- VNTB – Vài suy nghĩ về nền dân chủ ở Mỹ* (VNTB) - Đoàn Hưng Quốc (VNTB) – Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây. Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được. Churchill từng nói “Dân Chủ là mô hình nhà nước tệ hại nhất nhưng tất cả các mô hình nhà nước khác đều đã được thử qua.” Cho đến giờ này Churchill vẫn đúng, nhưng mọi sinh hoạt xã hội và con người đều không tránh được định luật của Tạo Hóa là sanh, lão, bệnh, tử. Nền dân chủ lâu đời ở Hoa Kỳ hiện đang đối diện với những vấn nạn sống còn, liệu nó có thể tự cách mạng hóa để trở thành một nhà nước trẻ trung đương đầu với thử thách, hay sẽ kéo dài tình trạng trì trệ do hai phe tả và hữu tranh giành quyền lợi để rơi vào suy thoái trong thế kỷ 21?<!>
- Căng thẳng Mỹ - Trung và ba kiểu chiến tranh có thể xảy ra (RFI) - Minh Anh - Từ những điểm nóng địa chiến lược ở Biển Đông cho đến Đài Loan, rồi chiến tranh thương mại, tiền tệ, và công nghệ, xác suất đối đầu Mỹ - Trung dường như là khá cao, thậm chí một số chuyên gia cho rằng là không thể tránh khỏi. Thời báo châu Á (Asia Times) đặt câu hỏi : Liệu những căng thẳng này có gây ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hay không ? Và nếu có thì dưới hình thức nào ? Theo trang báo mạng Hồng Kông, những bài học trong lịch sử cho phép suy đoán có ba kịch bản chiến tranh có thể xảy ra giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới : Chiến Tranh Thế Giới lần 3 ; Chiến Tranh Lạnh 2.0 và các cuộc chiến khu vực ủy nhiệm. Kịch bản thứ nhất có lẽ sẽ là một cuộc chiến tàn khốc nhất. Khi xem Trung Quốc như là một mối họa cho an ninh thế giới, tìm kiếm một sự bá quyền bằng cách bành trướng quân sự, liệu có nên ví nước này như là một Nhật Bản hay Đức Quốc Xã trong hai cuộc đại thế chiến đã qua ? Nếu như vậy, liệu Trung Quốc sẽ đi xâm lược, chiếm đóng, theo đuổi mô hình thực dân đế quốc, sẽ phạm những tội ác diệt chủng hay không ?... Tương tự, nếu cuộc chiến phải nổ ra giữa hai ông khổng lồ của hành tinh, điều gì có thể thúc đẩy Hoa Kỳ tham chiến ? Một sự kiện tương tự như cuộc tấn công Trân Châu Cảng chẳng hạn ?
- Biển Đông: Có ngoại lực, thiếu đoàn kết, Việt Nam - ASEAN vẫn bị Trung Quốc ép (RFI) - Thu Hằng - RCEP và COC là hai hồ sơ được kỳ vọng hoàn thiện trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020 nhưng dịch Covid-19 đã làm đảo lộn tiến độ của cả hai hồ sơ thương mại và Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc tận dụng thời cơ dịch bệnh để tăng tốc hiện diện, phô diễn sức mạnh quân sự chèn ép các nước trong vùng, theo nhận định của nhiều nhà phân tích. Biển Đông : Mặt trận bên ngoài thứ 3 của Trung Quốc
- Biển Đông: TQ phản ứng trước ba nhóm mẫu hạm Mỹ (BBC) - Bắc Kinh nói việc dịch chuyển mới nhất của ba mẫu hạm cho thấy Mỹ muốn 'bá chủ chính trị' và 'đe dọa lính TQ' ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
- RSF lên án việc bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn (RFA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 15 tháng 6 ra thông cáo báo chí lên án việc cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn hôm 12 tháng 6 vừa qua và giam giữ ở Nhà tù Chí Hòa. Thông cáo báo chí của RSF nêu rõ đây là thành viên thứ tư của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (JAVN) bị bắt giam kể từ tháng 11 năm ngoái cho đến nay. RSF nhận định biện pháp bắt giữ như thế như là dấu chỉ của tình trạng lo lắng trong tầng lớp lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hiện nay. Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, được dẫn lời rằng “Việc bắt giam thêm một nhà báo độc lập khác là khẳng định về tình trạng lo lắng trong tầng lớp lãnh đạo hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam 6 tháng trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 13. Phóng viên trẻ này đóng một vai trò lớn bằng cách loan tải ôn hòa những khát vọng của xã hội dân sự. Bằng biện pháp bịt miệng những người lên tiếng, các lãnh đạo cộng sản đang hành xử như giai cấp thống trị tìm cách bảo vệ những đặc quyền của họ.”
- VNTB – An ninh quốc gia là gì hả Tổ quốc, mà con dân Việt cứ bị bắt dài dài… (VNTB) - Phạm Thị (VNTB) – An ninh quốc gia là gì hả Tổ quốc, mà con dân Việt cứ bị bắt dài dài. Danh sách ấy già trẻ gái trai, cứ lần lượt đi vào tù tội. Blogger Lê Anh Hùng bị bắt! Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt! Nhà báo Phạm Thành bị bắt! Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt! Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt! bị bắt, vì “an ninh quốc gia”.
- Đại hội 13: Không thể có báo cáo chính trị ‘xứng tầm’ (RFA) - TS. Phạm Quý Thọ - Tại Hội nghị Trung ương 11 ngày 7/10/2019, Ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm của đại hội, là căn cứ lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng các báo cáo khác. Ông cũng nhấn mạnh "Nhân dân, cán bộ kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ có một báo cáo chính trị xứng tầm". Đến nay, dự thảo báo cáo đã cơ bản hoàn thành. Ngày 10/6/2020, Hội nghị báo cáo viên Trung ương khu vực phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội. Theo truyền thông nhà nước, tại hội nghị này ông Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo về những điểm được cho là ‘mới’ của bản dự thảo, trong đó: “xây dựng chỉnh đốn hệ thống chính trị” gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng; Mục tiêu: “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nhận định ‘vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn’; và quan điểm chỉ đạo: ‘vững vàng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhà quan sát và dư luận cho rằng bốn nội dung trên không thể gọi là ‘xứng tầm’ và người dân kỳ vọng lớn hơn vào những cải cách thể chế chính trị. Tuy nhiên, nếu phân tích từ bản chất của chế độ sẽ không thể có báo cáo chính trị ‘xứng tầm’ tại Đại hội 13. Các lý do chính: Một là, phương thức cải cách tiệm tiến vẫn là sự lựa chọn ưu tiên phù hợp với sự lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận. Hai là, sau giai đoạn ‘bất ổn thể chế’ trong nhiệm kỳ Đảng đã ‘kiểm soát được tình hình’ nhờ tăng trưởng kinh tế dựa vào thị trường và chiến dịch chống tham nhũng để ‘chỉnh đốn’ đảng; Ba là, bối cảnh quốc tế khiến Việt Nam không thể chọn ‘phe’ Mỹ hay Trung Quốc.
- Việt Nam bị kiện bán phá giá (RFA) - Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho hay trong 6 tháng đầu năm 2020, có 12 vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra bán phá giá đối với hàng Việt Nam xuất khẩu, ngoài ra còn 3 vụ việc có nguy cơ khởi xướng điều tra. Báo trong nước đưa tin. Trong danh sách các mặt hàng có nguy cơ bị khởi kiện cao có sản phẩm lốp xe tải và xe khách; gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng; nệm giường; tủ gỗ; đá nhân tạo
- Truy tố lần 2 cựu phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài & 4 đồng phạm (RFA) - Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM) và 4 bị can liên quan sai phạm tại khu đất vàng số 8 & 12 Lê Duẩn. Đó là thông tin tại kết luận điều tra bổ sung lần 2 được Bộ Công an công bố vào ngày 15 tháng 6 và được truyền thông trong nước loan đi. Bốn bị can bị truy tố cùng với ông Tài gồm Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT), ông Nguyễn Hoài Nam (cựu bí thư quận 2), bà Lê Thị Thanh Thuý (cựu chủ tịch Cty Hoa tháng năm, chủ tịch công ty Lavenue) và ông Trương Văn Út (cựu phó trưởng phòng quản lý đất thuộc Sở TN&MT TPHCM).
- Ông Tất Thành Cang 3 lần vắng mặt tại buổi tiếp xúc cử tri (RFA) - Ban tổ chức tại buổi tiếp xúc cử tri quận 10 trước kỳ họp lần thứ 20 HĐND TPHCM khoá 9, cho biết đại biểu Tất Thành Cang tiếp tục xin vắng mặt vì lý do bận công tác. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 15 tháng 6. Hai lần tiếp xúc cử tri trước đó ông Cang cũng xin vắng mặt với lý do “vì công việc đột xuất”. Theo tờ Tiền Phong điện tử, vào cuối năm 2018, ông Tất Thành Cang đã bị kỷ luật cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm bị cho là rất nghiêm trọng. Cuối năm 2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận về những vi phạm, khuyết điểm của ông Tất Thành Cang và đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền
- VNTB – Điều 117 Bộ Luật hình sự và suy đoán vô tội (VNTB) - Triệu Tử Long (VNTB) – Một vài nhà báo tự do hiện đang bị cáo buộc phạm tội hình sự tại điều 117, tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giám đốc thẩm, tái thẩm: vẫn áp dụng ‘suy đoán vô tội’! Bộ Luật tố tụng hình sự, điều 13 “Suy đoán vô tội”, ghi: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Án oan khiến dân mất niềm tin dù có cải cách tư pháp! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Sáng 15 tháng 6 năm 2020, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nói rằng, ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của cử tri, trong đó có vị là lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, nói rằng chưa bao giờ thấy niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ. Đại biểu Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phản biện lại rằng, lĩnh vực tư pháp thời gian qua tuy rằng có một số sai sót nhưng nếu chỉ lấy vài vụ việc để đánh giá ngành tư pháp là không nên. Trước đó hai ngày, ông Hoàng Đức Thắng, trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Trị cho rằng, những vụ án như Hồ Duy Hải, vụ lùi xe trên cao tốc, vụ án Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử tại tòa… là phần nổi của tảng băng chìm, gây xói mòn lòng tin của người dân vào hệ thống tư pháp
- VNTB -Nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’: tố tụng vẫn là buộc tội (VNTB) - Triệu Vân (thực hiện) (VNTB) – Mô hình tố tụng hiện này còn cho thấy nó chưa có sự phân biệt rõ ràng, rành mạch các chức năng của tố tụng là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Ghi nhận ý kiến của ông Đinh Thế Hưng, Công ty Luật TNHH Tâm Anh, xoay quanh ý kiến vì sao nguyên tắc “suy đoán vô tội” hiện nay gần như chỉ dừng ở việc thể hiện trên hệ thống văn bản, chưa được áp dụng trong thực tiễn: “Mô hình tố tụng của Việt Nam hiện nay là mô hình tố tụng xét hỏi có cài đặt những yếu tố tranh tụng. Với việc dồn toàn bộ gánh nặng chứng minh lên Nhà nước, cụ thể là các cơ quan thực hiện tố tụng. Tuy nhiên, đặc trưng của mô hình tố tụng Việt Nam hiện nay là sự mờ nhạt, thụ động của các chủ thể khác. Hạn chế này cho thấy nó không đảm bảo các nguyên tắc khác của tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội.
- Vụ Hồ Duy Hải: Chánh án Nguyễn Hoà Bình giải thích trước Quốc hội (BBC) - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình "đã phải lên tiếng" sáng 15/06, tại Quốc hội Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải.
- Giết Hồ Duy Hải tức là phản bội Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam (RFA) - Nguyễn Ngọc Già - Ngày 13 tháng Năm năm 2020, sau khi tuyên tử hình Hồ Duy Hải trong phiên giám đốc thẩm [1] Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao - Nguyễn Trí Tuệ cho biết (trích): "liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, kêu gọi chống phá hệ thống tư pháp, cơ quan tố tụng từ Trung ương đến địa phương. Bôi nhọ, quy kết cả nền tư pháp... “Nguy hiểm hơn, có một vài đại biểu Quốc hội, chính thức là có 3 đại biểu Quốc hội phát biểu không đúng với nội dung của vụ án, đưa ra nhận xét chủ quan, dựa vào thông tin trên mạng xã hội, vấn đề này làm phức tạp thêm tình hình”... (hết trích). Ba vị đại biểu Quốc hội gồm: Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa
- ‘Không thể đặt ngôn ngữ trong khuôn khổ của pháp luật’ (RFA) - ‘Từ điển chính tả tiếng Việt’ của Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nộị bị phát hiện mắc những lỗi sai chính tả nghiêm trọng. Phát hiện như thế gây ‘sốc’ công chúng tuần qua. Dù đã được thu hồi vào ngày 12 tháng 6 năm 2020, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng qua sự việc này, Việt Nam cần xây dựng ‘Luật tiếng Việt’. Nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Hoàng Tuấn Công, khi trả lời báo chí trong nước cho rằng, nên ban hành ‘Luật tiếng Việt’ cũng như có quy định chặt chẽ hơn trong Luật xuất bản để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt
- Cần thực nghiệm hiện trường vụ án Đồng Tâm* (BoxitVN) - Trịnh Bá Phương - Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập để làm rõ các nội dung trong bản kết luận điều tra số 210/ PC01 (Đ3) của cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội. Một số chi tiết cần phải làm rõ: 1/ Trích bản kết luận điều tra: “Doanh chạy vào cửa tum thấy 01 can xăng màu trắng loại 20 lít (bên trong còn khoảng 5 – 6 lít xăng)”. “Chức dùng chậu đổ 3 – 5 lần xuống hố, cứ 3 – 5 phút thì đổ một lần”. Kết luận điều tra là cả 3 cái xác bị cháy than hoá bởi một lượng xăng như trên. Cần thực nghiệm hiện trường trong điều kiện cả đội quân bắn đạn từ dưới đường lên mái nhà (xem ảnh 1, 2, 3, 4, 5 – hướng bắn từ phía trước và phía sau nhà, các vỏ đạn súng quân dụng và vỏ đạn hơi cay).
- Hỏi nhanh đáp gọn về vụ Đồng Tâm (BoxitVN) - Bình dân Học vụ - Một điều ít người biết là, không nhất thiết phải trở thành người học luật hay chuyên gia về luật thì mới có thể nói về lẽ công bằng và bất công, oan sai trong xã hội. Nhìn chung, chỉ cần là một con người bình thường, lương thiện, với tư duy ở mức trung bình, là đã có thể có cảm nhận về công lý, và như thế là đủ để nhìn ra vô số bất cập, bất ổn trong xã hội ta hiện nay. Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc về vụ Đồng Tâm dưới góc nhìn của một người bình thường như vậy. 1. Đất Đồng Tâm thực sự là của ai? Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu về lịch sử vùng đất này cũng như toàn bộ lịch sử tranh chấp giữa nhà nước và dân xung quanh nó. Đây là một việc khó và mất thời gian. Tuy nhiên, như đã nêu trên, bạn không cần phải biết chính xác đất này của ai thì mới có thể lên tiếng về vụ tấn công của công an vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm (đêm mùng 8, rạng sáng mùng 9/1/2020). Đó là một chuyện hoàn toàn khá
- Bộ trưởng Bộ Công thương giải trình về xuất khẩu gạo trước Quốc hội (RFA) - Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận mặc dù có sự điều hành chưa thật sự thông suốt trong xuất khẩu gạo, nhưng vẫn bày tỏ sự lạc quan qua kim ngạch xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt tới 1,48 tỷ USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thông tin vừa nêu tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội của Quốc hội vào hôm 15/6. Cụ thể, trong 5 tháng qua Việt Nam đã xuất khẩu 3,06 triệu tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 và kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,48 tỷ USD, tăng 12,44%.
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật cảnh cáo (RFA) - Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa, vừa bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kỷ luật cảnh cáo, vì đã có vi phạm trong việc thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp ở tỉnh. Truyền thông quốc nội loan tin vừa nói hôm 14/6. Ngoài ông Quyền, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Mạnh An, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức. Ngoài ra, nhiều cán bộ tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng nhận kỷ luật cảnh cáo. Riêng trường hợp bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư Huyện đoàn Yên Định bị khai trừ Đảng, vì vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống...
- 'Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp là nhận ra chân dung xã hội thời ấy' (BBC) - Tác giả Đỗ Quang Nghĩa từ Berlin kể lại một vài kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi nghe tin ông lâm bệnh.
- Hô hào chống ô nhiễm môi trường “như chống giặc” và thực tế! (RFA) - “Chúng ta phải thực sự lấy môi trường làm mục tiêu phát triển. Quan điểm này được thể hiện trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.” Đây là tuyên bố được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, diễn ra vào ngày 15/6. Người đứng đầu Bộ TN-MT cam kết trước Đại biểu Quốc hội rằng Dự luật bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu thay đổi toàn diện để bảo vệ môi trường và đảm bảo thực hiện Hiến pháp
- Việt Nam thành công chặn dịch COVID-19 có giúp trở nên đất nước ‘mơ ước’? (RFA) - Báo trong nước ngày 13/6 dẫn phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo trước Quốc hội một số vấn đề về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, nhấn mạnh “Cuộc sống người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước” khi cho hay dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam. Tính đến chiều ngày 15/6, Cơ quan chức năng Y tế của chính phủ Hà Nội cho biết trong 60 ngày qua không có ca lây nhiễm SARS-CoV-2 nào trong cộng đồng, chỉ còn 11 bệnh nhân COVID-19, chưa có ca tử vong trên tổng số 333 trường hợp
- Việt Nam: Đề nghị công bố hết dịch để cứu kinh tế (BBC) - Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, trong tư cách đại biểu Quốc hội, đề nghị công bố hết dịch Covid-19 để giúp kinh tế phục hồi.
- Cuộc đời Phạm Xuân Ẩn là 'im lặng, trung thành và tự do' (BBC) - Larry Berman nói mọi thứ về đời điệp viên Phạm Xuân Ẩn vẫn bí ẩn nhưng có ba biểu tượng: im lặng, trung thành và tự do.
- SIPRI: Các cường quốc hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí (RFI) - Trọng Nghĩa - Theo một báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI tại Thụy Điển, công bố hôm nay 15/06/2020, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của mình. SIPRI đã lên tiếng cảnh báo trước viễn cảnh “u ám” của việc kiểm soát vũ khí nguyên tử. Giám đốc chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân tại Viện SIPRI ông Shannon Kile, đồng tác giả bản báo cáo, báo động về việc Nga và Mỹ đã dừng đối thoại trong bối cảnh hai nước này chiếm đến hơn 90% kho vũ khí nguyên tử của thế giới. Điều này có nguy cơ dẫn đến “một cuộc chạy đua mới về vũ khí nguyên tử”
- Giải mã tâm lý đòi giật sập tượng các nhân vật lịch sử (BBC) - Tượng các lãnh đạo, lãnh tụ, nhà buôn, nhân vật lịch sử đang bị giật sập khắp thế giới. Vì sao mọi người làm vậy?
- Boris Johnson: 'Đừng viết lại quá khứ' nước Anh bằng cách dỡ tượng (BBC) - Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi giải quyết nạn phân biệt chủng tộc nhưng nói 'cần để yên cho các tượng đài' ở Anh.
- Nghiên cứu Harvard: Có phải đại dịch virus corona bắt đầu từ tháng Tám, 2019? (BBC) - Nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy virus corona đã có mặt ở Vũ Hán vài tháng trước khi những ca bị nhiễm được được báo cáo đầu tiên có được giới nghiên cứu tin tưởng không?
- Trung Quốc : Thêm 10 khu dân cư tại Bắc Kinh bị phong tỏa (RFI) - Thanh Hà - Tính đến ngày 15/06/2020, Trung Quốc phát hiện gần 80 ca nhiễm mới trong bốn ngày liên tiếp. Phần lớn trong số này xuất phát từ thủ đô Bắc Kinh. Thêm 10 khu dân cư tại Bắc Kinh bị phong tỏa. Nhiều tỉnh thành ban hành lệnh cách ly với người dân thủ đô
- Quả bom nổ chậm tại Trung Quốc : 70 triệu người thất nghiệp (RFI) - Thụy My - Tuy Trung Quốc đã ngăn chận được đại dịch virus corona, nhưng phải trả cái giá khổng lồ : kinh tế đi xuống thảm hại và thất nghiệp tăng cao. Theo nhận định của thông tín viên Les Echos tại Bắc Kinh, trong một đất nước hầu như không có bảo hiểm thất nghiệp, cuộc khủng hoảng này là thách thức chính cho đảng Cộng Sản Trung Quốc khi « khế ước xã hội » bị đe dọa.
- Nhà báo Philippines Maria Ressa bị kết tội phỉ báng trên mạng (BBC) - Những người ủng hộ nói phiên tòa xử Maria Ressa tội "phỉ báng trên mạng" nhằm mục đích im lặng những chỉ trích của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét