Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 24/6/2020

Điểm tin thế giới tối 24/6: Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ ẩu đả
Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ ẩu đả - Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố, cuộc đụng độ dữ dội ở biên giới Trung – Ấn xảy ra vào đầu tuần trước là lỗi của phía Ấn Độ, trái với quan điểm của New Delhi, theo Reuters. “Các hành động của phía Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận của hai nước và là sự khiêu khích đơn phương”, Bộ Trung Quốc đăng trên tài khoản truyền thông xã hội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Tuy nhiên, trước đó tờ US News dẫn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc, đã lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ để “dạy cho nước này một bài học”.<!>

Triều Tiên hoãn kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc

Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, Bình Nhưỡng quyết định đình chỉ những kế hoạch hành động quân sự chống Hàn Quốc sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung Un chủ trì cuộc họp trực tuyến với Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên hôm 23/6.
Yonhap đưa tin, quân đội Triều Tiên đã gỡ bỏ khoảng 10 loa tuyên truyền gần khu vực phi quân sự (DMZ) vào hôm nay. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng xác nhận rằng một số trang web tuyên truyền chính thức của Triều Tiên đã gỡ một số bài viết chỉ trích Hàn Quốc.
Hiện chưa rõ tại sao Triều Tiên lại bất ngờ đình chỉ kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc như vậy, khi trước đó Bình Nhưỡng có một loạt động thái leo thang căng thẳng với Seoul.

Tổng thống Trump tiếp tục gọi Covid-19 là ‘kung flu’

Tổng thống Mỹ Donald Trump 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/6 lại gọi virus corona là “kung flu” trong một bài phát biểu tại tiểu bang Arizona, theo The Washington Post.
“Vũ Hán. Vũ Hán đã nổi tiếng với virus corona, kung flu”, ông Trump nói trước một nhóm sinh viên ủng hộ đảng Cộng hòa, được gọi là tổ chức Turning Point Action.
“Tôi có thể nói cho mọi người rất, rất nhiều tên. Một số người gọi nó là cúm của Trung Quốc, cúm Trung Quốc, họ gọi nó là cúm Trung Quốc”, ông chủ tòa Bạch Ốc nói thêm.
Trước đó, trong cuộc mít tinh vận động tranh cử ở thành phố Tulsa của tiểu bang Oklahoma hôm 20/6, Tổng thống Trump đã gọi virus corona là “kung flu”, một cách chơi chữ lồng ghép từ “kung fu” – một môn võ thuật Trung Quốc và từ “flu” chỉ bệnh cúm.
Cách gọi này của Tổng thống Trump làm dấy lên tranh cãi rằng ông phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Keyleigh McEnany hôm 22/6 cho rằng Tổng thống Trump chỉ muốn nhấn mạnh về nguồn gốc của virus corona.
Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ nhiều lần chỉ trích chính quyền Trung Quốc đã khiến dịch Covid-19 lây lan ra toàn thế giới. Ông Trump cũng từng gọi virus corona là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán”.

Con trai võ sĩ quyền anh Muhammad Ali: ‘Ông Trump là một tổng thống tốt

Tổng thống Mỹ George W. Bush (bên phải) ôm hôn nhà vô địch quyền anh hạng nặng Muhammad Ali sau khi tặng ông Huân chương Tự do của Tổng thống, trước sự chứng kiến của vợ ông, bà Lonnie Ali, hôm 9/11/2005 tại Nhà Trắng 
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, con trai của biểu tượng quyền anh Mỹ Muhammad Ali cho biết, nếu cha anh còn sống, ông sẽ không tán thành phong trào biểu tình “Black Lives Matter” (BLM – Cuộc sống của người da đen quan trọng).
Phong trào BLM ban đầu là các cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da đen, tử vong vì bị cảnh sát kẹp cổ. Sau đó các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ xuất hiện các hành vi bạo lực, phá hoại, hôi của và được cho là có sự xúi giục của nhóm cánh tả Antifa, một nhóm mà Tổng thống Trump cảnh báo sẽ dán nhãn “khủng bố”.
Được đặt tên theo cha, anh Muhammad Ali Jr. đã chia sẻ suy nghĩ của anh về phong trào BLM trong một cuộc phỏng vấn với New York Post được công bố hôm 20/6. Anh cho biết nếu cha anh còn sống, ông sẽ không thích phong trào BLM: “Có lẽ cha tôi sẽ nói: ‘chúng không là gì ngoài lũ quỷ dữ’”.
Báo New York Post đăng bài phỏng vấn anh Muhammad Ali Jr., con trai võ sỹ quyền anh Muhammad Ali
Anh nói tiếp: “Bố tôi thường nói ‘cuộc sống của mọi người đều quan trọng’. Tôi không nghĩ là ông ấy đồng ý [với BLM]”.
Ali là một người thực hành đức tin Hồi giáo giống cha mình, anh gọi phong trào BLM là một kế hoạch phân biệt chủng tộc.
“Tôi nghĩ chính chúng [BLM] mới là kẻ phân biệt chủng tộc”, anh Ali nói. “Nó không chỉ là cuộc sống của người da đen, cuộc sống của người da trắng, cuộc sống của người Trung Quốc. Mà cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng. Chúa yêu tất cả mọi người – Ngài không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai. Giết người là sai dù đó là ai”.
“Nó [BLM] là một tuyên bố phân biệt chủng tộc. Nó khiến người da đen chống lại những tộc người khác. Nó kích động những thứ phân biệt chủng tộc xảy ra. Tôi căm ghét nó.”
“Chúng chẳng khác gì những kẻ khủng bố Hồi giáo”, anh Ali nói về những kẻ gây bạo loạn. “Chúng nên nhận được những gì chúng xứng đáng. Chúng đã phá hoại các hoạt động kinh doanh, đánh đập những người dân vô tội trong khu phố, đập phá các đồn cảnh sát và cửa hàng. Chúng là những kẻ khủng bố – chúng đang khủng bố cộng đồng. Tôi đồng ý với các cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng Antifa, nó muốn giết tất cả mọi người bằng chuyện đó”.
“Đừng mang thứ cống rãnh đó đến đây, đừng biến nơi đây [nước Mỹ] thành rác rưởi”, anh thêm. “Các vị có thể phản đối trong ôn hòa”.
image.png
Ali cũng ca ngợi Tổng thống Donald Trump và cho biết rằng người cha là võ sĩ quyền anh của mình sẽ thích ông Trump.
“Tôi nghĩ ông Trump là một tổng thống tốt. Cha tôi nếu còn sống sẽ ủng hộ ông ấy. Ông Trump không phải là người phân biệt chủng tộc. Ông ấy làm việc vì tất cả mọi người. Đảng Dân chủ mới là những kẻ phân biệt chủng tộc, và không vì mọi người” anh Ali nói.
Con trai của huyền thoại quyền anh bình luận: “Ông Trump tốt hơn nhiều so với Clinton và Obama… Người duy nhất hiện thực hóa những gì ông nói ông sẽ làm chính là Donald Trump”.

Chuyên gia Anh cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ hai

Các chuyên gia y tế ở Anh hôm nay cảnh báo nguy hiểm từ làn sóng Covid-19 thứ hai trong bối cảnh Thủ tướng Boris Johnson nới lệnh phong tỏa để thúc đẩy nền kinh tế, theo Reuters.
“Tình hình dịch ở Anh trong tương lai rất khó đoán, song bằng chứng có sẵn chỉ ra rằng nguy cơ bùng phát dịch ở địa phương đang tăng và làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ là rủi ro thực sự”, các chuyên gia y tế viết trong lá thư ngỏ được xuất bản trên Tạp chí Y học Anh.
Bức thư có chữ ký của các chuyên gia y tế hàng đầu như chủ tịch Đại học Giải phẫu Hoàng gia Derek Alderson, chủ tịch Đại học Y Bác sĩ Hoàng gia Andrew Goddard và chủ tịch Đại học Cấp cứu Y khoa Hoàng gia Katherine Henderson.
“Nhiều yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết để kiểm soát virus bắt đầu được thực hiện, nhưng vẫn còn đó những thách thức đáng kể”, các chuyên gia viết.
Các chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền “tập trung vào những khu vực yếu kém” để ngăn làn sóng dịch thứ hai, hạn chế mất mát và khôi phục kinh tế nhanh nhất có thể.

Iran tuyên bố sẽ đàm phán nếu Mỹ xin lỗi

Hãng tin Reuters cho biết, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm nay tuyên bố, nước này sẽ sẵn sàng đàm phán với Mỹ nếu Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và bồi thường cho Tehran.
Iran nhiều lần từ chối lời đề nghị đàm phán của Mỹ nếu Washington không đáp ứng điều kiện mà Tehran đặt ra. Tổng thống Rouhani hôm nay tuyên bố rằng lời kêu gọi đàm phán từ Washington chỉ là “nói suông” và “dối trá”.
Căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký vào năm 2015. Washington đã áp nhiều lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này.

Thảm kịch Vũ Hán tái diễn ở Bắc Kinh: Chính quyền hàn cứng cửa không cho người dân ra ngoài

Người Trung Quốc bình luận, đây là cách để mặc người dân tự sinh tự diệt, là cách chống dịch không cần thuốc của chính quyền.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát nghiêm trọng ở Bắc Kinh. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Bắc Kinh đã cho người dùng máy hàn hàn cứng cửa nhà có người nhiễm bệnh, khiến người ở trong không thể đi ra ngoài. Cư dân mạng chất vấn, làm như vậy, một khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn hoặc sự cố khác, người bên trong chỉ có con đường chết.
Một đoạn video được cư dân mạng công bố cho thấy, ở một tiểu khu nào đó của Bắc Kinh, do dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, nhân viên phòng dịch đã đến thi công, dùng máy hàn hàn chết cứng lối ra vào của hộ dân bị lây nhiễm Covid-19, ngăn không cho người trong khu nhà đi ra ngoài. Những người mặc quần áo bảo hộ màu trắng có khả năng là cảnh sát, còn những người mặc quần áo màu cam là công nhân xây dựng.
Có cư dân mạng bình luận: “Làm vậy chính là để người ở bên trong tự sinh tự diệt, nếu có thể chống chọi được thì sống sót, không chống chọi được thì đợi người ta đến thu xác. Không được điều trị y tế, cũng không có được sự trợ giúp nào. Trước đây, chính quyền Vũ Hán chính là chống chọi dịch bệnh theo cách này”.
Dưới đây là một bức thư cầu cứu đau khổ của cư dân tiểu khu Trường Giang, quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán trong thời gian nơi cô đang ở bị phong tỏa. Cô khóc lóc kể rằng, nhà cô đã bị phong tỏa, không có nước, không có gì để ăn. Cô đã gọi cho 110, gọi cho 12345, nhưng đều vô dụng, không một ai đến giúp cô cả.
Ngày 3/3, trên mạng Internet xuất hiện một video có cảnh người dân nhảy lầu tự tử. Trong video, một giọng nữ người Vũ Hán nói rằng cụ già đơn thân trong chính tiểu khu của cô đã nhảy lầu. Người đăng video nói rằng đó là hai cụ bà góa phụ ở huyện Hán Dương, Vũ Hán, chính quyền phong tỏa các lối ra vào, họ không thể ra ngoài, trong nhà hết sạch thức ăn, nên đã cùng nhau nhảy lầu tự tử.
Cư dân mạng bình luận:
“Cả thế giới không ai học theo cách làm của Vũ Hán, giờ Bắc Kinh đã bắt đầu học theo rồi! Cửa ra vào bị hàn chết cứng, già trẻ gái trai không được phép ra ngoài! Tiếp theo rất có thể sẽ phải chết đói? Hoặc người già người trẻ cùng nhau nhảy lầu? Hoặc lò hỏa táng của nhà tang lễ phải làm việc liên tục trong 24 để đốt xác?”
“Dùng máy hàn hàn chết cửa nhà người ta, sau đó đi thu gom xác. Đây chính là những lời dối trá không cần thuốc giải cũng có thể kiểm soát được dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc! Ấy vậy mà người Trung Quốc vẫn tin theo”.
“Đây là bắt chước cách làm của Vũ Hán mà, quả nhiên chỉ có người của mình mới bắt chước được giống đến vậy!”

Tổng thống Honduras phải thở oxy

Reuters hôm nay đưa tin, bác sĩ quân y hôm 23/6 nói rằng Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez phải thở oxy sau khi nhập viện tuần trước vì Covid-19.
Bác sĩ, trung tá Juan Diaz cho hay tình hình sức khỏe của Tổng thống vẫn ổn nhưng xen kẽ là các triệu chứng sốt, khó thở. “Đã có một sự cải thiện rõ ràng”, ông Diaz nói.
Ông Diaz cho biết thêm, sau khi Tổng thống ho, khó thở và có các dấu hiệu viêm nhiễm, các bác sĩ tại bệnh viện đã điều chỉnh thuốc cho ông, áp dụng cả thở oxy, song hiện chưa rõ ông Hernandez có tiếp tục thở oxy hay không.
Bác sĩ cũng cảnh báo ông Hernandez vẫn đang ở trong tình trạng “nhạy cảm” về sức khỏe và cần tiếp tục điều trị.
Thủ tướng Úc Scott Morrison 

Tỷ lệ người Úc không tin Trung Quốc tăng cao
Hôm thứ Tư, viện Lowy cho cho công bố một khảo sát thường kỳ về thái độ của người Úc đối với thế giới, kết quả cho thấy, không còn nhiều người Úc tin tưởng chính quyền Trung Quốc, theo SBS News.
Chỉ có 23% người Úc được khảo sát tin vào việc “ở mức độ nào đó” chính quyền Trung Quốc hành động có trách nhiệm với thế giới, giảm 52% so với cuộc khảo sát năm 2018.
Trong khi đó, tỷ lệ người được hỏi còn tin tưởng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cư xử đúng đắn với thế giới đã giảm gần một nửa, từ mức 43% vào năm 2018 xuống còn 22% trong cuộc khảo sát lần này.
Cuộc thăm dò của Lowry lấy ý kiến của 2.448 người, được tiến hành vào nửa cuối tháng Ba, có tính đến một số tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng khi đó quan hệ thương mại Úc-Trung chưa trở nên căng thẳng như hiện tại. Ngoài ra, khi đó hính quyền Trung Quốc chưa cảnh báo người dân của họ rằng không nên tới Úc vì có thể bị phân biệt đối xử.

Vụ án bà Mạnh Vãn Châu kéo dài sang năm sau

Vụ án dẫn độ Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, Mạnh Vãn Châu, sẽ kéo dài cho tới ít nhất ngày 30/4 năm sau. Theo SCMP, quyết định này của một tòa án Canada nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Theo lịch biểu cũ, các phiên điều trần đối với trường hợp của bà Châu sẽ kết thúc vào tháng Mười năm nay. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tòa án ở Vancouver đã phải đình chỉ hoạt động và khiến vụ án của con gái người sáng lập Huawei kéo dài thêm thời gian.
Vào ngày 1/12/2018, khi đang nối chuyến bay tại Sân bay Quốc tế Vancouver để đến Mexico từ Hồng Kông, bà Châu đã bị chính quyền Canada bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của chính phủ Hoa Kỳ. CFO của Huawei bị Mỹ cáo buộc thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm lệnh cấm vận của Washington đối với Iran.
Mỹ đề nghị Bắc Hàn tuân thủ hiệp ước đã ký
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Triều Tiên “quay trở lại với hiệp ước” đã ký trong bối cảnh Bắc Hàn tiếp tục có những hành động đe dọa Hàn Quốc, theo Yonhap.
“Chúng tôi vẫn phối hợp chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên quay trở lại [tuân thủ] hiệp ước”, một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại giao nói với hãng thông tấn Yonhap.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi Triều Tiên kiềm chế “các hành động phản tác dụng tiếp theo” sau khi Bình Nhưỡng cho phá hủy một văn phòng liên lạc liên Triều vào tuần trước.

Giúp công dân kiện Trung Quốc về COVID-19, Ủy ban Tư pháp Mỹ xem xét sửa luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài

Tổng thống <ũ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham trong Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng 
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Lindsey Graham cho biết ông sẽ xúc tiến kế hoạch cho phép người Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại từ đại dịch viêm phổi COVID-19, hiện đã gây ra cái chết của gần nửa triệu người trên thế giới, chưa kể vô số thiệt hại về tài chính và kinh tế.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Graham, một đảng viên Cộng hòa từ bang South Carolina, phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp hôm thứ Ba (23/6): “Tôi thấy không có ý tưởng nào thuyết phục hơn việc cho phép từng người Mỹ hoặc các nhóm người Mỹ đưa ra các vụ kiện chống lại thủ phạm – chính phủ Trung Quốc – vì những thiệt hại đối với gia đình họ, đối với nền kinh tế của chúng ta và đối với tinh thần của dân tộc chúng ta”.
Ông Graham cho biết ủy ban của ông sẽ xem xét phương án sửa đổi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài năm 1976, tức đặc quyền cho phép các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết phiên điều trần hôm thứ Ba có tên: “Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài, Virus corona, và Xử lý tội lỗi của Trung Quốc”. Tờ báo này cho biết, các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ đều bày tỏ sự tức giận đối với Trung Quốc vì chính quyền nước này đã kiểm duyệt và bất cẩn đối với dịch virus corona, khiến dịch bệnh ở địa phương đã trở thành một đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu người trên thế giới.
SCMP cho biết, 2 tiểu bang – Missouri và Mississippi – đã khởi xướng các vụ kiện chống lại Trung Quốc thay mặt cho cư dân của họ. Chưởng lý bang Mississippi, bà Lynn Fitch, đã làm chứng tại phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp, bà nói: “Tôi tin rằng hành động pháp lý này đáng để làm, thay mặt cho người dân Mississippi. Chúng ta không thể bỏ qua những gì mà Trung Quốc đã làm”.
Ít nhất 5 vụ kiện tập thể khác cũng đã được đệ trình chống lại Trung Quốc trong những tuần gần đây tại Florida, California, Nevada, Pennsylvania và Texas.
Theo Bloomberg, một số nhà lập pháp trong Ủy ban Tư pháp, trong đó có một đảng viên hàng đầu của đảng Dân chủ là bà Dianne Feinstein từ bang California, đã lên tiếng hoài nghi về đề xuất sửa đổi Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài của ông Graham. Họ cho rằng Washington nên tập trung vào cách phản ứng của chính mình đối với đại dịch và sự thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, khiến hơn 120.000 ca tử vong tại Mỹ.
Một nhân chứng tại phiên điều trần cho rằng việc sửa đổi quyền miễn trừ chủ quyền có thể gây tác dụng ngược đối với Mỹ. Ông Chimène Keitner, giáo sư luật quốc tế tại trường Luật Hastings thuộc Đại học Luật California, ở San Francisco nói: “Việc kiện tụng tư nhân sẽ không buộc Trung Quốc phải đàm phán”.
Tuy nhiên, thượng nghị sỹ Graham cho biết ông muốn có “nhiều đòn bẩy để khiến Trung Quốc phải thay đổi”. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho dự luật này”.
Các thượng nghị sỹ Cộng hòa khác như Marsha Blackburn, Tom Cotton và Josh Hawley cũng đã đưa ra các đề xuất riêng để tạo điều kiện cho các vụ kiện chống lại Trung Quốc về COVID-19, theo Bloomberg.

Tàu Mỹ áp sát bờ biển Venezuela

Một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã áp sát bờ biển Venezuela hôm thứ Ba, một chỉ huy lực lượng Nam Mỹ của Lầu Năm Góc nói rằng đây là “hoạt động tự do hàng hải”. Sự kiện này diễn ra một ngày sau khi một tàu của Iran cập cảng Venezuela, theo Reuters.
Khi Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, chính quyền Maduro ở Venezuela ngày càng bị cô lập và mất nguồn thu. Để tìm lối thoát, Tổng thống thiên tả Maduro đã chuyển sang trao đổi nhiên liệu với Iran. Washington nói rằng họ đang cân nhắc các biện pháp đối với các chuyến tàu vận chuyển nhiên liệu giữa hai nước này. Tuy nhiên, Đại sứ quán Iran tại Caracas tuyên bố rằng chuyến tàu của họ cập cảng Venezuela hôm thứ Hai là tàu chở lương thực, không phải chở dầu.
Trong một động thái có liên quan, vào tháng Tư, chính quyền Trump cho biết họ đang triển khai thêm lực lượng quân sự tại vùng biển Caribbean để ngăn chặn các chuyến hàng ma túy bị nghi ngờ có sự chống lưng của chính quyền Maduro.

Dự án đường sắt hơn 3 tỷ đô của nhà thầu Trung Quốc bị tòa Kenya phán quyết là ‘bất hợp pháp’

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một dự án đường sắt tốn kém của nhà thầu Trung Quốc tại Kenya có nguy cơ “đi tới hư vô” khi tòa án phúc thẩm ở nước này kết luận dự án là “bất hợp pháp”.
Hôm thứ Sáu (19/6), một tòa án phúc thẩm ở Kenya đã đưa ra phán quyết kết luận dự án đường sắt trị giá 3,2 tỷ USD giữa Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) là bất hợp pháp.
Phán quyết cho biết, Tập đoàn Đường sắt Kenya đã không tuân thủ quy định pháp luật trong “hoạt động mua sắm liên quan tới dự án SGR”, một dự án đường sắt được coi là “dự án cưng” của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, theo hãng tin DW của Đức.
Nhà hoạt động xã hội Okiya Omtatah và tổ chức Hội luật gia Kenya, đã nộp đơn kiện lên tòa Thượng thẩm năm 2014 nhằm ngăn cản dự án SGR, yêu cầu dự án phải tuân theo một quy trình mua sắm công bằng, cạnh tranh và minh bạch.
Hồ sơ vụ kiện cho thấy hợp đồng xây dựng tuyến đường đã được giao cho duy nhất nhà thầu Trung Quốc, không thông qua đấu thầu, trong khi gánh nặng trả nợ đè lên vai người đóng thuế Kenya.
Tòa Thượng thẩm Kenya đã bác bỏ vụ kiện, tuyên bố rằng các tài liệu của nguyên đơn đã bị thu thập một cách bất hợp pháp. Phía nguyên đơn đã bất bình với phán quyết và kháng cáo và giành được chiến thắng tại tòa phúc thẩm vào hôm 19/6.
Hiện chưa rõ dự án đường sắt này sẽ đối mặt với điều gì. Các chuyên gia cho rằng chính phủ Kenya, chủ sở hữu Tập đoàn Đường sắt Kenya, và CRBC sẽ có nghĩa vụ phải giải trình trước Tòa án tối cao của Kenya.
Ông Nelson Havi, chủ tịch Hiệp hội Luật pháp Kenya, nói chính phủ nước này có thể dùng phán quyết trên để chối bỏ trách nhiệm với dự án đường sắt nếu muốn. Phán quyết của tòa phúc thẩm có thể là một quá trình chuẩn bị để Kenya bác bỏ dự án trong trường hợp Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc kiện Kenya vi phạm hợp đồng ra tòa án quốc tế.
Tuy nhiên, ông Gad Ouma, một luật sư tại công ty luật G.M. Gamma Advocates, cho rằng Kenya sẽ không dễ trốn trách trách nhiệm khi mà dự án đã được hoàn tất phần lớn.
Dự án SGR được cấp vốn 90% từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, 10% còn lại là từ chính phủ Kenya. Đây là dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất của Kenya kể từ khi nước này giành độc lập.
Theo hãng tin DW, dự án SGR bị chỉ trích là “tuyến đường sắt dẫn tới hư vô”, nối từ thủ đô Nairobi của Kenya, leo qua các con mương và các vách đá của Thung lũng Tách giãn Lớn (Central Rift Valley) và kết thúc là một tuyến đường cụt ở một ngôi làng hẻo lánh.

Động đất mạnh ở Mexico khiến ít nhất 2 người tử vong

Vào sáng thứ Ba đã xảy ra một trận động đất mạnh ở bờ biển phía nam Mexico làm chết ít nhất hai người và có nguy cơ xảy ra sóng thần trên dải bờ biển dọc theo Trung Mỹ, Fox News đưa tin.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ 7,4 độc richter, xảy ra lúc 11:29 ET, ở vị trí 7 dặm (khoảng hơn 11 km) về phía tây bang Santa María Zapotitlán, Mexico.
Trung Tâm Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) cảnh báo rằng trận động đất có nguy cơ kéo theo sóng thần trong vòng 620 dặm tính từ tâm chấn, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của các nước Mexico, Guatemala, El Salvador và Honduras.

Trung Quốc trình báo cáo, cáo buộc Mỹ xâm phạm lãnh hải ở Biển Đông

Trung Quốc trình báo cáo, cáo buộc Mỹ xâm phạm lãnh hải ở Biển Đông
Trung Quốc hôm thứ ba (23/6) đã công bố một báo cáo về tình hình hiện diện quân sự gia tăng của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Được công bố bởi Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, báo cáo nêu chi tiết chính sách an ninh của Mỹ, sự hiện diện và triển khai quân sự, cùng các hoạt động quân sự gần đây và quan hệ an ninh trong khu vực, theo tờ Global Times.
Báo cáo cáo buộc Mỹ nhiều lần xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ở Biển Đông trong năm nay, đồng thời cảnh báo khả năng nổ ra một cuộc xung đột vũ trang ngày càng lớn.
Cụ thể, báo cáo cáo buộc các tàu chiến Mỹ gần đây đã nhiều lần xâm phạm lãnh hải Trung Quốc quanh các đảo Tây Sa và Nam Sa, đồng thời tiến hành các hoạt động ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. 
Tây Sa Và Nam Sa là danh xưng Trung Quốc đặt cho hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Trên thực tế, các hoạt động của tàu chiến Mỹ là là một phần trong các cuộc tuần tra tự do hàng hải thường xuyên của Hoa Kỳ ở Biển Đông, tại các khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trong một động thái hiếm hoi chưa từng có trong suốt nhiều năm, gần đây Mỹ đã triển khai ba tàu sân bay đến cửa ngưỡng Biển Đông tập trận, đi kèm bởi tàu tuần dương, tàu khu trục và máy bay chiến đấu.
So sánh tương quan, trong 8 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Obama, hải quân Mỹ chỉ tiến hành bốn lần tuần tra tự do hàng hải, trong khi con số này là 22 lần dưới thời tổng thống Trump, AFP dẫn lời Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông trong buổi công bố báo cáo.
Báo cáo nhận định rằng kể từ khi chính quyền Trump nhậm chức hồi đầu năm 2017, nó đã tiến hành một “cuộc cạnh tranh quyền lực lớn”, gợi tưởng đến thời Chiến tranh Lạnh, và cho đến cuối năm 2018, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đã thành hình.
Theo báo cáo, Mỹ có 375.000 quân nhân thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm 60% tàu Hải quân, 55% lực lượng quân đội và 2/3 Thủy quân lục chiến hoạt động trong khu vực này. Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai 85.000 binh sĩ tiền tuyến và một lượng lớn vũ khí công nghệ cao tối tân đến khu vực.
Tờ Republic World nhận định, việc giới lãnh đạo Lầu Năm Góc thuyên chuyển lượng lớn tài lực vật lực quân sự đến khu vực là để đối kháng lại sức ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.
“Quy mô triển khai quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chưa từng thấy”, ông Wu Shicun nói trong buổi ra mắt báo cáo.
“Tôi nghĩ rằng cơ hội duy nhất để mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ trở lại bình thường là để (cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ) Joe Biden được bầu,” ông Zhu Feng, giáo sư chuyên về mối quan hệ Trung-Mỹ nói tại buổi ra mắt báo cáo. 
“Cánh hữu của phe Cộng hòa mà Trump đại diện, tôi rất không đồng ý với quan điểm của họ về Trung Quốc”, ông Zhu nói thêm, phần nào phản ánh quan điểm của Trung Quốc đối với các ứng viên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Ông Trump cũng từng bày tỏ quan điểm rằng Trung Quốc ‘khao khát’ ông Biden trúng cử tổng thống Mỹ, để Bắc Kinh có thể “tiếp tục cướp bóc nước Mỹ” như họ đã từng làm. Dưới thời Obama, ông Joe Biden khi giữ chức phó tổng thống Mỹ đã ngăn chặn Hải quân Hoa Kỳ tuần tra thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Gia đình ông Biden cũng bị cáo buộc có mối quan hệ lợi ích mờ ám với Bắc Kinh.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây xoay quanh nhiều vấn đề như Covid-19, luật an ninh Hồng Kông,… Hồi cuối tháng 5, Tổng thống Trump đã ra những quyết sách chưa từng có để trừng phạt Bắc Kinh.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: