ấn Độ”, đồng thời, Bắc Kinh cũng muốn những nghiên cứu nguy hiểm được thực hiện ở những nơi xa xôi, để không ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Ngoài ra, theo các tin tức công khai, Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cũng đã từng giúp một trường đại học ở Kazakhstan thành lập phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp cao.
Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân cũng có phòng thí nghiệm sinh học P4 giống Viện nghiên cứu virus Vũ Hán.
Các chuyên gia của Viện đã cho lai tạo virus cúm gia cầm gây tử vong cao với virus cúm ở người khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có phải họ đang phát triển vũ khí sinh học hay không.

Trung Quốc ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao

Trung Quốc báo cáo 61 ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày Chủ nhật (26/7), con số này là mức cao nhất trong ngày kể từ ngày 6/3, theo Reuters.
Trong số đó, 57 trường hợp lây nhiễm trong nước. Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết đây là mức cao nhất kể từ ngày 6/3 khi có 75 ca nhiễm mới trong ngày. Trong số các trường hợp nhiễm mới, số ca nhiễm ở Tân Cương tăng gần gấp đôi so với 1 ngày trước đó, lên tới 41.
Tỉnh Liêu Ninh báo cáo 14 trường hợp, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp có ca nhiễm mới. Tỉnh Cát Lâm báo cáo 2 trường hợp mới, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 5, liên quan đến những người qua lại tỉnh láng giềng Liêu Ninh. Trung Quốc cũng ghi nhận 44 bệnh nhân không triệu chứng, giảm so với ngày trước đó là 68 người.

Triều Tiên nói được mùa tảo bẹ

Truyền thông Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, bất chấp các điều kiện thời tiết bất thường kéo dài trên thế giới đã ảnh hưởng đến việc nuôi cá xa bờ, vào tháng 5 và tháng 6, các trại nuôi cấy ngoài khơi ở tỉnh Nam HwangHae và các vùng khác của Triều Tiên đã nỗ lực để có vụ mùa bội thu các loài động vật và thực vật biển, bao gồm tảo bẹ, rong biển, hàu, trai, vẹm và sò điệp.
Tờ báo nói, những người nuôi trồng chú trọng tăng sản lượng tảo bẹ vì đây là một kho tàng chứa các loại dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu gia tăng trong ngành thực phẩm và dược phẩm.

Trung Quốc có nhiều thành phố bị giám sát nhất thế giới

Trong số 20 thành phố bị giám sát nhiều nhất thế giới, thì 18 thành phố ở Trung Quốc, một nghiên cứu công bố trên trang web công nghệ Comparitech của Anh cho hay, theo SCMP.
Nghiên cứu này cho biết thêm, Trung Quốc là là quốc gia chiếm hơn một nửa số camera giám sát được sử dụng trên toàn cầu. Một trong những lập luận chính ủng hộ việc giám sát người dân là nhằm ngăn chặn tội phạm, nhưng việc gắn nhiều camera giám sát không đồng đồng nghĩa với tỷ lệ tội phạm giảm. Nghiên cứu đã so sánh số lượng camera giám sát công cộng với các chỉ số tội phạm được báo cáo dựa trên các cuộc khảo sát của Numbeo, một cơ sở dữ liệu cộng đồng.
Nữ Giáo sư Severine Arsene ở Hồng Kông cũng đưa ra đánh giá tương tự. Bà cho biết, camera giám sát của Trung Quốc có thể giúp truy bắt các tội phạm ăn cắp vặt, hoặc làm mất trật tự công cộng, nhưng không thể giúp phát giác tội phạm tham nhũng, trốn thuế, hay các tội phạm tài chính khác.

Mỹ tăng gấp đôi mức đầu tư cho nghiên cứu vắc xin Covid-19

Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi khoản đầu tư tài chính, lên tới gần 1 tỷ USD, để đẩy nhanh tiến trình phát triển loại vắc-xin điều trị Covid-19 tiềm năng đang được công ty Moderna của Mỹ nghiên cứu. Vắc xin của Moderma sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.vào ngày thứ Hai (27/7), theo AFP.
Moderna hôm Chủ nhật cho biết, chính phủ Mỹ hiện có kế hoạch chi thêm 472 triệu USD, bên cạnh khoản khoản đầu tư 483 triệu USD đã được công bố trước đây.
Moderna cho biết khoản đầu tư bổ sung sẽ được sử dụng để “mở rộng” đáng kể các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn thứ ba của một loại vắc-xin nhiều tiềm năng cho 30.000 người.

Ngôi sao phim ‘Cuốn theo chiều gió’ qua đời ở tuổi 104

Olivia de Haviiland trong bức ảnh công bố phim 'Cuốn theo chiều gió' năm 1939 
Minh tinh Olivia de Haviiland, một trong những diễn viên chính của bộ phim kinh điển ‘Cuốn theo chiều gió’, đã qua đời hôm 25/7, hưởng thọ 104 tuổi.
Theo Hollywood Reporter, Olivia de Havilland qua đời khi đang ngủ, tại nhà riêng, ở Paris, nơi bà đã sống hơn 60 năm.
Theo Entertainment Weekly, tang lễ sẽ diễn ra riêng tư. Người hâm mộ có thể tỏ lòng tưởng nhớ nữ diễn viên tại Nhà thờ Mỹ ở Paris, Pháp.
Olivia de Havilland sinh năm 1916 tại Nhật Bản, rồi chuyển tới Mỹ 3 năm sau đó. Bà được đánh giá là một trong những ngôi sao cuối cùng của thế hệ vàng Hollywood.
Năm 19 tuổi, Olivia de Havilland góp mặt trong Giấc mộng đêm hè (A Midsummer Night’s) năm 1935, ký hợp đồng làm việc 7 năm với hãng phim Warner Bros.
Ngoài vai diễn nàng Melanie trong Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) năm 1939, Olivia de Havilland còn góp mặt trong nhiều bộ phim thành công khác như Người thừa kế (The Heiress) năm 1949.
Trong sự nghiệp diễn xuất, Olivia de Havilland đạt hai tượng vàng Oscar cùng hàng loạt giải thưởng danh giá khác.

Mỹ: Người biểu tình BLM phá hoại, tấn công cảnh sát

Reuters đưa tin, hàng chục người đã bị bắt và nhiều cảnh sát bị thương sau các cuộc biểu tình BLM (Black Lives Matter – mạng sống người da đen đáng giá) quá khích diễn ra vào thứ Bảy (25/7) tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Cảnh sát cho biết lực lượng an ninh đã sử dụng vũ khí không sát thương trong nỗ lực giải tán hàng ngàn người vào buổi chiều tối, sau khi nhiều người biểu tình đốt cháy công trường xây dựng của một tòa án và trại giam giữ trẻ vị thành niên ở Quận King.
Đến 10 giờ tối, cảnh sát đã thực hiện 45 vụ bắt giữ liên quan đến vụ bạo loạn ở khu vực phía đông, Cảnh sát Seattle thông tin trong một bài đăng trên Twitter, và cho biết thêm: “21 sĩ quan cảnh sát đã bị thương nặng sau khi bị người biểu tình ném gạch, đá và các chất nổ khác vào người”.

Tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ Latinh diễn biến xấu

Số ca nhiễm virus Vũ Hán ở khu vực Mỹ Latinh lần đầu tiên đã vượt qua tổng số người nhiễm loại virus này ở cả Hoa Kỳ và Canada, theo một thống kê của Reuters được công bố vào Chủ nhật.
Tính tới Chủ nhật, Mỹ Latinh có 4.327.160 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán so với 4.303.495 ca nhiễm nCoV ở Hoa Kỳ và Canada. Cùng ngày, các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh như Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Argentina đều có số ca nhiễm mới tăng cao.
Số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán tăng nhanh khiến châu Mỹ Latinh trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Hiện khu vực này chiếm 26,83% số trường hợp mắc Covid-19 trên toàn thế giới.
Triều Tiên bất ngờ phong tỏa thành phố sát biên giới Hàn Quốc
image.png

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kèm quyết định phong tỏa thị trấn Kaesong gần biên giới liên Triều, sau khi một người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc bị nghi nhiễm Covid-19 trở về nước thông qua con đường vượt biên trái phép, truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết hôm Chủ nhật (26/7).

Ông Kim đã triệu tập một cuộc họp khẩn của bộ chính trị để đáp trả cái mà ông gọi là một “tình huống nguy hiểm trong đó con virus độc hại có thể đã xâm nhập đất nước”, KCNA đưa tin.
 
Máy bay trinh sát Mỹ hiện diện kỷ lục trên biển Đông
Hoa Kỳ đã tăng cường trinh sát trên không ở mức tần suất kỷ lục ngoài khơi Trung Quốc và tại Biển Đông, tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) dẫn thông tin từ Viện nghiên cứu Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.

“Hiện tại, quân đội Mỹ đang gửi ba đến năm máy bay trinh sát mỗi ngày tới khu vực Biển Đông”, SCSPI cho biết. “Trong nửa đầu năm 2020 – với tần suất cao hơn, khoảng cách gần hơn và nhiều chuyến trinh sát hơn – hoạt động trinh sát trên không của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới”.

SCSPI cho biết số liệu thống kê của họ cho thấy các chuyến bay của các máy bay Mỹ đến khu vực cách đất liền khoảng 50 đến 60 hải lý là “khá thường xuyên”. Đặc biệt trong 3 tuần đầu tháng 7, SCSPI đã ghi nhận kỷ lục 50 lần xuất kích của các trinh sát cơ – hoạt động gần các căn cứ quân sự trên đất liền của Mỹ trải dài đến Biển Đông – trùng khớp với thời điểm diễn ra các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực.

Anh quyết đối phó với Nga, Trung Quốc trong không gian
Anh sẽ tăng cường khả năng chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga trong không gian, theo đề xuất từ một bản đánh giá quốc phòng toàn diện nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết.

Viết trên tờ The Telegraph, vị Bộ trưởng Quốc phòng cảnh báo “Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí tấn công trong không gian” sau khi Anh và Mỹ cáo buộc Nga thử nghiệm một loại đạn giống vũ khí có thể nhắm đến các vệ tinh.
 
Ông Wallace cho biết bản đánh giá quốc phòng tổng hợp sẽ được trình lên Thủ tướng Johnson vào năm tới. Theo đề xuất từ bản đánh giá, Bộ Quốc phòng sẽ “chuyển hướng” sự tập trung ra khỏi lĩnh vực chiến tranh thông thường, khi Bộ này sẽ “được tái định hướng để hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực mới nhất là không gian, không gian mạng và ngầm dưới biển”.

Apple bắt đầu sản xuất iPhone phiên bản cao cấp ở Ấn Độ
Nhà sản xuất Foxconn – đơn vị sản xuất iPhone chủ lực của Apple – đã bắt đầu thiết lập các đơn vị sản xuất iPhone 11 tại một cơ sở gần Chennai ở Ấn Độ, tờ TechCrunch đưa tin. Đây là lần đầu tiên Apple sản xuất một trong những dòng smartphone flagship của mình tại quốc gia Nam Á này.

Apple đã sản xuất các mẫu iPhone giá rẻ hơn ở Ấn Độ kể từ năm 2017, và đã từng cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất các mẫu cao cấp hơn đến đây.

Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới vào năm 2019, vượt trên Mỹ và chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo TechCrunch, Apple có kế hoạch gia tăng quy mô sản xuất ở Ấn Độ, điều này sẽ giúp giảm mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi hầu hết iPhone hiện đang được sản xuất hiện nay.

EU chê vắc xin WHO cung cấp ‘mắc và chậm’, tự tìm hướng đi mới
Liên minh châu Âu EU hiện không hứng thú với việc mua trước các liều vắc-xin COVID-19 tiềm năng thông qua một sáng kiến do Tổ chức Y tế Thế giới thành lập, bởi họ cho rằng giải pháp này chậm mà lại có chi phí cao, hai nguồn tin của EU chia sẻ với Reuters. EU cũng đang đàm phán với các hãng dược phẩm để chế tạo các liều vắc-xin có mức giá rẻ hơn 40 USD.
 
Quan điểm này cho thấy EU chỉ ưu tiên một phần phương thức tiếp cận chung toàn cầu trong cuộc đua chế tạo vắc-xin COVID-19. Tuy EU ủng hộ các sáng kiến tiếp cận công bằng và đồng thời với vắc xin Covid-19 trên toàn cầu, họ vẫn sẽ ưu tiên các nguồn cung cho người dân EU.

Động thái này cũng có thể giáng một đòn mạnh vào sáng kiến COVAX do WHO dẫn đầu nhằm bảo đảm vắc-xin cho tất cả mọi người.

“Dựa vào COVAX sẽ dẫn đến giá cao hơn và nguồn cung chậm hơn”, một trong hai quan chức EU cho biết.

Theo cơ chế COVAX, EU có thể đặt hàng vắc-xin Covid-19 trước với mức giá ước tính 40 USD/một liều đối với các nước giàu, quan chức này cho biết, tuy nhiên EU có thể xoay sở để mua với mức giá rẻ hơn với kế hoạch của riêng mình.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: