Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Khi Quý Bà Múa Bút - Sương Lam

TRAITIMNHIEUMAUSAC.gif
 
Đây là bài số năm trăm hai mươi bốn  (524) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon. Người viết yêu thơ thích nhạc nên có phúc duyên sinh hoạt  với những người bạn văn nghệ cũng yêu thích thơ văn như tôi, đặc biệt trong hiện tại là Nhóm Cô Gái Việt và Nhóm Minh Châu Trời Đông  mà thành viên của Nhóm chỉ là quý phu nhân mà thôi, "For women only". Smile! Trước kia người viết cũng đã sinh hoạt với Nhóm Phụ Nữ Việt, rất dễ thương và chuyên viết về những chủ đề liên quan đến phụ nữ.  Người viết cộng tác với Nhóm Phụ Nữ Việt với mục “Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng”  trước khi về giữ mục Một Cõi Thiền Nhàn trên Oregon Thời Báo đến nay đã hơn 10 năm rồi.  Hiện tại vì quá bận với sinh hoạt gia đình và sinh hoạt văn nghệ khác nhưng người viết vẫn "Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng" với Nhóm PNV vì tình cảm văn nghệ của chúng tôi vẫn còn đó.
<!> 
 Quý vị phu nhân trong Nhóm Cô Gái Việt  và Nhóm Minh Châu Trời Đông hiện tại là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, có vị là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Miền Đông. có vị đã đoạt những giải thưởng hạng nhất, hạng nhì, giải danh dự của Giải Viết về Nước Mỹ của Việt Báo và các giải thưởng thơ văn  khác v..v... Người viết đã giới thiệu các sinh hoạt của qúy nhà văn, nhà thơ nữ này trong Board Văn Học Nghệ Thuật trong trang Pinterest của người viết.
 Xin mời quý thân hữu muốn biết sinh hoạt của qúy vị anh thư tài hoa này xin mời ghé vào trang Văn Học Nghệ Thuật này qua link dưới đây nhé:

Board Văn Học Nghệ Thuật Sương Lam Pinterest
de thương TT.gif
 Riêng sinh hoạt thơ văn của người viết chỉ là “sinh hoạt tài tử” để "vui với đời một tí" mà thôi chứ  tôi không có hoài vọng trở thành một văn sĩ, thi sĩ  chuyên nghiệp nổi tiếng, nên người viết an phận hoạt động trong mục Một Cõi Thiền Nhàn của người viết mà thôi, chứ không ra mắt sách hay tham dự những buổi họp mặt văn nghệ quan trọng của giới văn nghệ sĩ được tổ chức ở những thành phố lớn.  
Cái bút hiệu Sương Lam của tôi được bắt đầu từ  năm 1961 vì  tôi ưa thích màu lam thanh nhã, mơ mơ ảo ảo, khói hương thanh thoát nơi cửa Phật nên tôi lấy tên của tôi ghép vào màu lam để đặt thành bút hiệu ký dưới các bài viết, bài thơ của tôi.  Thật tầm thường, thật giản dị, bạn nhỉ?  Và cũng từ đó, hình như cuộc đời của tôi cũng giản dị, tầm thường, thanh thoát, mơ màng, lãng mạn  như sương lam trên đỉnh núi mà bạn thường thấy vào những ngày chớm Thu nơi xứ người. Thú thật, tôi yêu mùa Thu hơn những mùa khác vì cái thi vị sương lam lãng đãng nhè nhẹ quyện vào lá vàng rơi rơi trên hè phố.
Xin mời các bạn đọc bài thơ Làm Thơ đầu tiên của người viết khi tôi mới bắt đầu làm thơ năm 1961 cho vui nhé:
Làm Thơ
Tôi đây cũng muốn tán nàng Thơ
Thơ thẩn canh dài để mộng mơ
Ác nỗi văn chương tôi quá tệ
Nàng Thơ chẳng đáp chút duyên hờ!

Tuy vậy tôi đây vẫn thích Thơ
Đêm khuya muỗi cắn vẫn làm thơ
Ngọt ngào cố tán nàng Thơ đẹp
Bởi thế nàng Thơ chẳng hững hờ!

Bây giờ tôi đã biết làm Thơ
Tôi đã đạt thành những ước mơ
Lắm lúc nhiều khi tôi lẩn thẩn
Làm thơ than khóc mối duyên hờ!

Sương Lam
 4-9-1961 
Bài thơ thật tầm thường, kể lể tự nhiên quá, phải không Bạn?   Xin đừng cười tôi.  Tội nghiệp!
Rồi thời gian trôi qua, niềm vui nỗi buồn ngày một nhiều theo với tuổi đời ngày một tăng, thơ văn của tôi theo thời gian có đôi chút ngậm ngùi, vui buồn theo vận nước nổi trôi của đất nước nói chung, của thân phận mình, nói riêng.  Bây giờ  thơ văn của tôi hướng về  thiền nhàn, tâm linh hơn.  Mời bạn đọc những vần thơ mới sáng tác sau này của tôi dưới đây:
“Xin hãy để cái tâm mình tĩnh lặng
Đời có không, không có, có gì đâu?
Dĩ vãng xưa! Ngày chưa tới! Nhức đầu!
Đừng nghĩ đến! Hãy sống vui hiện tại.

Vui một phút, nhìn cây Lành kết trái
Vui một giờ, ngắm hoa trổ Thương Yêu
Vui một năm, Tâm An Lạc mỹ miều
 Vui một kiếp, sống cuộc đời Lành Thiện...
(trích bài thơ Giải Oan Kiết và Sống Vui của Sương Lam- 2007)
Thế đủ rồi!
Người viết thấy hay hay khi đọc các ý kiến khi đọc xong một bài văn , bài thơ của hai vị dưới đây.  Xin cám ơn ý kiến của  hai vị. Đồng ý hay không là tùy Bạn nhé.
 1-Ý kiến  Đọc “ĐỂ LÀM GÌ” của Đỗ Hồng Ngọc của
 Độc giả  Hai Trầu Lương Thư Trung
 Khi Đọc “ĐỂ LÀM GÌ” của  BS Đỗ Hồng Ngọc
“….viết sách hay, không cần phải cố làm cho văn hay, mà cũng không cần phải cố ý mang vào sách một thứ đạo lý hoặc một thứ triết lý cao siêu nào đó trong các trang sách của bạn mà chỉ cần dành cho đời một tấm lòng cảm thấu chân thành của mình, chừng đó thôi, bạn đã làm nên tác phẩm giá trị rồi …”
 ( Trích trong trang nhà  của BS Đỗ  Hồng Ngọc
2- Ý kiến của nhà thơ Hồ Công Tâm
“…..Người làm thơ không phải là người thợ xếp chữ trong một nhà in. Thơ hay phát xuất từ trái tim đi thẳng vào lòng người đọc, không cần phải đẽo gọt, trạm trổ cầu kỳ theo cái khuôn nhất định như những chiếc bánh trung thu đem từ trong lò ra bày hàng…”
Hồ Công Tâm

Slide1.JPG

Bây giờ xin gác chuyện thơ văn qua một bên nhé vì "trăm người trăm ý" và mỗi người là một vũ trụ riêng biệt, một cảm nghĩ khác nhau mà chúng ta phải tôn trọng.
Xin mời quý bạn đọc tiếp 3 câu chuyện nhà Phật cuối cùng trong 11 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật do người viết sưu tầm trên internet đem về đây chia sẻ với quý bạn để từ đó rút ra những bài học rất hữu ích cho đời sống tâm linh của chúng ta.
9. Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 9
 Mùa hè nắng nóng, bãi cỏ trong sân chùa héo khô một mảng lớn, trông rất xấu xí.
 

Tiểu hòa thượng thấy vậy mới nói với su phụ: "Sư phụ, hay là chúng rắc vài hạt giống xuống đi!"
 

Sư phụ nói: "Đừng nóng vội, cứ tùy thời."
 

Khi có hạt giống trong tay, sư phụ nói với tiểu hòa thượng: "Con đem trồng đi." Không ngờ, một trận gió nổi lên, thổi bay đi không ít hạt giống vừa gieo.
 

Tiểu hòa thượng vội vã nói với sư phụ: "Sư phụ, rất nhiều hạt giống đã bị gió thổi bay đi mất rồi."
 

Sư phụ đáp: "Không sao, những hạt bị thổi đi đều là hạt lép, dù có trồng xuống cũng không nảy mầm được, tùy tính."
 

Mới vừa rắc xong hết chỗ hạt giống, lại có mấy con chim bay tới, đậu dưới thửa đất kiếm ăn.
 

Tiểu hòa thượng vội vã lấy sào xua đuổi chim, sau đó chạy đi mách sư phụ: "Không xong rồi sư phụ ơi, hạt giống bị chim ăn mất rồi."
 

Sư phụ nghe xong chậm rãi trả lời: "Con đừng lo, hạt giống vẫn còn nhiều lắm, không ăn hết được đâu, tùy ngộ."
 

Nửa đêm, một trận mưa to gió lớn kéo đến. Tiểu hòa thượng nức nở chạy tới phòng sư phụ: "Lần này thì xong thật rồi, tất cả hạt giống đều đã bị nước mưa cuốn trôi rồi."
 

Sư phụ đáp: "Cuốn rồi thì thôi, trôi đến đâu nảy mầm đến đó, tùy duyên."
 

Qua mấy ngày, trên mảnh đất trơ trụi mọc lên rất nhiều mầm non xanh, ngay cả những nơi ban đầu vốn không reo hạt giống cũng xuất hiện những mầm xanh tốt nho nhỏ. 
 

Tiểu hòa thượng trông thấy thế vui mừng vô cùng: "Sư phụ, người mau nhìn xem, hạt giống mọc lên hết rồi."
 

Sư phụ vẫn bình tĩnh như trước và nói rằng: "Vốn là nên như vậy, tùy hỷ.

10. Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 10

Có một võ sĩ hỏi thiền sư: "Thiên đường và địa ngục khác gì nhau?"
 

Vị thiền sư hỏi ngược lại: "Anh là ai?"
 

Võ sĩ đáp: "Tôi là một võ sĩ."
 

Thiền sư nghe xong cười nói: "Một người lỗ mãng như anh sao xứng hỏi ta?"
 

Võ sĩ vô cùng giận dữ, rút kiếm ra nhằm hướng thiền sư mà chém: "Hãy xem ta giết ngươi!"
 

Khi thanh kiếm chỉ còn cách đầu thiền sư vài tấc, ông cũng không hề hoang mang lo sợ, nhẹ giọng nói: "Đây chính là địa ngục."
 

Võ sĩ nghe thế rất kinh ngạc, vội vã dừng tay. Sau đó dường như ngộ ra, anh ta vứt bỏ thanh kiếm, chắp hai tay, cúi đầu quỳ lạy: "Xin cảm ơn sư phụ đã chỉ dạy, xin ngài hãy tha thứ cho sự thô lỗ vừa rồi của tôi."
 

Thiền sư mỉm cười nói: "Đây chính là thiên đường."
 

Bài học suy ngẫm:
 

Trong mỗi con người đều tồn tại hai mặt thiện và ác, tốt và xấu. Sự nóng giận mất kiểm soát sẽ đẩy con người đến địa ngục còn khi mang trong mình thiện niệm, trở về với bản tính chi sơ, cánh cửa thiên đường sẽ được mở ra. 

 11. Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 11


tam 3.jpg
 
Có một ngày, Tô Đông Pha đến chỗ nhà sư Phật Ấn nói chuyện phiếm, hai người ngồi xếp bằng đối diện nhau cùng luận về Thiền.
 

Khi đang nói chuyện vui vẻ, Tô Đông Pha mới hỏi nhà sư Phật Ấn: "Ngài nhìn tôi bây giờ giống cái gì?"
 

Thiền sư Phật Ấn nói: "Tôi nhìn ngài giống một phi tượng Phật."
 

Tô Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay: "Tôi lại nhìn ngài giống như một đống phân bò."
 

Thiền sư Phật Ấn chỉ cười mà không nói gì.
 

Tô Đông Pha đắc ý lắm vì nghĩ mình đã thắng. Sau khi về nhà, ông tự đắc khoe với em gái.
 

Em gái Tô Đông Pha nghe xong câu chuyện liền nói: "Trời, anh thua rồi! Tấm lòng của thiền sư rộng như cảnh giới của Đức Phật, cho nên mới nhìn thấy anh giống Phật. Còn lòng anh như phân bò cho nên nhìn thiền sư cũng chỉ giống như một đống phân bò mà thôi."
 

Tô Đông Pha nghe em mình nói xong mặt đỏ tới mang tai, biết mình đã thua một keo nặng.
 

Bài học suy ngẫm: 
 

Tâm người càng rộng rãi, mắt nhìn chỉ thấy điều tốt đẹp, còn lòng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen thì chỉ nhìn thấy những thứ xấu xí. 

 (Nguồn: Sưu tầm trên internet)
Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 524-ORTB 947292020)    

Sương Lam

Loicamontutraitim.jpg

Không có nhận xét nào: