Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Nguyễn Thanh Châu - Chân Dung Nguyễn Đức Sơn

Nguyễn Đức Sơn - BAOMOI.COM 
TIỂU SỬ:
Bút hiệu: Sao Trên Rừng
Nơi sinh: làng Dư Khánh, tỉnh Ninh Thuận
Năm sinh: ngày 18 tháng 11 năm 1937
Năm mất: ngày 11 tháng 6 năm 2020 tại Bảo Lộc 
TÁC PHẨM:
Thơ: Bọt Nước (Mặt Đất 1966), Hoa Cô Độc (Mặt Đất 1965), Lời ru (Mặt Đất 1966), Đêm Nguyệt Động (An Tiêm 1967), Mộng Du Trên Đỉnh Mùa Xuân (An Tiêm 1972), Tịnh Khẩu (An Tiêm 1973) và Du Sỹ Ca (An Tiêm 1973),Thơ Và Đá (Văn Học Press 2019), Chút Lời Mênh Mông (Đà Nẵng 2020)
Truyện ngắn: Cát Bụi Mệt Mỏi (An Tiêm 1968), Cái Chuồng Khỉ (An Tiêm 1969), Xóm Chuồng Ngựa (An Tiêm 1971)
<!>
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

Được xem như một nhà thơ thật độc đáo của miền Nam với biệt danh Sơn núi, ông có sức sáng tác thật dữ dội, phong phú về mọi đề tài. Với những ý tưởng thật cắc cớ kỳ lạ, những thái độ sống không giống ai, NGUYỄN ĐỨC SƠN đã một mình một ngựa xông vào đấu trường văn nghệ một cách ngang nhiên, thách thức tất cả.
nhiều khi đợi nắng chiều tan
tôi mông lung nghĩ theo làn mây trôi
ngày kia nếu ở trên đời
cha tôi không cưới mẹ tôi bây giờ
sinh ra tôi có làm thơ
để điêu linh vẫn như chờ riêng thôi
Ông đã góp mặt trên hầu hết các tạp chí văn học  trước 1975 như SÁNG TẠO, VĂN NGHỆ, VĂN, KHỞI HÀNH, THỜI TẬP… cả thơ lẫn truyện, và từng chủ trương một tờ báo ” MẶT ĐẤT ”, dù chỉ hiện hữu một hai số. Thơ NGUYỄN ĐỨC SƠN với nét đặc trưng riêng, có lúc hiện sinh đời thường, lắm khi thiền vị tâm linh thể hiện bằng những thi ảnh và thi ngữ thật chắt lọc từ hiện thực đời sống.
 
Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô
Sáng mênh mông
Ta đi thơ thẩn trong vườn hồng
Ô bông, ồ mộng, ồ không.

Một điều nữa rất ấn tượng trong thơ ông là có một số lãnh vực coi như cấm kỵ hoặc nhạy cảm về dục tính mà phần đông tránh né, NGUYỄN ĐỨC SƠN sẵn sàng dấn thân.
anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước
miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi
ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người
em chưa đái mà hồn
                                           
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Viết về Mẹ nhân mùa Vu Lan | Người Phật ...

 tuệ sỹ và nguyễn đức sơn

Thật là một mất mát lớn cho nền thi ca Việt Nam trước sự ra đi của một nhà thơ đặc dị như NGUYỄN ĐỨC SƠN. 


TRÍCH THƠ:
 
TÔI THẤY MÂY RỪNG

một ngày đau khổ chín trong tôi
tôi đến bên cây lẳng lặng ngồi
cây thả trái sầu trên nước lắng
mặt hồ tan vỡ ánh sao trôi

thôi nhé ngàn năm em đi qua
hồn tôi cô tịch bóng trăng tà
trời sinh ra để chiều hôm đó
tôi thấy mây rừng bay rất xa

Thi tập HOA CÔ ĐỘC

HỒI TƯỞNG

nhiều khi đợi nắng chiều tan
tôi mông lung nghĩ theo làn mây trôi
ngày kia nếu ở trên đời
cha tôi không cưới mẹ tôi bây giờ
sinh ra tôi có làm thơ
để điêu linh vẫn như chờ riêng thôi
những đêm sao sáng đầy trời
bỗng nhiên tôi khóc trên đồi hư không
 
MỘT MÌNH NẰM THỞ ĐỦ KIỂU TRÊN BỜ BIỂN

đầu tiên tôi thở cái phào 
bao nhiêu phiền não như trào ra theo 
nín hơi tôi thở cái phèo 
bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không 
sướng nên tôi thở phập phồng 
mây bay gió thổi trời hồng muôn năm 
mai sau này chỗ tôi nằm 
sao rơi lạnh lẽo âm thầm biển ru

MANG MANG
 
mang mang trời đất tôi đi 
rừng im suối lạnh thiếu gì tịch liêu 
tôi về lắng cả buổi chiều 
nghe chim ăn trái rụng đều như kinh 
còn một mình hỏi một mình 
có chăng hồn với dáng hình là hai 
từng trưa nằm nghỉ đất dài 
phiêu diêu nhẹ cái hình hài bay lên 
mù sương âm vọng tiếng huyền 
có con dơi lạ bay trên cõi đời 
sau xưa mắt đã ngợp rồi 
tôi nghe tôi chết giữa trời thinh không
Tập thơ LỜI RU
 
NẾU ĐỜI TRĂNG CHẾT
 
nếu đời trăng chết
tuổi vừa thu non
khi mộng chưa tròn
mái buồn liễu rủ
mi xuôi giấc ngủ
lòng khép vạn đời
anh sẽ câm lời
vu vơ biển lạnh
một trời hiu quạnh
mắt dõi trăng sao
anh đắp mồ cao
mồ xây cát biển
anh quỳ tưởng niệm
như hồi ngây thơ
em chôn con bướm
em chôn con còng
để hiểu thêm rằng
cõi đời mộng mị

cõi đời mộng mị
anh đi lang thang
 
NGÀY MẠT THẾ


BÂNG KHUÂNG: CHÙM THƠ NGUYỄN ĐỨC SƠN NĂM 1992
 

ngàn sao biệt dạ hội
trăng mệt ngủ sau nhà
đêm không nhiều u tối
đêm sau đầy sương sa

đời có buồn tang chế
sao ngày dài lê thê
tình có buồn hoang phế
sao sầu vương não nề

lối về đêm trăng ướt
xiêu mấy cánh thư gầy
kinh cầu đau mắt ngước
sao lệ vẫn còn đầy

nhạc sương buồn mạt thế
hay tình đã hoàng hôn
chán chường như rừng bể
đau sông cạn núi mòn

thời gian xa hút bóng
cằn cỗi một mùa trăng
gió về lay gối mộng
tình rã trên cung đàn

rồi ngày sau em đến
tìm anh trong bóng xưa
ngày mai em có đến
em sẽ nhìn trăng mưa
Thi tập HOA CÔ ĐỘC
  
MỘT MÌNH ĐỨNG NHẢY HOÀI TRÊN NÚI CHƠI
 
cả đêm ấy tôi nhảy hoài trên núi
giữa trăng vàng mờ mịt bóng sinh linh
trần gian vắng tôi đã về lủi thủi
cỏ bên hồ thương cảm cũng rung rinh

tôi nhảy mãi dù trăng sao sắp tắt
nhảy cà tưng rồi lại nhảy cà tang
ngại khuya hàn sương giá xuống mang mang
run lập cập là bắt đầu khổ nhất

ĐÀN TRẦM                       
hồn đã tím đàn ai còn thê thiết
đàn chơi vơi đàn lặng và đàn trầm 
cả đời hoang chìm lạnh dòng sông câm                     
ngày thu rụng trăng giấc vàng chưa mọc                     
hồ dĩ vãng mặt nước òa lên khóc                      
đêm chưa về trời đã nổi đầy sao                      
hồn xưa đang bay nắng thuở xa nào                    
màu đen mắt tưởng mờ trong hư vắng                    
mà sao lạ có ai cười trong nắng                    
áo rưng màu tím lụa đẫm trời xa                    
người ơi thương thương đến mấy cho vừa                    
trên nẻo ấy hồn ma đi trở lại .

HỒI TƯỞNG

khi dừng lại giữa năm mười sáu tuổi
một sáng hồng nghe nắng rụng tan hoang
tôi nằm xuống phập phồng hai lá phổi
sao mạch đời đang chảy bỗng khô rang

đau đớn quá trong tôi niềm tuyệt đối
nên cởi quần chạy giữa đám vi lô
tôi động cỡn nhảy kè bên khe núi
rồi ôm đầu lao thẳng xuống hư vô

Thi tập VỌNG




NHẤT NGUYÊN


Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối
 

năm mười bốn có lần anh ngó thấy
em ở truồng ngoe nguẩy cuối vườn trăng
hồn thảo dã trong đêm vừa thức dậy
khắp bầu trời ướt mượt cả lông măng

từ dạo đó xác thân anh mất hết
chợt đêm nào trở lại cõi chiêm bao
anh chới với vì biết mình sắp chết
giữa khu rừng mù mịt dấu trăng sao
 
ÁNH SÁNG CỦA VÔ MINH
 
em thút thít là bắt đầu sắp khóc
hốn rạt rào như sóng vỗ liên miên
tuổi mười sáu là trăng vừa mới mọc
lệ của tình nên rớt xuống vô biên

anh chạy đến cầm tay em thật chặt
bởi mơ hồ nghe trái đất rung rinh
ôi kiêu hãnh khi nhìn em tận mắt
anh thấy rồi ánh sáng của vô minh
Thi tập ĐÊM NGUYỆT ĐỘNG
  
Năm tôi hai mươi ba tuổi

Năm tôi hai mươi ba tuổi
mặt trời trên đỉnh cây
chim hót trong lòng ngực

Năm tôi hai mươi ba tuổi
cát vàng trôi đi xa
biển trùng tu cửa mộ

Năm tôi hai mươi ba tuổi
mặt mày ôi lọ lem
lưỡi hái và đao phủ

Năm tôi hai mươi ba tuổi
chim hót trong tù ngục
em cúi đầu đi qua
Tâp san  VĂN NGHỆ số 12

VỀ CHUYẾN XE HOẢ ĐẠI TỐC
tặng Thu Lan 
1.

Em còn gởi gì trên đó, một nhánh cây khô, một chùm tóc héo? Ảnh tượng một đêm hoang vu nào lâu lắm bỗng trùm xuống hồn anh khi con tàu vừa chui qua hầm tối. Những nước rỉ ra hai bên sườn đá sẽ chảy về đâu, sao em vẫn úp mặt và hát. Sao em không trở về chỗ cũ với chiếc giỏ rất xinh chứa đầy hoa quả sẽ làm mát điệu nhạc cuồng loạn mà hồn em si mê. Ôi khách du, vĩnh viễn khi dòm xuống lòng người - hành lang của thần chết, vĩnh viễn khi người trông thấy bóng người trên ngọn thông cao đứng rũ trong đêm và một ánh sáng loé lên - bây giờ Kinh Hãi chợt thức. 
2.
 Em còn gởi gì trên đó, một nhánh cây khô, một chùm tóc héo? Anh giơ tay lên lần cuối khi con tàu lọt ra khỏi chiếc hầm đá đen thui vùng Cầu Đất – nơi anh từng lãng du với những vì sao tối lễ. Em khoan khoái quạt hờ vào ngực như vừa thoát cơn ác mộng. Em hãy nhìn lên trụ đèn con chiếc ga xếp miền cao nguyên này, và thở gấp hơi sương của đêm, và tự hỏi nguyên do nào khiến sui những vì sao biệt dạng, và sẽ tự dối mình khi đối diện với Vô Biên. Nhưng nào em có nhìn được lâu, bởi trong phút giây con tàu đã băng qua muôn dặm ưu tư, em đã đánh lọt ấu thời từ ga thứ nhất với bảy sắc cầu vồng biến tan, còn anh thì bắt đầu phiêu du vào miền đất chết.

Tập san VĂN NGHỆ số 13 
ĐÊM ĐI THĂM MỘT NGƯỜI BẠN SẮP ĐẺ Ở DI LINH
Nguyễn Đức Sơn - Phê Bình. Biên Khảo. Phỏng Vấn - Du Tử Lê
 vợ chồng nguyễn đức sơn

Sắp đẻ ở Di Linh cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau khóc
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở Di Linh cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một đĩa hát cũ
 My tormented heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Anh đưa chị về đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết .
Tập san VĂN NGHỆ số 23
           
Ngưỡng mộ 
Để tôi bắt đầu thử chết
Khi các em trở lại 
Ôi  mùa đông nhẹ nhàng biết bao nhiêu
Thở bằng chuyện tình một em đã chết
Qua mười sáu năm rất vui
Chết rất nhẹ nhàng
Rất nhẹ nhàng như em đã sống

Qua mười sáu năm
Em thở bằng tinh sương
Ngủ bằng mộng mị
Ôi cánh rừng cao nhất Dran
Em không nhìn thấy sao
Chỗ  chuyến xe lửa đi qua
Êm đềm êm đềm
Như một cơn ác mộng
Nửa đêm tàn phá tâm hồn tôi
Bốn mươi hai
Tiếng hát đời người
Năm ba mươi tám tôi không gặp nàng
Lúc bấy giờ chắc tôi còn nhỏ lắm
Năm hai mươi bảy tôi cũng chưa gặp nàng
Lúc bấy giờ chắc tôi chưa biết vui
Lúc bấy giờ chắc tôi chưa biết chết
Lúc bấy giờ chắc tôi chưa biết khóc

Ôi xa vắng biết bao nhiêu
Tôi dừng chân những chiều bên hồ nước
Những chiếc hoa trắng dại
Những đơm xôi mới chín
Tôi hát cho một đứa em gái họ ngoại
Những ngày hoang vu
Những đêm kinh hãi
Yêu em đi
Vâng
Nhưng sao rừng đen quá
Vâng
Nhưng không bao giờ
Không
Tôi rùng mình
Không
Chết mất
Và rừng kéo nhau theo như  chúng ta
Những chiều gió thổi  thật nhanh
Qua ga xép buồn bã
Tôi lớn lên
Không biết chắc mình còn gì để khóc
Hai mươi sáu năm qua
Tôi trở về vùng biển tiếng hát chào đời
Không hiểu sao tôi rất yên tâm
Nhìn những mồ mả mọc gần bờ biển
Ôi Ninh Chữ
Biển ở đó hãy ngủ yên
Không
Ôi Ninh Chữ
Tôi kể lại một chiều gió thổi rất nhanh
Sóng rất cao rất cao
Tôi trở về làng Nại đìu hiu
Một hồi trống trường tiểu học Thanh Hải vang lên
Dội tôi vào sâu quá khứ
Dội tôi ra ngoài biển xanh
Tôi lại qua một vùng đất đầy mồ mả
Một chiều mưa bay rất nhẹ
Có tiếng khóc oe oe
Người thiếu phụ mới đẻ nào đó ra đứng trước bệnh viện bảo sinh
Nhìn đám táng đi qua một xóm chài quạnh quẽ
Những bờ nước xấp xấp ngang mắt cá
Những bụi xác mắm trơ thân
Thằng em trai của tôi chạy theo ngó
Tôi lặng thinh và bỗng giật mình
Ôi đám táng đẹp vô cùng
Các em còn nhỏ nên làm sao hiểu nổi
Người sản phụ đứng nhìn thật lâu

Nàng không đẹp không xấu không quan trọng
Nàng đẻ

Tôi nhìn nàng qua chiếc áo len có vẻ quí phái nông dân
Đúng
Nàng không đẹp không xấu không quan trọng
Nàng đẻ
Đẻ xong nàng ra nhìn đám tang

Tôi bỗng thấy nàng cao lớn biết bao nhiêu
Tôi bỗng thấy nàng già hơn những con còng lâu năm
Đào hang hóc cạnh những bụi dứa dại những ngôi mộ cũ
Tôi bỗng thấy nàng trẻ biết bao nhiêu
Như khi các em trở lại
Hát vang rừng một chiều đông mưa tạnh
Những chiếc áo dài rất trắng những chiếc jupe rất trắng
Những lá rụng lao xao vô cùng trắng
Sáng ngập hồn tôi
Ôi Gougah mặt trời mọc
Trên bờ thác cao
Tôi hiểu các em bất lực
Không phải khi chúng ta nhìn một em đã chết
Nhẹ như tơ bay

Tôi hiểu tôi bất lực
Sau một đêm từ giã người thiếu phụ
Sau một đêm từ sáu giờ chiều đến bốn giờ sáng
Tôi lặng lẽ ra đi sau khi khép hờ cánh cửa
Sau khi tắt vội chiếc pick up êm đềm thừa thãi

Các em đừng đọc những dòng này nghe không
Tội lắm đó
Vì tôi chỉ kể cho một em đã chết
Tôi chỉ kể cho một đứa em gái họ ngoại tên My
Tôi chỉ kể cho người thiếu phụ đã xa tôi
Cho trăng sao không bao giờ đếm hết
Ôi Dran ôi Dran
Những trưa rừng cao như  chưa bao giờ trông thấy
Trên một ngọn đồi cao hút thông già muôn năm
Trên ngọn đồi cao nhất nơi đây
Tôi quằn quại với tất cả sinh lực thiếu niên
Mười bảy hai mươi còn gì đâu
Ôi đìu hiu gió thổi
Hình như có một người tiều phu trông thấy  tôi
Chắc người phải cầu nguyện
Tôi ngủ quên từ đó
Ôi dòng sông Dran
Đứa con gái tên My có lần toan trầm mình
Giờ đã hết

Ôi dòng Dran
Rừng bắt đầu lãng quên
Khi các em trở lại
Êm đềm êm đềm biết bao nhiêu
Tôi bỗng ăn năn khi tìm đến các em
Và thống hối khi các em tìm tới tôi
Căn phần tôi đó
Không rộng đủ cho các em ngồi lên trên
Hãy xõa tóc lên hồn tôi

Căn phần tôi đó
Cho tôi nhìn thấy trước khi tôi chết

Các em hãy thay phiên ngồi lên trên
Mỗi mùa đông trở về cắm trại
Căn phần tôi đó
Các em hãy xúm nhau ngồi hết lên trên
Ôi khu rừng cao nhất Dran
Để tôi bắt đầu thử chết.
Tập san VĂN số 38
 
Nói lại một chút lời Khổng Tử
Giã biệt nhà thơ kỳ dị Nguyễn Đức Sơn | Văn hóa | Thanh Niên


Tam thập ma nhập
Tứ thập mần gì mần gấp
Kẻ ngũ thập run lập cập đến nơi
Sức hơi đâu mà tri thiên mệnh
  
Tất cả đều trật lất
Nếu không có quỷ ma
Khó bề thấy được Phật
Đó là sự thật của Trái Đất
Nhưng nghĩ cho cùng tất cả đều trật lất
 
Chỉ nghe tịch mịch 
Nửa đêm soi bóng trăng tròn
Thấy đau trời đất rõ còn trong thai
Các em đều chẻ làm hai
Từ đâu một chỗ rách dài thiên thu
Hồn tôi, con thú cần cù
Nằm chơi trong cát bụi mù vuốt ve
Hỏi thăm, nước chảy xè xè
Chỉ nghe tịch mịch phủ đè rêu xanh
Thi tập TỊNH KHẨU

LÃO CA 
Chúng ta
Nay đã
Già rồi
Tất cả
Chỗ lạ
Chỗ quen
Thổi đèn
Cũng biết
Ráo riết
Trần gian
Thân tàn
Quá mệt
Cảnh chết
Cảnh sống
Từng đống
Nhân sinh
Thây sình
Một lỗ
Mâm cổ
Mứa thừa
Cù cưa
Mỏi miệng
Tai tiếng
Đá bia
Ô kìa
Gió thổi

Mây nổi
Từng không
Mênh mông
Trời hát
Lão ca
Bát Ngát
Ngồi sát
Bàn chân
Hiền nhân
Đạt giả
Rỉ rả
Chuyện đời
Tuổi trời
Sắp tắt
Rượu bắt
Lên chưa
Ngàn xưa
Lửa đốt
Tập san THỜI TẬP ngày 14 tháng 12 năm 1973
 
NGẪU CẢM
văn học | âm nhạc | sân khấu | tạo hình | sách | tạp chí Việt | nhóm ...

Có bay cao chín tầng trời
Chỉ nghe thượng đế ngàn đời nín thinh
Có dòm sâu tận cửa mình
Cũng không thấy được cái hình thế gian
 
NHÌN CON TẬP LẬT
 
Nắm tay lật úp đi con
Co thân tròn trịa như hòn đá lăn
Muốn cho đời sống không cằn
Tập cho quen mất thăng bằng từ đây

RƠ MIỆNG CON
 
Nằm yên thôi chớ vùng vằng
Để cha rơ miệng con bằng mật ong
Bẻ luôn cái lưỡi cho cong
Nói năng lấp liếm mới hòng người nghe
 
DỖ CON ĂN
 
Khuấy xong chén bột gạo rồi
Bồng con ra bếp cha ngồi cho ăn
Đường vàng mua quá khó khăn
Cha đành bỏ muối đừng nhăn mặt nào
Mặn thì dương tính phải cao
Con thêm cứng cáp mai lao vào đời
  
BÀI HỌC ĐẦU
 
Mai kia cắp sách đến trường
Con nên học hỏi bình thường như ai
Trời sinh con dẫu có tài
Cũng không kéo được mộng dài thêm đâu
Một điều phải hiểu cho sâu
Trăm năm hai chữ vô cầu mà thôi

HOÀI CẢM
 
Xưa ông nội đến nơi này
Sóng xanh thơ mộng những ngày thanh niên
Sáng chiều bơi lội như điên
Tập cha ôm cõi vô biên một mình
Nước vô mắt mũi lình bình
Cha gần ngộp thở nên kình luôn ông
Bây giờ biển cũ mênh mông
Dẫn con về thở cũng không được rồi
Một ngàn tư tưởng xa xôi
Rừng cao một khoảnh cha ngồi ru con

MAI KIA

Mai kia tan biến hận thù
Giữa đêm sao chiếu mịt mù phương đông
Cha về ôm cả biển sông
Duỗi chân duỗi cẳng nằm không một đời
Cho con cha hứa một lời
Đuổi mây thiên cổ rong chơi tối ngày
Thu nào tóc bạc oà bay
Có con chỉ trỏ mới hay tuổi già
Cúi hôn trời đất đậm đà
Cha tan theo bóng trăng tà vạn niên
Tập san VĂN số 198 ngày 15 tháng 3 năm 1973
Nguyễn Đức Sơn

                                                        Nguyễn Thanh Châu

Trần Yên Hoà chuyển từ Banvannghe.com/

Không có nhận xét nào: