Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 13/6 - Noa Tự Do

Điểm tin tối 13/6: Covid-19 bùng phát ở Bắc Kinh, chính quyền áp lệnh phong tỏa

Covid-19 bùng phát ở Bắc Kinh, chính quyền áp lệnh phong tỏaMột quận ở trung tâm Bắc Kinh đã áp dụng “biện pháp thời chiến”, sau khi phát hiện ra một loạt các ca nhiễm Covid-19 xung quanh chợ thịt và rau lớn nhất thành phố này, làm tăng khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai ở thủ đô, một khu vực nhạy cảm nơi đặt trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Washington Post.

Việc phát hiện ra hàng chục ca lây nhiễm, cả có triệu chứng và không triệu chứng, làm nổi bật thêm tính nguy hiểm của virus và xu hướng lây lan của nó bất chấp đã có các biện pháp kiểm soát xã hội chặt chẽ.
<!>
Mối quan hệ Mỹ-Triều trở xấu, Triều Tiên kỷ niệm 2 năm họp thượng đỉnh bằng cách cam kết tăng cường thực lực quân sự
Triều Tiên đang kỷ niệm hai năm ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump bằng cách cam kết tăng cường lực lượng vũ trang nhằm “đối phó với các mối đe dọa quân sự lâu dài từ Hoa Kỳ”, theo Fox News.
Các bình luận từ Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Son Gwon, được công bố trên phương tiện truyền thông nhà nước hôm thứ Sáu, đến sau khi ông này tuyên bố Triều Tiên sẽ không bao giờ tặng ông Trump một cuộc họp cấp cao và sự nhượng bộ mà ông có thể tự hào như những thành tựu chính sách đối ngoại của mình trừ khi Triều Tiên nhận lại được một cái gì đó tương xứng.
“Câu hỏi đặt ra là liệu có cần phải tiếp tục duy trì việc bắt tay như ở Singapore hay không, vì chúng tôi thấy rằng không có gì cải thiện trên thực tế trong mối quan hệ Mỹ-Triều chỉ đơn giản thông qua việc duy trì mối quan hệ cá nhân giữa nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi và tổng thống Mỹ”, ông Ri nói.

Ông Pompeo dự định gặp các quan chức Trung Quốc tại Hawaii

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang âm thầm lên kế hoạch đến Hawaii gặp gỡ các quan chức chính phủ Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, cuộc gặp sẽ đến vào một thời điểm căng thẳng cao độ giữa hai nước, theo Politico.
Trong nhiều động thái đa dạng, các quan chức chính quyền tổng thống Trump đã chỉ trích Trung Quốc vì sự bưng bít và lừa dối liên quan đến sự lây lan Covid-19 tại thời điểm ban đầu, khiến nó bùng phát thành đại dịch toàn cầu, tính đến nay đã cướp đi hơn 413.000 sinh mạng trên toàn thế giới.
Hồi cuối tháng 5, trong một cuộc họp báo, tổng thống Trump cũng đã đưa ra một loạt quyết sách chưa từng có nhằm trừng phạt Trung Quốc xoay quanh dịch Covid-19 cũng như việc nước này gần đây thông qua luật an ninh mới cho Hồng Kông.

Chính phủ Anh tuyên bố Trung Quốc ‘vẫn còn thời gian để lùi bước khỏi bờ vực’

Chính phủ Anh hôm 11/6 công bố một báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về việc thực thi Tuyên bố chung Trung – Anh. Báo cáo tuyên bố Trung Quốc “vẫn còn thời gian để lùi bước khỏi bờ vực” và tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông cũng như tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của chính mình.
Báo cáo đánh giá giai đoạn từ ngày 1/7- 31/12/2019 nói rằng, chính phủ Anh vẫn hoàn toàn cam kết mức độ tự chủ và quyền tự do cao của Hồng Kông theo Tuyên bố chung và khung “Một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời nhấn mạnh sự thịnh vượng của Hồng Kông là dựa trên tự do ngôn luận, tự do hội họp, hưởng một nền tư pháp độc lập và pháp trị.
Báo cáo cho biết, Hồng Kông đang trải qua thời kỳ hỗn loạn lớn nhất kể từ khi được bàn giao về Trung Quốc đại lục. Theo Tuyên bố chung Trung Anh, giải pháp cho tình trạng bất ổn này và các nguyên nhân cơ bản của nó phải được xử lý bởi người dân Hồng Kông, và không thể bị áp đặt từ Trung Quốc đại lục.
Chính phủ Anh lo ngại sâu sắc về kế hoạch áp luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc lên Hồng Kông. Theo đó, luật an ninh quốc gia sẽ làm suy yếu khuôn khổ “Một quốc gia, Hai chế độ”, vốn đảm bảo cho Hồng Kông quyền tự chủ cao với các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Đối với Chính phủ Trung Quốc, với mục đích là làm chủ thể chế của Hồng Kông, việc nó trực tiếp áp luật an ninh quốc gia sẽ mâu thuẫn với Điều 23 của Luật Cơ bản Hồng Kông, và với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung – Anh.
Theo báo cáo, chính phủ Anh chưa nhìn thấy bản dự thảo luật an ninh mà Trung Quốc định áp cho Hồng Kông. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, luật này làm tăng nguy cơ truy tố đối với các nhà hoạt động chính trị ở Hồng Kông, làm xói mòn các cam kết hiện có nhằm bảo vệ quyền và tự do của người dân Hồng Kông. Một luật như vậy là vi phạm rõ ràng với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, bao gồm cả những nghĩa vụ được đưa ra theo Tuyên bố chung Trung – Anh.
Chính phủ Anh tuyên bố, “Trung Quốc vẫn còn thời gian để xem xét lại, lùi bước khỏi bờ vực và tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông và tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của chính mình”.
Báo cáo nêu rõ, nếu Trung Quốc ban hành luật an ninh đối với Hồng Kông, Anh sẽ cho phép người có hộ chiếu “người dân Anh ở hải ngoại” (British National Overseas – BNO) ở Hồng Kông được đến Anh mà không bị giới hạn trong kỳ 6 tháng, cho phép họ sống và nộp đơn học tập và làm việc trong thời hạn kéo dài 12 tháng, cấp cho họ một con đường trở thành công dân Anh.

Thủ tướng Anh nói người dân nên ‘tránh xa’ các cuộc biểu tình

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, đề nghị người dân nước này “tránh xa” khỏi các cuộc biểu tình đang diễn ra gần đây ở Anh, lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình ở Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Trong một bài tweet dài tám phần được đăng hôm thứ Sáu (12/6), ông Johnson cho rằng các cuộc biểu tình, mặc dù được thúc đẩy bởi “làn sóng phẫn nộ hợp pháp”, nhưng đã bị “lợi dụng bởi những kẻ cực đoan nhằm mục đích kích động bạo lực”. Ông cũng đề nghị người dân tránh xa khỏi các cuộc biểu tình vì đây là “hành động có trách nhiệm duy nhất”.
Gọi bức tượng của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đặt tại Quảng trường Nghị viện Luân Đôn là “một lời nhắc nhở trường kỳ về thành tích của vị cố thủ tướng trong việc cứu vớt đất nước này – và toàn bộ châu Âu – khởi bàn tay của một kẻ chuyên chế phát xít và phân biệt chủng tộc [Hitler]”, ông Johnson đã chỉ trích các hành vi phá hoại vào tuần trước là “vô lý và đáng xấu hổ”, theo trang Daily Caller.

Dư luận viên Trung Quốc bị giảm nửa lương, ‘ngũ mao’ giờ thành ‘nhị mao’

Nhiều người cho rằng điều này có thể phản ánh thực trạng kinh tế Trung Quốc hoặc vì vai trò của dư luận viên đã không còn cần thiết như trước.
Chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm đã tuyển mộ một số lượng lớn nhân sự cho các “cuộc chiến dư luận” trên mạng Internet, được biết tới như những “dư luận viên” làm công ăn lương theo mỗi lần tương tác trên không gian ảo. Họ đăng tải các tin nhắn bảo vệ chính quyền, theo ý chí chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và định hướng thông tin, mỗi bình luận sẽ được trả 5 hào. Vì vậy họ được gọi chung là lực lượng “ngũ mao” (5 hào hay 50 xu).
Chuyên gia về khoa học chính trị Gary King thuộc Đại học Harvard từng công bố trên Bloomberg thông tin nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về các nhân viên tuyên truyền trên mạng của Trung Quốc, còn gọi là dư luận viên này. Theo đó, họ tạo ra khoảng 488 triệu bình luận trên mạng xã hội mỗi năm, gần bằng số lượng tin đăng lên trong một ngày trên toàn cầu của Twitter.
Tuy nhiên, một thông báo tuyển dụng cho vị trí “bình luận viên mạng” đã xuất hiện trên Internet vài ngày trước, cho thấy mức thù lao đã giảm xuống còn 2 hoặc 3 hào cho mỗi bình luận. Điều này thu hút không ít lời chế nhạo trong cộng đồng nói tiếng Hoa trên mạng xã hội.
Gần đây, người dùng mạng Đài Loan đã chia sẻ thông tin rằng một chuyên trang trên nền tảng Weibo đang tuyển dụng “bình luận viên bán thời gian”, có nội dung công việc là “để bình luận trên các bài đăng mạng xã hội”.
Theo mô tả của thông báo tuyển dụng, ứng viên được yêu cầu “phải có kỹ năng bình luận tốt với nhiều góc độ và nhiều phong cách, cũng như nhiều tính cách khác nhau”, và trước tiên cần viết ra 10 bình luận để nhà tuyển dụng làm cơ sở đánh giá.
Thù lao cho công việc này được trả ở các mức khác nhau: mỗi bình luận “trung bình 20 ký tự” có thể nhận được 0,2 nhân dân tệ (2 hào), một bình luận “có chiều sâu 40 ký tự” có thể nhận được 0,3 nhân dân tệ (3 hào), nếu có thêm một hình ảnh liên quan tới bình luận có thể nhận thêm 0,1 nhân dân tệ (1 hào).
Người dùng mạng Trung Quốc tin rằng những nhân viên được gọi là “bình luận viên bán thời gian” được nhắc tới trong thông báo tuyển dụng này là đội quân mạng “ngũ mao” nghiệp dư do ĐCSTQ tuyển dụng, nhưng tiền công của họ đã giảm một nửa so với trước đây. “Xem ra kinh tế Trung Quốc bây giờ thật sự trong cảnh ngộ thê lương rồi, tổ chức tuyên truyền của ĐCSTQ, vốn luôn giàu giờ cũng không đủ tiền để tuyển mộ binh lính tôm tép nữa”, một người để lại bình luận.
Nhiều người dùng mạng vốn phản cảm với ĐCSTQ đã đăng các bài đăng hoặc để lại tin nhắn một cách mỉa mai: “Thực sự bắt đầu có một cuộc sống khó khăn rồi?”; “Có vẻ như dịch bệnh đã thực sự ảnh hưởng rồi”; “Giá cả phản ánh thị trường”; “Giấc mộng của ngũ mao Trung Quốc đã vỡ tan!”.
Người khác bình luận rằng: “Khó trách vì sao dạo gần đây ngũ mao không còn lớn tiếng nữa, chỉ ‘sủa’ vài câu rồi thôi”. “Giảm lương của ngũ mao chỉ là hành động giết lừa. Nhiệm vụ của họ đã hoàn thành. Dư luận trong nước đã hoàn toàn bị họ dẫn dắt, và công nghệ xóa bài trực tuyến đã được cải thiện hơn nữa, vì vậy giá trị của ngũ mao cũng không còn nữa”.

Cộng hòa Séc biểu tình quy mô lớn, phản đối chính phủ quá thân mật với Bắc Kinh

Cộng hòa Séc biểu tình quy mô lớn, phản đối chính phủ quá thân mật với Bắc Kinh
Cảnh tượng biểu tình tại Prague hôm 9/6 
Ngày 9/6, hàng ngàn người dân ở thủ đô Prague của Cộng hòa Séc đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ và quá thân mật với Bắc Kinh trong bối cảnh dịch bệnh. Người biểu tình đã yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức, theo NTDTV.
Tối ngày 9/6 có 1500 đến 3000 người đã tập trung tại quảng trường Old Town Square ở thủ đô Prague, bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với thủ tướng Andrej Babiš và liên minh cầm quyền mà họ cho là tham nhũng, hủ bại. Họ cũng lên án biện pháp chống dịch Covid-19 yếu kém của chính phủ cũng như duy trì mối quan hệ thân mật quá mức với Bắc Kinh.
Một số người biểu tình bày tỏ sự bất mãn với hành động của chính quyền Thủ tướng Andrej Babiš trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này. “Tôi đang may khẩu trang từ quần áo [để ủng hộ], nhưng chính phủ lại không biết cảm ơn, ngược lại họ còn mua khẩu trang từ Trung Quốc với giá ngất ngưởng, điều này quả thật không cần thiết”, Cheikova, một sinh viên 22 tuổi cho biết.
Một trong những lập luận phản đối chính phủ được người biểu tình đưa ra là vào thời điểm đầu đại dịch, chính phủ đã làm một việc vô nghĩa: mua khẩu trang từ Trung Quốc với giá cao. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hồi tháng 4 cũng cho biết chính quyền Trung Quốc cũng đã thu gom ồ ạt vật tư y tế toàn cầu để bán lại với giá cao nhằm trục lợi.
Những người biểu tình đã đeo khẩu trang và mang quốc kỳ Séc, yêu cầu thủ tướng Andrej Babiš từ chức.
Cảnh tượng biểu tình tại Prague hôm 9/6 
Những người biểu tình cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng nghị sĩ Miloš Vystrčil khi ông tuyên bố sắp có chuyến thăm Đài Loan nhằm cảm ơn Đài Loan vì đã viện trợ vật tư y tế chống dịch cho Séc.
Ông Miloš Vystrčil cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần có động thái ngăn cản ông và cựu thượng nghị sĩ Jaroslav Kubera đến thăm Đài Loan, điều này càng củng cố ý muốn ghé thăm Đài Loan của ông. Ông nhấn mạnh, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông sẽ dẫn đầu phái đoàn Séc chính thức viếng thăm Đài Loan trong cương vị thượng nghị sĩ.
Ông Miloš Vystrčil cũng thẳng thắn bày tỏ, lần viếng thăm này có thể sẽ gây tổn hại kinh tế cho các công ty Séc đang hoạt động tại Trung Quốc, nhưng đồng thời ông cũng nhấn mạnh, Cộng hòa Séc cũng có những giá trị vô hình nhưng rất trân quý như tự do và dân chủ, do đó ông dự định sẽ tận dụng chuyến thăm này để học hỏi thêm từ Đài Loan về vấn đề này. 
Theo một cuộc thăm dò do Czech Radio công bố vào tháng 2, có tới 2/3 người dân Séc nói rằng ngay cả khi Trung Quốc phản đối, họ vẫn ủng hộ việc tăng cường mối quan hệ sâu sắc với Đài Loan. Thượng viện Séc cũng đã thông qua một nghị quyết với tỷ lệ bỏ phiếu áp đảo 50: 1 vào tháng trước để ủng hộ chuyến thăm của ông Miloš Vystrčil tới Đài Loan.
Nếu chuyến viếng thăm thành công, ông Miloš Vystrčil sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Séc đến thăm Đài Loan trong lịch sử, và chuyến thăm này sẽ mang một ý nghĩa biểu tượng nhất định cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Séc.
Filip Jirouš, một nhà nghiên cứu của Sinopsis và cũng là một nhà tư tưởng người Séc, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn trung ương rằng Đài Loan đã chiến đấu thành công với dịch virus corona và quyên tặng vật tư y tế cho Séc, và các quốc gia khác cũng có ấn tượng rất tích cực với Đài Loan.
Vào thời điểm này, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không cho Đài Loan tham gia cuộc họp của Hội Đồng Y Tế Thế Giới để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch thành công, điều này ngược lại đã khiến cộng đồng quốc tế nhận thấy tác động tiêu cực của Trung Quốc đối với các tổ chức quốc tế, và nhấn mạnh vai trò tích cực của Đài Loan.
Ông Filip Jirouš chỉ ra rằng do sự chậm trễ trong việc thực hiện các cam kết đầu tư của Trung Quốc và sự thù địch của các nhà ngoại giao Trung Quốc đối với Séc, những năm gần đây, chính sách của Séc đối với Trung Quốc đã thay đổi. Ngược lại, quan hệ giữa Séc và Đài Loan tiếp tục được cải thiện, và chuyến thăm của Miloš Vystrčil đến Đài Loan cũng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Cộng hòa Séc và Đài Loan lên một tầm cao mới.

Trung Quốc kết án tử hình một người Úc vì tội buôn lậu ma túy

Một người đàn ông Úc đã bị kết án tử hình ở Trung Quốc sau khi bị cáo buộc tuồn ma túy vào nước này hơn sáu năm trước, theo news.com.au.
“Sáng ngày 10/6, Tòa án Nhân dân Trung cấp Quảng Châu đã đưa ra phán quyết sơ thẩm về việc buôn lậu ma túy của bị cáo Úc và kết án tử hình vì tội danh này”, theo trang tin Ifeng News.
Sự việc xảy ra khi mối quan hệ Trung-Úc đang leo thang căng thẳng sau khi Úc khởi xướng và kiên quyết theo đuổi một cuộc điều tra độc lập và toàn diện về nguồn gốc Covid-19 và phản ứng của các nước trong đại dịch. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt bò và áp thuế 80% lúa mạch Úc nhập khẩu vào nước này, đồng thời đe dọa tẩy chay các hàng hóa và dịch vụ khác của Úc.

Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania chụp ảnh trước bức tượng Thánh John Paul II trước khi tham gia lễ đặt vòng hoa vào ngày 2/6/2020 tại Đền thờ Quốc gia Saint John Paul II ở Washington, DC (ảnh: Andrea Hanks/White House/Flickr).

TT Trump: Tôi sẽ ra đi trong hòa bình nếu không trở thành Tổng thống lần nữa

Chia sẻ với nhà báo Faulker của Fox News hôm 12/6, Tổng thống Trump nói rằng nếu ông không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào tháng 11 thì ông sẽ rời đi trong hòa bình.
Tổng thống Trump cũng nói với nhà báo Faulker rằng, nếu trong trường hợp ông thua ứng viên của đảng Dân chủ thì sẽ là một điều tồi tệ đối với nước Mỹ.
Chia sẻ của Tổng thống Trump xuất hiện trong bối cảnh Đảng Dân chủ được cho là đang lợi dụng cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd, một tội phạm ma túy bị ngộ sát, để tấn công nhằm hạ uy tín của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.

Cựu nghị sĩ Mỹ: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm pháp luật và bồi thường thiệt hại vì để Covid-19 bùng phát

Ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ 
Ông Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, gần đây, trong một bài viết đăng trên Fox News, đã chia sẻ quan điểm của mình về việc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với Covid-19. Sau đây là phần lược dịch bài viết của ông.
Tới thời điểm này nhìn lại, rõ ràng, chính quyền Trung Quốc đã có lỗi khi để đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và nói dối thế giới về những gì diễn ra trong đại dịch.
Nhưng chế độ cầm quyền ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm tới đâu khi để virus chết người tàn phá thế giới? liệu nó có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?
Tôi, Newt Gingrich, đã có cuộc trao đổi với ông Eric Schmitt, Giám đốc Sở tư pháp của bang Missouri, một bang đang thực hiện các hành động pháp lý để kiện chính quyền Trung Quốc vì lừa dối thế giới và khiến virus Vũ Hán lây lan ra toàn cầu.
Vào ngày 21/4, ông Schmitt đã đệ đơn lên Tòa án quận Đông Missouri của Mỹ kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức khác ở Trung Quốc che giấu sự thật về virus Vũ Hán.
Đơn kiện dài 47 trang Tố cáo chính quyền Trung Quốc trong những tuần quan trọng đầu tiên của đợt bùng phát dịch đã “lừa dối người dân, che đậy những thông tin quan trọng, bắt giữ người cảnh báo về virus, phủ nhận loại virus nguy hiểm có khả năng lây lan từ người sang người mặc dù có bằng chứng, phá dẹp những nghiên cứu y học quan trọng [có thể phòng chống Covid], để hàng triệu người có thể đã nhiễm virus đi lại khắp nơi và thu gom đồ bảo hộ cá nhân, vì những việc này mà gây ra đại dịch toàn cầu đáng ra không xuất hiện và có thể phòng ngừa được”.
Vụ kiện đã làm sáng tỏ những cáo buộc đối với chính quyền Trung Quốc một cách chi tiết đến khó tin, cho thấy mức độ sai phạm nghiêm trọng của Bắc Kinh. Vụ kiện cũng nêu chi tiết về việc đại dịch đã gây ra khó khăn cho Missouri và trên toàn cầu như thế nào, đó là sự chết chóc, cách ly xã hội, thất nghiệp lớn, hoạt động kinh tế bị đảo lộn, tạo ra tương lai u ám và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đô la.
Ông Schmitt ước tính, chính quyền Trung Quốc sẽ phải bồi thường 44 tỷ USD cho người dân Missouri nếu chính quyền của bang này thắng kiện.
Các bằng chứng đã chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tôi nghĩ rằng vụ kiện của chính quyền bang Missouri cho thấy một cơ hội nhắm thẳng vào việc trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng đang chiếm quyền kiểm soát Trung Quốc, và ông Tập Cận Bình, lãnh đạo đương nhiệm của tổ chức này, cũng nên là một mục tiêu cụ thể của vụ kiện.
Nếu chế độ độc tài ở Trung Quốc có thể gây ra cái chết cho hàng trăm ngàn người và khiến thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la mà vẫn không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào, thì sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có thể phủi tay với tất cả các tội lỗi.

Triều Tiên đe dọa Hàn Quốc

Triều Tiên hôm 12/6 nói rằng họ đã mất hết niềm tin vào chính phủ Hàn Quốc và cảnh báo về thời gian “đáng tiếc và đau đớn” phía trước, theo Yonhap.
Ông Jang Gum-chol, người đứng đầu Cục Mặt trận Thống nhất của Bắc Hàn, đã đưa ra thông điệp này thông qua hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA.
“Thời gian phía trước sẽ thực sự đáng tiếc và đau đớn cho chính quyền Hàn Quốc”, ông Jang đe dọa. “Niềm tin mà chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để có được từ chính quyền Hàn Quốc đã bị đổ vỡ”.

3 tàu sân bay Hoa Kỳ đang tuần tra Biển Đông

Một nhóm tác chiến của tàu sân bay USS Ronald Reagan tuần tra qua Biển Đông 
Hãng tin AP hôm 12/6 cho biết, Hải quân Hoa Kỳ đang triển khai cùng lúc 3 chiếc tàu sân bay ở Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang xáo trộn trước những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tờ báo này cho biết đây là lần đầu tiên 3 chiếc tàu sân bay cùng tuần tra trong khu vực sau gần 3 năm, và đó cũng là một dấu hiệu cho thấy Hải quân Hoa Kỳ đã vượt qua những ngày tồi tệ nhất của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
Bài báo của AP viết: “Được hộ tống bởi các tàu tuần dương, các tàu khu trục, các máy bay chiến đấu và các máy bay khác của Hải quân, sự xuất hiện đồng thời đầy bất thường của ba chiếc tàu chiến diễn ra khi Hoa Kỳ đang leo thang những lời chỉ trích về cách phản ứng của Bắc Kinh đối với sự bùng phát của virus corona, các động thái của họ nhằm kiểm soát Hồng Kông và chiến dịch quân sự hóa của họ đối với các đảo nhân tạo ở Biển Đông”.
Chuẩn đô đốc Stephen Koehler, giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói với AP: “Các tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay rõ ràng là các biểu tượng phi thường của sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi thực sự rất phấn khích vì lúc này chúng tôi đang có 3 nhóm như vậy”.
Phát biểu với AP từ văn phòng ở Hawaii, ông Koehler cho biết Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông một cách từ từ và có phương pháp, đồng thời Bắc Kinh cũng cho lắp đặt các hệ thống tác chiến tên lửa và điện tử lên những tiền đồn này.
Ông Koehler nói rằng gần đây Trung Quốc đã triển khai các máy bay tới Bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa và hiện đang vận hành chúng ở đó.

Mỹ: Thành phố Minneapolis nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát

Hội đồng thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota của Mỹ hôm thứ Sáu (12/6) đã nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát và tìm kiếm một phương án thay thế gọi là “hệ thống an ninh công cộng do cộng đồng lãnh đạo”.
Hãng tin Reuters trích thông báo của 5 thành viên trong Hội đồng, tuyên bố: “Vụ sát hại ông George Floyd vào ngày 25/5/2020 của các sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis là một thảm kịch cho thấy rằng không có cải cách nào sẽ ngăn chặn được tình trạng bạo lực và lạm dụng gây chết người của một số thành viên của Sở Cảnh sát chống lại các thành viên của cộng đồng chúng ta, đặc biệt là người da đen và người da màu”.
Breitbart cho biết, Chủ tịch Hội đồng thành phố Minneapolis Lisa Bender tuần trước tuyên bố rằng Hội đồng sẽ phá hủy Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis và thay thế nó bằng một mô hình mới về an toàn công cộng.
Ông Jeremiah Ellison, thành viên Hội đồng thành phố Minneapolis, con trai của Chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison (thuộc Đảng Dân chủ), đã đưa ra phát biểu tương tự bà Bender. Breitbart trích lời ông Ellison: “Chúng tôi sẽ giải tán Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis. Khi chúng tôi làm xong, chúng tôi không chỉ đơn giản là dán nó lại với nhau. Chúng tôi sẽ suy nghĩ lại đáng kể về cách đảm bảo an toàn công cộng và ứng phó khẩn cấp”.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ sau cái chết của ông Floyd. Trong khi một số cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, một số khác đã xuất hiện các hành vi bạo lực, cướp bóc, phá hoại, bị nghi ngờ có sự tham gia của các nhóm Antifa, một phong trào cánh tả cực đoan mà Tổng thống Trump cảnh báo sẽ dán nhãn “khủng bố”.
Trong cao trào của các cuộc biểu tình, hai hạ nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa, gồm bà Ilhan Omar và bà Alexandria Ocasio-Cortez, đã kêu gọi cắt bỏ ngân sách dành cho cảnh sát.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng nếu cảnh sát không có ngân sách hoạt động, điều đó tương đương với việc giải thể các lực lượng cảnh sát, và có thể dẫn đến tình trạng bạo loạn và các vụ giết người hơn nữa.
Nhà phân tích Marc Thiessen nói với Fox News rằng nếu đảng Dân chủ quyết tâm theo đuổi việc cắt bỏ ngân sách của cảnh sát, Tổng thống Trump chắc chắn sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới.

Mỹ: Thành phố Minneapolis nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát

Theo Reuters, Hội đồng thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota của Mỹ hôm 12/6 đã nhất trí bãi bỏ sở cảnh sát và tìm kiếm một phương án thay thế gọi là “hệ thống an ninh công cộng do cộng đồng lãnh đạo”.
Hãng tin Reuters trích thông báo của 5 thành viên trong Hội đồng, tuyên bố: “Vụ sát hại ông George Floyd vào ngày 25/5/2020 của các sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis là một thảm kịch cho thấy rằng không có cải cách nào sẽ ngăn chặn được tình trạng bạo lực và lạm dụng gây chết người của một số thành viên của Sở Cảnh sát chống lại các thành viên của cộng đồng chúng ta, đặc biệt là người da đen và người da màu”. (Chi tiết)

Vợ Tổng thống Ukraine nhiễm Covid-19

Hãng tin Reuters cho biết, bà Olena, vợ Tổng thống Ukraine, hôm 12/6 cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy bà dương tính với virus Vũ Hán, song cả chồng và hai con đều âm tính với virus.
“Hôm nay tôi đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính nCoV. Một tin tức không mong đợi. Đặc biệt là khi tôi và gia đình vẫn tuân thủ các quy tắc đeo khẩu trang, găng tay và tiếp xúc ít nhất có thể”, Olena Zelenska, vợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đăng trên Facebook.
Olena cho biết bà vẫn cảm thấy ổn, không phải nhập viện, song tự cách ly với chồng con.

Ông trùm truyền thông Hương Cảng: Hy vọng các quốc gia yêu tự do nhận người tị nạn Hồng Kông

Ông Jimmy Lai, ông trùm truyền thông Hồng Kông bên ngoài đồn cảnh sát ở Hồng Kông
Jimmy Lai, ông trùm truyền thông Hồng Kông nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 10/6 rằng, việc Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia cho Hương Cảng sẽ khiến người dân Hồng Kông rời bỏ thành phố để đi tìm tự do.
Ông Lai, 72 tuổi, người sáng lập Next Digital, tập đoàn sở hữu tờ tuần san Next và tờ Apple Daily – tờ báo nổi tiếng ở Hồng Kông với lập trường chống Bắc Kinh, là người công khai ủng hộ những cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông. Từ đầu năm đến nay, ông đã bị bắt hai lần vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông.
Sinh ra tại Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ông Lai lên thuyền vượt biên tới Hồng Kông khi còn nhỏ. Và cho đến trước khi cuộc Thảm sát Thiên An Môn diễn ra, ông là một hình mẫu thành công điển hình ở thành phố do Anh cai trị. Ông tránh xa chính trị và làm việc chăm chỉ để tiến thân từ những công việc cấp thấp như người đan len hay thư ký cho tới khi trở thành chủ sở hữu chính của Giordano, một chuỗi cửa hàng thời trang nổi tiếng.
Sau vụ thảm sát đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, như ông kể, đã khiến ông bắt đầu nghĩ về chính trị và thôi thúc ông thành lập tuần san Next vào năm sau đó. Bước đi này nhanh chóng giáng đòn mạnh vào chuỗi cửa hàng thời trang ngay khi ông bắt đầu viết các bài chỉ trích lãnh đạo tại Bắc Kinh, đặc biệt là thủ tướng Trung Quốc khi đó – Lý Bằng, người được biết đến với cái tên “Đồ tể Bắc Kinh”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Lai nói với RFA rằng ngoài việc rời bỏ Trung Quốc Đại lục để đến Hồng Kông khi còn nhỏ, giờ đây ông sẽ không đi tìm nơi ẩn náu ở nơi nào khác nữa.
“Tất cả mọi thứ đã trao cho tôi bởi Hồng Kông. Tôi sẽ không rời đi. Tôi sẽ tiến lên hoặc rút lui cùng với người dân Hồng Kông”, ông nói với RFA. “Có rất nhiều người Hồng Kông sẽ ở lại đây. Họ sẽ chiến đấu đến cùng”.
Tuy nhiên, ông Lai cho biết, khi chính quyền Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, luật cho phép Bắc Kinh bỏ tù bất cứ ai mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều người dân Hồng Kông có thể sẽ rời khỏi thành phố, từ đó khiến cho nền kinh tế Hồng Kông sụp đổ.
“Hồng Kông đang mất các doanh nhân của mình; những người có khả năng nhất, trụ cột của xã hội, các chuyên gia; những người kinh doanh đều rời đi. Nhưng tại sao Thượng Hải không thể hoàn thành vai trò của mình? Bởi vì ở đó không có luật lệ”, ông nói với RFA. “Trung Quốc luôn muốn thúc đẩy Thượng Hải để nó có thể thay thế Hồng Kông, nhưng họ cho đến ngày nay vẫn không thể thực hiện được vì không có luật pháp ở Thượng Hải, vì vậy nó không thể đạt được vị thế của trung tâm tài chính. Nó không thể thu hút nhân tài mà không cần cảm giác tin tưởng lẫn nhau”.
“Các vị không thể làm kinh doanh ở đó mà không cần hối lộ người khác. Tại sao tôi phải làm điều đó? (hối lộ) Tại sao những người tài muốn làm việc ở một nơi như vậy?”, ông Lai nói.
“Một khi luật an ninh quốc gia được thực thi, đó sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc của Hồng Kông. Thành phố sẽ không còn như trước đây, sẽ không còn luật pháp và không còn tự do nữa. Mọi người sẽ cảm thấy họ phải rời đi”, ông cho biết. “Cho dù họ yêu nơi này đến mức nào, họ sẽ không thể làm gì về tình huống này”.
“Tôi không trách cứ mọi người vì đã rời đi. Tôi không trách cứ nhân viên của tôi. Đó là đi tìm tự do. Nhưng tôi sẽ ở lại đây và chiến đấu đến tận cùng”, ông nói và cho biết ông hy vọng các quốc gia yêu tự do sẽ nhận người tị nạn Hồng Kông.
Trước đó, vào cuối tháng 5, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hồng Kông. Luật cho phép cảnh sát và đặc vụ Trung Quốc giam giữ và truy tố bất cứ ai có mặt ở Hồng Kông có các hành vi như “cố gắng chia cắt đất nước, lật đổ quyền lực nhà nước, tổ chức và duy trì các hoạt động khủng bố và các hành vi khác gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia”.
Theo tờ Breitbart, ngay sau khi tin tức về việc Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hồng Kông được công bố, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã sụp đổ và một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới bắt đầu lên kế hoạch rút khỏi xứ Cảng Thơm.

Dẫn độ nghi phạm cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container

Theo AFP, tòa Ireland phê chuẩn dẫn độ sang Anh Ronan Hughes, người bị nghi cầm đầu đường dây buôn người khiến 39 người Việt chết trong xe container năm ngoái.
“Phiên tòa sẽ ra lệnh… giao bị đơn (Ronan Hughes) cho Anh”, thẩm phán Paul Burns tuyên bố trong phiên xử ngày 12/6 tại tòa hình sự Dublin, Ireland.
Hughes, 40 tuổi, bị giam theo lệnh bắt ở châu Âu với cáo buộc 39 tội ngộ sát và một tội âm mưu thực hiện nhập cư bất hợp pháp. Các công tố viên Ireland từng nói trước tòa rằng Hughes “tổ chức và kiểm soát các tài xế”.
Thi thể 39 người Việt được phát hiện trong xe container đông lạnh tại khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh, sáng 23/10/2019. Container trước đó được chuyển bằng phà từ cảng Zeebrugge ở Bỉ tới cảng Purfleet, Anh. Giới chức Anh đã buộc tội nhiều tài xế xe tải sau cuộc điều tra quy mô lớn.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: